Huyện Thanh Chương (Nghệ An): Hàng chục cán bộ dùng bằng giả để tiến thân
Bằng tốt nghiệp do các đối tượng cung cấp. Ảnh: Việt Thắng
Khóa học bổ túc văn hóa THPT 2006 - 2009 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Thanh Chương đã có đến 123/141 học sinh không đậu tốt nghiệp. Trong số đó, có gần 20 người đã và đang đảm nhận các chức vụ phó, trưởng đầu ngành của các xã ở huyện này.
Hỏng thi, nộp tiền... mua bằng
Theo thông tin mà chúng tôi có được, thì 17 cán bộ các xã ở huyện Thanh Chương theo học bổ túc văn hóa tại Trung tâm GDTX Thanh Chương không tốt nghiệp THPT trong kỳ thi ngày 2.6.2009. Hiện, còn cả chục người hỏng thi vẫn đang được đảm nhận các chức vụ trưởng, phó đầu ngành ở một số xã, đặc biệt có người đang theo học các lớp trung cấp, đại học. Bà Đậu Thị Oanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Đức - cho biết: “Hồi đó, tôi cùng nhiều người khác tham gia đầy đủ 3 năm học cấp 3 tại Trung tâm GDTX huyện, nhưng khi dự thi tốt nghiệp thì không đủ điểm nên không được công nhận tốt nghiệp. Lúc đó, địa phương chỉ yêu cầu giấy chứng nhận học hết chương trình THPT mà thôi”.
Tại xã Hạnh Lâm, cả bà Nguyễn Thị Oanh - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, và ông Ngô Trí Khoa - Phó trưởng CA xã - khi tiếp xúc với phóng viên đều khẳng định họ có bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cùng học một khóa nhưng hai người này lại trưng ra hai tấm bằng tốt nghiệp THPT có hình thức, màu sắc và nội dung phôi bằng khác nhau... Lật lại bảng kết quả thi tốt nghiệp của Trung tâm GDTX huyện Thanh Chương thì ông Khoa chỉ đạt 11,5 điểm cho 6 môn thi, trong đó môn toán đạt 0 điểm. Còn bà Oanh có kết quả 19 điểm/6 môn. Cả hai người này, ở cột kết quả thi đều được ghi chữ... “H” (hỏng).
Ông Trần Đình Hòa - Phó trưởng CA xã Thanh Đức - ban đầu cũng thề thốt là đã tốt nghiệp THPT năm 1997, tại Trường THPT Thanh Chương 3.
Nhưng khi bảng kết quả thi tốt nghiệp tại Trung tâm GDTX Thanh Chương được mở ra thì ông thừa nhận: “Tôi không đậu tốt nghiệp. Tôi đã mua bằng tốt nghiệp”. Bà Lê Thị Tuyết - Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Mỹ - trần tình: “Hồi đó, anh em đã đóng hơn 1 triệu đồng để nhờ người mua bằng cho”. Ngoài ra, các ông Võ Văn Tịnh - Trưởng CA xã Thanh Mỹ, ông Nguyễn Đình Kỷ - cán bộ khuyến nông xã Thanh Ngọc - đều có tên trong danh sách... hỏng thi.
Lãnh đạo huyện xin cho nợ đầu vào
Theo bà Trần Thị Hương - cán bộ Phòng Đào tạo - Trường Chính trị tỉnh Nghệ An: “Ông Nguyễn Đình Kỷ (Thanh Ngọc - Thanh Chương) là học viên lớp trung cấp chính trị K12, hiện ông Kỷ đang nợ đầu vào các loại bằng cấp chuyên môn và văn hóa. Sở dĩ ông Kỷ được nợ là do đồng chí Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy Thanh Chương - và đồng chí Đặng Xuân Huệ - GĐ Trung tâm Chính trị Thanh Chương - xin cho ông Kỷ được nợ bằng”. Trả lời PV Báo Lao Động về thông tin trên, chiều 5.3, ông Kỷ khẳng định: “Tôi được các bác trên huyện tạo điều kiện xin nợ bằng để đi học”.
Phóng viên liên hệ với ông Lê Quang Đạt - Bí thư Huyện ủy Thanh Chương - đề nghị xác nhận thông tin mà Phòng Đào tạo Trường Chính trị tỉnh Nghệ An cung cấp, và đã được giải đáp: “Tôi không nắm chắc, tôi sẽ kiểm tra lại. Nhưng đi học thì phải nộp đủ bằng”. Cũng theo bà Hương, trong hồ sơ lưu của lớp trung cấp K10 tại Trường Chính trị tỉnh thì các bà Đậu Thị Oanh ở xã Hạnh Lâm và Lê Thị Tuyết ở xã Thanh Mỹ (hai người có tên trong danh sách hỏng thi tốt nghiệp THPT) vẫn có bằng tốt nghiệp THPT (hệ bổ túc văn hóa), số hiệu 09.
Chúng tôi đã gửi đến Sở GDĐT hai bản sao bằng tốt nghiệp của bà Nguyễn Thị Oanh và ông Ngô Trí Khoa để xác minh. Tại biên bản số 03/TTr, Thanh tra Sở GDĐT xác nhận: Nguyễn Thị Oanh và Ngô Trí Khoa - học sinh Trung tâm GDTX Thanh Chương - không có tên trong danh sách đậu tốt nghiệp lưu tại Sở GDĐT Nghệ An.
Nguồn: Lao Động
việc quá chú trọng vào bằng cấp trong cái xã hội việt nam đang là vấn đề lan tràn trong thời gian vừa qua và với tình hình này nó sẽ còn tiếp tục tiếp diễn..dẫn đến những tệ nạn như bằng giả và luồn lọt hòng tiến thân
Trả lờiXóanếu như muốn cho cái xã hội này không còn quá chú trọng vào bằng cấp thì nhất thiết nó phải có sự thay đổi nhận thức từ ngay chính trong những người sử dụng lao động và những người tuyền nhân sự...xã hội nếu như chỉ còn coi trọng vào năng lực thực sự thì tất nhiên cái giá trị của cái bằng sẽ không như bây giờ
Trả lờiXóaMay cai do k van de gi,khong dang ngai.Ba con cu an tam,ung ho Dang va nha nuoc trong cong cuoc xd cnxh.Theo du doan thi cuoi the ki nay(tuc la gan 100nam nua) chung ta xay xong cnxh va buoc sang cncs.Toan dan lam theo nang luc-huong theo nhu cau.Ba con k nen de y cac van hien tai,ma tap trung giu gin suc khoe de song den nam 2100 ma chung kien Ly thuyet cua Mac&Lenin thanh hien thuc.CNXH muon nam,CN Mac-Lenin muon nam.
Trả lờiXóakhông thể chập nhận được những con người như thế này ,lợi dụng bằng cấp để tiến thân chỉ là vụ lợi bản thân mà chẳng đóng góp gì cho xã hội,có phải là thực trạng của xã hội bây giờ,sao cứ phải coi trọng bằng cấp phải coi trọng năng lực,nhưng năng lực lại được định bằng bằng cấp,nhưng khổ nỗi phản ánh đúng được năng lực thì sao đấy,bằng giả bằng đều thì năng lực ở đâu còn những người năng lực thì lại phải ngồi bán trà đá ngồi chờ ,thế là thế nào,
Trả lờiXóaxã hội tập trung cho cái cơ chế bằng cấp này chỉ dẫn đến những sai phạm như thế mà thôi , không cần biết các cán bộ đó có làm được việc hay không , nhưng với tư cách đạo đức như thế đã không thể chấp nhận được rồi , thế nên cần kiểm điểm nghiêm khắc tình trạng này và quán triệt tinh thần rộng rãi , không để tái phạm
Trả lờiXóathật đáng buồn , không thể chấp nhận được , cán bộ như thế thì làm sao lãnh đạo được nhân dân , làm sao gánh vác được công việc chung của tập thể, chỉ cần mấy tấm bằng cấp mua bán , người ta đã được làm cán bộ , nghe thật đáng buồn ,
Trả lờiXóa