Những bằng chứng, hình ảnh rõ ràng trong phóng sự truyền hình của VTV dưới đây cho thấy, Trung Quốc hiểu rõ họ là kẻ cướp Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Kể cả trong giai đoạn có nhiều biến động về phân chia lãnh thổ của thế giới, những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này tiếp tục được thừa nhận trong các hội nghị quốc tế có liên quan.
Các văn kiện và tuyên bố của các hội nghị quốc tế liên quan tới Việt Nam: Tuyên bố Cairo tháng 11/1943; Hội nghị Postdam tháng 7/1945; Hội nghị San Francisco tháng 9/1951; Tuyên bố Hội nghị Geneva năm 1954… đều thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Video: Trung Quốc hiểu rất rõ, họ là kẻ cướp Hoàng Sa, Trường Sa
Trở lại với lịch sử trong và sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cùng với cuộc đấu tranh chống phát-xít của nhân loại yêu hòa bình là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của những dân tộc bị áp bức, số phận của các dân tộc nhỏ bé như Việt Nam cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của mình trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, ngay cả lúc đó, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vẫn luôn được mặc nhiên thừa nhận là một phần của Việt Nam.
Tuyên bố Cairo tháng 11/1943
Tuyên bố Cairo tháng 11/1943 nêu rõ khi cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai bước vào giai đoạn khốc liệt nhất thì Hội nghị ba bên Anh - Mỹ - Trung (lúc đó đại diện của Trung Quốc là chính quyền Tưởng Giới Thạch) đã họp và ra một bản tuyên bố tại Cairo, Ai Cập rằng "Nhật Bản phải trả lại tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã chiếm đóng, từ khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Các lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa".
Trong tuyên bố này, như vậy không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một phần lãnh thổ của Trung Quốc mà Nhật phải trao trả lại.
Hội nghị Postdam tháng 7/1945
Kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, các nước lại một lần nữa ra tuyên ngôn khẳng định sẽ thi hành các điều khoản của tuyên bố Cairo, đó là tại Hội nghị Postdam tháng 7/1945.
Hội nghị San Francisco tháng 9/1951
Một dấu mốc quan trọng, rõ ràng thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Hội nghị San Francisco tháng 9/1951.
51 quốc gia tham dự hội nghị này đã bàn về việc ký Hòa ước với Nhật Bản và thống nhất các vùng lãnh thổ mà Nhật phải trả lại sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong đó, điều 2, chương II của hòa ước, phần quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được tách ra một khoảng riêng biệt, không cùng một điều khoản với vùng lãnh thổ Bành Hồ và Đài Loan mà Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc.
Một điểm quan trọng nữa, 46/51 nước tham gia hội nghị không chấp thuận đề nghị bổ sung rằng Nhật Bản công nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với các vùng lãnh thổ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Tại đây, trước 51 phái đoàn ngoại giao của các nước thành viên Liên Hợp Quốc, trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu đã ra tuyên bố xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có đoạn như sau: "Vì cần phải dứt khoát tận dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".
Lời tuyên bố đó đã được ghi vào biên bản của Hội nghị và trong tất cả 51 phái đoàn tham dự, không có phái đoàn nào phản đối hay bảo lưu với tuyên bố này.
Hội nghị Geneva năm 1954
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi tiếp quản từ phía Nhật Bản, Pháp đã có mặt trở lại trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quản lý hai quần đảo này cho đến khi chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam khi rút khỏi Đông Dương.
Đây cũng là mốc thời gian quan trọng, được đánh dấu bởi Hội nghị Geneva năm 1954, đúng 60 năm về trước. Theo Hiệp định Geneva về hòa bình ở Đông Dương, khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khi Pháp rút khỏi Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuyên bố khẳng định chủ quyền và có các hành vi thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này.
Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị Geneva 1954, biết rất rõ điều đó. Trung Quốc có trách nhiệm tôn trọng các văn kiện quốc tế hội nghị đó.
Ngày 21/7/1954, tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva về lập lại hòa bình ở Đông Dương được thông qua. Hội nghị với sự tham gia của 9 bên, trong đó có Trung Quốc, khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cả hiệp định Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam.
Nhìn trên bản đồ, theo điều 4 của Hiệp định Đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết tại Hội nghị Geneva thì phía Bắc vĩ tuyến 17 thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phía Nam vĩ tuyến 17 thuộc Việt Nam Cộng hòa. Sau khí Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố, khẳng định chủ quyền và có hành vi thực thi chủ quyền với hai quần đảo này.
Trung Quốc biết rõ Hoàng Sa của VN
Là một nước tham gia Hội nghị Geneva năm 1954, Trung Quốc biết rất rõ điều này và Trung Quốc phải có trách nhiệm tôn trọng các văn bản quốc tế của Hội nghị.
Tuy nhiên, năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc dùng vũ lực để chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên Hợp Quốc, Luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia.
Tuyên bố của Hội nghị Geneva là căn cứ pháp lý cao nhất. Trong thế kỷ 20, không có hiệp định nào cao hơn văn bản này. Là một trong 9 bên tham gia hội nghị, Trung Quốc phải mặc nhiên công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Thế nhưng, đi ngược lại những gì Trung Quốc đã cam kết, hành động của Trung Quốc cưỡng đoạt Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc Trường Sa năm 1988 và gần đây, Trung Quốc liên tiếp gây hấn với Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận trong các văn bản pháp lý mang tính đa phương, Trung Quốc đang cho thế giới thấy rằng, những gì Trung Quốc nói rất khác những gì Trung Quốc làm.
Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, như vậy là vi phạm Hiệp định Geneva. Việt Nam Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động này vì hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế đã quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Những thông tin lịch sử này đã được nhắc lại và thông tin lại với báo giới quốc tế trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông vừa qua. Cuộc họp báo này cũng nhắc lại Bị vong lục 12/5/1988 của Trung Quốc, một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là xâm lược không thể sinh ra chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ. Vậy mà, chính họ đang vi phạm nguyên tắc cơ bản này.
THEO VTC NEWS
Xưa nay chúng ăn ở thủy chung với TQ, không liên minh với bất kì nước nào chống TQ mặc dù tất cả các nước ghét TQ. Nhưng TQ đã phả, bội chúng ta, họ cố tình gây sự và làm nhục chúng ta. Chúng ta quý trọng hòa bình nhưng chính TQ buộc ta ôm cây súng chống lại sự xâm lược của họ.
Trả lờiXóa@ Nặc danh,
Trả lờiXóaCảm ơn bạn đã còm và ủng hộ Tre Làng. Tuy nhiên bạn đã nặc danh, vì thế chúng tôi để cho bạn lần này. Từ lần sau trở đi, các bình luận nặc danh sẽ bị xóa.
Việt Nam luôn tôn trọng tình cảm bang giao giữa 2 nước. Thế nhưng Trung Quốc luôn ngấm ngầm thực hiện những hành vi "xấu" đối với Việt Nam. Hết lần này đến lần khác luôn tìm cách chiếm đoạt từ Việt Nam những gì mà cha ông đã phải đổ xương máu để giành lấy. Thế nhưng Việt Nam luôn dùng hòa bình để giải quyết các tranh chấp, vì nhân dân Việt Nam đã quá mệt mỏi với chiến tranh rồi, không muốn có thêm chiến tranh. Nhưng Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền đất nước. Vậy nên Trung Quốc hãy rút dàn khoan về nước, và chúng ta vẫn là lãng giềng!
Trả lờiXóaTrung quốc cố tình xâm chiếm đảo Hoàng sa và Trường Sa của Việt Nam chứ không hề có sự nhầm lẫn nào ở đây cả.
Trả lờiXóaÝ định xâm lược như đã ăn sâu vào đầu nhà cầm quyền Trung Quốc.
Trả lờiXóaở cạnh nước nào là lấn chiếm, gây sự với nước đó.
Có người gọi Trung Quốc là quốc gia cướp biển. Gọi như vậy hơi cực đoan nhưng thấy đúng thật.
Trả lờiXóaBao nhiêu lần TQ tham dự các hội nghị quốc tế, bao nhiêu lần TQ nhận được sự phản đối của phía Việt Nam về chủ quyền biển đảo... Không lẽ TQ mù hay điếc?
Trả lờiXóaNhững người dân chân chính của Trung Quốc đang xấu hổ về việc làm của nhà nước Trung Quốc.
Trả lờiXóaNgười Việt gốc Hoa lên tiếng đây này: Chúng tôi đã được sự bảo vệ rất tốt của luật pháp và nhà nước Việt Nam, nên chúng tôi cũng không cần nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa phải lên tiếng bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi chỉ cần chính quyền Trung Quốc rút giàn khoan 981 và lực lượng ra khỏi vùng biển Việt Nam ngay lập tức!
Trả lờiXóaDư luận nhân dân Trung Quốc đã xuất hiện những tiếng nói hiểu biết, tôn trọng sự thật, ủng hộ lẽ phải, phê phán, không đồng tình với những luận điệu tuyên truyền bịa đặt, vu cáo của báo chí Trung Quốc.
Trả lờiXóaBạn đọc Jiubannongju ở Tứ Xuyên viết: “Chúng ta giống như cướp biển. Xấu hổ vì là người Trung Quốc”, “bạo động trong nước đang khiến dân lo lắng, chính quyền lại đi gây hấn với quốc gia khác”.
Ông Lý Lệnh Hoa, Chuyên viên nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về luật biển của Trung Quốc đã kịp thời lên tiếng tỏ rõ thái độ phản đối hành động của phía Trung Quốc.
Trả lờiXóaTrung Quốc là nước đã ký Công ước biển LHQ (UNCLOS 1982), cần phải hành xử theo các điều 74, 83 của công ước, phải tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước láng giềng.
Trả lờiXóaTrung Quốc vi phạm chính những gì họ đã ký kết, cam kết mà không chút xấu hổ. Nhục và hèn.
Trả lờiXóaquan sát chính trị lâu nay và nhất là vụ bành trướng của TQ mới hiểu rõ được cái đen trắng trên trường quốc tế nó mỏng manh thế nào, đúng sai không còn phạm trù tự nhiên nữa mà hình như nó tuân thể quy luật mạnh yếu, TQ mạnh thì nó nói của nó có ai dám cãi thẳng đâu, mình bảo của mình với hàng đống chứng cớ chỉ được cái gật đầu lén lút mà thôi
Trả lờiXóacứ tiếp tục bày ra những chứng cứ lịch sử mà muốn cãi cũng khó vì đây là lịch sử thế giới chứ đâu phải riêng Việt Nam, đến một lúc nào đó TQ không thể tranh cãi, không mặt dày trơ tráo thêm được nữa thì TQ sẽ phản ứng ra sao đây, ngang nhiên thừa nhận đi xâm lược hay lại tiếp tục nghĩ thêm ra một cái cớ mới để hợp pháp hóa hành động phi pháp của mình đây, đối với khựa thì không có gì là không thể nha
Trả lờiXóaViệt nam có quá nhiều bằng chứng cũng như là cơ sở pháp lí để có thể khẳng định được một điều rằng Hoàng sa và trường sa là của Việt nam,nhưng trung quốc đang cậy thế nước lớn,đang có những việc làm ngang ngược và phi lí.Nhưng với những bằng chứng và sự khẳng định rõ ràng kia rồi thì thế giới đang ủng hộ Việt nam và có thể nói rằng điều này sẽ khiến cho trung quốc phải khiếp sợ mà thôi.Đúng là cái lũ nhận vơ đáng ghét.
Trả lờiXóaChúng chẳng có cái lí lẽ và cái bằng chứng nào để có thể khẳng định được rằng Hoàng sa và trường sa là của chúng cả.lũ tàu khựa chỉ được cái mặt dày và cũng chỉ được cái ăn nói lung tung thôi chứ chẳng thể nào thuyết phục được bạn bè quốc tế,và chỉ có người trong cuộc mới biết được rằng trung quốc đang là kẻ cướp hoàng sa và trường sa của Việt nam.Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải cho chúng bẽ mặt và cũng cho chúng tâm phục khẩu phục.
Trả lờiXóaTrung quốc thừa hiểu cái việc làm của họ chẳng khác nào là kẻ cướp biển cướp đất.và không chỉ có trung quốc mà ngay cả bạn bè quốc tế cũng thừa biết được cái âm mưu và thủ đoạn của lũ tàu khựa.nhưng chúng nó đâu có cần gì,chúng nó dày mặt quá rồi,và chỉ cần thực hiện được cái mưu đồ bành trướng cũng như tham vọng bá chủ thế giới thì họ có thể làm mọi chuyện,hãy nên nhớ rằng nếu như họ mà vấp phải sự phản đối của thế giới thì họ cũng chẳng thể làm được gì.
Trả lờiXóa