Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC ĐANG ÂM MƯU GÌ Ở VIỆT NAM?

Nam Nguyên

Ảnh: Công nhân Trung Quốc tham gia thi công Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng giờ tan ca. Courtesy BHP

Dư luận Việt Nam thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng đang bày tỏ sự quan tâm rất lớn về hiện tượng người Trung Quốc xâm nhập sâu vào nền kinh tế Việt Nam và với cung cách đặc biệt khác thường. Câu hỏi đặt ra là phía sau những hành động đó ẩn khuất những mưu toan gì cả về kinh tế lẫn chính trị?

Kinh tế hay chính trị?

Trả lời Nam Nguyên tối 13/3/2014, TS Lê Đăng Doanh chuyên gia kinh tế độc lập từ Hà Nội nhận định:
Sự lo ngại trong công luận của Việt Nam rất là lớn, tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Như vậy ở đấy thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!Và nhân kinh nghiệm ở Ukraina làm người ta cũng liên tưởng đến, nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraina, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy Trung Quốc lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?Nếu như ông Putin đã lấy lý do để bảo vệ kiều dân Nga ở Ukraina, thì cũng rất có thể đến một ngày nào đấy TQ lấy lý do để bảo vệ những công nhân Trung Quốc ở đấy, họ cũng sẽ làm một đòn tương tự thì lúc ấy sẽ ra làm sao?
-TS Lê Đăng Doanh
Mô tả thực chất các hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam mà dư luận cho là bất thường, có thể tiềm ẩn những toan tính khó hiểu. TS Lê Đăng Doanh phân tích:

“Đầu tư chính thức nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam thì không lớn nhưng mà Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có lý do Việt Nam xây nhà máy điện nhưng không có vốn lại vay từ quỹ xuất khẩu của Trung Quốc, cho nên phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc công nghệ Trung Quốc. Thứ hai nữa, Trung Quốc có những cách làm không phù hợp với luật pháp của bất kỳ nước nào là đút lót để mua lại của các doanh nghiệp Việt Nam các mỏ các khoáng sản là cái mà Trung Quốc hiện nay đang rất cần và thứ ba là Trung Quốc cũng mua lại công ty CP là công ty hiện nay chiếm 70% thị trường thức ăn gia súc của Việt Nam. Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc có những dự án ở Tây Nguyên là vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, khác với các nước khác Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây.”

Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình với công luận. Theo đó, về mặt kinh tế thì Việt Nam đã lệ thuộc Trung Quốc khá nhiều mặt, nhất là tình trạng nhập siêu nặng nề. Từ trước đến nay có khá nhiều dự án của Trung Quốc vào Việt Nam không qua kênh đầu tư trực tiếp mà qua đấu thầu, trúng thầu EPC cho các nhà máy quan trọng của Việt Nam như điện, cảng biển, hóa chất….Bà Phạm Chi Lan tiếp lời:

Ảnh: Công nhân TQ thuộc tập đoàn điện khí Dong Fang đang thi công tại VN. File photo.

“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ đi nuôi tôm nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v.. Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.
Ngoài ra lượng người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam và làm việc ở Việt Nam hiện nay cũng quá nhiều qua các nhà máy các công trình khác nhau. Họ vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Thí dụ báo chí gần đây nói, họ vào một nhà máy điện, chính quyền địa phương yêu cầu phải làm thủ tục để xin visa làm việc, xin phép cho người lao động của Trung Quốc ở đó. Nhưng người ta cứ thản nhiên bỏ mặc tất cả những yêu cầu của chính quyền cứ để người của người ta vào Việt Nam không có phép tắc gì cả. Tất cả những chuyện đó cộng với tất cả những vấn đề về biên giới về biển đảo mà Trung Quốc càng ngày càng lấn và tỏ thái độ ngang ngược hơn thì chắc chắn nó gây mối lo ngại cho người việt Nam. Điều lo ngại của người Việt Nam là hoàn toàn chính đáng và cảnh báo ngay là điều hết sức cần thiết hiện nay.”

Cần có hành động gì?

Đáp câu hỏi của Nam Nguyên là đứng trước những sự báo động cả về kinh tế lẫn chính trị mà công luận quan tâm, người Việt Nam sẽ phải có hành động gì. TS Lê Đăng Doanh phát biểu:
Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì.
-TS Lê Đăng Doanh
“Rõ ràng bây giờ cần phải có một báo cáo ra Quốc hội về thực trạng các đầu tư của Trung Quốc như thế nào, thực trạng họ làm gì, những người nào có phép, những người nào không có phép và nếu như họ vào đây mà họ dựng hàng rào, họ không cho công an vào kiểm soát, chúng ta không biết họ ở trong đó họ xây dựng nhà máy hay họ đào công sự thì đấy là điều hết sức nguy hiểm. Tôi rất mong Quốc hội kỳ này họp sẽ có ý kiến và sẽ yêu cầu Chính phủ báo cáo về những tình hình đó và công bố công khai cho dân biết… Quốc hội sẽ có những quyết định và biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền Việt Nam.”

Báo Đất Việt Online ngày 11/3 đưa lên mạng bài “Trung Quốc đầu tư nghìn tỷ vào Nam Định, thêm lo? Theo đó, UBND tỉnh Nam Định vừa cấp chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn dệt may Yulun Giang Tô Trung Quốc xây dựng nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD tương đương 1.400 tỷ đồng tại khu công nghiệp Bảo Minh huyện Vụ Bản. Dự án này có tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 6/2016, thời hạn sử dụng đất 46 năm. Tập đoàn Yulun Trung Quốc sẽ xây dựng nhà máy trên diện tích 80.000m2, công suất sản xuất sợi 9.816 tấn/năm; dệt 21,6 triệu mét vải/năm; nhuộm 24 triệu mét/ năm. Ngoài dự án của Yulun, tỉnh Nam Định cũng đang xem xét để trình Chính phủ dự án khu công nghiệp dệt may sử dụng tới 1.000 héc-ta đất tại huyện Nghĩa Hưng. Tờ báo trích một loạt ý kiến chuyên gia quan ngại Trung Quốc đầu tư mạnh, lộ ý đồ kiểm soát thị trường Việt Nam.

Ảnh: Lao động Trung Quốc tại công trình thi công nhà máy xi măng Nghi Sơn. File photo.

Bên cạnh sự xâm nhập nhiều lãnh vực trong nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc được cho là sẽ có làn sóng đầu tư mạnh vào ngành may mặc, một phần nhỏ vào ngành dệt nhuộm. Chiến lược của các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam trong lĩnh vực dệt may là đón đầu cơ hội Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà bản thân Trung Quốc không tham gia. Theo dự kiến sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ và các nước nội khối TPP sẽ hưởng lãi suất 0% nếu đáp ứng điều kiện gọi là “tính từ sợi yarn forward” hàng may mặc phải được sản xuất từ sợi có xuất xứ các nước thành viên TPP. Trong bối cảnh doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu là gia công, phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, thì họ sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh khi hiệp định TPP trở thành hiện thực.

Đáp câu hỏi của chúng tôi về việc ngành dệt may Việt Nam trông chờ nước ngoài đầu tư vào lãnh vực sản xuất bông sợi, dệt nhuộm để có thể đáp ứng điều kiện “tính từ sợi” của TPP, nhưng nay dư luận lại rất lo lắng khi có yếu tố Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội nhận định:

“Khi mà Trung Quốc quyết định đầu tư vào ngành dệt ở Việt Nam, tôi cho là một phần nào đó cũng có thể chấp nhận được. Nếu như những nhà máy dệt họ đưa vào thực sự hiện đại, tốt cả về hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường. Nhưng phía Việt Nam phải có được cơ chế kiểm soát tốt về giá trị của đầu tư như thế nào, trình độ công nghệ như thế nào, lượng nhân công làm việc ở nhà máy là người nào. Còn nếu họ đầu tư theo kiểu một số trường hợp đã diễn ra, họ đưa nhân công của họ vào làm việc tất cả các khâu, kể cả lao động bình thường rất giản đơn không cần kỹ thuật gì cả mà không sử dụng người Việt Nam thì đấy lại là vấn đề khác.

Tôi cho là một mặt là được nhưng mặt khác vào giai đoạn này Việt Nam cũng rất cần tự mình phát triển ngành dệt của mình và có thể tìm kiếm con đường hợp tác đối với các đối tác khác nữa chứ không nhất thiết chỉ có Trung Quốc. Tôi cho là để tránh phụ thuộc lâu dài thì cần tránh phụ thuộc chỉ vào một đối tác cung cấp dệt ở Việt Nam, thí dụ như nhà đầu tư từ Trung Quốc. Nên có một số nhà đầu tư khác nhau từ các nước khác nhau, ví dụ có thể từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nơi khác để tránh sự phụ thuộc vào nhà đầu tư Trung Quốc. Bởi vì khi vào Việt Nam quá nhiều họ nắm phần khống chế của ngành dệt Việt Nam thì vẫn đưa Việt Nam vào sự lệ thuộc họ.”

Theo các chuyên gia, luật pháp của Việt Nam có thể chưa đầy đủ, nhưng chỉ với những qui định hiện hành, cũng có thể kiểm soát sự lũng đoạn kinh tế xã hội Việt Nam từ phía người Trung Quốc. Có chăng là các cấp chính quyền từ cao xuống thấp đã không thực thi pháp luật một cách đúng mực. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp đồng tiền hối lộ đã thể hiện giá trị siêu đẳng của nó.

32 nhận xét:

  1. Chúng ta cần phải cẩn thận trước bất kì những hành động động thái khác thường nào từ phía Trung Quốc.Vì chúng rất nguy hiểm,những âm mưu thủ đoạn của chúng chúng ta không thể nào lường trước được.Chính vì thế chúng ta cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng và xem xét kĩ các sự việc để phòng tránh trước những gì mà Trung Quốc muốn làm với nước chúng ta.

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc là đất nước vô cùng thủ đoạn,chính vì thế chúng ta cần phòng bị vững chắc mọi điều trước khi chúng giở trò và mưu đồ của bọn chúng .Chúng ta không sợ những kẻ đánh trược diện mà chúng ta chỉ sợ những kẻ đánh nén,cắn trộm từ phía sau lưng.Có lẽ Trung Quốc đang định thực hiện mưu đồ và ý định này.

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc là nước gần nước ta,nhưng không vì thế mà chúng có thể tự do làm việc và sinh sống trên lãnh thổ của nước ta.Chúng muốn làm được điều đó thì phải được sự đồng ý và cho phép của nhà nước ta.Nhưng chúng ta cũng phải hết sức đề phòng cảnh giác trước những âm mưu đến từ phía Trung Quốc vì đó toàn là nhưng âm mưu hiểm độc.

    Trả lờiXóa
  4. Sao những người Trung Quốc này lại có thể tự do làm việc và sinh sống tại đất nước ta như vậy chứ.Đây hẳn là một âm mưu của bọn Trung Quốc,chúng muốn đưa người của chúng sang sinh sống ở nước ta.Chúng ta cần phải xem xét kĩ các sự việc để đánh giá và tìm ra phương hướng để phòng bị trước những âm mưu thủ đoạn của bọn Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  5. Tình trạng lao động Trung Quốc sang Việt Nam làm việc đang gây nên những sự lo ngại không hề nhỏ đối với các cơ quan chức năng Việt Nam. Để quản lý số lao động này đòi hỏi các cán bộ quản lý phải hiểu biết Tiếng Trung Quốc cũng như biết các đặc điểm sinh hoạt của họ. Gần đây Trung Quốc đang đẩy mạnh đưa người sang lao động tại việt Nam. Như vậy sẽ hết sức khó kiểm soát hoạt động của họ, người Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn vậy, rất khó nắm bắt rất khó để có thể biết họ đang âm mưu gì

    Trả lờiXóa
  6. Quan điểm của Trung Quốc về an ninh quốc gia là sự an toàn của người dân Trung quốc. Như vậy nếu như người dân Trung quốc sống ở đâu thì ở đó Trung Quốc có lý do để tác động vào đó. Nhưng như thế là quá ngạo mạn, đây là đất nước Việt Nam, có chủ quyền riêng. Vấn nạn công nhân Trung Quốc sinh sống tại Việt Nam đã cho thấy nhiều bài học đối với công tác quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Hi vọng những nhà chức năng sẽ có những động thái mạnh mẽ để quản lý tốt số lượng người Trung Quốc ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  7. "trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào" - tại sao trên lãnh thổ Việt Nam lại có cái hiện tượng này, nếu như thế, thì phải nói là chính quyền và các cơ quan công an, cảnh sát tại địa phương quá kém cỏi...Trên lãnh thổ nước mình mà phải nghe lời mấy thằng đó sao

    Trả lờiXóa
  8. Chúng ta cần phải hết sức cẩn thận trước những động thái của Trung Quốc. Người ta đã có câu "thâm như tàu". Những hành động của Trung Quốc rất khó lường, không thể hiểu được mục đích của chúng là gì, nhưng chắc chắn là không phải vì mục đích tốt đẹp. Hiện nay, lao động Trung Quốc sang Việt Nam rất nhiều, quản lý được số lao động này cũng là một thách thức rất lớn đối với chính quyền.

    Trả lờiXóa
  9. Không phải cần ai nhắc nhở nữa, bản tính bẩn thỉu, ăn ở hai mặt, dùng toàn thủ đoạn thâm độc đã thành cái bản chất, thành cái dấu hiệu nhận diện của anh hàng xóm đáng mến này rồi. Phải nói là các lãnh đạo nước ta, các lực lượng an ninh cũng phải căng óc khi đối phó với ông này. Làm sao cho, bên ngoài vẫn giữ hòa khí, nhưng bên trong vẫn phải quyết liệt đấu tranh mới được

    Trả lờiXóa
  10. Theo tôi thay vì ngồi đó nhận định, nên có các phương án đối phó với tình hình này đi, bộ mặt của ông láng giềng Trung Quốc này đâu phải tận bây giờ mới lộ ra. Với tình hình như thế này, rồi trong tương lai. ở Việt Nam, không khéo đâu đâu cũng là người Trung Quốc. Không những gây nhiều vấn đề bất ổn, mà còn tạo cái cớ cho mấy đứa tâm thần chính trị nó vu cáo cho Việt Nam đi theo Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  11. Tình trạng lao động Trung Quốc sang Việt Nam một cách ồ ạt sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy về kinh tế và xã hội. Nếu chính quyền giải quyết không tốt vấn đề này sẽ để lại nhiều hậu quả xấu. Chưa kể việc Trung Quốc còn rất nhiều thủ đoạn khó lường, chúng ta phải hết sức đề phòng trước những âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  12. Giờ cũng không biết thế nào mà nói nữa. Tôi nghĩ, trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về các cơ quan chức năng, các cơ quan chính quyền địa phương, chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, vẫn để nó luồn lách, đưa người vào Việt Nam. Không cần nói đâu xa, ngay các vụ thương lái Trung Quốc lừa dân ta đó thôi, ở đâu cũng có, không phải một vài mà hàng chục lần rồi...vậy mà chính quyền địa phương ở đâu đây

    Trả lờiXóa
  13. người ta vẫn thường nói thâm như Tàu ,chúng ta không thê lơ là , buông lỏng việc kiểm soát vấn đề này được ,sự thâm hiểm của người Trung Quốc là không phải bàn cãi và điều đó đang có ảnh hưởng trực tiếp đến ANQG và TTATXH của chúng ta , trong điều kiện quan hệ hai nước đang căng thẳng về vấn đề chủ quyền biển đảo , chúng ta không thể bỏ qua tình trạng này

    Trả lờiXóa
  14. lượng người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam và làm việc ở Việt Nam hiện nay cũng quá nhiều qua các nhà máy các công trình khác nhau. Họ vào Việt Nam không có phép tắc gì cả , và đã gây ra những tác động tiêu cực đến trật tự an toàn xã hội của đất nước , ví dụ như vụ công nhân Trung Quốc chém người của ta ở Tây Nguyên , chúng ta không thể buông lỏng quản lí vấn đề này được

    Trả lờiXóa
  15. Đây là điều đáng chú ý vì chúng ta là nước láng giềng với Trung Quốc nếu để công ty Trung Quốc thao túng rất có thể thành công cụ cho một chính sách để gây ảnh hưởng hoặc kiểm soát thị trường ở nước ta.
    Không chỉ sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế.

    Trả lờiXóa
  16. Do tỷ lệ nội địa hóa được nâng lên trong ngành Dệt May . Về lâu dài theo thời gian chúng ta bỏ bớt may gia công - để tự làm ra các sản phẩm riêng nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm , bớt dần nguyên vật nhiệu nhập khẩu ... chủ động phát triển các ngành sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ khác > từ từ chấm dứt các nhà máy từ TQ

    Trả lờiXóa
  17. Lạy các bố, các bố toàn phán những điều mà ai củng biết
    VẤN ĐỀ LÀ PHẢI ''LÀM GÌ''

    Trả lờiXóa
  18. Nhân dân09:27 17/3/14

    Ông QĐND ơi! Là QĐ ông phải tự biết chứ, còn phải hỏi,,,

    Trả lờiXóa
  19. Tham vọng của Trung Quốc là quá lớn, thủ đoạn của chúng cũng rất nhiều, có đầy những thủ đoạn bẩn bựa để làm hại nền kinh tế nước ta. Tình trạng Trung quốc lấn vào lãnh thổ Việt Nam để hoạt động kinh tế đang là vấn đề được quan tâm. Chúng ta phải đề cao cảnh giác, thiết lập những biện pháp để bảo vệ đất nước trước mọi khía cạnh. Không thể để chúng bành trướng.

    Trả lờiXóa
  20. Điều quan trọng là chúng ta phải thận trọng trong hợp tác đầu tư, trong quản lý xuất nhập cảnh... Nó xấu xa, thì chúng ta phải biết bảo vệ mình trước tiên.

    Trả lờiXóa
  21. Nào mua mắt trâu, gân bò, dây khoai... toàn những thứ oái ăm để phá hoại sản xuất. Nào đưa người sang lao động rất đông, rất đáng nghi vấn... Chúng ta không cảnh giác là chết.

    Trả lờiXóa
  22. Sống cạnh TQ thì đừng khi nào mất cảnh giác. Lúc nào chúng cũng có âm mưu thâm độc, muốn xâm chiếm nước ta.

    Trả lờiXóa
  23. Lao động Việt Nam đầy, sao cho người TQ sang đây làm làm gì cho phức tạp.

    Trả lờiXóa
  24. Người Việt Nam cũng cần cù, chịu khó lao động. Lấy người Trung Quốc sang đây làm gì? Liệu có phải là âm mưu xấu của TQ?

    Trả lờiXóa
  25. cần nhận thức rằng người dân trung quốc đông như vậy ở một địa bàn xa thủ đo luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an ninh trật tự, nhu cầu cho người trung quốc thuê trọ rồi những vấn đề phát sinh về tôn giáo phong tục tập quán, những vấn đề về hôn nhân gia đình, bồ bịch liệu chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp nào để quản lý một số lượng người trung quốc đông như vậy

    Trả lờiXóa
  26. từ xưa con người trung quốc đã nổi tiếng với âm mưu sâu xa những thủ đoạn gọi là bì ổi nhất đều bắt nguồn từ đất nước trung hoa này, thậy may cho doan nghiệp trung quốc trúng thầu vào dự án này và cũng không may cho chúng ta khi phải tiếp nhận một số lượng công nhân trung quốc lớn đến như vậy trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nếu hình thức kinh doanh chỉ là vỏ bọc thì sự phá hoại đằng sau doanh nghiệp này sẽ là cái gì

    Trả lờiXóa
  27. chính quyền cần tuân thủ quy định về bộ luật lao động về lao động người nước ngoài ở VIệt Nam và nghị định 102/2013/NĐ CP về QUY ĐỊNH TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘLUẬT LAO ĐỘNG VỀLAO
    ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM. Điều đó là cần thiết để quản lý những người lao động trung quốc lao động trong cơ quan doanh nghiệp. đưa ra những biện pháp quản lý kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra

    Trả lờiXóa
  28. Nhìn vào tình hình của các nước trên Thế giới chúng ta có thể rút ra được bài học quý giá về cái gọi là quản lý người nước ngoài tại Việt Nam. Tình trạng công nhân Trung Quốc đang lao động và làm việc ở Viêt nam là tương đối nhiều. Nhiều địa phương số lượng người lao động Trung Quốc còn lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người. Gây ra tình trạng an ninh phức tạp, đòi hỏi các cán bộ địa phương phải đi sâu đi sát, quản lý chặt chẽ những lao động đó thì mới có thể đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

    Trả lờiXóa
  29. Người Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là sự nham hiểm tham độc. CHắc hẳn họ đang âm mưu gì đó đối với Việt Nam. Nếu không cẩn thận chúng ta rất dễ rơi vào cạm bẫy của chúng. Chúng đầu tiên là đưa người vào Việt Nam rồi lấy cớ bảo vệ người dân của mình khi xảy ra một vụ việc gì đó để đưa quân vào Việt Nam thì rất đáng quan ngại. Một bài học xương máu đó là tình hình của Ukraine hiện nay cũng rất giống. Các nước lớn luôn lấy lý do bảo vệ người dân của mình để đưa quân vào các quốc gia khác.

    Trả lờiXóa
  30. Nặc danh22:45 20/3/14

    Có ai biết Chung Ngọc Nhãn ở Cà Mau không? Đó là giám đốc sở LD-TB-XH tỉnh đó. Bả gốc TQ mà "chết" vì TQ. Số là khi phát hiện ra ở công trình xây dựng nhà máy điện Cà Mau có hơn 4000 lao động phổ thông trái phép, bả yêu cầu công an CM trục xuất hết. Sau đó bả bị TQ tạo điều kiện cho 1 người TQ trúng thầu nghĩa trang huyện Năm Căn và người này cố tình đưa 750 triệu đồng biếu bả để "bôi trơn" nhưng có ghi âm lại. TQ lại tác động để tài chính cho vụ làm nghĩa trang chậm lại, thế là chủ thầu kiện! Bà Nhãn rụng chức ngay sau đó!

    Trả lờiXóa
  31. Từ xa xưa, người Trung quốc luôn tìm mọi cách xâm lược, đô hộ việt Nam, đồng hóa người VIệt Nam , và ngày nay cũng thế, chúng luôn tìm mọi cách để lấn chiếm biên giới bờ cõi cửa VIệt Nam, Đảng , chính quyền cần phải có những chính sách khôn khéo, đúng đắn để giữ vững độc lập , chủ quyền cảu dân tộc

    Trả lờiXóa
  32. Việc học hỏi nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới những năm gần đây là Trung Quốc là không hề sai lầm nhưng có lẽ việc học hỏi kiểu như thế này thì thực sự quá nguy hiểm đối với nơớc ta. nền kinh tế nước đang có nhiều mảng phải lệ thuộc vào Trung quốc không những về cơ sở vật chất mà cả về nguồn nhân lực. Có lẽ với tình hình này chỉ vài năm nữa thôi thì người Hoa sẽ lại tràn ngập ở từng nghõ nghách Việt nam và nền kinh tế của ta phải chịu chi phối của TQ. điều này thực sự nguy hiểm với chúng ta !!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog