LâmTrực@
Có lẽ hơn một lần chúng ta nghe thấy cụm từ "gác tranh chấp, cùng khai thác" của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Vậy "gác tranh chấp, cùng khai thác" là cái gì?
Về bản chất, đó là một chiêu lừa đảo mang màu sắc Trung quốc. "Gác tranh chấp, cùng khai thác" được phát ra từ miệng lưỡi của các nhà lãnh đạo Trung quốc, và nó cần phải hiểu đúng nghĩa là: Cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!".
Với chiêu bài lừa đảo này, nếu không tỉnh táo, sẽ mắc bẫy Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ.
Đặng Tiểu Bình, kẻ phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 chính là cha đẻ của ý tưởng “Gác tranh chấp, cùng khai thác" và nó đã trở thành một chủ trương lớn chiến lược biển của Trung Quốc.
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã lần lượt nêu ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” và tìm mọi cách để áp đặt chủ trương này đối với các nước láng giềng như Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ tháng 11 năm 1991, Trung Quốc cũng đã nhiều lần đề cập với Việt Nam về chủ trương này với hy vọng chúng ta sẽ chấp nhận việc "cùng khai thác" với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc không được các nước ASEAN hưởng ứng, do các nước đều hiểu rõ bản chất của ý tưởng này là nhằm biến khu vực không tranh chấp trong thềm lục địa của các nước thành vùng tranh chấp để thực hiện “cùng khai thác” tại vùng biển của các nước khác trong yêu sách “đường lưỡi bò”.
Cần nói rõ, ý tưởng "khai thác chung" chỉ có thể tiến hành ở những khu vực biển chồng lấn, thực sự có tranh chấp, chứ không thể tiến hành "cùng khai thác" trong vùng biển hoàn toàn không có tranh chấp của một quốc gia khác như Biển Đông của Việt Nam.
Nhằm lừa phỉnh các nước khác, Bắc Kinh đã nhiều lần điều chỉnh câu chữ của ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Ban đầu là "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác", sau đó thì rút gọn lại là "gác tranh chấp, cùng khai thác" và gần đây là "khai thác chung" hay "cùng khai thác". Dù có thay đổi về câu chữ, nhưng dã tâm xâm lược của Trung Quốc vẫn không thay đổi và nó vẫn gắn liền với việc đẩy mạnh các hoạt động nhằm hợp pháp hóa "đường lưỡi bò" trên thực tế.
Một trong các thủ đoạn ép buộc các nước khác, trong đó có Việt Nam thực hiện chủ trương "Gác tranh chấp cùng khai thác" nêu trên, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã liên tiến hành các hoạt động gây hấn, đe dọa, cướp bóc của ngư dân kết hợp với tuyên truyền đánh lừa dư luận. Đối với Việt Nam, trong các năm 2011-2012, Trung Quốc nhiều lần cắt cáp tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam trên thềm lục địa Việt Nam, đồng thời tổ chức mời thầu phi pháp các lô dầu khí nằm trong thềm lục địa của ta, với mục tiêu biến khu vực không tranh chấp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta thành khu vực tranh chấp. Mưu đồ này của Trung Quốc không khó bị Việt Nam và các nước khác phách vị.
Cũng xin nói thêm, "gác tranh chấp cùng khai thác" được đưa ra như một miếng mồi, nhưng khi không được chấp nhận, Trung Quốc sẵn sàng tỏ thái độ nước lớn đe doạm ngọt nhạt phỉnh phờ nhằm có cớ đánh lừa dư luận quốc tế và ép các nước khác phải tham gia. Thậm chí, biết trước các nước khác không chấp nhận, nhưng Trung quốc vẫn dùng nó để lấy lòng dư luận. Tháng 7 năm 2013, ông Tập Cận Bình lại nhắc tới chủ trương "gác lại tranh chấp, cùng khai thác" đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhà phân tích Ralph Cossa của Diễn đàn Thái bình dương ở Hawaii:
Ông Tập Cận Bình chỉ lặp lại chủ trương ngang ngược của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là “cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!”. Vì vậy Trung Quốc sẵn sàng cùng nhau khai thác ở những nơi do Nhật Bản nắm giữ, những nơi do Philippines hay Malaysia nắm giữ. Còn những nơi họ đang nắm giữ thì họ đương nhiên tự cho là có chủ quyền không thể tranh cãi và như thế là hết chuyện.
Ông Cossa nói thêm rằng phát biểu của ông Tập Cận Bình làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông nhận định:
Hiện nay Trung Quốc đang muốn “đánh đồng” đề xuất gác tranh chấp cùng khai thác với giải pháp hợp tác cùng khai thác có ý nghĩa thực tế theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, để áp dụng cho khu vực Biển Đông nhằm mục đích biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, từng bước giành thế chủ động độc chiếm Biển Đông. Rõ ràng là quan điểm gác tranh chấp cùng khai thác của Trung Quốc đã vượt qua mọi quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, thậm chí không có trong tiền lệ các án lệ của luật pháp và thực tiễn quốc tế đã áp dụng đối với giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo, quần đảo trên biển.
Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Hoạt động này hoàn toàn vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Ngày 4 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt nam kiên quyết phản đối động thái ngang ngược của Trung Quốc. Trong mấy ngày gần đây, dư luận quốc tế cũng tỏ thái độ phản đối trước hành động trắng trợn này.
GS Keith Johnson thuộc khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Carlifornia Berkeley đã viết một bài bình luận trên tạp chí uy tín Chính sách đối ngoại (Foreignpolicy), cho rằng:
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan trị giá hàng tỷ USD của mình như muốn gửi tới Việt Nam một thông điệp rõ ràng rằng “chúng tôi sẽ khoan ở nơi mà chúng có thể gây ra các tác hại nhiều nhất". Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động thăm dò năng lượng tại các khu vực tranh chấp và gặp phải sự ngăn cản từ các nước, trong đó có Việt Nam đối với các hoạt động thăm dò này tại các vùng nước tranh chấp. Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên các công ty dầu mỏ Trung Quốc thực hiện hoạt động khai thác dầu mỏ tại vùng nước thuộc tuyên bố chủ quyền của những quốc gia khác.
Nói không đi đôi với làm là đặc trưng của quan chức Trung Quốc. Mưu đồ của Trung Quốc là muốn thông qua “cùng khai thác” để hợp pháp hóa các yêu sách phi lý và phi pháp về chủ quyền của mình. Dưới góc nhìn khác, Trung Quốc sử dụng chiêu bài "cùng khai thác" để phân hóa chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Vậy nên, chớ có tin Trung Quốc khi họ nói rằng: "gác tranh chấp, cùng khai thác", bởi những lý do đã phân tích ở trên, và bởi "chủ trương" này của Trung Quốc không phải là việc dàn xếp quá độ theo những quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà nó, xét về thực chất chỉ là chiêu bài lừa bịp nhằm từng bước thôn tính lãnh thổ của các quốc gia láng giềng mà thôi.
-----
Tổng hợp từ net
Vào google tìm "địt mẹ trung quốc" ra kết quả trang mình và trang này ở top :))
Trả lờiXóahttp://www.duyblog.com/2011/05/it-me-bon-cho-trung-quoc.html
Mịa bọn Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng đứng lên chống lại bọn Tung Của chó đẻ.
Trả lờiXóaTQ là bậc thầy về lừa đảo,VN còn là học trò .
Trả lờiXóaCái chiêu trò lừa đảo với khẩu hiệu "gác tranh chấp, cùng nhau khai thác" của chính phủ Trung Quốc đúng thật là giả gianh tốt bụng một cách trơ trẽn không thể chấp nhận được. Thức chất khẩu hiệu đó có nghĩa là Cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác. Đó là cách mà giới cầm quyền Trung Quốc rất không ngoan khi nói về tình hình biển Đông, và chúng ta không thể để chúng có được những điều mà chúng đã sắp đặt như vậy
Trả lờiXóaChiêu bài đó của Trung Quốc khổng thể áp dụng trong trường hợp này đây là vùng lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam theo pháp luật quốc tế là vùng lãnh thổ mà việt nam có quyền tối thượng tuyệt đối không một quốc gia nào có thể xâm phạm được. Không có chuyện cùng khai thác ở đây.
Trả lờiXóaVới chiêu bài lừa đảo của Trung Quốc đó là gác tranh chấp, cùng khai thác. Nếu chúng ta không tỉnh táo thì chúng ta sẽ có thể là nạn nhân trong iêu sách thâm độc của Trung Quốc. Trung Quốc muốn cùng khai thác để có được sự hiện diện của họ trong vùng biển lãnh thổ thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi chúng áp dụng những chiêu trò gì tiếp theo để dân biến vùng biển đó thành lãnh thổ của chúng thì chúng ta cũng chưa thể biết được. Nhưng trước mắt chúng ta sẽ không cho phép Trung Quốc đạt được âm mưu mà họ đang dựng nên.
Trả lờiXóaTrung quốc thật là thâm độc, nhưng họ nghĩ Việt Nam chúng ta là gì mà lại có thể mắc cái bẫy mà họ bày ra. Nó chỉ được chấp nhận ở khu vực ngoài khơi xa khỏi vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam mà theo luật pháp quốc tế quy định, chứ không thể thực hiện được trong vùng chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng ta sẽ làm mọi cách để có thể bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Trả lờiXóa