Khoai@
"Tàu Trung Quốc như "chó căng xích" lao vào tàu Việt Nam".
Phóng viên Euan McKirdy của hãng tin CNN trên tàu Cảnh sát biển số 8003 của Việt Nam đã nói như vậy khi chứng kiến sự hung hăng của các tàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Ảnh: Tàu Trung Quốc đang hung hăng bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam.
Từ đất liền, theo dõi báo chí truyền thông và tận mắt chứng kiến những gì diễn ra tại hiện trường, Euan McKirdy đã phải thốt lên rằng: "Cảnh sát biển Việt Nam đã rất cố gắng, duy trì những chuyến đi an toàn cho các thành viên các hãng truyền thông, từ báo điện tử, báo in cho đến truyền hình từ nhiều quốc gia châu Á, châu Âu và Mỹ". Anh đã phải thừa nhận, nhà nước Việt Nam đang mong muốn và đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Phía Trung Quốc cũng nói như vậy, nhưng họ lại làm ngược lại. Anh cho biết:
Đến nay, ít nhất một bên đang cố gắng thực hiện tốt điều đó, chính là phía Việt Nam.
Cùng với các phóng viên quốc tế khác, theo dõi những gì xảy ra trên biển, phóng viên CNN gọi đó là sự sống động khi mà: "xen kẽ sự hung hăng của tàu Trung Quốc, Việt Nam vẫn bình tĩnh thông báo cho Trung Quốc họ đang vi phạm luật pháp quốc tế’ trong một buổi chiều đầy nắng giữa biển".
Euan dẫn lời thuyền trưởng Hoàng của tàu hỗ trợ nói: “Tôi đã ra vùng biển này nhiều lần nhưng Trung Quốc ngày càng hung hăng. Nhưng tôi vẫn sẵn sàng và tự hào khi làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc”.
Chứng kiến "một tàu Trung Quốc to lớn nhằm thẳng hướng chúng tôi sau đó nó gầm gừ như cố tạo ra một vụ đe họa hàng hải nho nhỏ" - phóng viên CNN mô tả. Tuy nhiên, không ai trên tàu Cảnh sát biển 8003 tỏ ra quá lo lắng, dù cho những chiếc áo phao trong trường hợp này có vẻ hơi mỏng manh.
Phóng viên Euan nói:
Giống như một con chó đang căng mình ở đốt xích cuối cùng, con tàu Trung Quốc ‘sủa’ về phía chúng tôi một vài lần trước khi bỏ đi.
Cũng trong chuyến đi này, Euan McKirdy đã chứng kiến cảnh 2 tàu Trung Quốc quấy phá một tàu đánh cá Việt Nam.
Những gì Euan McKirdy đã chứng kiến, cảm nhận và phát biểu đã cho thấy sự tráo trở trắng trợn và hung ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
--------------
Có sử dụng tư liệu của VTVNews.
- Trung Quốc thay đổi vị trí giàn khoan để tiến gần đến đảo Tri Tôn, một hòn đảo mà năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa (trong đó có đảo Tri Tôn). Việc Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Tri Tôn để đánh lừa nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới. Trung Quốc cho rằng, nếu di chuyển vào địa phận 12 hải lý gần đảo Tri Tôn không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, sẽ được hưởng các quyền theo quy định của Công ước 1982.
Trả lờiXóaTuy nhiên, Trung Quốc đã bộc lộ sự gian dối về vấn đề lịch sử. Bởi năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Tri Tôn. Bất chấp chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó cực lực phản đối, lên án hành động xâm lược đó. Từ năm 1975, đất nước thống nhất, chính quyền Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Nay Trung Quốc lại lấy hành động xâm lược trong quá khứ làm lập luận biện hộ cho hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam hiện nay.
Tháng 7 này, tôi sẽ công bố hồ sơ tư liệu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam gồm 500 trang bằng tiếng Anh cho các nước trên thế giới.
Trả lời phỏng vấn với Thời báo Tài chính Financial Times của Anh hôm 27/5, Tổng thống Aquino cho biết Trung Quốc đang “chơi một trò chơi nguy hiểm, đùa giỡn trên miệng hố chiến tranh”. Ông cũng ám chỉ rằng Trung Quốc rồi sẽ có động thái hung hăng với Philippines trên Biển Đông: “Thông thường những gì xảy ra với Việt Nam rồi cũng sẽ xảy ra với Philippines”.
Trả lờiXóa“Như một chú chó không thể chạy quá độ dài của dây xích, con tàu Trung Quốc cố sủa vào chúng tôi vài tiếng trước khi quay đầu”, phóng viên Euan McKirdy của kênh CNN kể lại trong một bài viết về chuyến đi tới khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trả lờiXóaTrong bài viết mang tựa đề “A dangerous dance: China, Vietnam posture in the South China Sea” (tạm dịch: “Vũ điệu nguy hiểm trên biển Đông”), ông McKirdy gọi nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam là vùng biển “nóng nhất thế giới”.
Cùng với khoảng 40 đồng nghiệp khác đến từ các tờ báo điện tử và báo in của châu Á và Mỹ, ông McKirdy đã theo một tàu công vụ của Việt Nam tới khu vực này.
Dưới đây là bản lược dịch bài viết:
“Chúng tôi mất khá nhiều thời gian chờ đợi. Chính phủ Việt Nam giữ kín thông tin về chuyến đi, nên các nhà báo không thể biết trước ngày, giờ lên đường.
Chiều ngày 26/5, khi mặt trời vừa lặn, một tàu cảnh sát biển đưa chúng tôi rời Đà Nẵng, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa trên biển Đông. Việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ phía Việt Nam cũng như quốc tế. Các nhà lãnh đạo thế giới đã lên tiếng kêu gọi hai bên giải quyết cuộc đối đầu này nhanh gọn và không gây đổ máu.
Ít nhất thì đã có một bên đi theo những lời kêu gọi trên. Ông Hoàng Tuấn Anh, thuyền trưởng của con tàu cảnh sát biển chở chúng tôi, nói: “Cảnh sát biển Việt Nam cam kết giải quyết tình hình một cách hòa bình”.
Con tàu mà chúng tôi đi được trang bị một khẩu pháo 125 mm ở phía trước và hai súng máy nòng 14,5 mm ở phía sau. Đây là tàu tiếp tế của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Trên tàu có những thùng nhựa lớn đựng nước uống, phòng bếp chứa nhiều rau xanh và những con gà dùng làm thực phẩm để tiếp tế cho những người đang làm nhiệm vụ ở hiện trường.
Khi mặt trời mọc trên đại dương vào buổi sáng hôm sau, con tàu vẫn chưa tới nơi. Đến gần trưa, chúng tôi chuyển sang một con tàu cảnh sát biến khác lớn hơn, mang số hiệu CG-8003.
Và đó cũng là lúc mà chúng tôi tới khu vực Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam. Giàn khoan này được Trung Quốc sử dụng như một “lá cờ” để tuyên bố rằng, quần đảo Hoàng Sa là của họ, và họ có thể làm những việc mà họ muốn ở đây.
Khi chúng tôi đến nơi cũng là lúc nhận được tin Trung Quốc đã di dời giàn khoan Hải Dương 981 sang một vị trí khác. Việc di dời này hoàn tất trước khi chúng tôi tới nơi vài tiếng đồng hồ.
Khi chúng tôi tiến đến gần khu vực, những chấm nhỏ ở đường chân trời hiện rõ là những con tàu, bao gồm tàu của Việt Nam và Trung Quốc. Giàn khoan đã di dời, những con tàu này là tất cả những gì còn lại trên khu vực đã xảy ra tranh chấp trước đó. Những con tàu như đang diễn tập một vũ điệu trên mặt biển xanh thẫm mênh mông.
Bên phía tàu Việt Nam liên tục đưa ra những cảnh báo với phía Trung Quốc, rằng Trung Quốc đang vi phạm luật pháp quốc tế. Tiếng còi hú khiến buổi chiều hè trên biển lẽ ra yên bình trở nên ồn ã. Thuyền trưởng Hoàng Tuấn Anh nói: “Tôi đã nhiều lần tới vùng biển này, nhưng thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường khiêu khích với Việt Nam. Tôi tự hào khi bảo vệ tổ quốc Việt Nam của mình”.
Vũ điệu nguy hiểm trên biển được giám sát bởi đội tàu công vụ của hai nước, mà những người trên đó hiểu rõ hậu quả của việc trực tiếp đối đầu. Vài giờ trước đó, tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam. Tuy không gây ra thiệt hại về người, đây là lần đầu tiên có tàu đắm do va chạm kể từ khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển Đông gia tăng.
Đến cuối buổi chiều, một trong những tàu cảnh sát biển cỡ lớn của Trung Quốc tiến sát tàu của chúng tôi, nhưng không ai trên tàu CG 8003 tỏ ra quá lo lắng. Như một chú chó không thể chạy quá độ dài của dây xích, con tàu Trung Quốc cố sủa vào chúng tôi vài tiếng trước khi quay đầu.
cần nhiều phóng viên quốc tế đi theo tàu CSB Việt Nam để phản ánh thực tế trung thực trên báo mạng và cả truyền hình sự hung hăng và ngang ngược của TQ để cho thế giới thấy rõ bộ mặt thật sự "trỗi dậy hòa bình" giả tạo mà giới chức lãnh đạo TQ luôn hô hào. Chúng ta phải cho cả thể giới biết đuọc bản chất của trung quốc từ đó có nghĩa biện pháp để trừng trị trung quốc
Trả lờiXóaMỗi người một ít hổ trợ cho ngư dân và CSB bảo vệ toàn vẹn biển đảo, trung quốc ( không viết hoa vì trung quốc không đáng nhận được sự tôn trọng như vậy) phải biết Việt Nam có nhiều Lí Thường Kiệt ,nhiều Hưng Đạo Vương ,nhiều Lê lợi,nhiều Quang Trung,nhiều Võ Nguyên Giáp.......tất yếu bọn họ phải thua thôi, chúng ta phải dạy tiếp lịch sử cho trung quốc thôi
Trả lờiXóaNhớ từ nay mà đi đừng anh em thân thiết với chó nữa.Chỉ sợ sau này vì lý do chính trị nào đó lại lái sang chó cảnh vừa hiền vừa đáng yêu và là chó con một quý hiếm.
Trả lờiXóaCần nhiều hơn nữa những việc lammf hư thế này. Cần cho cả thế giới tận mắt chứng kiến, nghe rõ từ đồng bào của họ để biết cái bản chất khốn nạn của nhà cầm quyền Trung Quốc như thế nào, và để mọi người thấy được mong muốn được hòa bình của nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaPhải tạo điều kiện cho nhiều phóng viên nước ngoài ra thực địa để họ tận mắt chứng kiến và nói cho cả thế giới hiểu rõ hơn, cảm nhận rõ hơn về vụ việc này
Trả lờiXóaPV nước ngoài phải thốt lên như vậy thì biết rồi đấy!
Trả lờiXóaĐến người ngoài còn phải bức xúc thay cho Việt Nam! Sẽ đến lúc tất cả các nước liên kết lại dạy cho TQ bài học về cách ăn ở cho đúng phép
Trả lờiXóaBây giờ người ta thường gọi những người tham lam ví với Trung Quốc, VD: thâm như quân Trung Quốc.
Trả lờiXóaĐộc ác cũng thế, ác như quân Tàu, ác như Tàu khựa
Ví Trung Quốc như chó là chuẩn rồi!
Trả lờiXóaBạn phóng viên này hay quá, ví rất hay.
Trả lờiXóaTàu Trung Quốc hung hăng, độc ác như cướp biển.
Trả lờiXóaCó khi chó nó cũng kiện vì bị ví với Trung Quốc
Trả lờiXóaLan Phương nói hay. Chó cũng cảm thấy xúc phạm khi bị ví với TQ. Hahaha
Trả lờiXóaCần tạo điều kiện, bảo vệ nhà báo nước ngoài tác nghiệp ở hiện trường vùng biển của ta. Họ là tiếng nói khách quan nhất về tình hình thực tế đang diễn ra.
Trả lờiXóa