Khoai@
Bài "Kịch và đời" là của FB Nam Nguyên đăng trên Phuocbeo. Đây là bài viết hay, đặc biệt là rất lý và cũng rất tình.
Bỏ qua chuyện bầu Kiên có tội hay không, vì điều đó là do Tòa phán xét. Nhưng những gì mà tác giả viết về lập luận của bầu Kiên trước tòa, cùng các bình luận khác của chính tác giả bài viết cũng đáng để chúng ta suy ngẫm.
Các bạn cũng không nên chụp mũ này nọ cho tác giả cũng như bầu Kiên trong bài viết này. Hãy bình thản đọc với cách nhìn nhận công bằng nhé.
---------------------
“Có kịch không?”- đây là câu hỏi mà một số ACE trong ngành luật hay hỏi nhau về vụ án Nguyễn Đức Kiên. “Kịch” đây không nói về ‘vở diễn”, mà là là “kịch khung” - khung hình phạt cao nhất dành cho từng tội danh...
Cách đây 21 tháng, Kiên bị bắt khẩn cấp, thị trường tài chính cả nước rúng động một thời gian dài, một loạt đồng nghiệp bị liên đới sa chân vào trại tạm giam theo, thậm chí cả bác Trọng, bác Dũng, bác Thanh cũng đăng đàn nói phải xử nghiêm vụ “đại án tham nhũng” này, “không có góc khuất, không trừ một ai”...(từ “tham nhũng” thì nói thật đến bây giờ tôi chưa hiểu tại sao lại dính vào vụ án này?). Cánh báo chí thì tha hồ có đề tài để viết, tha hồ câu khách, 4 tội danh nhé, “đặc biệt nghiêm trọng” là từ thường xuyên được nhắc tới, Kiên làm thiệt hại 1696 tỷ đồng nhé, chính xác thế là cùng!
Phiên tòa 2014 cho Kiên quyền được nói, lần đầu ra tòa Kiên không chịu mặc áo tù vì đã phải tội phạm đâu, nên được xích tay và cùm chân. Lần đầu và lần tiếp theo ta thấy Kiên đã “độc diễn” ở tòa đúng như những người biết về Kiên hình dung: xúc tích, chuẩn xác, trí nhớ và logic quá giỏi để dựa theo chính luật pháp mà bảo vệ cho mình và cho đồng nghiệp. Nhưng đúng như một bạn FB đã viện dẫn thì "khi một người biết tất cả nhưng không có quyền quyết định điều gì thì đó là bi kịch của riêng anh ta, khi một kẻ không hề biết gì nhưng có quyền quyết định tất cả thì đó là bi kịch của những người còn lại."
Tôi đã được nghe vài người có chuyên môn cao phân tích, thì trong 4 tội danh rất khó ghép Kiên vào 3 tội, còn 1 tội danh không thể nào không ghép, mặc dù nó phi lý nhất:
-kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký (“kinh doanh trái phép” nghe cho nghiêm trọng): vàng (Kiên và ACB nói đó là đầu tư vào giá vàng chứ không phải vàng vật chất-ai đã cấm đâu?)-cổ phần, cổ phiếu, góp vốn thì làm gì có mấy ai đăng ký được ngành nghề kinh doanh này, đơn giản là không bắt buộc ít nhất vào thời điểm đó, và muốn đăng ký cũng chả được vì không bắt buộc (“cà lăm” rồi-nhưng đúng là thế!). Con số hơn 21 nghìn tỷ nghe cho có vẻ ấn tượng cho tội danh “kịch kim” cũng chỉ 02 năm này!
-trốn thuế: cả nước biết Kiên thất thu rất nhiều trăm tỷ vì “đánh” vàng, thế nhưng CSĐT cứ xoáy vào một vụ duy nhất mặc dù Quốc hội có quyết định miễn giảm thuế cho những trường hợp thế này! Sở thuế cũng chưa bao giờ có yêu cầu truy thu! Kết tội na ná “bị cáo có biết trước việc này không?”...
-lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tiền của Hòa Phát): Chủ tịch Hòa Phát-người bạn, đối tác làm ăn lớn mười mấy năm-không hề thiệt hại dù chỉ 1 đồng, lại không “đáng nhẽ bị kiện vì tội CTCP Thép Hòa Phát đã tự động xác nhận việc chuyển nhượng khi không đủ điều kiện, MTV Thép Hòa phát đã tự động xác nhận chuyển nhượng cổ phiếu của ACBI khi chưa chuyển tiền”, thế nhưng vẫn CQĐT vẫn “hình sự hóa quan hệ kinh tế” một cách rất nỗ lực?
-tội danh thứ 4 mới thực sự trớ trêu, thực sự phi lý nhưng lại không thể không ghép tội-“cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”-nôm na là cho phép ACB để nhân viên mang tiền đi gửi tiết kiệm ở ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước (Vietinbank)! Khi đó việc này chưa hề bị NHNN đưa ra quy chế cấm, thử hỏi có cách kinh doanh hợp pháp nào ở nước ta có thể tạo ra một chút lợi nhuận và ít rủi ro hơn cách này không? Bởi Kiên chỉ là một trong những người của HĐQT ACB đồng ý cho phép làm việc này, nên cũng như Kiên, hàng loạt thành viên HĐQT theo Kiên vào trại tạm giam, mặc dù nhiều người lúc đó không hề tham gia vì còn chưa là thành viên HĐQT (anh Tuấn) và tất cả họ đều không trực tiếp làm việc này, cũng không trực tiếp hưởng lợi gì ở đây cả! Thế một nửa HĐQT ACB khác thì sao không liên quan, liên đới? Ít nhất thì nếu các bác ấy thấy “sai”, các bác ấy dù có không đồng tình (chuyện này chưa chắc lắm đâu) cũng phải có trách nhiệm công dân là “tố giác tội phạm” ngay, để ngăn chặn, răn đe chứ? Để chứng minh Kiên có tội, CQĐT sẵn sàng cho rằng cựu bộ trưởng, “cha đẻ” của Luật Doanh nghiệp cũng sai, ít nhất dưới vai trò tòng phạm, còn người được giải “CEO ngân hàng giỏi nhất Việt Nam” mấy năm liền là chủ mưu! Còn cái ngân hàng có vốn sở hữu nhà nước mà đánh mất tiền của khách hàng kia vô can toàn tập, bởi may quá có một trưởng phòng giao dịch lừa đảo nên sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân! Thôi không đi vào phân tích lý lẽ ở đây, vì hình như ngôn ngữ khác nhau, tôi chỉ xin đồng tình với các “chuyên gia” rằng Kiên không thể không có tội này! Nếu Kiên vô tội, thì tất cả các thành viên ACB kia cũng vô tội, thế ai chịu trách nhiệm cho việc bắt tạm giam người thì gần 2 năm, kẻ ít thì vài tháng kia, mà có ít người đâu? Đây đâu phải việc anh nông dân Nguyễn Thanh Chấn bị tù oan 10 năm rồi mới có người để ý đến, đây là việc cả nước, nhiều ngân hàng, thậm chí có thể nói nhiều tập đoàn quốc tế cũng theo dõi...thì càng không thể coi là bắt nhầm, tù oan... được, rồi ai chịu trách nhiệm đây?
Sắp tới phần tranh tụng, tôi sẽ ít theo dõi và chắc cũng chả muốn viết thêm stt nào nữa, bởi vì như tôi đã nói, làm sao có ai “cãi lý” được với Kiên, nhất là trong những việc Kiên thuộc nằm lòng, lại vào những giây phút “nước sôi lửa bỏng” này? Nhưng như thế thì rõ là "ngoan cố, thiếu thành khẩn" nhỉ? Chúc mừng bạn, vì bạn đã làm được:
-nhận hết trách nhiệm cho cấp dưới Thanh, Yến (vợ và em thì đã đành rồi...)
-bác bỏ việc anh Huỳnh Quang Tuấn có liên quan dưới mọi hình thức đến vụ việc “gửi tiết kiệm”, bạn chứng minh thuyết phục rằng bản thân vô tội cũng là chứng minh một nửa HĐQT ACB ấy vô can!
-không hề nói một lời không tốt đẹp nào về những người bạn Hòa Phát.
-quan trọng nhất, đối với những người không có mặt ở phiên tòa, đối với giới làm ăn, và cả với xã hội ta nói chung, bạn đã cho thấy luật và việc thực thi pháp luật ở nước ta còn đi sau cả nền kinh tế khá xa!
-với người thân, bạn bè thì bạn vẫn là Kiên!
Vậy thôi, “kịch” hay không thì cuối cùng cũng chẳng quan trọng nữa, bạn thừa thông minh và kinh nghiệm để cảm nhận hơn tất cả mọi người, cần làm gì lúc này! Ở đời muôn sự của chung, nghiệp đến thì trả nghiệp, sắc sắc không không... Mong tâm bạn chóng được bình an!
Nguồn chép về: Phuocbeo
Bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh (nguyên giám đốc công ty ACB), luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh (đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng hành vi của bị cáo Trần Ngọc Thanh chưa đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như VKS truy tố vì ông Thanh không có động cơ, không mục đích, không thống nhất thỏa thuận ăn chia với ông Nguyễn Đức Kiên.
Trả lờiXóaTrong phần tranh luận, VKS cáo buộc Trần Ngọc Thanh cùng với Nguyễn Đức Kiên và Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán công ty ACBI) kí hợp đồng chuyển nhượng 20 triệu cổ phần đã thế chấp tại ngân hàng ACB cho công ty Thép Hòa Phát để chiếm đoạt 264 tỉ đồng của công ty này. VKS cũng đề nghị mức án cho Thanh từ 9-12 năm tù.
Luật sư cho rằng hành vi của bị cáo Trần Ngọc Thanh chưa đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Về vị trí của bị cáo tại ACBI, luật sư cho rằng ông Thanh chỉ là người lao động, hưởng lương theo hợp đồng và thực hiện theo chỉ đạo của ông Nguyên Đức Kiên. Việc kí hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ông Thanh không được bàn bạc trước, phương thức giao dịch ông không được biết mà do Nguyễn Đức Kiên quyết định.
“Tôi cho rằng toàn bộ các bút lục có trong hồ sơ và lời khai của các bị cáo tại phiên tòa là phù hợp với nhau, đã chứng minh sự thật khách quan là bị cáo Thanh không chiếm đoạt 264 tỉ đồng. Giữa các bị cáo không có sự thống nhất về ý chí hành vi. Ông Thanh hoàn toàn tin tưởng vào ông Kiên, tin tưởng vào việc 20 triệu cổ phần sẽ được ACB giải chấp", luật sư Thanh nói.
Luật sư Thanh kiến nghị: "Hành vi của ông Thanh chưa đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi phạm tội của bị cáo Thanh là có nhưng tội gì thì đề nghị HĐXX xem xét”. Luật sư cũng cho rằng mức đề nghị của VKS là “quá nặng” với ông Thanh.
Trả lờiXóaTiếp tục bào chữa cho bị cáo Thanh, luật sư Trần Đình Tuấn cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo Thanh đồng phạm với Nguyễn Đức Kiên là không khách quan. Trần Ngọc Thanh biết tài sản đang thế chấp tại ACB nhưng thay thế tài sản khác là việc làm của HĐQT chứ không phải của ông Thanh.
Bào chữa cho mình, bị cáo Thanh cho rằng bản thân có sai phạm trong việc kí hợp đồng nhưng không có ý thức gian dối chiếm đoạt tiền của công ty Thép Hòa Phát.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên kế toán trưởng công ty ACBI), luật sư Phạm Thanh Phong - đoàn luật sư TP. Hà Nội - cũng cho rằng bị cáo Yến không có thủ đoạn gian dối, không có ý chí chiếm đoạt mà buộc phải làm theo chỉ đạo của lãnh đạo ACBI. Luật sư cho rằng thực chất đây là vụ mua bán cổ phần, cổ phiếu, có thỏa thuận, có giao dịch chứ không có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc thế chấp cổ phần chỉ làm hạn chế một số quyền của ACBI đối với số cổ phần này.
Luật sư Phong cũng nói trong vụ án không xác định được chủ thể bị thiệt hại (Thép Hòa Phát đã được cơ quan điều tra trả lại 264 tỉ), vì vậy việc cáo buộc tội lừa đảo đối với các bị cáo là chưa có cơ sở.
Chuyển nhượng cổ phần Thép Hòa Phát: chỉ là giao dịch dân sự
Trả lờiXóaBào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên về tội lừa đảo, luật sư Ngô Huy Ngọc (đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng đây chỉ là vụ giao dịch dân sự. “Tôi không thể hiểu quan hệ phá luật nào đã chen ngang vào việc các doanh nghiệp đang thực hiện giao dịch dân sự bình thường” - Luật sư Ngọc nói.
Theo luật sư Ngọc, VKS cáo buộc các bị cáo đã lập khống biên bản của HĐQT về việc chuyển nhượng cổ phần. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp cho phép các thành viên HĐQT được họp bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó được thể hiện ý chí bằng văn bản.
Luật sư Ngọc cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần giữa ACBI và Thép Hòa Phát thực chất là hành vi hoán đổi không trái pháp luật.
“Họ đã có với nhau các giao dịch từ trước đó rất lâu rồi, các giao dịch này dựa trên cơ sở tình cảm. Việc quy kết ông Kiên chiếm đoạt 264 tỉ đồng của Thép Hòa Phát là một quy kết đau đớn", luật sư phát biểu.
Luật sư Ngọc cho rằng việc giao dịch, chuyển 264 tỉ đồng là của 2 pháp nhân đối với nhau chứ không phải cá nhân. Hoàn toàn trong quá trình đó ông Kiên không hề can thiệp, đây là giao dịch dân sự, được điều chỉnh bởi Luật Thương mại, Luật dân sự. Hai bên không có bất cứ phản ánh, tố cáo nào.
Vậy VKS quy kết Nguyễn Đức Kiên phạm tội dựa trên cơ sở nào? - Luật sư Ngọc đặt vấn đề.
phải khẳng định luôn rằng bầu kiên có tội danh rất nặng chứ đừng có nói chuyện oan uổng ở đây vì chẳng có cái gì khúc mắc ở đây cả, chứng cớ không thể rõ ràng hơn là tổn hại cho thị trường vừa qua, tổng kết những cái tội lớn nhất là các tội danh truy tố bầu Kiên gồm: hành vi Kinh doanh trái phép, hành vi Trốn thuế, hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước.
Trả lờiXóacon đỉa hút máu bầu kiên đã được định tội danh và chịu hình phạt, nếu cứ có vài con đỉa thế này thì nhân dân bị hút bao nhiêu máu đây, riêng hai cái tội ác lớn nhất của hắn làm nên khung hình phạt cao nhất là: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 16-18 năm tù giam; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: 14-15 năm tù. xử như thế là con nhẹ so với luật pháp các nước đó
Trả lờiXóaBất kể sự đối đáp của Bầu Kiên và các bị cáo khác có sắc bén đến đâu, họ cũng không phủ nhận được một số điểm then chốt. Dù không cần đi sâu vào chi tiết, chúng ta cũng có thể khẳng định được một số điểm này:
Trả lờiXóa- Một thời gian dài ngân hàng huy động vốn của dân, thay vì tìm cách cho vay để kinh doanh tiền tệ một cách bình thường, ngân hàng lại giao tiền cho nhân viên đi gởi vào ngân hàng khác. Tranh luận chuyện này có trái luật không thì hãy để tòa ra phán quyết nhưng chắc chắn nó trái với mọi lề thói kinh doanh ngân hàng bình thường trên thế giới. Tiền chạy từ ngân hàng sang ngân hàng theo kiểu như thế tạo ra những tài sản ảo, tăng trưởng tín dụng ảo, lợi nhuận ảo và tăng trưởng giá trị cổ phiếu ảo – rõ ràng đã góp phần vào những cơn rúng động suýt gây ra đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng.
- Tiền một ngân hàng huy động từ người dân lại được giao cho nhân viên gởi vào ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất. Điều đó có nghĩa các ngân hàng hoàn toàn không cạnh tranh dựa trên các quy luật thông thường (nếu có thì tại sao ngân hàng kia không tự mình huy động vốn trong dân để khỏi chịu lãi suất cao hơn?) Mọi quy luật thị trường bị bóp méo, có thể ngân hàng bị thiệt nhưng cá nhân lại hưởng lợi mà không có cơ chế nào ngăn cản được.
Trả lờiXóa- Một công ty đăng ký thành lập cứ khai vốn điều lệ cả ngàn tỷ đồng rồi lại phát hành trái phiếu trị giá cả ngàn tỷ đồng nữa để bán cho ngân hàng. Thử hỏi ở một nền kinh tế phát triển bình thường, làm sao có thể có chuyện một công ty mới thành lập lại dễ dàng phát hành trái phiếu như thế? Tất cả quy trình soát xét bình thường đã bị bỏ qua; ngân hàng cũng bỏ qua các động tác due diligence (thẩm tra đánh giá) cần thiết mà nhắm mắt mua trái phiếu vô giá trị kia. Đó không phải là sự thao túng ngân hàng bất kể thiệt hại của cổ đông thì là gì nữa.
- Chính việc phát hành trái phiếu dễ dàng thời đó là khe hở để nhiều tay tài phiệt góp vốn sở hữu nhiều ngân hàng mà thực chất không góp gì cả. Đây chính là khởi đầu của hiện trạng sở hữu chéo thành một mớ bùng nhùng mà cho đến giờ vẫn chưa gỡ ra hết. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích từng miêu tả hiện tượng này trên TBKTSG: “Theo mô tả, họ bán trái phiếu, thí dụ, cho ngân hàng A; rồi lấy tiền vay được đi mua cổ phần của vài ngân hàng như B, C, D; tiếp theo đó họ thế chấp cổ phiếu mới mua cho ngân hàng A để bảo đảm trả nợ và số còn lại đem chi dùng cá nhân. Số tiền vay mượn kiểu ấy lên đến hàng ngàn tỉ đồng” (TBKTSG 30-8-2012).
- Hàng loạt các hoạt động khác chỉ có trong hệ thống ngân hàng thời kỳ đó như để công ty chứng khoán do chính ngân hàng thành lập mua cổ phiếu chính mình.
Trả lờiXóaĐối chiếu chỉ một điểm là phát hành trái phiếu rồi sử dụng tiền đó để thao túng ngân hàng, tức không dùng tiền phát hành trái phiếu vào đúng mục đích khi phát hành thì những tội danh mà Viện Kiểm sát khép cho Bầu Kiên là không đúng thực chất và dễ bị bác bỏ.
Rõ ràng hệ thống luật pháp cho giai đoạn hậu WTO còn rất sơ khai. Nó để cho người đi vay nợ (phát hành trái phiếu) không bị ràng buộc gì về việc bảo đảm trả nợ; bất chấp quyền lợi của các chủ nợ. Nó để cho người giữ tiền ký thác (ngân hàng) xuất tiền vung vẩy, bất kể trái phiếu có bảo đảm hay không, cứ mua bừa, cả trái phiếu lẫn cổ phiếu! Luật pháp ở trạng thái ấy đã giúp người có thế lạm dụng của cải xã hội cho lợi ích riêng.
Những hành vi như kinh doanh trái phép, trốn thuế, làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng có thể chưa cấu thành tội danh vì lúc đó luật pháp còn thiếu sót.
Và đó chính là bi kịch để một kẻ từng thao túng thị trường như Bầu Kiên lại trở thành một người hùng trong mắt nhiều người quan sát phiên tòa chỉ để tìm kịch tính.
Phiên tòa xử Bầu Kiên nói đúng ra phải là phiên tòa xử cả hệ thống ngân hàng, tài chính thời kỳ đó khi ngoài Bầu Kiên, hàng loạt nhân vật khác cũng sử dụng đúng những chiêu trò đó để kinh doanh hưởng lợi nhanh chóng, làm giàu qua đêm.
Trả lờiXóaVì vậy ý nghĩa của phiên tòa không phải là phạt tù cho bằng được Bầu Kiên và những nhân vật khác. Ý nghĩa của phiên tòa là rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống luật tài chính bảo vệ chủ nợ; trừng phạt việc lấy tiền ký gửi của dân chúng đem ra cho vay vung vẩy để kiếm lời; và không để giới tài phiệt thao túng thị trường. Nếu không sòng phẳng chỗ này thì tình trạng mơ hồ, lách luật, không thượng tôn pháp luật vẫn diễn ra.
Một khi đã xác định được như thế thì các cơ quan chức năng đã có thể yêu cầu người đại diện khi trả lời trước tòa có thể nêu quan điểm rõ ràng, dứt khoát và không e ngại tiền lệ gì nữa cả, nhất là với các vấn đề kỹ thuật mang tính chuyên môn trong thẩm quyền của họ. Điều các vị đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có thể khẳng định trước tòa là cơ quan hành chính không có thẩm quyền giải thích luật hay phán xét làm như thế nào là đúng luật, làm như thế nào là trái luật – đó là nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tòa án.
Viện Kiểm sát cũng có thể thay đổi kết luận với những tội danh không thể buộc vì luật chưa quy định, làm như thế không phải vì chịu thua lập luận của bất kỳ ai mà vì tính chính danh của nhiều hoạt động kinh tế. Ở các nước, giám đốc tài chính phải ngày đêm lo nghĩ chuyện đầu tư tiền mặt của một doanh nghiệp sao cho có lợi nhất ở mức an toàn họ sẵn sàng chấp nhận, từ mua trái phiếu chính phủ đến mua cổ phiếu công ty.
Những hoạt động tài chính như thế mà buộc thành tội vì chưa đăng ký vào giấy phép sẽ làm tê liệt khả năng làm cho tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp sinh sôi nẩy nở; để họ không phải đi vay ngân hàng mà dựa vào thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp phải tạo ra của cải cho nền kinh tế quốc dân bằng khả năng sản xuất của mình và tài năng làm cho tiền nẩy nở thêm lên bằng cách đầu tư vào thị trường khác, doanh nghiệp khác. Chính quyền phải coi hoạt động đầu tư tài chính là việc bình thường ở mọi doanh nghiệp.
Trả lờiXóaTội phạm kinh tế nên trừng phạt bằng biện pháp kinh tế. Nên chọn những tội danh mà các bị cáo sẵn sàng nhận chịu với sự tâm phục khẩu phục, kèm theo các biện pháp kinh tế, nhất là với các khoản phát hành trái phiếu trái phép – chừng đó cũng đủ làm gương cho thị trường.