Chia sẻ

Tre Làng

ĐUỔI THẦY

Cuteo@:

Đây là một nội dung trong entry: "Café Sáng Thứ 7 (#25): Sập Cầu, Đuổi Thầy Và Phát Ngôn Của Bộ Trưởng",  đăng trên trang Tản Mạn và Cảm Nhận. Xin trích nội dung thứ 3 về đây để giới thiệu cùng bạn đọc. Cá nhân tôi cũng như tác giả Baron không đồng tình với cách xử lý của Sở Giáo Dục và Đào tạo Bình Định. 

3. Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định đã có kết quả xử lý kỷ luật vụ thầy trò đánh nhau trong lớp. Theo đó, thầy bị sa thải khỏi ngành, trò bị cảnh cáo trước toàn trường.

Anh Phó sở GD&ĐT cho rằng kết quả kỷ luật đã được “xem xét có tình, có lý” và giải thích cho lý do đuổi thầy giữ trò là do thầy sai trước. Có thể anh này đã từng một thời đứng lớp. Và có thể, khi ngồi ghế phó sở, anh ta đã quên mất những ngày chập chững khi tập cầm phấn.

Bốn năm học đại học bị vứt xuống sông, xuống bể. Dĩ nhiên chẳng đi dạy thì đi làm cái khác. Xã hội chả thiếu việc để làm. Với anh thanh niên trẻ này, âu cũng là cái liễn!

Thế nhưng, đây sẽ là tiền lệ cực xấu cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội An-nam nói chung. Rồi đây, những thế hệ học sinh đánh thầy cô sẽ ra đời, những thế hệ học sinh thích chửi mắng thầy cô sẽ ra đời. Và để giữ nồi cơm của mình, sẽ có một trào lưu các thầy cô khoanh tay cúi đầu xin lỗi học sinh mất dạy.

Và rồi, sự vô cảm lẫn sự thiếu trách nhiệm của thầy cô sẽ được hình thành. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ còn những người thợ dạy như một con rô-bốt, không còn tình thương yêu học sinh lẫn tâm huyết nghề nghiệp. Khái niệm “dạy dỗ” sẽ được vứt ra khỏi từ điển của ngành giáo dục.

Giáo dục là cơ sở, là nền tảng để xây dựng một đất nước văn minh và hùng mạnh. Khi những người cầm phấn đứng lớp bị sỉ nhục về lòng tự trọng nghề nghiệp và khi những đạo lý trong giáo dục bị đảo ngược thì không bao giờ có được một nền giáo dục tiên tiến. Nghĩa là, cần-lao An-nam khó mà rũ bỏ thói man di mọi rợ để bước vào thế giới văn minh được.

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho tương lai của dân tộc???

19 nhận xét:

  1. Nặc danh22:20 1/3/14

    Linh tinh

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh22:22 1/3/14

    Mọi thứ Cần suy xét cho đúng chứ để cho con cái, học trò bị đánh chết rồi thì kêu ai

    Trả lờiXóa
  3. Học sinh nam rơi lệ cầm tay thầy, các nữ sinh ôm mặt khóc rức. Cuộc chia tay đẫm nước mắt của thầy giáo tát học trò... Nguyên nhân là một clip dài hơn một phút quay cảnh thầy giáo tát học sinh nhiều cái rồi bị các học trò "phản công" được lan truyền nhanh, gây sửng sốt trong cộng đồng, bàn luận xôn xao trên diễn đàn trong những ngày qua khiến cho lương tâm người thầy giáo không thể im lặng được nữa. Nhân cách người thầy không phải là những việc làm như trên

    Trả lờiXóa
  4. Liên quan đến vụ việc này, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định cũng chỉ đạo Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ căn cứ vào quyết định kỷ luật để lập thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên Trần Anh Tuấn theo Bộ Luật Lao động và phân công giáo viên đảm nhận các công việc trước đây đã phân công cho giáo viên Trần Anh Tuấn. Sau vụ việc nghiêm trọng này chúng ta lại được cảnh tỉnh về nhân cách người thầy trong xã hội ngày nay

    Trả lờiXóa
  5. Thầy Phạm Như Học - Hiệu trưởng Trường THCS Hương Bình - Hương Khê Hà Tĩnh cho biết: “Sau khi xảy ra việc thầy giáo tát học sinh ngay trên lớp, chúng tôi đã yêu cầu thầy Vinh viết bản tường trình. Đồng thời, chúng tôi cũng đã báo cáo với chính quyền địa phương". Việc tát học sinh của thầy giáo khiến dư luận xôn xao trong thời gian qua chính là một hồi chuông cảnh tỉnh nhân cách người thầy. Có lẽ những gì mà thầy học được trên giảng đường đại học là chưa đủ để hoàn thiện nhân cách một người thầy thực sự thương yêu học sinh

