Nhiều người vẫn băn khoăn về thực trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vị trí chiếm đóng của các bên tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện nay như thế nào?
TS Trần Công Trục trả lời:
1. Đối với quần đảo Hoàng Sa:
Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XX (năm 1909), mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý quần đảo này.
Năm 1946, lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận, chính quyền Trung Hoa Dân quốc đưa lực lượng ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục, họ phải rút luôn số quân đang chiêm đóng ở quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Giơ ne vơ và trong khi chính quyền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông Hoàng Sa.
Năm 1974, lợi dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa đang trên đà sụp đổ, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại huy động lực lượng quân đội ra xâm chiếm nhóm phía Tây Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Mọi hành động xâm lược bằng vũ lực nói trên của CHND Trung Hoa đều gặp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đều bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, đại diện cho Nhà nước Việt Nam quản lý phần lãnh thổ niềm Nam Việt Nam theo quy định của Hiệp định Geneve năm 1954, lên tiếng phản đối mạnh mẽ trên mặt trận đấu tranh ngoại giao và dư luận.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp (ảnh Hồng Chuyên) |
2. Đối với quần đảo Trường Sa:
Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 134 đảo, bãi đá, bãi ngầm có diện tích từ 160 đến 180 nghìn km2. Nằm ở phía Đông Đông Nam bờ biển Nam Trung Bộ trong giới hạn từ 60 30’ vĩ Bắc đến 120 0’ vĩ Bắc và từ 1110 30’ đến 1170 30’ kinh độ Đông thuộc lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Phía Tây là vùng lãnh hải tiếp giáp lãnh hải và tuyến đảo ven bờ của vùng biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Trong hơn 100 đảo, bãi san hô có 23 đảo và bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước. Các đảo, bãi đá, bãi ngầm ở đây có dạng hình vành khăn hay elip. Do tác động của điều kiện khí tượng thủy văn nên hình dạng của đảo nổi và các bãi đá ngầm ở đây thường xuyên bị biến dạng. Đảo lớn nhất trong quần đảo là đảo Ba Bình có diện tích 0,6 km2 tiếp theo là các đảo Trường Sa hay Nam Yết diện tích mỗi đảo từ 0,1 đến 0,2 km2.
Trên một số đảo có nước ngầm. Cơ chế hình thành các túi nước ngầm ở đây giống như các đảo ven biển khác, nằm ở độ sâu từ 1,7 đến 2,5m dưới mặt đảo ứng với tầng trên cùng của lớp san hô. Một số đảo lớn như đảo Ba Bình, Trường Sa, Song Tử, Thị Tứ, Đảo Dừa có nước lợ tương đối nhiều thuận tiện cho sinh hoạt.
Khí hậu vùng biển quần đảo Trường Sa khác biệt so với các vùng biển ven bờ, mùa hè mát hơn, mùa đông ấm hơn và có thể chia làm mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa lớn nhất với khoảng 2.575mm, có ngày mưa tới 198 mm, số ngày nắng là 270 ngày.
Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Có thể chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa. Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh , Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.
Ngoài ra, còn một số đảo bị các bên chiếm đóng bất hợp pháp gồm:
a. Phía Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa từ những năm 30 của thế kỷ trước, mở đầu bằng một công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi cho Bộ Ngoại giao Pháp khẳng định “các đảo Nam Sa là bộ phận lãnh thổ Trung Quốc”.
Năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân quốc xâm chiếm đảo Ba Bình. Năm 1956, quân đội Đài Loan lại tái chiếm đảo Ba Bình.
Năm 1988, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa huy động lực lượng đánh chiếm 6 vị trí, là những bãi cạn nằm về phía tây bắc Trường Sa, ra sức xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn này thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.
Năm 1995, CHND Trung Hoa lại huy động quân đội đánh chiếm đá Vành Khăn, nằm về phía Đông Nam Trường Sa. Hiện nay họ đang sử dụng sức mạnh để bao vây, chiếm đóng bãi cạn Cỏ Mây, nằm về phía đông, gần với đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Như vậy, tổng số đảo, đá, bãi cạn mà phía Trung Quốc (kể cả Đài Loan) đã dùng sức mạnh để đánh chiếm ở quần đảo Trường Sa cho đến nay là 9 vị trí. Đài Loan chiếm đóng đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa và mở rộng thêm 1 bãi cạn rạn san hô.
b. Philippines: bắt đầu nhảy vào tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Quirino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines.
Từ năm 1971 đến năm 1973, Philippines đưa quân chiếm đóng 5 đảo; năm 1977-1978, chiếm thêm 2 đảo; năm 1979, công bố Sắc lệnh của Tổng thống Marcos ký ngày 11 tháng 6 năm 1979 gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa, trừ đảo Trường Sa, vào trong một đơn vị hành chính, gọi là Kalayaan, thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980, Philippines chiếm đóng thêm 1 đảo nữa nằm về phía Nam Trường Sa, đó là đảo Công Đo… Đến nay, Philippines đã chiếm đóng 10 vị trí trong quần đảo này, gồm 7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô.
c. Malaysia: mở đầu bằng sự việc Sứ quán Malaysia ở Sài Gòn, ngày 03 tháng 02 năm 1971, gửi Công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa hỏi rằng quần đảo Trường Sa hiện thời thuộc nước Cộng hòa Morac Songhrati Mead có thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Công hòa có yêu sách đối với quần đảo đó không? Ngày 20 tháng 4 năm 1971, Chính quyền Việt Nam Công hòa trả lời rằng quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam, mọi xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở quần đảo này đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế.
Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia khu vực phía Nam Trường Sa, bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ.
Năm 1983-1984 Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Đến nay, số điểm đóng quân của Malaysia lên đến 7 điểm nằm ở phía Nam Trường Sa, tất cả đều là những rạn san hô.
d. Brunei: Tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng trong thực tế Brunei chưa chiếm đóng một vị trí cụ thể nào. Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.
Lần đầu tiên tôi xin cảm ơn V H Sơn vi đã sưu tầm và đưa lên bai viết.Nhận thức ngươi đọc giờ đã khá hơn trước nên những bài viet k sát thưc tế,sách vở giáo điều,chưi tục bôi xâu cá nhân sẽ bị phản tac dụng.Cam ơn.
Trả lờiXóaViệt nam là nước có độc lập chủ quyền, nên không ai có thể can thiệp vào nội bộ của việt nam được,Việt Nam mình là một đất nước nhỏ và còn chưa phát triển. Chúng ta muốn thắng được kẻ thù mạnh thì phải hết sức kiên trì, linh hoạt, mềm mỏng chứ không thể dùng biện pháp vũ lực hay chiến tranh được. Hãy tích cực đóng góp cho đất nước mình thay vì muốn gây chiến với kẻ thù.
Trả lờiXóanhững người chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đã lấy chính máu xương của mình ra để bảo vệ vùng trời, và biển đảo của quê hương. Sự hy sinh của họ đối với dân tộc Việt Nam là một sự hy sinh vô bờ bến. Một sự hy sinh phải được ghi vào trong sử sách. Một sự hy sinh mà mọi người khi nghe nhắc đến phải cúi đầu, nghiêng mình kính cẩn cảm phục
Trả lờiXóa“Hoàng sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử" là một hoạt động tuyên truyền giáo dục mang ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc nhằm nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo Việt Nam, góp phần hun đúc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ Quốc, hiện nay các nước nó đang chạy đua vũ trang chiếm hoàng sa, trường sa, nên nhân dân việt nam cần pải cẩn thận, khong là mât nước như chơi
Trả lờiXóacó thể thấy hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam như miếng mồi béo bở mà các nước láng giềng có phần lãnh thổ với Biển Đông đều đã thấy được tầm quan trọng của nó mà có ý định từ rất lâu rồi và họ đều bắt đầu nhảy vào chiếm đảo của chúng ta từ rất sớm, điểm hình là Trung Quốc. Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm hết với những mưu mô vô cùng ngang nhiên khi tình hình đất nước ta bất ổn do chiến tranh, còn Trường Sa cũng bị một số nước xâu xé rất nhiều
Trả lờiXóađể các nước xâm phạm chủ quyền liêng thiêng của đất nước là một điều không thể chấp nhận được cho dù ông cha ta đã phải ngã xuống rất nhiều nhưng trước âm mưu thủ đoạn hèn ác, nhẫn tâm của kẻ thù chúng ta đã không thể giữ nổi trong thời kì khó khăn, hoạn nạn của đất nước. Nhưng bằng mọi giá chúng ta vẫn không bao giờ từ bỏ vì đó là phần chủ quyền không thể tách rời của đất nước và trước sau gì chúng ta cũng sẽ lấy lại nó bằng mọi giá
Trả lờiXóaNu cuoi trong mat em: noi bay roi do, neu may ong chien binh vn cong hoa ma duoc nhu e noi thi ca hai quan dao hoang sa va truong sa chung ta khong mat mat ti nao du la mot bai ran san ho hay la mot bai da ngam.
Trả lờiXóaĐọc bài viết ta thấy rõ rằng Trung Quốc rất ngang nhiên khi lấn chiếm những đảo quần đảo của Việt Nam và từ những năm đầu của thế kỉ XX chính vì vậy nước ta thời kì đó đang trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc nên không thể có đầy đủ điều kiện để giữ vững chủ quyền thuộc 2 quân đảo là Hoàng Sa và Trường Sa chính vì vậy chúng đã lợi dụng thời cơ để đánh chiếm. Thời gian gần đây thì do chúng đã chiếm rất lâu rồi và chúng ta cũng rất khó khăn để có thể đòi lại được chủ quyền của mình ở 2 quần đảo này
Trả lờiXóaNhững thông tin mà tác giả đã thu thập và đăng lên trelangblogspot đã cho chúng ta thấy một sự thật rất rõ ràng về chủ quyền cũng như thực tại của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và như chúng ta thấy thì chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là không thể chối cái nhưng Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia ... nhân cơ hội trong lúc chúng ta đang phải chiến tranh để bảo vệ đất nước thì chúng đã chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa
Trả lờiXóaphải nói thật là các bác anh hùng bàn phím không biết tốt xấu gì cả, toàn đi theo phong trào mà thôi, có ai biết rằng ngày xưa dù quân đội đang phải bảo vệ đất nước thời kỳ yếu nhất mà vẫn phải cố hy sinh đi ra chiếm lấy Trường Sa không, đến giờ cái thế hệ con cháu mất dạy lại đi chỉ trích ông cha mình không giữ được Hoàng Sa, thôi cha không làm được thì con làm đi
Trả lờiXóaphải nói là thế trận bây giờ trên trường sa quả là cái bánh ngọt mà lắm ruồi bâu, chúng ta ngồi trên đất liền, hưởng cái yên ấm, không lo lắng là cả một hạnh phúc và tài trị nước yên dân của đảng đó, thế nên phải biết điều mà sẵn sàng bảo vệ đất nước đi, đừng làm thêm loạn bên trong nữa khi mà bên ngoài đang nguy cấp càng gần đó, phải đoàn kết thì mới thắng được giặc xâm lược
Trả lờiXóa