Đưa 'người chống đối' ra thăm Trường Sa
Ông Đức "đầu bạc" trong chuyến tham quan địa đạo Củ Chi, một ngày trước khi lên tàu đi thăm quần đảo Trường Sa. Ảnh: ETC Nguyễn Trường
TP - Trong hành trình ra thăm quần đảo Trường Sa của đoàn kiều bào lần thứ ba (từ 18/4 đến 27/4/2014), số lượng kiều bào Mỹ đông hơn và đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của một số người đã từng là phần tử chống đối khét tiếng.
Vừa đặt chân tới Việt Nam, khi được hỏi cảm xúc của mình, ông Nguyễn Ngọc Lập, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH cho biết, ông luôn khao khát được một lần đặt chân tới Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Ông nói: “Tôi yêu Việt Nam, sao tôi không dám bày tỏ lòng yêu nước của mình”.
Người “chống Cộng” khét tiếng một thời
Sinh năm 1951 tại Hà Nội và theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, đây là lần đầu tiên sau đúng 60 năm ông Nguyễn Ngọc Lập được trở lại thăm nơi mình sinh ra và cũng là lần đầu tiên ông được trở lại TP Hồ Chí Minh sau hơn 21 năm di cư sang Mỹ.
Vốn là cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH, lại bị thương ở đầu, ngực, nên Nguyễn Ngọc Lập được hưởng chế độ lương hưu sau khi sang Mỹ và tất nhiên, ông đã quay lưng lại Nhà nước Việt Nam.
Chỉ mấy năm trước đây, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH Nguyễn Ngọc Lập vẫn là một nhân vật cực đoan khét tiếng ở khu Little Saigon, California. Ông cho biết, ông từng làm thơ và đọc thơ “chống Cộng”, từng cầm đầu 150 người biểu tình “chống Cộng”.
Sau chuyến gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn hai năm trước đây tại Mỹ, ông đã có sự chuyển biến lớn. Ông nói: “Tôi đã hết sức khâm phục khi một người ở bên thắng cuộc và có địa vị cao như ông Nguyễn Thanh Sơn lại muốn gặp gỡ tôi, một kẻ vô danh tiểu tốt, hay nói đúng hơn là kẻ bại trận”.
Không những thế, tại cuộc gặp gỡ đó, ông Sơn còn tặng cho ông Lập một chiếc cà vạt được làm từ lụa tơ tằm Hà Đông. Cảm phục trước tấm lòng của ông Nguyễn Thanh Sơn, sau đó, ông Lập đã bán đấu giá chiếc cà vạt được 10 triệu đồng, một nửa số tiền ông dùng để tặng cho một thương binh đồng đội cũ và một nửa dành tặng cho một thương binh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Lập nói: “Là người dân Việt Nam, tôi nghĩ rằng, có nhiều cách để bày tỏ lòng yêu nước của mình. Tôi nghĩ đã đến lúc thôi đối đầu mà cùng nhau đối thoại. Yêu nước là phải cùng nhau làm giàu cho đất nước, chẳng hạn như kêu gọi Việt kiều mua hàng Việt Nam xuất sang Mỹ, tìm cách giúp cho các doanh nhân Việt thâm nhập vào thị trường Mỹ bớt gặp khó khăn hơn....”
Sở dĩ, lần này ông “dám” trở về Việt Nam bởi lời động viên của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Chúng tôi chẳng cần anh thôi "chống Cộng", anh cứ về mà thăm quê hương, thăm gia đình và sửa sang lại bia mộ…”
Quả thật, kể từ ngày bố mẹ vợ ông Lập mất cách đây 21 năm tại Gò Vấp, ông và vợ chưa một lần về thắp nhang cho bố mẹ. Dù vẫn gửi tiền về cho anh em họ hàng ở Việt Nam xây mộ và nhờ họ thắp nhang giùm, nhưng với ông Lập: “Lần đầu tiên được thắp nhang cho bố mẹ vợ, tôi thấy cảm động vô cùng. Nó hơn vạn lần so với nén nhang điện tử”.
Được đặt chân tới Trường Sa, ông Lập cho biết: “Tôi không bao giờ nghĩ được rằng có một ngày mình được đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng này của Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều hướng về đất nước và sẵn sàng chung tay góp công sức để bảo vệ Tổ quốc nếu có bất cứ quân xâm lược nào đụng tới Việt Nam”.
“Có bị chửi rủa, tôi vẫn đi”
David Nguyễn, tên Việt Nam là Nguyễn Trọng Đức, hay được gọi là Đức "đầu bạc", sinh 1954 tại Nam Định. Năm 1970, ông Đức được qua Pháp học kỹ sư điện, rồi năm 1972 chuyển sang sống tại Mỹ.
Ông Đức đã có nhiều năm làm việc cho tổ hợp luật sư ở Houston, bang Texas và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng người Việt tại bang Texas. Có thể nói, ông Đức "đầu bạc" cũng đã từng là phần tử chống đối quyết liệt.
Trong chuyến thăm cộng đồng người Việt tại Mỹ cách đây hai năm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã công khai mời gọi sự đối thoại với những người được cho là vẫn chống đối Nhà nước Việt Nam. Phần đông trong số họ không muốn đối thoại. Trong khi đó, ông Đức "đầu bạc" lại cho rằng, đối thoại là con đường phù hợp với xu hướng hiện nay.
Vì thế, ông trở thành trưởng phái đoàn người Việt tại Mỹ tham dự cuộc tiếp xúc đầu tiên của một vị quan chức cấp cao của Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, dù biết rằng sau đó sẽ bị vu cho là thân Cộng sản.
Sau chuyến gặp gỡ đó, ông Đức bị phản ứng khá nhiều, nhất là báo chí chống đối tại hải ngoại. Ông Đức kể lại: “Họ chửi rủa tôi qua email, hoặc thư nặc danh, mạng xã hội. Thậm chí có cả biểu tình phản đối cá nhân tôi, nhưng chỉ là thiểu số”.
Khi được hỏi, sau chuyến ra thăm Trường Sa này, liệu ông có lo sợ không, ông Đức cho biết, ban đầu khi biết ông có ý định đi Trường Sa, vợ ông đã không ủng hộ vì sợ bị gây ồn ào, ảnh hưởng tới gia đình.
Trước quyết tâm của ông, vợ cũng hiểu và thông cảm. Ông nói: “ Có thể sau chuyến đi này, họ sẽ tiếp tục phản đối tôi, nhưng tôi quá quen rồi. Tôi chuẩn bị tâm thế: Coi là chuyện bình thường”.
Dù hai năm trở lại đây, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã có nhiều biến chuyển với sự trở về của một số đại diện cơ quan truyền thông người Việt tại Mỹ, nhưng bản thân ông Đức "đầu bạc" vẫn muốn tự mình được mắt thấy tai nghe và kể lại cho bà con người Việt tại Mỹ những gì ông đã chứng kiến trong chuyến đi này.
Tính đến nay, ông Đức "đầu bạc" đã có nhiều dịp trở về Việt Nam. Ông khoe, ông đã được đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, đã từng là thành viên trong đoàn kiều bào tiêu biểu về dự Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội năm 2010, nhưng được ra thăm quần đảo Trường Sa để lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
Người lận đận vì "Tiếng quê hương"
Có thể nói, bà Phùng Tuệ Châu là người đàn bà khá ghê gớm trong cộng đồng người Mỹ tại hải ngoại. Vốn là luật sư dưới thời Việt Nam Cộng hòa, nên bà thường nắm rất rõ luật pháp Hoa Kỳ và trước những người chống đối cực đoan, bà luôn đưa ra những lý lẽ khiến đối phương phải nể sợ.
Khi sang Mỹ định cư từ năm 1989, bà không tham dự vào phong trào của những người chống Cộng cực đoan, nên bị coi là Cộng sản.
Bà Phùng Tuệ Châu
Tôi ấn tượng với bà Phùng Tuệ Châu khi xem đoạn băng trên PhốBolsa TV năm 2009, thấy bà đứng giữa phố, dùng micro chĩa vào đoàn người biểu tình: “Đả đảo những kẻ biểu tình các nhà báo Việt ngữ về Việt Nam, đả đảo Nguyễn Xuân Nghĩa (luật sư, người cầm đầu phong trào biểu tình- NV)” khi họ phản đối việc một số đại diện cơ quan báo chí Việt ngữ tại California được mời về Việt Nam.
Cũng chính vì mong muốn góp phần nhỏ bé của mình cho tương lai Việt Nam, bà Châu đã thành lập và duy trì một đài phát thanh Việt ngữ nhằm mang đến cho cộng đồng người Việt tại Mỹ những tin tức về một nước Việt Nam đang đổi mới. Tuy nhiên, sự tồn tại của đài phát thanh này đầy chông gai. Ban đầu, bà thuê sóng của một đài phát thanh địa phương và giờ phát sóng khá oái oăm, từ 4- 6 giờ sáng.
Nhưng, đài phát thanh “Việt Nam quê hương” của bà cũng tạo được tiếng vang trong cộng đồng. Khoảng ba năm sau, một kẻ tự xưng là "Thủ tướng" đã trả tiền cao hơn để thuê sóng phát thanh của bà. Ông ta ngỡ rằng, mua được sóng thì coi như chiếm được đài phát thanh. Bà Châu nói: “Thật nực cười”. Bà và cộng sự lại tiếp tục thuê sóng để làm chương trình.
Sau đó, bà Phùng Tuệ Châu được sư thầy Thích Pháp Châu cho mượn chùa làm nơi làm việc. Nhóm người “chống Cộng” lại kéo đến biểu tình trước cửa chùa, khiến các Phật tử và sư thầy đi ra đi vào cũng phải khiếp sợ.
Dịp lễ Phật đản sắp tới gần, mà họ chẳng chịu rút lui. Dù rất ủng hộ, nhưng sư thầy chẳng còn cách nào, bèn tế nhị đề nghị bà dọn “đài phát thanh” ra khỏi chùa.
“Tôi nghĩ đã đến lúc thôi đối đầu mà cùng nhau đối thoại. Yêu nước là phải cùng nhau làm giàu cho đất nước…”
Nguyễn Ngọc Lập, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCHKhoảng năm 2005, bà Phùng Tuệ Châu và một số người bạn cùng chí hướng như ông Đinh Viết Tứ lập chương trình phát thanh "Tiếng quê hương" trên Internet và trụ sở làm việc là nhà riêng của bà. Dù thời lượng không nhiều, bà và các cộng sự cố gắng duy trì chương trình một tháng/ lần, trừ những lúc có sự kiện đặc biệt thì một tháng/ 2 lần.Bà Châu chia sẻ: “ Nhờ dọn về nhà riêng, nên chương trình của tôi được yên ổn, bởi lẽ theo luật Mỹ, không được phép biểu tình ở khu dân cư”.
Không làm gì được “Tiếng quê hương”, những người cực đoan lại âm thầm chống phá bà đằng sau lưng. Vợ chồng bà đi ăn ở nhà hàng nào, họ cũng tới đề nghị chủ nhà hàng không được cho vợ chồng bà vào, nếu không họ sẽ tẩy chay nhà hàng…
Gần đây, sức khỏe của bà bị giảm sút nhiều sau đợt tai biến, có những lúc chương trình phải tạm nghỉ. "Tiếng quê hương" giờ đã "lên đời" nhờ sự phát triển của Internet vì nó đã được ghi âm, ghi hình và được đưa lên Youtube, nhà ai có mạng Internet cũng có thể xem được.
Lần đầu tiên được ra thăm Trường Sa, bà Phùng Tuệ Châu vô cùng hồi hộp. Bà nói: “Tôi ao ước từ lâu lắm rồi. Dù sức khỏe không được tốt lắm, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức mình”.
Bà Phùng Tuệ Châu cũng cho biết, bà dự định làm chương trình "Tiếng quê hương" ngay trên đảo Trường Sa nếu phương tiện kỹ thuật và sức khỏe cho phép.
Nguồn: Tiền Phong
Thế này thì những nhà rân chủ ở Việt Nam còn biết nói sao đây? Chắc phải chịu im thôi.
Trả lờiXóaNhieeud Việt kiều cứ ở nước ngoài nên không biết tình hình thực tế ở trong nước, khi về thăm quê, chứng kiến tận mắt sự đổi mới họ mới biết hóa ra lâu nay họ bị lừa. Thế đấy!
Trả lờiXóaNếu tổ chức cho Việt kiều về nước, họ sẽ hiểu đúng hơn về Việt Nam và có thể họ sẽ quay về đầu tư cho quê hương. Ai mà quên được cội nguồn mình.
Trả lờiXóaNhững người Việt kiều ở nước ngoài thường thì bị những kẻ phản động chống đối nhà nước ta tuyên truyền những điều sai trái về nhà nước nên trong con người họ luôn có hiềm khích.Nhưng khi được chứng kiến tận mắt những gì ở đất nước Việt nam xinh đẹp của chúng ta thì họ đã có những suy nghĩ lại về những suy nghĩ trước nay của họ về đất nước quê hương của mình
Trả lờiXóaCác cụ đã có câu nói rất chính xác đó là trăm nghe không bằng mắt thấy.Được chứng kiến tận mắt quang cảnh hùng vĩ của đảo trường sa của đất nước Việt nam ta thì họ mới có cái nhìn khác về đất nước Việt Nam.Không như những gì chúng suy nghĩ trước đây,chúng được nghe trước đây từ những kẻ chuyên đi tuyên truyền chống đối đảng và nhà nước ta.
Trả lờiXóaViệc làm này là việc làm hết sức cần thiết đối với những người đã từng và đang chuẩn bị có ý định chống đối Đảng và Nhà nước ta.Họ cần phải chứng kiến tận mắt những người chiến sĩ của chúng ta đang ngày đêm canh gác tại trường sa thì họ mới có thể thay đổi được suy nghĩ và cái nhìn của họ.Vì từ trước đến nay họ toàn nghe từ những người phản động để có những suy nghĩ xâu về đảng và nhà nước ta.
Trả lờiXóahệ quả của việc bị các thế lực che dấu và đưa ra những thông tin sai lệch đây mà, bây giờ những người con Việt Nam xa quê mới có thể thấy được cuộc sống đích thực của con người trên đất nước Việt Nam và đảo Trường Sa. Bây giờ cũng không muộn để thay đổi suy nghĩ của những người con xa quên này, ho vọng sau chuyến đi này có thể thu hút được nhiều hơn nữa những người con Việt Nam yêu nước sẽ về nước để phát triển đất nước
Trả lờiXóaqua đây mới thấy được những thông tin mà nhiều Việt Kiều nhận được về tình hình Việt Nam hiện nay là hoàn toàn sai lệch, những người Việt Kiều ấy đã bị lừa bao lâu nay. Có nên làm một chuyến tàu cho các nhà zận chủ đi Hoàng Sa, Trường Sa để họ tận mắt thấy được tình hình biển đảo hiện nay của nước ta để xem chúng còn nói gì được nữa không
Trả lờiXóaMình có thể copie bài viết nầy giới thiệu qua trang khác không vậy chủ blog?
Trả lờiXóaBẠN CỨ COPY THOẢI MÁI. BẠN CŨNG NÊN ĐỀ NGUỒN, CÁM ƠN BẠN.
Trả lờiXóa