Chia sẻ

Tre Làng

ĐÃ NGHE, ĐÃ THẤY: TUYỂN NHẦM NGƯỜI

“Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân (DNTN)!”.

Phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận (tại phiên họp ngày 25-2 của Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì) đã điểm “trúng phóc” thực trạng lâu nay của chất lượng cán bộ viên chức. Nhưng vì sao cơ quan nhà nước lại tuyển nhầm người? Phải chăng các quy định, tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc và năng lực công tác có vấn đề? Hay cán bộ lãnh đạo các cơ quan ấy không đủ khả năng và kinh nghiệm đánh giá nhân viên?

Chắc chắn không phải thế. Nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân trình độ chỉ biết đọc biết viết, không qua trường lớp quản lý, chỉ đi lên bằng kỹ năng, kinh nghiệm sức lao động thế nhưng họ tuyển người không nhầm. Thế thì không có cớ gì lãnh đạo cơ quan nhà nước được đào tạo bài bản lại nhầm.

DNTN một khi tuyển nhầm người, hiệu quả hoạt động kém, là tài sản cá nhân và gia đình bị hao hụt... Họ không cho phép mình đặt gia sản và sự nghiệp vào tay những người không biết làm việc. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) triền miên thua lỗ nhưng lãnh đạo lại giàu lên.

Chủ DNTN có thể làm từ thiện, hỗ trợ người thân và xã hội bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt nhưng chắc chắn họ không nhận lời gửi gắm nhận người với mức lương vài triệu nếu người đó không làm được việc. Họ hiểu mỗi nhân viên như một con ốc vít trong cỗ máy, chỉ cần con vít ấy hư hỏng hậu quả sẽ khôn lường. Vì thế không có chuyện con ông cháu cha “chui” vào DNTN. Trong khi đó ở cơ quan nhà nước nhiều cậu ấm cô chiêu hoặc người bỏ tiền “chạy công chức” nghiễm nhiên vào và thậm chí nghiễm nhiên làm sếp dù năng lực rất khiêm tốn.

Suy cho cùng việc nhận người vào cơ quan DNNN xuất phát từ thái độ của lãnh đạo các cơ quan ấy với tài sản nhân dân, với quyền lực được giao phó. Nếu các vị lãnh đạo ấy xem trách nhiệm của mình là làm cho cơ quan phát triển, tài sản mà mình được giao quản lý nảy nở sinh sôi (như cách các ông chủ tư nhân đối xử với tài sản của họ) thì sẽ không có chuyện nhận nhầm người, sẽ không có chuyện kẻ thiếu tài thiếu đức chui vào chiếm chỗ lẽ ra là của người có khả năng.

Một cơ chế để xảy ra chuyện nhận nhầm người như thế là một cơ chế lỗi, mà hậu quả thì ai cũng biết.

Đào tạo nguồn nhân lực là nền tảng quan trọng để phát triển. Nhưng cơ chế tuyển dụng và giám sát trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan, DNNN cũng là điều tối quan trọng.

Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lập tức được dư luận đồng tình mà không cần phản biện, cho thấy một thực trạng đáng buồn về tuyển dụng và sử dụng nhân lực của cơ quan, DNNN.

ĐỨC HIỂN/Pháp luật

3 nhận xét:

  1. Phát biểu của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nói đúng với tình hình thực trạng cách tuyển công chức tại các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trên nước ta, đã từ khá lâu rồi tình trạng trên là khá bất cập và cho đến thời gian gần đây vì những cán bộ công chức là con ông cháu cha ngày càng được bộc lỗ rõ ra càng khiến dư luận bất bình, ví như một sinh viên bằng giỏi của một trường đại học còn có thể không cxin được việc do không là con ông cháu cha, quen biết hay là không có tiền để chạy trọt trong khi đó với một sinh viên bình thường nhưng là cháu ông sếp này sếp nọ lại dễ dàng xin được việc ở chỗ ngon ...

    Trả lờiXóa
  2. Vấn đề tuyển nhầm người rồi là tuyển người không có đủ năng lực trong công việc ... nói chung vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay rất bất cập, các trường đại học liên tục được mở ra, sinh viên đại học ngày một nhiều trong khi đó những công ty, nhà máy thì cần công nhân, hoặc những người có kình nghiệm trong công việc nhiều hơn là cần các kĩ sư chỉ giỏi trên bàn giấy ... chính vì vậy việc sinh viên ra trường không có việc làm là rất nhiều đấy là còn chưa kể đến những con ông cháu cha đã chiếm hết các ghế ở các cơ quan nhà nước rồi còn đâu

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh20:49 7/3/14

    Nhat hau due,nhi quan he,ba tien te,bon tri tue,nam mac ke.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog