Chia sẻ

Tre Làng

CÔ GIÁO PHẢI CHUI TÚI NILON QUA SUỐI - AI CÓ Ý KIẾN GÌ KHÔNG?

Khoai@

Hình ảnh các cô giáo và học sinh miền núi phải thường xuyên qua suối bằng cách chui...vào túi nilon không phải câu chuyện mới mẻ. Nó diễn ra từng ngày ở Điện Biên. Tiếc thay không có ai lên tiếng, đặc biệt là ngành Giáo dục, và Giao thông vận tải.

Mời các bạn xem clip này và xem thêm nhiều clip khác nữa trên youtube bằng cách gõ cụm từ liên quan.


PGĐ Sở GTVT lên tiếng!

Những hình ảnh qua suối nguy hiểm như vậy ở phạm vi tỉnh “có nhiều nhưng không dám nói”, và chỉ còn biết “chờ phản ánh”...


Hình ảnh qua suối bằng túi nilon được cắt từ cip. Ảnh Tuổi trẻ

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Điện Biên Nghiêm Quang Thực chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Infonet về những hình ảnh trong clip đi qua suối bằng…túi nilon, được báo chí đăng tải vào sáng 17/3.

2 đoạn clip “Chui vào túi nilon để…qua suối” dài hơn 4 phút được đăng bởi tờ Tuổi trẻ online, ghi lại những hình ảnh giáo viên, học sinh qua suối một cách rùng rợn ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Các cô giáo, học sinh được chui vào những chiếc túi nilon, để những người đàn ông biết bơi trong bản lôi qua suối, sang bờ bên kia. Thậm chí cả những chiếc xe máy cũng được “bơi” qua suối bằng những thanh gỗ.

Trao đổi với phóng viên chiều 17/3, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Điện Biên Nghiêm Quang Thực cho biết đã được xem những hình ảnh qua clip này.

Ông Thực nhận định, cách qua suối bằng túi nilon của người dân trong vùng như vậy là “quá nguy hiểm”. Tuy nhiên theo vị Phó giám đốc Sở thì mặc dù là nguy hiểm nhưng người dân “không có lựa chọn, vì không có con đường nào để qua suối”.
Tôi nghĩ, ai nhìn thấy cảnh tượng này cũng có chung một cảm xúc như tôi: Mong sao cho chỗ đó chóng có cầu. Mà đó là công trình kỹ thuật nên phải thông qua cơ quan quản lý ở địa phương. Nếu địa phương đó đề nghị nhân dân giúp, thì chắc mọi người sẽ hưởng ứng.
Ông Trần Đăng Tuấn
“Khi đi khảo sát chúng tôi cũng thường xuyên phải bơi qua suối. Đối với người dân tại các bản làng, việc lội suối cũng là điều hết sức bình thường”. Ông Thực cho biết thêm, những hình ảnh qua suối nguy hiểm như vậy ở phạm vi tỉnh “có nhiều nhưng không dám nói”, và chỉ còn biết “chờ phản ánh”.

Cũng theo Phó giám đốc Thực, vấn đề này thuộc phạm vi quản lý của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Đề cập đến việc có nên xây một cây cầu qua con suối, ông Thực cho biết việc này huyện Nậm Pồ có trách nhiệm đề xuất xin UBND tỉnh về chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, khi có ý kiến chỉ đạo, Sở GTVT Điện Biên sẽ tiến hành thẩm tra, khảo sát. 

“Việc qua suối bằng túi nilon quá nguy hiểm, nhưng vì tỉnh nghèo quá, không có tiền làm cầu, nên người dân không còn lựa chọn nào khác” – ông Thực phân trần.

Hình ảnh rùng rợn khi qua suối đăng trên tờ Tuổi trẻ online được ghi lại bởi cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang.

Chia sẻ về cách qua suối bằng túi nilon, cô Minh nói: “Chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.

Con suối mà các giáo viên đi qua bằng túi nilon là suối Nậm Pồ, đoạn giáp ranh giữa hai bản Lai Khoang và Sam Lang, trên trục đường từ trung tâm xã vào tận đường biên giới Việt - Lào.

Chắc hẳn hình ảnh về chiếc cầu treo bắc qua con suối Nậm Pồ sẽ là niềm mơ ước của các giáo viên, học sinh và người dân thôn bản nơi đây.

Thành Nam-Hồng Chuyên

24 nhận xét:

  1. quan bận20:22 17/3/14

    còn nhiều nơi còn khổ hơn thế nữa cơ nhưng chưa có ngừoi dám phản ánh, "Quan" thì còn bận nhiều việc lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh21:33 17/3/14

    Lãnh đạo địa phương có lỗi trong những sự việc cj thế này. Cứ kỷ luật hết là được.

    Trả lờiXóa
  3. Nhà nước và cả xã hội cùng chung tay để chia sẻ những khó khăn này, cần tập trung để đầu tư hạ tầng cho những vùng còn khó khăn như vậy, đảm bảo để mọi người đều được phát triển, được sống trong những điều kiện sinh hoạt an toàn tối thiểu nhất. Hy vọng trong tương lai gần chúng ta sẽ không còn thấy những hình ảnh như vậy nữa.

    Trả lờiXóa
  4. thien duong ma the ha. nhuc nhi

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh08:20 18/3/14

    day la cong trinh nghien cuu khoa hoc cua so GTVT dien bien day.

    Trả lờiXóa
  6. Thế này thì thật là nguy hiểm. Qua suối bằng túi nilong thì qua thế nào được. Mong rằng các ngành các cấp sẽ quan tâm hơn đến cuộc sống của những người dân nơi đây. Những người làm nghề giáo thực sự phải có tâm huyết với nghề thì mới có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Đặc biệt hơn những người thầy cô giáo công tác tại những vùng cao thì họ càng phải được quan tâm hơn, tạo điều kiện tốt để họ an tâm công tác. Có như vậy thì họ mới có thể tận tâm tận lực để đem con chữ con số đến với các em nhỏ

    Trả lờiXóa
  7. Xem xong clip này thực sự tôi thấy hơi chạnh lòng. Người làm nghề giáo thực sự rất vất vả. Họ đang được quan tâm nhiều hơn thế. Hi vọng Bộ Giao Thông Vận Tải sẽ có những chủ trương chính sách hợp lý, giúp cho cuộc sống cũng như công tác của các thầy cô giáo công tác tại các vùng cao được thuận lợi.

    Trả lờiXóa
  8. Chính quyền và nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới đồng bào vùng xâu vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số, như thế mới tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững cân đối được để từ đó đi đến xóa đói, giảm nghèo,tạo điều kiện cho xã hội ổn định phát triển bền vững .

    Trả lờiXóa
  9. thời buổi phát triển mà có những nơi còn như thế này ư,quả thật là bất ngờ,giao thông vận tải để đâu mà không xây được cây cầu nhĩ.thật là đi lại còn khó khăn huống gì nói các em học hành đầy đủ mà cách đi này cũng nguy hiêm lắm chứ,lỡ thủng túi sặc nước thì nguy hiểm cho các em và cô giáo lắm.chính quyền nên vào cuộc để có cách giải quyết đúng đắn

    Trả lờiXóa
  10. một sự việc đáng buồn vẫn đang diễn ra mà nếu không phải là người sống ở những vùng khắc nghiệt như vậy thì tôi chắc chắn nhiều người không biết được. thật sự giáo dục và giao thông nước ta còn nhiều vấn đề cần xem xét lại, tuy nhiên không phải chỉ là vấn đề chủ quan mà còn tùy thuộc vào yếu tố khách quan. Đảng và nhà nước ta vẫn có những chính sách quan tâm tới vùng khó khăn, nhưng những khắc nghiệt về thời tiết và địa hình thì phải có biện pháp khắc phục dần dần

    Trả lờiXóa
  11. Thật đau òng khi nghe câu nói của cô giáo"Chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”. Đất nước ta còn nhiều người, nhiều trường hợp khó khăn quá. nhưng vượt lên tất cả, các em học sinh, những cô giáo vẫn hàng ngày đến trường, cô giáo mang cái chữ đến thay đổi cuộc sống. chỉ mong Đảng và nhà nước quan tâm hơn tới vấn đề này hơn nữa để đất nước ta không còn những cảnh đau lòng thế này

    Trả lờiXóa
  12. Thật đau òng khi nghe câu nói của cô giáo"Chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”. Đất nước ta còn nhiều người, nhiều trường hợp khó khăn quá. nhưng vượt lên tất cả, các em học sinh, những cô giáo vẫn hàng ngày đến trường, cô giáo mang cái chữ đến thay đổi cuộc sống. chỉ mong Đảng và nhà nước quan tâm hơn tới vấn đề này hơn nữa để đất nước ta không còn những cảnh đau lòng thế này

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh22:33 18/3/14

    Moi co tin : Truong ban quan ly cac du an gt o Lai chau(cau Chu Va 6) la con re mot can bo cap cao cua tinh.The can bo tinh o Dien Bien k co con chau nao xay cau treo a?,De cho dan kho qua.Hay moi cac DLV len xay cau cho ba con,de thien duong xhcn chong thanh hien thuc.

