LTS:Tiểu luận của Nhã Thuyên về thơ "dơ",thơ "rác".. . thì không đáng nói đến. Nhưng vấn đề rất nghiêm trọng là quan điểm đào tạo sai lầm. Kỳ này nói về luận văn của Nhã Thuyên. Các kỳ tới nói rõ sai lầm có hệ thống ở bộ môn Văn học Hiện đại Việt Nam khoa Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội.
Thế là gần hai mươi năm qua Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình vẫn giữ quan niệm văn học sai lầm mà vẫn trở thành PGS-TS-Nhà giáo ưu tú - Tổ trưởng tổ văn học hiện đại Việt Nam để hướng dẫn nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan (tức Nhã Thuyên) hoàn thành luận văn Thạc sĩ “VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ: THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA” đạt kết quả xuất sắc với điểm 10 tuyệt đối. Đây là một chương hài hước đặc sắc nhất trong lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội.
Lời cảm ơn của tác giả Luận văn (từ đây xin viết tắt LV) nói lên phần nào tinh thần Umour ấy.
Tôi muốn bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình, người hướng dẫn luôn sẵn lòng cởi mở đón nhận những ý kiến đa dạng về các hiện tượng đương đại.
Cảm ơn Tiến sĩ Võ Văn Nhơn, Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy, những người không ngần ngại chia sẻ tư liệu và trao đổi. Cảm ơn Thạc sĩ Trần Ngọc Hiếu vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quý báu... (và nhiều người khác).
Nội dung của Luận văn đãđược đưa vào tiểu luận Những tiếng nói ngầm, có đôi chút khác nhau chỉ là sự trau chuốt, thêm Lời ngỏ và cắt tỉa những chỗ quá khiêu khích trắng trợn mà chúng tôi sẽ phân tích sau.
Vấn đề rất quan trọng ở đây là sự khác nhau giữa Luận văn và tiểu luận. Một tác giả tự do đăng tải trên mạng. Các cư dân mạng có thể tiếp nhận ở những mức độ khác nhau, có thể người ta không đọc, có thể được tán thưởng, có thể bị phản đối một cách quyết liệt, như hồi ký của một vị giáo sư cách đây mấy năm.
Nhưng một Luận văn cao học trong một cơ sở đào tạo của Nhà nước thì có tính pháp quy. Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học trọng điểm của quốc gia, tính pháp quy của Luận văn càng phải chặt chẽ. Luận văn phải lưu ở thư viện quốc gia, là tài liệu chính thức cho người nghiên cứu, tham khảo. Tác giả Luận văn lại là người giảng dạy, trực tiếp đứng lớp thì học trò phải học theo. Vì thế cần phải vạch rõ tính chất nguy hại của Luận văn này.
Ngay trong tên của Luận văn, thì góc nhìn văn hóa ở đây là góc nhìn nào? Thuộc về một thứ văn hóa nào? Nó vừa mập mờ che mắt người đọc, vừa ngầm chứa một ý tưởng xấu. Thông thường người ta hiểu từ Văn hóa là hay là tốt, là đúng... nhưng đọc vào nội dung mới thấy góc nhìn của Luận văn là góc nhìn phản văn hóa. Hãy xem Lý do chọn đề tài của tác giả Luận văn:
Nếu coi văn hóa là một chỉnh thể, thì cái chỉnh thể này, bất kể không gian hay thời gian, luôn bao gồm cái hiện diện và cái vắng mặt, dòng chính (mainstream) và dòng ngầm (underground). Theo đó, dòng chính thường được coi như là trung tâm, là hệ quy chuẩn cho những định giá trong tiếp nhận, cũng có nghĩa nó mang quyền năng chi phối và tác động, quyền năng hình thành quy phạm, hình thành thiết chế. Tuy nhiên, luôn luôn xảy ra quá trình giải quy phạm và phá hủy thiết chế, nhất là khi thiết chế đó bộc lộ sự xơ cứng và bảo thủ, diễn ra ngay trong dòng chính như một quy luật của vận động. Và không khó hiểu, ở những thời điểm khủng hoảng, những cuộc cách mạng/khởi loạn thường xảy ra. (Luận văn - trang 3) Vâng! Nhưng không phải hầm bà lằng, tạp pí lù đâu!
Và đây nữa, là “văn hóa” khi nhận xét, bình luận các hiện tượng văn học:
Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai như những kẻ mua vui nhàn rỗi cho quần chúng bằng thơ tiếu lâm. Nguyễn kết thúc thời kỳ anh hùng bằng việc trộn lẫn hư cấu và lịch sử, nhưng vẫn kỳ vọng vào sự thay đổi và “quyền được nói sự thật”, và cuộc chiến đấu của Nguyễn vẫn là cuộc chiến đấu với một ý thức hệ bao trùm. Các nhà thơ “phản kháng” trong bối cảnh hậu đổi mới như Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Phan Bá Thọ, Mở Miệng, hay nhiều nhà thơ khác xuất bản trên Tiền Vệ hay Damau, thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn về bối cảnh. Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng. Họ không thể gây hấn chỉ bằng cách nỗ lực nói sự thật, vì niềm tin vào sự thật cũng không còn. (Luận văn - trang 31)
Và đây có thể xem là mục tiêu “văn hóa” của Luận văn, khi định giá trị của cái ngoại vi, cái khác (other), cái bên lề:
Cái bên lề xuất hiện đòi làm cách mạnh khi cái trung tâm trở nên cỗi già. Quá trình kết tụ sức mạnh thành dòng ngầm của những cái bên lề và “gây hấn” ở những thời điểm cách mạng không phải là một thuộc tính văn chương, mà là một hiện tượng phổ biến và nằm trong bản chất của vận động, do đó, cũng là một hiện tượng vận động có tính quy luật của lịch sử văn học, ở bất kỳ thời gian, không gian, trong bất kỳ thể chế nào, mọi thời đại, mọi quốc gia, lãnh thổ. Nó luôn là biểu hiện của một nỗ lực tìm kiếm ý thức văn hóa mới có tính chất thay thế, làm đối tượng với cái đang trở nên già cỗi, mòn sáo và chuyên chế. (Luận văn - trang 25)
VẤN ĐỀ Ở KHOA VĂN ĐHSP HÀ NỘI
Một luận văn kích động sự phản kháng và chống đối
CHU GIANG
(Xem từ số 256)
Mặc dù Luận văn trưng bày nhiều lý thuyết của nước ngoài làm cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu như khái niệm LỀ (margin) hay SAMIZDAT (tự xuất bản), tựu trung chỉ để khẳng định, đề cao thực hành thơ của nhóm MỞ MIỆNG. Và đây là sự đánh giá của Luận văn về sự giải phóng ngôn ngữ, về “hai thứ taboo vào loại lớn nhất, nguy hiểm nhất trong các xã hội Việt Nam là Nói Tục và Chính Trị thì đều được các nhà thơ MỞ MIỆNG và những người đồng ý hướng xuyên thủng” (Luận văn - trang 66). Và được tác giả hết lời ca ngợi:
Hiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ. Xin đọc một đoạn:
“nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy [...] Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức. Mười năm qua, tôi bị 3 lần bồ đá, bị một lần vợ sang ngang & tôi buộc phải trở thành một kẻ chỉ Đụ cát. Không biết bao nhiêu lần tôi nằm sấp trên cát, mắt lim dim dịu dàng nhìn mặt trời mọc. Nhìn một hồi tôi thấy có sự chuyển dịch từ đỏ sang đen. Nó không còn là một quầng sáng đỏ lấp lánh, nó biến thành một lỗ đen lung linh & ám ảnh. Máu trong người tôi bắt đầu tăng tốc & lượng hồng cầu ưu tú nhất hối hả dồn xuống đan điền. Cặc tôi ấm và cứng. Cặc tôi rưng rưng. Cặc tôi mừng húm. Tay tôi bấu xuống cát, bụng tôi áp xuống cát, miệng tôi há hốc vì cát & mông tôi xoay”(Luận văn - trang 67).
Xin lỗi bạn đọc, nhưng cần phải tiếp cận đúng nội dung văn bản để hiểu được tư tưởng của Luận văn, cũng nhưgóc nhìn văn hóa của người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận án. Thà nói thẳng ra một lần rồi thôi để không phải tranh đi cãi lại. Đây lại là Luận văn có tính pháp quy, không được trích dẫn sai lệch và lại cũng phải dân chủ, để đông đảo bạn đọc, các bậc phụ huynh của sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội biết được các thầy giáo, cô giáo, những người tham gia giảng dạy và đào tạo cho nhà trường, đang giảng dạy, đào tạo con em họ như thế nào.
Nhã Thuyên cũng tán thưởng thi pháp giễu nhại, chế tác - xem là “Thái độ hủy diệt mọi thành tựu quá khứ này tiếp tục cái gọi là tính chất lật đổ, đầy nhạo báng, một cách có ý thức” (Luận văn - trang 91). Xin dẫn ba trường hợp:
1. Hỏi đáp có thưởng
Tôi hỏi đất: - Đất sống với đất như thế nào?
- chúng tôi tôi cao nhau [heo]
Tôi hỏi nước...
Tôi hỏi thỉnh:
- thỉnh sống với thỉnh như thế nào?
[ôi dào!]
Tôi hỏi người:
- thỉnh sống với người như thế nào?
[ôi dào!]
Tôi hỏi người:
- thỉnh sống với người như thế nào?
[ôi dào!]
Nguyên liệu: Hỏi của Hữu Thỉnh
(Luận văn - trang 93)
2. Chọn lựa của Văn Cao
Giữa sự sống và sự chết
Ông chọn sự sống
Để bảo vệ sự sống
Ông chọn sự chết
Thế là hết [the end)
Nguyên liệu: Chọn của Văn Cao
Bài thơ của Văn Cao, thường được đọc như một bi kịch của lựa chọn. Cái tâm trạng và sự lựa chọn bi kịch đó, một cách nghiêm túc, có thể coi như một khát vọng hướng thượng, mọi thứ mĩ học sự sống. Tuy nhiên, cái bi khi bị đẩy vào tình trạng nghiêm trang cũng có thể làm nảy ra cái hài, và Bùi Chát phát hiện ra nghịch lý hài hước đó. Không phải Bùi Chát muốn tấn công một nhà thơ lớn, mà anh muốn nhạo báng lý tưởng, cái lý tưởng hướng thượng vốn chẳng dễ dàng gì được thực hiện trong cuộc đời trần tục, cũng chẳng dễ dàng có được trong thời đại mất lý tưởng - lý tưởng trở thành một thứ “từ ngữ” nghiêm trọng mà thơ ca có lẽ cần giải bỏ. Kết tinh trong từ “lý tưởng” đó, là cả một quá khứ đau thương, hào hùng, đầy bi kịch của dân tộc, mà cái kết cục vừa bi thảm vừa hài hước: thế là hết. Như một bộ phim, một vở kịch phi lý. Mấy chữ “thế là hết” (the end) cũng có thể được đọc như một bình luận tương tác của người xem với vở kịch nghiêm trang này (Luận văn - trang 92).
3. Giễu nhại Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tập bài thơ một vần của Bùi Chát, mặc dù là thơ tự do, nhưng tính chất một vần nằm ở từ khóa cộng sản. Bùi Chát lật đổ các slogan xã hội, các ảo tưởng được đóng đinh trong ngôn ngữ ý thức hệ. Chẳng hạn:
Đường Kách Mệnh
Đi một ngày đàng, học [hành] một giường khôn
Con đường nối những con đường
Dẫn tới các nhà thương
Ngồi một mình
Em nói như mưa
Thì tại sao chúng ta không lên giường
Để đào những cái mương
Giữ mãi lời thề xưa
Đường Kách Mệnh: một tác phẩm của cố Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh, tập hợp các bài giảng tại lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội, được xuất bản 1927.
Chú thích của tác giả (Luận văn - trang 71)
Chế tác, giễu nhại nơi vỉa hè quán xá là chuyện thông thường. Bịt miệng vò miệng chĩnh không bịt được miệng thế gian. Người hiểu biết họ tránh xa. Người vô minh xúm lại. Nhưng chế tác, giễu nhại chính thức trên sách báo, thành văn bản, xã hội hóa lại là chuyện khác, quan hệ đến luật pháp. Chân dung nhà văn của Xuân Sách là một ví dụ mà chúng tôi đã đề cập trong Luận chiến văn chương - Q.2, NXB Văn Học 2012. Nay không nhắc lại.
Nhưng giễu nhại Chủ tịch Hồ Chí Minh, một con người: Tôi không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là Đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được Độc lập, thống nhất, dân chủ.
Bao giờ đạt được mục đích đó tôi sẽ trở về làm một người công dân du sơn ngạo thủy, đọc sách làm vườn.(Trả lời một nhà báo nước ngoài - Paris 1946)
(Xem VN TP. Hồ Chí Minh, số 196, ngày 5-4-2012, trang 2)
Giễu nhại một con người như thế là một việc làm vô đạo, thất đức, bất nhân, bất nghĩa. Người dân thường ít chữ nghĩa cũng không bao giờ làm thế. Nếu đồng thanh tán thưởng một Luận văn như thế, tôi không hiểu văn hóa của người hướng dẫn khoa học, của Hội đồng chấm luận án, của những người đọc, trao đổi, giúp đỡ tài liệu, khích lệ việc làm này là văn hóa gì, thuộc về một thứ văn hóa nào? Và tại sao nó lại có thể tồn tại và ngang nhiên hoạt động trong trung tâm sư phạm trọng điểm của quốc gia như vậy?
Chỉ riêng sự giễu nhại này cũng đủ lý do để hủy bỏ Luận văn của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thoan. Luận văn này vi phạm nhiều điều của Luật xuất bản. Vì vậy chúng tôi cấp thời đề nghị phải lập tức đình chỉ việc giảng dạy của cô giáo Nhã Thuyên - dù là giảng dạy hợp đồng. Đồng thời hủy bỏ Luận văn, hủy bỏ học vị Thạc sĩ của tác giả Luận văn, xem xét lại tư cách của người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Nguyễn Thị Bình và trách nhiệm của Hội đồng chấm Luận văn này. Không thể để tiêm nhiễm vào các nhà giáo tương lai một thứ văn hóa phản nhân văn, bất nhân bất nghĩa như thế.
Chúng tôi muốn góp ý với các bạn đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học và nhà văn Văn Giá - Trưởng khoa Lý luận - phê bình văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên Hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên - người đã đọc bản thảo Những tiếng nói ngầm cho Nhã Thuyên - rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này - do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập – đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn là lập lờ hai mặt như vị thầy của các bạn: Vẫn ca ngợi, kính phục Dương Thu Hương: người phụ nữ một mình chống lại cả một Nhà nước - nhưng mà giải thưởng, chức danh Nhà nước ấy trao cho vẫn vui vẻ nhận, lại còn thắp hương khấn vái xin cho được nữa. Cũng mong Ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng để ĐHSP Hà Nội thành ra một Trung tâm Hài hước như thế.
Kỳ sau:
VĂN SƯ TỬ VÀ VĂN CẦY CÁO
Tôi cũng là một cô giáo, đồng thời cũng là một tác giả, độc giả thường xuyên của một số báo. Vụ luận văn của NT tôi đã được đọc nhiều nhưng chi được đọc những lời phê bình (và trích dẫn ít ỏi). Tuy vậy, đọc đến đâu, tôi thấy giận đến đấy. Và không thể tưởng tượng một hội đồng thẩm định, có cả những vị giáo sư, tiến sĩ tôi vẫn thầm ngưỡng mộ lại là những người ủng hộ (nếu không nói là tụng ca) bản luận văn này. Tôi ko thể chấp nhận. Ông Văn Giá đã từng lên lớp trong nhiều tiết học của chúng tôi, tuy đã có những lúc bốc đồng mà phát biểu những câu khó nghe như lúc phân tích một câu thơ hay ông nói đó là phút thăn hoa của nhà thơ "đấy là lúc nhà
Trả lờiXóathơ đang xuất tinh đấy!"...Trở lại vấn đề luận văn của NT, tôi cũng rất đồng ý với tác giả và rất nhiều người đề nghị thu hồi tấm bằng thạc sĩ của 1 cô giáo (thực tế là giáo giở khi giễu nhại Đảng, Bác), cũng rất đồng lòng khi Trường ĐHSP1 HN "cho" Nguyễn Thị Bình về hưu sớm. 1 trung tâm đào tạo các thầy cô giáo tương lai ko thể để lọt một con sâu như vậy.
Tôi cũng rất đồng ý với ý kiến của bạn Nặc danh. Đề nghị bạn Tre làng post lên toàn bộ luận văn của NT (nếu có thể).
Trả lờiXóaBạn Nặc danh:
Trả lờiXóaBằng cấp và trình độ (nhân vụ việc của Nhã Thuyên)
Quan điểm của Baron là không đề cập đến vấn đề chánhchị-chánhem trong bài viết lẫn chém gió. Những vấn đề Baron nêu mang tính phản biện xã hội, đề cao người tốt việc tốt, phê phán cái ác, cái xấu đang hoành hành trong xã hội. Mong muốn xã hội ngày một phát triển, ngày một tốt đẹp.
Tuy nhiên, vụ việc này có liên quan đến vấn đề giáo dục và học thuật, nên có dăm lời vậy.
(1). Khi một học viên cao học đã được Hội đồng khoa học thông qua đề cương đề tài nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ, nghĩa là những vấn đề về học thuật của đề tài đã được chấp nhận về tính khoa học, tính mới trong một luận văn thạc sỹ.
(2). Khi học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ của ngành, nghĩa là các nhà giáo, nhà khoa học đã đồng ý luận văn đạt yêu cầu về nội dung và chất lượng nghiên cứu khoa học. Và người bảo vệ đã được công nhận có học vị thạc sỹ.
(3). Mặc dù xã hội hiện tại, tiến sỹ nhiều như lợn con, thạc sỹ nhiều như quân Nguyên. Nhưng quyết định của Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ là quyết định cao nhất về vấn đề học thuật, được nhà nước công nhận và bảo hộ.
(4). Cho dù vì lý do gì, thì một luận văn thạc sỹ đã được Hội đồng chấm luận văn thông qua, và nhà trường có quyết định cấp bằng thạc sỹ cho học viên, nghĩa là học viên luôn đúng. Nếu sai, là lỗi của Hội đồng chấm luận văn. Và dĩ nhiên, Hội đồng chuấn luận văn thạc sỹ là những nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, có học hàm học vị, thay mặt Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện công tác đánh giá và kiểm định kết quả nghiên cứu của học viên, kiến nghị nhà trường (thay mặt Bộ Giáo dục và đào tạo) công nhận và cấp bằng cho học viên.
(5). Trong một xã hội háo danh và háo bằng cấp, thật giả trắng đen lẫn lộn. Thì giá trị của một tấm bằng thể hiện ở chỗ người được cấp bằng có xứng đáng với tấm bằng được cấp hay không. Điều đó thể hiện ở chỗ, người đạt được bằng cấp có sử dụng trình độ của tấm bằng đó trong nghiên cứu khoa học, trong việc áp dụng học thuật vào thực tiễn cuộc sống, có những sản phẩm nghiên cứu xứng đáng với trình độ của người được cấp bằng.
Trả lờiXóa(6). Baron đã từng viết một bài báo về chất lượng của thạc sỹ trong nền giáo dục của An-nam: "Thạc sỹ thất nghiệp - vì đâu nên nỗi". Bài báo đã được xuất bản trên Tuần Việt Nam và BBC Việt ngữ. Nội dung bài báo phân tích tại sao rất nhiều thạc sỹ của An-nam thất nghiệp. Và lý do chính là trình độ của người cấp bằng không tương đương với tấm bằng được cấp. Đây đang là một vấn nạn nhức nhối trong hoạt động đào tạo sau đại học của An-nam như chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận đã thừa nhận trước Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nhân lực về tính trạng bằng thật nhưng học giả.
(7). Thế nên, cho dù vì bất cứ lý do gì, cô Nhã Thuyên - người vừa bị trường ĐH Sư phạm Hà Nội ra quyết định thu hồi luận văn và không công nhận học vị thạc sỹ thì cô này vẫn xứng đáng là một thạc sỹ văn học. Bởi vì, cô Nhã Thuyên có thể sống bằng trí tuệ và kiến thức chuyên môn của tấm bằng thạc sỹ văn học, thông qua những sản phẩm chuyên môn cô đã công bố và được những người quan tâm đón nhận. Có nghĩa, trình độ chuyên môn của cô Nhã Thuyên khác một trời một vực với một cô thạc sỹ văn học loại giỏi ở Đà Nẵng - người được ông Nguyễn Bá Thanh (Trung ương ủy viên, Trưởng ban Nội chính trung ương) phê bút vào đơn xin việc, bởi vì cô này không thể xin được việc với tấm bằng thạc sỹ văn học loại giỏi, và phải chấp nhận đi làm công nhân thời vụ.
(8). Thế nên, giá trị tri thức của một con người không phải thể hiện qua tấm bằng, mà thể hiện qua trí tuệ và đẳng cấp chuyên môn. Vì thế việc không công nhận tấm bằng thạc sỹ không có nghĩa là cô ấy không đủ trình độ thạc sỹ.
(9). Nói thêm chuyện ngoài lề: Đọc một số trang mạng, đặc biệt là trang của bạn Xuân Diêm dúa có phê phán Ban Tuyên giáo TW viết sai từ “học vị” thành “học hàm”. Nói với các bạn này: Cổ nhân đã có câu, không ai nắm tay từ sáng đến tối. Việc nhầm lẫn này chẳng qua là những sai sót nhỏ (cho dù nó được thể hiện trong văn bản hành chính), chứ không thể hiện trình độ hay hiểu biết của người soạn thảo, người ký, vì điều này ai cũng biết.
Trả lờiXóaViệc cái bạn trong giới học thuật bới bèo ra bọ, dựa vào cái sai hơi ngớ ngẫn này để phê phán, chỉ trích, thậm chí chửi bới và mạt sát người khác không có nghĩa là các bạn giỏi giang hay hiểu biết. Mà ngược lại chỉ thể hiện các bạn nhỏ mọn và bần tiện, thậm chí ngu dốt. Các bạn hô hào đao to búa lớn về cải cách, về dân chủ. Nhưng thử hỏi, với bản chất nhỏ mọn và ti tiện ấy, các bạn làm được cái gì và hô hào được ai. Ngõ ngách tốt nhất đừng nên tý tách mặt đường. Thiên hạ có mắt cả đấy.
(Riêng bạn Xuân, nhắc bạn tự vấn lại lương tâm của mình, gần chục năm bạn cầm cái học vị thiến-xĩ của bạn, có bao nhiêu công trình nghiên cứu của bạn tương xứng với tấm bằng ấy? Hay bạn cũng chỉ là loại nghè giấy được sinh ra trong cái hỗn mang và nhố nhăng của nền giáo dục nát như tương bần của xứ An-nam).
(10). Định nói vài dòng, nhưng cứ lan man thành ra dài ngoằng. ghi nhận và rút kinh nghiệm. Hehe…
Bạn Thu Trần tham khảo ý kiến của Hoàng Ngọc Thúy Liên nhé.
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn đồng ý với những suy nghĩ của bạn Hoàng Ngọc Thúy Liên. Nếu được, chủ blog nên đăng toàn bộ nội dung luận văn của Đỗ Thị Thoan ( Nhã Thuyên). Tranh luận đúng sai, cần phải nghe hai bên mới biết rõ sự thật.
Trả lờiXóaHiếm có bài thơ nào sử dụng những chữ vốn bị cho là cấm kỵ tài tình và hấp dẫn đến thế, thẳng băng ngang hàng, không kêu gọi lật đổ, mà bản thân nó đầy sức mạnh lật đổ. Xin đọc một đoạn:
Trả lờiXóa“nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy [...] Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức. Mười năm qua, tôi bị 3 lần bồ đá, bị một lần vợ sang ngang & tôi buộc phải trở thành một kẻ chỉ Đụ cát. Không biết bao nhiêu lần tôi nằm sấp trên cát, mắt lim dim dịu dàng nhìn mặt trời mọc. Nhìn một hồi tôi thấy có sự chuyển dịch từ đỏ sang đen. Nó không còn là một quầng sáng đỏ lấp lánh, nó biến thành một lỗ đen lung linh & ám ảnh. Máu trong người tôi bắt đầu tăng tốc & lượng hồng cầu ưu tú nhất hối hả dồn xuống đan điền. Cặc tôi ấm và cứng. Cặc tôi rưng rưng. Cặc tôi mừng húm. Tay tôi bấu xuống cát, bụng tôi áp xuống cát, miệng tôi há hốc vì cát & mông tôi xoay”(Luận văn - trang 67)...
Chưa nói đến việc giễu nhại Bác Hồ, chỉ cần 1 trích đoạn luận văn như vậy, tôi khẳng định 100% rằng, bạn huynhthaison và Hoàng NGọc Thúy Liên không và không bao giờ dạy cho các con, em, cháu của bạn học theo loiis lập luận "văn chương" như vậy. Đồng tình rằng hiện nay rất nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp nhưng không đồng nghĩa rằng tất cả họ đều là dốt nát và không giỏi băng Nhã Thuyên. Bạn đừng cho rằng mới chỉ là một GV hợp đồng của ĐHSP là một người có trí tuệ hơn hẳn hàng ngàn cửa nhân, thạc sĩ đang thất nghiệp kia. Cứ cho rằng NT có trí tuệ (khi tụng ca những thứ thơ rác rưới, giễu nhại Hồ Chủ Tịch), thì cái "trí tuệ" đó sẽ góp phần nhanh chóng đẩy nền giáo dục KHXH Việt Nam xuống đáy. Cái "trí tuệ" cùng với sự nhiệt tình của NT sẽ lgóp phần sự băng hoại đạo đức của nhiều thế hệ giáo viên tương lai (nếu cứ theo quan điểm của cô ta). Bạn Sơn và Liên có dám cho bạn ngân nga những câu thơ toàn L, C, Đ...như của nhóm mở miệng không?
Bạn nặc danh bên trên nói chí phải
Trả lờiXóaRiêng ý kiến thứ 9 của bạn Liên tôi hoàn toàn đồng ý.
Trả lờiXóaVà nào. Hỡi hai bạn Sơn, Liên hãy cho các con của bạn đọc 1 số đoạn trích dẫn luận văn của NT ví dụ đoạn tôi vừa trích dẫn ở trên đi!
Thằng cu, cái hĩm lờ bờ
Trả lờiXóaQuê tôi nói thế có rơ đâu nào.
Rưng mà thoát bực cầu ao,
Cây đa, bến nước lẽ nhào như nhau?
Dù sao cũng bậc hàng đầu,
Lại bằng với đứa trẻ trâu quê mùa.
Lồn, buồi đất mặn đồng chua,
Ngang bằng thạc sỹ có đùa được không?
Đằng này đùa giỡn tổ tông,
Vô ơn khai Quốc, còn trông cái gì?
Bảo sao, giáo, tiến cái chi...
Chấm cho anh Phường Điện Biên điểm 10/10.
Trả lờiXóa