    Trả lờiXóa
  6. Lại thêm vụ việc xảy ra vào hôm 18/2 vừa qua trong một tiết học Mỹ thuật của thầy Trần Thế Vinh. Vì làm chút việc riêng trong lớp, em Phan Văn Chung , học sinh lớp 8A, Trường THCS Hương Bình, xã Hương Bình, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh bị thầy Vinh tát liên tiếp khiến em bị chấn thương ở tai trái và thủng màng nhĩ....những gì mà chúng ta thấy trong thời gian gần đây chứng tỏ một điều là nhân cách người thầy không phải tự nhiên mà có được. Giảng đường sư phạm không thể tạo ra được nhân cách một người thầy hoàn chỉnh

    Trả lờiXóa
  7. Một thầy giáo thẳng tay tát mạnh liên tiếp nhiều lần vào mặt một học sinh. Khi người này định tiếp tục tát một học sinh khác thì bị đánh trả ngay trên bục giảng.Trên một số trang mạng vừa xuất hiện một clip được cho là ghi lại sự việc một thầy giáo tát học sinh ngay trên bục giảng và bị các học sinh này tấn công đáp trả. Thông tin trên báo mạng những ngày vừa qua liên tục cập nhật tin tức về vụ việc có một không hai của người thầy tát học sinh. Nhân cách nhà giáo được đưa lên để bàn luận khiến dư luận không khỏi bàng hoàng

    Trả lờiXóa
  8. Trong đoạn clip ngắn, một người mặc áo sơ mi trắng được cho là thầy giáo đang lớn tiếng quát mắng một nam sinh mặc áo đen, rồi thẳng tay tát mạnh 4 cái liên tiếp vào mặt nam sinh này trước mặt nhiều học sinh khác. Sau đó, một nam sinh khác tiến lên gần bục giảng và hỏi thầy giáo, đại ý là “sao thầy đánh nó dữ thế?”. Thấy vậy, thầy giáo lại lớn tiếng quát mắng rồi vung tay tát vào mặt em này 1 cái. Nhân cách của người thầy giáo này đúng là khiến cho người khác thất vọng

    Trả lờiXóa
  9. Hai nam sinh liền xông thẳng về phía thầy giáo để tấn công đáp trả. Nam sinh bị tát ở trên đang đứng gần cũng cùng bạn lao vào người đàn ông mặc áo sơ mi trắng định ẩu đả. Đây chính là hành động khiến cho người khác ngỡ ngàng, hành động của người thầy cũng như hành động của các em học sinh trên đều không thể chấp nhận được. Bây giờ thì người thầy là người lái đò đưa học sinh qua bến bờ tri thức còn đúng không trong khi nhân cách của người thầy không được hoàn thiện. Đáng buồn thay cho những người làm thầy mà thiếu nhân cách

    Trả lờiXóa
  10. Sau khi clip xuất hiện và lan truyền trên một số trang mạng, nhiều ý kiến đã lên án hành động bạo lực, không phù hợp với môi trường sư phạm của cả thầy giáo và học sinh trong sự việc trên. Chẳng có ông thầy nào được đánh học sinh, đây là điều thứ nhất, và cũng chả người học sinh nào được đánh thầy giáo, là điều thứ 2. Mỗi người một góc nhìn, một ý kiến, trường hợp này cả 2 cùng sai trong môi trường trường học. Đúng là chúng ta phải nhìn nhận lại tình trạng giáo dục trong xã hội hiện nay

    Trả lờiXóa
  11. Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đến tình trạng bạo lực học đường, trong đó không ít trường hợp xảy ra giữa thầy, cô giáo và học sinh, khiến dư luận hết sức lo ngại. Người có lỗi lớn nhất ở đây vẫn là thầy giáo, thầy đủ kiến thức, đủ suy nghĩ để đi dạy người ta rồi mà còn như vậy. Cho dù là cậu học sinh kia ngoan hay hư thì cậu vẫn có tư cách là một cậu học trò, dù phản kháng lại thầy trong trường hợp này đi nữa. Nếu thầy giáo cư xử tốt hơn thì sự việc đâu đến nỗi