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh23:22 18/3/14

    Tối nay VTV đã đưa tin Bộ trưởng Thăng đã quyết định làm cầu treo tại vị trí đó cho thấy,co và các em học sinh cùng nhân dân ở địa phương đó rồi. Cảm ơn Bộ trưởng của nhân dân !

    Trả lờiXóa
  15. Khổ...nhân dân nhiều nơi còn quá khổ...Các cô giáo, rồi các em học sinh nữa...Các chính quyền địa phương làm việc còn kém, thậm chí là quá kém...Thử hỏi, ông Thăng ông ấy làm sao đi được đến hết mọi nơi trên đất nước để biết nơi này cần gì, nơi kia thiếu cái gì, Tại sao chính quyền địa phương không làm được điều đó, không thể làm tai mắt, làm tiếng nói cho nhân dân tới lãnh đạo nhà nước

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh07:21 19/3/14

    theo tôi nên tri ân. người phóng viên nhà báo.quay lên đoạn phim phóng sự hay như thế nầy

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh07:43 19/3/14

    Nỗi khổ của người dân nơi đây lại là cơ hội kiếm tiền của "bộ phận""nhà nước" sẽ có một chu vang 6 mọc lên ở đây

    Trả lờiXóa
  18. Thật khâm phục ý chí của cô giáo trên,cô đã hi sinh tương lai và sự nghiệp của mình để gắn bó với các em học sinh vùng sâu vùng xa.Cô vượt qua mọi khó khăn để mong muốn truyền đạt được lượng kiến thức đến những em học sinh vùng xa xôi,để giúp các em không bị mù chữ.Thật kính nể và khâm phục lòng thương học sinh của cô.

    Trả lờiXóa
  19. Chúng ta phải khâm phục tinh thần và cái tâm cái đức trong con người của cô giáo này.Hết lòng vì học sinh,vì sự nghiệp dạy học và hết lòng để đem lại kiến thức cho học sinh.Nghề nhà giáo cần những con người như thế này,cái tâm cái đức trong nghề giáo là điều quan trọng đối với những người làm nghề này.Chính vì thế chúng ta cần phải ủng hộ tinh thần của cô giáo trên.

    Trả lờiXóa
  20. Nước chúng ta vẫn là một nước nghèo trong khu vực.Chính vì thế nhiều nơi trên đất nước điều kiện còn khó khăn,nhất là đối với việc chăm sóc tới đời sống tinh thần và việc học hành của các em học sinh.Nhà nước ta cần phải có biện pháp quan tâm tới vấn đề giáo dục này hơn.Vì thế hệ trẻ là thế hệ tương lai của đất nước,cần phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục ở các nơi vùng sâu vùng xa.

    Trả lờiXóa
  21. Vì thế hệ trẻ tương lai của đất nước,vì sự nghiệp giáo dục và vì tình thương cho những đứa trẻ ở những vùng xa xôi có thể nhận được những kiến thức.Cô giáo trên đã bất chấp mọi khó khăn trở ngại để đem lại kiến thức cho những em nhỏ đó.Nhà nước và bộ giáo dục cần phải có những hình thức động viên đối với cô giáo trên,để giúp cô tiếp tục có nhiệt huyết cháy bỏng đó.

    Trả lờiXóa
  22. Quá nhiều nơi cuộc sống còn gặp khó khăn, phải sông tron cảnh nữa khóc nửa cười như thế này. Rõ ràng cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước để cải thiện đời sống của nhân dân

    Trả lờiXóa
  23. Tôi thấy về vấn đề này ,nhà nước các cấp giáo dục, giao thông cần phải có những chính sách quan tâm sâu sắc tới dân tộc vùng xâu vùng xa , các dân tộc thiểu số, xây những cây cầu, tạo điều kiện tốt nhất cho những thầy cô giảng dạy, những học sinh ở vùng này để họ có thể dạy , học tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  24. những tấm lòng cao quý của những người hết lòng vì sự nghiệp trồng người của nước nhà, chúng ta cần phải có những chính sách ưu đãi và thường xuyên hơn với những giáo viên công tác ở những vùng khó khăn về đời sống vật chất như thế này, có vậy mới thu hút được nhân tài và tránh tình trạng chảy máu chất xám

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog