Khoai@
Hình minh họa, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật!
Như một gã khổng lồ tham lam vô độ, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mưu đồ độc chiếm Biển Đông và hiện thực hóa yêu sách đường “lưỡi bò”. Vì thế, điều không lạ là Trung Quốc thường xuyên có những hoạt động ngầm kết hợp với các hoạt động gây hấn tại Biển Đông và ngay sau đó tuyên truyền rằng chính các nước láng giềng là kẻ gây hấn.
Cách đây nhiều năm cho đến tận bây giờ, Trung Quốc đã thường xuyên truy đuổi, cướp bóc và đánh đập ngư dân Việt Nam, đồng thời có lời chào thầu thăm dò và khai thác dầu một cách bất hợp pháp tại các vị trí nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam bất chấp luật pháp và các quy tắc ứng xử quốc tế.
Hành động kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là một hành động xâm lược từ Trung Quốc. Đây được coi là động thái mới của Trung Quốc tại Biển Đông trong bối cảnh thế giới đang tập trung theo dõi những diễn biến tại Ukraine và ngay tại Trung Quốc, nơi những vụ khủng bố liên tiếp xảy ra. Mặt khác, Philippines cũng như Nhật bản vừa được Mỹ công bố bảo trợ nếu lợi ích của họ bị xâm hại.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bước đi của Trung Quốc rất bài bản khi có sự kết hợp đe dọa dùng vũ lực, ngoại giao pháo hạm và cả kinh tế...bước đi này có thể tạm thời né được sư chú ý của Mỹ cũng như các cường quốc khác.
Từ góc nhìn khác, chúng ta thấy từ bên trong, Trung Quốc đang phải đối diện với nhiều vấn đề lộn xộn như Tân Cương, Tây Tạng và những cuộc khủng bố khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc đau đầu. Chính lúc này, họ chọn việc đưa giàn khoan ra Biển Đông nhằm giải tỏa những áp lực từ bên trong thông qua việc kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Ngoài việc lựa chọn thời điểm vào thời gian này, Trung Quốc còn ma mọi tiến hành xâm lược thực địa không phải bằng vũ trang quân sự để né tránh áp lực quốc tế, mà họ sử dụng biện pháp kinh tế, dưới mác dân sự. Trong cuộc tranh chấp ngắn hạn tại vùng giàn khoan, bên nào nổ súng trước sẽ mất đi lợi thế tư sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tất nhiên, dù dưới mác dân sự, nhưng ai cũng có thể hiểu ngầm rằng, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực không chỉ trong phạm vi giàn khoan thông qua hệ thống truyền thông cực đoan, nhưng gắn bó chặt chẽ với chính quyền trung ương.
Thông qua việc nghiên cứu về địa điểm đặt giàn khoan mà Trung Quốc lựa chọn, có thể thấy mức độ thâm hiểm được bộc lộ rất chi ly. Qua quan sát bản đồ, ta thấy vị trí đặt giàn khoan nằm cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, cách đảo Tri Tôn mà họ đang chiếm 18 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Luật Biển năm 1982 là 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì vị trí đặt giàn khoan cách đường 200 hải lý đó 80 hải lý. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Và để hợp thức hóa hành động sai trái của mình, Trung Quốc có thể sẽ nói rằng vị trí đặt giàn khoan cách đảo Tri Tôn 18 hải lý - nằm trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc bởi Trung Quốc có chủ quyền ở Tây Sa (thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Nếu chúng ta không phân tích thì có thể rơi vào bẫy của họ.
Quần đảo Hoàng Sa, theo Luật Biển quốc tế, về nguyên tắc đây là quần đảo tập hợp các đảo nhỏ không có đời sống kinh tế riêng và đó không phải là quốc gia quần đảo như đã nhiều lần tôi nói. Chính vì thế, việc tính vùng biển đối với các đảo thuộc quần đảo này khác với cách tính đối với quốc gia quần đảo và vì thế nó không có vùng đặc quyền kinh tế của riêng nó. Việc Trung Quốc đã vạch một đường cơ sở bao trọn quần đảo mà họ gọi là Tây Sa để tạo ra vùng chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như thế là sai với Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 bởi đó là vùng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngoài mưu tính về kinh tế, ý đồ của Trung Quốc khi đặt giàn khoan tại vị trí này chính là biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp.
Khó ai có thể đoán trước được những hành động tiếp theo của Trung Quốc, nhưng chắc chắn, nếu ta không có những phản ứng phù hợp và tương tích, Trung Quốc sẽ tiếp tục leo thang. Các hoạt động núp bóng dân sự sẽ vẫn được tiếp tục như: như kéo các giàn khoan vào lãnh thổ nước ta, thậm chí tổ chức thêm việc đấu thầu khai thác dầu tại vùng đặc quyền kinh tế của ta. Cùng với những hoạt động đó, phái Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, đi sâu vào vùng biển của các nước trong khu vực để biến khu vực không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Tất nhiên, như thường thấy, phía Trung Quốc sẽ ban bố các lệnh cấm nhằm từng bước hợp thức hóa quyền lực thực tế trên vùng biển này của ta.
Trong vụ việc này, cần thấy rõ Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận và bằng mọi giá để áp đảo các quốc gia láng giềng, mà nạn nhân đầu tiên là Việt Nam. Rõ ràng khi thực hiện các hành động phi pháp của mình, Trung Quốc đã “vứt” Công ước Luật Biển năm 1982 vào sọt rác. Và COC cũng sẽ không thể có và nếu có cũng chẳng có giá trị gì với Trung Quốc khi nó chỉ mang tính chất như một đòn ngoại giao, một lớp vỏ bao biện cho sự thân thiện giả tạo vốn có của họ.
Tất nhiên, hơn ai hết, Trung Quốc biết rõ người Việt chưa bao giờ khuất phục kẻ xâm lăng. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của người Việt đã chứng minh điều đó.
Và lần này, cơ hội sửa sai cho Trung Quốc vẫn còn.
Người Trung Quốc hãy tỏ ra thông minh hơn bằng cách rút giàn khoan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, nếu không muốn chứng kiến một trận Điện Biên Phủ trên biển.
Biển Việt Nam sẽ là nơi chôn xác quân xâm lược cùng dã tâm bành trướng của chúng!
Bộ Ngoại giao vừa ra thông báo về “Họp báo quốc tế về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông”. Cuộc họp báo sẽ bắt đầu từ 16h hôm nay 7/5 tại Nhà khách Chính phủ, 12 Ngô Quyền, Hà Nội.
Trả lờiXóaHọp báo diễn ra trong bối cảnh Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15029' Vĩ Bắc, 111012' Kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối động thái trên của Trung Quốc. Chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về vấn đề này. Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chính phủ Mỹ hôm qua 6/5 cũng lên tiếng cảnh báo quyết định của Trung Quốc đem giàn khoan biển sâu vào biển Đông là một hành động 'khiêu khích'. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ sẽ theo dõi kỹ lưỡng vụ việc.
Trong một diễn biến liên quan khác, hôm nay 7/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel sẽ tới Hà Nội trong chuyến thăm hai ngày. Ông sẽ có cuộc tiếp xúc với các quan chức cao cấp Việt Nam và tham gia Đối thoại châu Á-Thái Bình Dương Mỹ - Việt.
Linh Nguyễn tin chính xác là đây:Liên quan đến vụ việc này, chiều 6/5, Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ với Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân - lực lượng quản lý, bảo vệ vùng biển miền Trung, nơi mà phía TQ đang xâm phạm.
Trả lờiXóaChuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết cho biết: “Ban đầu chúng ta sẽ đấu tranh bằng phương pháp hòa bình trên con đường ngoại giao, phản đối về việc xâm phạm chủ quyền này. Chủ quyền của ta thì ta phải giữ chứ. Chúng ta đang đấu tranh để họ biết rằng họ đang làm những điều sai trái và phải tự dời đi. Còn nếu họ không rút thì chúng ta sẽ có những biện pháp mạnh hơn. Ta cũng không thể để họ muốn làm gì thì làm trong vùng biển chủ quyền của chúng ta được”.
Về các biện pháp đang được triển khai, ông Quyết cho biết các lực lượng dân sự như cảnh sát biển, kiểm ngư và kể cả ngư dân đang đấu tranh trên biển để yêu cầu TQ rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền và thềm lục địa của VN.
“Mọi việc trên biển đang diễn tiến bình thường, bà con ngư dân cứ yên tâm đánh bắt. Nhân dân hãy tin vào chúng tôi” - ông Quyết nhắn nhủ.
Thích nhất tấm hình và 2 câu: đầu tiên và cuối cùng trong bài.
Trả lờiXóaTVH
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, chưa bao giờ biết đầu hàng trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào. Trong thời hiện đại tinh thần ấy càng được tỏa sáng mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng và sự thật chúng ta đã thắng lợi trong những cuộc chiến với những kẻ thù sừng sỏ là Mỹ và Pháp, Trung Quốc trong chiến tranh biên giới. Và kết cục của những kẻ âm mưu xâm phạm lãnh thổ trên biển của Việt Nam cũng như vậy mà thui. Việt Nam là dân tộc yêu hòa bình nhưng không có nghĩa là sẽ bỏ qua cho những hành động phi nghĩa xâm phạm vào tổ quốc thiêng liêng liêng!
Trả lờiXóaBọn khựa láo toét . Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời
Trả lờiXóaDiệt giàn khoan thì k khó nhưng nó châm ngòi cho một cuộc chiến toàn diện thì ta có dủ sức k?Để đối đầu với TQ mà đến Nhật,Hàn còn phải dựa vào Mỹ.Chiến tranh ở sa mạc và trên biển rất khó nếu thực lưc yếu.VN giờ biết dựa vào ai,chả nhẽ goi My.Ngượng chết đi được,ai lại đi nhờ giặc Mỹ xâm lược bảo vệ mình trước sự bành trướng của đồng chí anh em xhcn.Mỹ nó sang giúp nghe bài hát có câu:Pháo anh trên đồi cao rót vào đầu giặc Mỹ.Nó chạy mất dép.Trên thế giới này ai coi Mỹ là kẻ thù thì đó là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng và hậu quả sẽ trả lời bằng những bằng chứng lịch sử.
Trả lờiXóaTức nước thì sẽ vỡ bờ, đó là một quy luật tất yếu nếu như trung quốc không rừng ngay những cái trò bẩn thỉu kia thì phía việt nam sẽ đáp trả lại tương tự như vậy cho dù có phải đổ bao nhiêu máu nhân dân việt nam quyết giữ cho bằng được non sông bờ cỏi không sợ bất cứ một kẻ thù nao du cho kẻ thù đó là ai và mạnh tới đâu.
Trả lờiXóaBài viết hay quá.
Trả lờiXóa