Chia sẻ

Tre Làng

CHÂU Á ĐANG GIA TĂNG CHI PHÍ QUÂN SỰ

Châu Á đang gia tăng chi phí quân sự

Trong bản báo cáo về chi phí quân sự toàn cầu năm 2013 công bố ngày 14/4, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển, đã xác nhận đà giảm sụt của chi tiêu quân sự trên thế giới, được ghi nhận từ năm 2012. Tuy nhiên, trong bức tranh toàn cảnh đó, tại châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á và Đông Nam Á, chi phí quốc phòng lại gia tăng.

Hệ thống tên lửa phòng không của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Theo SIPRI, Trung Quốc - nước có ngân sách quân sự lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ), lại nằm trong số hơn 20 quốc gia đã tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng của mình từ năm 2004 đến nay. Chi tiêu quân sự của Bắc Kinh đã tăng thêm 7,4% trong năm 2013. Sự gia tăng chi tiêu quân sự của Trung Quốc cũng khiến nhiều nước châu Á tham gia vào cuộc chạy đua này. 

Ông Sam Perlo Freeman, Giám đốc nghiên cứu của SIPRI, lấy ví dụ trường hợp của Nhật Bản. Ông cho biết "Những lo ngại của Nhật Bản về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, cộng thêm với chính sách của chính quyền đương nhiệm, đã thúc đẩy Tokyo bãi bỏ chính sách đã có từ lâu là giảm bớt dần dần chi tiêu quân sự của mình".

SIPRI nhận định việc gia tăng chi phí quân sự là một xu hướng đáng tiếc vì tài nguyên bị lãng phí thay vì tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế. Đồng thời, tổ chức này cũng cảnh báo sự gia tăng ngân sách quốc phòng, đặc biệt là của các nước lớn, sẽ khiến các quốc gia láng giềng lo ngại, dẫn tới chạy đua vũ trang tại các khu vực.

TTXVN/Tin tức

6 nhận xét:

  1. Tôi nghĩ đây cũng là 1 lẽ thường tình khi đất nước nào cũng phải phòng bị cho riêng minh 1 con bài chứ không phải dựa vào sức người như ngày trước, bây h dựa vào vũ khí là chính, tại sao chỉ những nước mạnh mới có quyền tàng trữ buôn bán vũ khí chứ, nhưng việc này cũng đã gây nhiều vấn đề nếu xảy ra mâu thuẫn dễ dẫn đến chiến tranh và con số thương vong thật sự lớn, nước nào mạnh thì nước đó ăn cả, nước thua không được j mà còn mất nước, qua đây thể hiện tình hình châu á đang có sự bất ổn nhất định

    Trả lờiXóa
  2. Rõ ràng trong tình hình căng thẳng trên trường quốc tế hiện nay thì việc câc quốc gia chủ động trong phòng ngừa trước những mối đe dọa là điều hết sức bình thường, đặc biệt khi mà châu Á đang là tâm điểm chú ý của thế giới như vấn đề biển Đông, vấn đề 2 miền Triều Tiên.. Đây đều là những vấn đề mà các nước nên tính trước khi nó có thể xảy ra.

    Trả lờiXóa
  3. cứ cái đà này thì dễ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang như thời chiến tranh lạnh trước đây lắm. mình nghĩ hội đồng bảo an liên hợp quốc nên có những hành động, lên tiếng kêu gọi các nước nên kiềm chế lại không nên làm tình hình quan hệ quốc tế thêm căng thẳng

    Trả lờiXóa
  4. hiện nay tình hình thế giới đang rất phức tạp nhiều cuộc bạo động xảy ra các nước lớn có âm mưu thâu tóm những nước nhỏ việc chạy đua vũ trang lại càng làm cho tình hình thế giới trở nên căng thẳng việc Trung Quốc tăng cường đầu tư cho quân sự trắc là trung quốc đang chuẩn bị cho một âm ưu nào đó nước ta lại luôn là mục tiêu của trung quốc nên chúng ta phải cẩn thận với tên hàng xóm ngỗ ngược này trước âm ưu của chúng

    Trả lờiXóa
  5. xu thế hiện tại của thế giới là hợp tác hòa bình và ổn định, thế nhưng cũng nhấn mạnh châu Á Thái Bình Dương đã và đang trở thành điểm nóng về an ninh chính trị. sự giàu có của biển Đông là lí do các nước lớn không ngừng nhòm ngó và có những ý đồ với các quốc gia châu Á. các nước phát triển trong khu vực châu Á đang ráo riết để đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng, kéo theo đó là những quốc gia khác. đó là sự tất yếu, không nhà nước nào muốn đất nước mình thua kém và đứng trước nguy cơ bị xâm hại

    Trả lờiXóa
  6. bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ Tổ Quốc là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia. vì vậy, việc đầu tư trang bị quốc phòng là vấn đề tất yếu, đặc biệt là với các quốc gia trong khu vực đang nóng dần lên như Châu Á Thái Bình Dương. tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực quốc phòng nhất là không thực sự cần thiết mà quên đi những vấn đề khác thì thật nguy hiểm.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog