Khoai@: Đây chỉ là quan điểm của ông Trương đình Tuyển, nguyên Bộ Trưởng Bộ Thương Mại
Ông Trương Đình Tuyển phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân - Ảnh: CK.
“Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.
Đọc thêm:
1.Xã hội dân sự là cái gì?2.Xã hội dân sự trong chính sách đối ngoại thúc đẩy dân chủ của Mỹ và phương Tây.
Rất ngắn gọn, song ý kiến phát biểu của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng tại ngày làm việc thứ hai (29/4) của Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2014, diễn ra tại Hạ Long (Quảng Ninh), với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế.
Theo ông Tuyển, thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải bao gồm thị trường, nhà nước và xã hội dân sự.
“Hiện nay ta đang cấm kỵ dùng cụm từ xã hội dân sự, tôi đồ rằng chúng ta kỵ cụm từ này cũng như từng kỵ thể chế kinh tế thị trường vì coi đó là cấu trúc kinh tế của kinh tế tư bản. Và bây giờ mình đang coi xã hội dân sự là sản phẩm của nền chính trị tư sản. Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói.
Vẫn theo nguyên Bộ trưởng, thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người. Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự.
“Nếu xã hội dân sự có thể tham gia xây dựng chính sách, phản biện chính sách và giám sát quá trình thực hiện thì nó sẽ hỗ trợ khắc phục những hạn chế của thị trường và sự quan liêu của nhà nước”, ông Tuyển khẳng định sự cần thiết thừa nhận xã hội dân sự.
Kiến nghị các giải pháp đẩy nhanh cải cách thể chế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá đề nghị nhanh chóng ban hành luật về biểu tình và ban hành luật về xã hội dân sự, bởi theo ông, đó là quyền của dân, không có gì phải e ngại.
Cũng đề cập đến vai trò của xã hội dân sự trong phát biểu của ông Tuyển, chuyên gia Phạm Chi Lan đề nghị Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe tiếng nói thực sự của dân.
“Đại biểu tiếp xúc cử tri còn hình thức lắm, tôi 72 tuổi mà chưa một lần được đi tiếp xúc với đại biểu tôi bầu với tư cách là cử tri bình thường. Trong số các vị do chính mình bầu ra đến nay tôi cũng chỉ nhớ tên một vi, còn các vị khác hoàn toàn không nhớ gì cả”, bà Lan nói.
Bên lề Diễn đàn, một số ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng xã hội dân sự Việt Nam đã phát triển và cần phải chấp nhận nó. Các tổ chức xã hội cần được trao quyền tham gia xây dựng, phản biện, giám sát thực thi chính sách và cho họ cả cái quyền được tham gia tố tụng tại tòa án. “Nếu được trao quyền và có khung khổ pháp luật thì tự họ phải hoạt động nghiêm túc”, ông Doanh nhìn nhận.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, một xã hội kém phát triển như Việt Nam thì sự tham gia của xã hội dân sự vào cải cách thể chế là chưa thực sự phù hợp.
hoan hô thì cũng phải cho cái tên chứ, hoan hô suông vậy ai thèm nghe ý kiến, hơn nữa ít nhiều thì cũng đưa ra một vài dẫn chứng để người đọc còn biết về nhận thức lùn hay thấp của bạn,chứ cứ cầm nắm cát ném bụi tre thế thì chẳng mấy chốc mặt đầy bụi đó
Trả lờiXóaMột xã hội bền vững là một xã hội biết tôn trọng ý kiến đa chiều, từ những ý kiến đa chiều đó, những chắt lọc để thu nhận và thực hiện theo tôn chỉ vì lợi ích cộng đồng vì lợi ích quốc gia và dân tộc. Các nhà hoạch định chính sách không phân biệt đảng phái, không phân biệt tôn giáo, không phân biệt tầng lớp giai cấp đều được tuyển chọn và phân công công việc , nhiệm vụ theo đúng phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn. Từng tế bào của cả xã hội đều tham gia cả quá trình đồng hoá và dị hoá nhằm đặt cơ thể xã hội trong trạng thái phát triển tự nhiên hài hoà, cân bằng, tạo cho cơ thể xã hội phát triển lành mạnh. Đó chính là một xã hội dân sự.
Trả lờiXóa