    Trả lờiXóa
  12. Thầy Trần Thế Vinh, người tát học sinh thủng màng nhĩ trên bục giảng, đã bị kỷ luật cảnh cáo dù gia đình học sinh đã có đơn bãi nại và thầy cũng tỏ ra rất hối hận, xin lỗi và chăm sóc tận tình học sinh bị mình đánh. Liệu những hành động hối lỗi này có thể cứu vớt được nhân cách người thầy khi đã đánh mất rồi không? Tại sao mọi việc cứ để xảy ra rồi mới cứu vớt tình hình là sao? Những gì mà người thầy cần là sự hiện diện thường trực của nhân cách nhà giáo

    Trả lờiXóa
  13. Vì sợ dư luận mà xử lý ông Thầy như thế, tôi e là hoi nặng. Điều này có vẻ như ta đang khuyến khích các học trò làm điều đi ngược với đạo lý?
    Nếu duy trì trật tự này, thì chỉ cần 1 chuyện nhỏ, trò làm căng thì Thầy không thể giáo dục được vì Thầy sợ mất việc, còn trò thì Vô tu đi, không ai đuổi được đâu.
    Đây chỉ là câu hỏi đơn thuần, các bạn cho ý kiến nhé?
    Cám ơn.

    Trả lờiXóa
  14. Một dân tộc yếu cũng là một dân tộc trò không sợ thầy, cuộc sống bây giờ cái giá trị dân chủ nó cao quá hay sao, ngày xưa các thầy cô giáo còn đánh học sinh mạnh hơn nhiều nhưng sao ngày xưa trò vẫn nể thầy cô, mà bây giờ cứ động vào học sinh là học sinh lại kiện ngược lại thầy cô giáo như thế thì còn gì là giá trị của giáo dục của người Việt Nam nữa, đánh không phải là trù dập học sinh.

    Trả lờiXóa
  15. Cái giá trị dân chủ nhân quyền bây giờ nó cao quá và nó vượt qua giới hạn cho phép hay sao vậy, nhân quyền con người là cái tốt đẹp và là cái quyền cơ bản của con người, nhưng không phải là thầy cứ đánh trò một cái là học sinh có thể kiện thầy ngay, thế bố mẹ mà dạy dỗ con cái thi thoảng đánh một cái là bình thường, do vậy, khẳng định một điều rằng, ở trường thầy cô cũng không khác bố mẹ, do vậy mà đánh học sinh cũng không phải là điều gì quá nặng nề, vì với giá trị xã hội của người Việt thì nó không thuộc vấn đề quá đáng lắm.

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  17. Thật khổ cho thây giáo trẻ này, cuộc sống còn dài ở phía trước, nhưng có thể rõ được phần nào sự thiều trách nhiệm của lãnh đạo sở giáo dục tỉnh Bình Định, lý do là một thầy giáo mà đánh học sinh như thế thì theo quy ché thì khả năng đuổi việc là không phải bàn cãi, tuy nhiên, hãy nhìn xã hội Việt Nam từ trước tới giờ, chúng ta bây giờ có kiểu xử lý theo kiểu của nước ngoài, giá trị dân chủ nhân quyền hơi quá, chúng ta là VIệt Nam nên hãy xử lý tình huống có tình có lý một chút, nếu làm thẳng tay như vậy thì chính các nhà lãnh đạo của Sở giáo dục tỉnh Bình ĐỊnh cũng phải nhận một phần trách nhiệm chứ.

    Trả lờiXóa
  18. Thầy giáo bị đuổi học, không biết một thế hệ giáo dục mới sẽ ra sao đây, bây giờ là thầy sợ trò chứ không phải là trò sợ thầy nữa rồi, giá trị đạo đức sẽ đị đến đâu khi mà các giá trị đó bị ảnh hưởng bởi các giá trị dân chủ của nước ngoài, không những vậy, một thế hệ giáo viên sẽ không còn tâm huyết với nghề nữa, cứ chiều theo ý học sinh, mặc cho học sinh hư, và làm việc với phương châm, dạy là việc của cô, học là việc của trò, như thế thì nền giáo dục sẽ đi đến đâu đây.

    Trả lờiXóa
  19. dạy học là nghề cao quý trực tiếp dạy dỗ đạo tạo con người thành người có ích cho xã hội,muốn dạy được học sinh,trước hết thầy giáo phải có những phẩm chất đáng quý và phải có những hành động đáng để học sinh kính trọng,có lẽ sau việc này nhiều thầy cô giáo cần rút ra những bài học lớn cho riêng mình để đào tạo ra những học sinh ưu tú cả về kiến thức lẫn đạo đức,ươm mầm nhân tài cho nước nhà

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog