Chia sẻ

Tre Làng

NGUYỄN LÂN THẰNG LẠI BÊU RIẾU THÓA MẠ NHÀ BÁO, NHIẾP ẢNH GIA NA SƠN (NGUYỄN QUANG SƠN)

Khoai@

Khi không được đăng bài ở BBC, Nguyễn Lân Thắng đã lộ rõ là một kẻ háo danh và tị hiềm nhỏ mọn. Bài viết của Nguyễn Lân Thắng đăng trên Dân Luận đã thể hiện thói ghen ăn tức ở với nhà báo Na Sơn, tức Nguyễn Quang Sơn, chỉ vì anh này được các hãng thông tấn nước ngoài mời làm việc (trong khi anh ta thì không).

Lôi chuyện riêng, chuyện đời tư của Na Sơn ra để bêu riếu, làm trò cười, và làm vũ khí cạnh tranh để được đăng bài đong xèng liệu có làm nên tên tuổi của Nguyễn Lân Thắng?

Dưới đây là bài của Nguyễn Lân Thắng đăng trên Dân Luận.

Tự do ở trong chuồng


Cách đây một tuần vào ngày 4/4/2014, tôi có gửi bài phản biện này cho BBC nhưng không được đăng tải, nay tôi đăng lại bài viết ở đây để bạn đọc quan tâm rộng đường bình luận. Mặc dù tôi có quan hệ khá tốt với một số anh chị em làm việc ở BBC, cũng như không có thâm thù cá nhân gì với người được nhắc trong bài viết, nhưng tôi thấy mình vẫn phải nói điều cần nói.

13.30 giờ GMT ngày 1 tháng 4 năm 2014, BBC Việt Ngữ đưa lên mạng một đoạn audio dài 7’25’’, phỏng vấn anh Na Sơn trong loạt bài cho chương trình tìm hiểu khái niệm Tự do được nhìn nhận và thi hành như thế nào trên thế giới. Nguyên văn lời giới thiệu của BBC: "Nhân dịp này, BBC Tiếng Việt trò chuyện với nhiếp ảnh gia Na Sơn, từ Hà Nội, bàn về Tự do trong tư cách một nhà báo, một công dân đang sống ở Việt Nam."

“Tự do là được làm những gì mình thích, nói những gì mình muốn nói.”...

“Với tôi, trong chừng mực nào đó, tôi khá tự do ở Việt Nam,” anh Na Sơn chia sẻ.

Tôi đã định không viết ra vì nghĩ đó chỉ là trò đùa ngày cá tháng tư, nhưng xét thấy những điều anh ấy nói trong đoạn phỏng vấn trên đụng chạm đến nhiều vấn đề, nhiều con người đang sống trong xã hội Việt Nam, nên tôi quyết định viết những dòng suy nghĩ của mình trên tinh thần tự do ngôn luận, bởi tôi nghĩ rằng, anh Na Sơn đang nói một cách nghiêm túc với sự tự do ngôn luận của anh ấy.

Tôi gặp anh Na Sơn kể từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược mùa hè năm 2011 tại Hà Nội. Trong những ngày tháng đó, tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều nhà báo tên tuổi ở Việt Nam như Mai Kỳ, Đoan Trang, Hoàng Đình Nam... hay những người như kiến trúc sư Chu Kim Đức, kỹ sư Nguyễn Quang Thạch, luật sư Trịnh Hữu Long... và nhiều người thú vị khác nữa. Những hình ảnh ghi lại vào mùa hè năm đó còn lưu truyền mãi trên nhiều trang blog, Facebook và đó sợi dây vô hình gắn kết chúng tôi, những người đã bước chân xuống đường làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh dân sự cho đến tận bây giờ. Chúng tôi vẫn theo dõi từng bước đi của nhau, dù có thể không cùng sinh hoạt chung trong một nhóm nữa. Thế rồi theo thời gian, tôi dần khám phá ra ai là ai trong đám đông ngày ấy.

Anh Na Sơn tên thật là Nguyễn Quang Sơn, sinh năm 1974. Về nghệ danh Na Sơn, như anh ấy từng chia sẻ, anh ấy thích ăn na và yêu nhiếp ảnh. Cũng như nhiều nghệ sỹ, nhà báo khác như Na Dũng, Na Chính, anh Sơn lấy chữ NA là viết tắt của hai từ Nhiếp Ảnh.

Nếu xét theo tiêu chuẩn Việt Nam, một người làm việc liên tục cho một cơ quan báo chí thì mới được cấp thẻ thì anh Na Sơn chả bao giờ là nhà báo cả. Việc anh phát ngôn, mình làm việc cho hãng thông tấn AP của Mỹ chỉ là sự ngộ nhận. Thực chất, AP có dùng anh Na Sơn với tư cách cộng tác viên (stringer) vụ việc. Khi họ cần cái ảnh nào thì họ có thể gọi Na Sơn. Điều này ai cũng có thể làm được và AP có thể làm với bất kỳ ai. Tìm kiếm trên hệ thống của AP thì có thể thấy, anh Sơn cộng tác với AP một năm đôi lần sau khi hãng AP không tiếp tục duy trì một vị trí phóng viên ảnh chính thức tại Hà Nội. Anh cũng viết bài, gửi ảnh cho nhiều nơi trong và ngoài nước. Vì thế, nếu anh Sơn nhân danh của chính bản thân mình và tự do cộng tác hay làm việc cho các cơ quan báo chí thì đúng hơn là nhân danh làm việc cho hãng thông tấn hàng đầu thế giới AP.

Ở nước ngoài, khi xảy ra những vấn đề gì đó, anh Na Sơn thích xuất hiện ở đó và đưa lên Facebook những status ỡm ờ kiểu như anh được hãng AP cử đi như sự kiện siêu bão Haiyan ở Philippines năm 2013, hay bầu cử ở Miến Điện năm 2010. Còn ở Việt Nam, thực chất là khi có việc gì cần, hãng AP đăng ký với chính quyền Việt Nam để thu xếp cho anh Na Sơn được tác nghiệp. Anh ấy được tự do tác nghiệp trong sự kiện mà đã được chính quyền tổ chức và cho phép.

Xét ở góc độ của sự dấn thân để làm chứng cho sự thật của một nhà báo, anh Na Sơn đã có mặt ở đâu? Đã có ảnh nào?

Có lẽ sự kiện nhạy cảm nhất anh Na Sơn dám có mặt là liên quan đến những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc từ mùa hè năm 2011. Nhưng những ngày mà anh Na Sơn có mặt thì nó như những cuộc dạo chơi mà ai cũng có thể có mặt như nhà báo công an Hoàng Minh Trí, kiến trúc sư Chu Kim Đức, họa sỹ Quảng Hà hay nhà báo lão làng Nguyễn Trí Dũng. Những ngày mà chính quyền cấm đoán để rồi nhiều nhà báo như Đinh Trần Trung Hậu (AP), Lại Thị Thanh Bình (Asahi Shimbun), Trần Văn Vinh (NHK), Trần Thị Minh Hà (AFP), Hoàng Đình Nam (AFP) phải xông pha, thậm chí bị bắt về Lộc Hà thì người ta đâu thấy anh Na Sơn có mặt.

Phải chăng điều đó được anh ta gọi là khôn?

Tôi đã quay video được việc anh Na Sơn cụp máy xuống lảng đi khi thấy bóng dáng xe bus an ninh đi bắt người biểu tình trên đường Tràng Thi ngày 9 tháng 12 năm 2012. Lúc về nhà xem lại video thì mới hiểu được anh ấy “khôn” như thế nào.

Tôi dám chắc, kể cả chế độ hà khắc về kiểm duyệt báo chí như Bắc Triều Tiên thì không nhà độc tài nào cấm chụp chim, hoa, cá, gái như Na Sơn vẫn chụp. Thử hỏi Na Sơn đã bao giờ có mặt ở nơi xung đột với nhà cầm quyền chưa? Đã bao giờ Na Sơn chụp ảnh để bênh vực cho những kẻ yếu đuối, thiệt thòi chưa? Đã bao giờ Na Sơn có mặt ở chỗ thu hồi đất hay căng thẳng như Ben Stocking đến Nhà Chung chưa? Đã bao giờ Na Sơn đến chỗ cưỡng chế đất như Frank Zeller (AFP) hay Bill Hayton (BBC) trốn chui chốn lủi ở phố Nguyễn Quý Đức để tránh công an chưa?

Xét với tư cách nhà báo Việt Nam, Na Sơn đã bao giờ vào chỗ buôn lậu như Thế Dũng (Người Lao Động) chưa? Đã vào chỗ cưỡng chế Văn Giang như Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm chưa? Đã bao giờ vào Xuy Xá, Mỹ Đức như Nguyễn Duy Long và Trần Văn Dương (VTC16) chưa?

Đúng là anh ta tự do. Anh ta có thể tự do đổ lỗi cho Báo Tuổi Trẻ về việc anh ta phải đền tiền bộ áo giáp chống đạn trong chuyến đu theo phóng viên Uyên Ly đi Lebanon năm 2009, trong khi anh ta không hề phải bỏ ra xu nào. Anh ta được tự do nhận mình là người của hãng AP khi mà anh ta chỉ là một người cộng tác. Anh ta tự do post ảnh một người bạn với cô bạn gái cũ đúng ngày anh bạn này cưới vợ. Anh ta tự do lên Facebook quy chụp người đấu tranh dân chủ là cơ hội, là lưu manh. Một người nhận điều không phải của mình và đặt điều xấu xa cho người khác như anh ta mới chính là kẻ lưu manh cơ hội. Còn nhiều điều nữa về đời tư cá nhân Na Sơn mà rất nhiều bậc đàn anh báo chí lão làng Việt Nam biết cả, nhưng tôi không thèm nhắc tới làm gì.

Có một điều lạ là tại sao BBC lại phỏng vấn anh ta trong tư cách một nhà báo nói về tự do ở Việt Nam.

Anh ta có thực sự là điển hình của một nhà báo đang hành nghề ở Việt Nam, đang dấn thân làm chứng cho công lý và sự thật? hay chỉ là một kẻ cầm máy chụp ảnh kiếm tiền? Anh ta có là người đang dấn thân thúc đẩy thông tin tiến bộ?

Phải chăng cô Hạnh Ly, em cô Uyên Ly không còn ai khác để hoàn thành bài viết?

Phải chăng Hạnh Ly nói riêng và BBC nói chung quá ngây thơ và hồn nhiên một cách hoang dã khi đưa phỏng vấn này lên?

Hay BBC đang lobby để có thể mở văn phòng tại Việt Nam?

Hay BBC đang lobby để chính quyền không cấm nhập cảnh cho những nhân sự của mình vào Việt Nam?

Dẫu thế nào thì cuộc đấu tranh cho các quyền dân chủ tự do cơ bản của con người ở Việt Nam vẫn diễn ra, cho dù Na Sơn có nói gì. Sự thật vẫn là sự thật. Sự thật sẽ giải phóng mọi người.

29 nhận xét:

  1. A, cái này mình biết rồi. Nó có tên gọi là ghen ăn tức ở đây mà. Chuyện xưa như diễm. Keke

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Lân Thắng cạnh tranh không lành mạnh. Không được thì nói xấu người ta là tính cách rất tiểu nhân. Trí thức chân chính không như vậy.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta không nên để BBC đưa nhân sự của họ vào Việt Nam vì việc đó khác gì tạo điều kiện để họ làm tiếp những công việc bẩn bựa mà lâu nay họ vẫn thường làm, tung tin thiếu sự thật kích động lôi kéo người việt nam chống lại Việt Nam. không thể chấp nhận được những gì mà đài này đã làm.

    Trả lờiXóa
  4. Thằng Thắng này như đàn bà. Vạch vòi kiểu con cá lá rau, như mấy mụ hàng cá người chợ buôn chuyện nói xấu nhau.

    Trả lờiXóa
  5. Sao bấy lâu Thắng không nói chuyện của Na Sơn, bây giờ mới đưa ra? Mục đích gì đây? Phô quá!

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Mình không quen biết Na Sơn, những cách Lân Thắng nói về Na Sơn thì không hay lắm. Lân Thắng có vẻ cố gắng vẽ hình ảnh Na Sơn hèn nhát, bất tài...

    Trả lờiXóa
  8. Thằng cu Lân Thắng càng ngày càng ngu! Nói xấu thằng Na Sơn thì được cái gì?

    Trả lờiXóa
  9. Không phải bây giờ nó mới ngu, mà nó ngu lâu rồi. Cả nhà nó lầm khoa học làm trí thức thig nó êngx ương mà chỉ lo bố vợ chê

    Trả lờiXóa
  10. Nói thật. Thằng cu Lân Thắng này mình nhìn theo tướng số mà nói nhìn hãm không tả được. Xin lỗi các cụ dòng họ NguyễnLân. Nhưng thằng này chắc quái thai của dòng họ

    Trả lờiXóa
  11. Không ngờ Nguyễn Lân Thắng như thế này. Chẹp, đúng là gần mực thì đen. Từ ngày đi theo nhóm zân chủ nó cứ như thằng thần kinh nhẹ!

    Trả lờiXóa
  12. Mắt choắt, trông không có hậu. Hóa ra đúng là thật.
    Ai đời đàn ông mà chưa đặt đít đã đặt mồm!

    Trả lờiXóa
  13. Đúng là Nguyễn Lân Thắng chuối cả nải rồi.

    Trả lờiXóa
  14. Yahoo,com11:28 12/4/14

    Ngày 09/12/2012, Hồ Quang Lợi, trưởng Ban Tuyên Giáo Thành ủy Hà Nội tại Hội Nghị Tuyên Giáo Toàn Quốc cho hay Hà Nội đã thành lập một đội ngũ “tuyên truyền miệng” với 900 “dư luận viên”, “tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet, mở hơn 400 tài khoản trên mạng”. Ông Lợi nói: “DLV tham gia bút chiến trên internet chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”.

    Cho tới nay thành phố Hà Nội đã tổ chức được 900 dư luận viên trên toàn thành phố làm tuyên truyền miệng. Đây là nhóm chuyên gia "đấu tranh trực diện trên mạng Internet, tham gia bút chiến trên Internet". Đến nay, thành phố đã xây dựng được 19 trang tin điện tử, hơn 400 tài khoản trên mạng.[32]
    Tỉnh Quảng Ninh thì đã có đề án tổ chức mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội công khai, ổn định với số lượng: Cấp tỉnh có từ 40 đến 60 người, cấp huyện từ 10 đến 15 người, cấp xã từ 5 đến 10 người, đảng bộ và chi bộ trực thuộc đảng bộ cấp huyện có từ 3 đến 5 người.[33].
    Thành phố Hồ Chí Minh thì không cho biết con số là bao nhiêu người, nhưng đã tuyên bố là sẽ phụ cấp 0,3 mức lương cho các cộng tác viên này[34].
    Năm 2013, ở Việt Nam hiện nay có gần 80.000 tuyên truyền viên miệng

    Đọc tin đủ biết Việt nam hiện nay số bò thất nghiệp đang gặm cỏ nhai lại để sống rất nhiều....

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh11:42 12/4/14

    Bạn nặc danh có nick Yahoo,com

    Đừng bình luận kiểu này, không có tác dụng đâu.
    Thay vì làm bẩn trang, bạn hãy bình luận vào nội dung của bài đi.
    Chúng toi hoan nghênh cả các ý kiến trái chiều về nội dung của bài.
    Bạn đừng bình những nội dung không liên quan như thế nữa, nó sẽ bị xóa, Và bạn biết như thế là làm mất việc của chúng tôi chứ?

    Trả lờiXóa
  16. lính 35618:23 12/4/14

    Thực chất thằng Thắng này chưa bao giờ là trí thức, xem cách nó viết mới thấy ngu.

    Trả lờiXóa
  17. một sự sỉ nhục đối với dòng họ Nguyễn Lân

    Trả lờiXóa
  18. thật sự là "đẻ con khôn mát lờ...n rười rượi, đẻ con dại thảm hại cái lờ...n"! đúng là bôi tro chát cháu vào mặt văn võ bá quan

    Trả lờiXóa
  19. Lại một người nữa làm ô danh dòng họ. Thật thương xót, thông cảm cho dòng họ Nguyễn Lân danh giá, hy vọng dòng họ Nguyễn Lân sẽ sớm có biện pháp nhắc nhở, giáo dục để không bị đến lúc như dòng họ Cù Huy.

    Trả lờiXóa
  20. Nguyễn Lân Thắng quả là một người háo danh, ngày càng thể hiện động cơ, mục đích "hoạt động dân chủ" vì tiền và muốn nổi tiếng. Đúng là trong bàn tay cũng có ngón dài, ngón ngắn, thật thương xót cho dòng họ Nguyễn Lân lại có một hạn sạn như thế này.

    Trả lờiXóa
  21. thằng này vẫn chưa ngồi tù a?

    Trả lờiXóa
  22. tưởng thằng này lên chức bố thì trưởng thành hơn ai ngờ còn tệ hơn trước.

    Trả lờiXóa
  23. thất vọng vì Lân Thắng quá.

    Trả lờiXóa
  24. tưởng ai, hóa ra lại là thằng con trời đánh của dòng họ Nguyễn Lân! trong cái đám rận chủ lâu nhâu hiện nay cũng phân ra dăm ba loại, với những dạng như Nguyễn Lân Thắng được chúng rận gọi là "zân chủ bố đời", cạy có tý kinh nghiệm trong giới rận nên thằng nào cũng dưới trướng tao hết

    Trả lờiXóa
  25. Minh Anh@: nhất là lại được khoác trên mình bộ cánh lộng lẫy con cháu dòng họ danh giá Nguyễn Lân, nhưng đó cũng là nỗi sỉ nhục với dòng họ

    Trả lờiXóa
  26. ồ a Lân Thắng đang thể hiện đúng theo kiểu tự do ngôn luận của a ấy đây mà, ko vừa lòng với việc mình ko được đăng tin nên "tự do" nói ra suy nghĩ của mình để thỏa lòng, thể hiện tâm tư nguyện vọng đấy. Thật là hài hước, chỉ vì 1 bài báo không được đăng mà tại phải viết kiểu "tâm thư" thế này, đúng là sỉ nhục không hề nhẹ đối với dòng họ Nguyễn Lân.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog