Tướng cuối cùng chạy khỏi Sài Gòn như thế nào?
|
Trong cảnh hỗn loạn tan rã của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhiều nhân vật chủ chốt đã tìm đường tháo chạy. Nhiều tướng lĩnh còn lại tự sát sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.
Sáng 30/4/1975, Dương Văn Minh (Tổng thống mới của Việt Nam Cộng Hòa) họp với những thành viên nội các mới, trong đó có Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng), Nguyễn Văn Huyền (Phó Tổng thống), Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh,...
Dương Văn Minh nói: "Để tránh cho người dân Sài Gòn những tai họa đã xảy ra như tại Đà Nẵng (thất thủ trước đó 1 tháng), mà có thể còn tồi tệ hơn, tôi quyết định trao quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam".
Đến 9h25, lời tuyên bố ngừng bắn và chờ bàn giao chính quyền được Dương Văn Minh (Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa) đọc trên Đài phát thanh Sài Gòn.
Lúc 10h45, chiếc xe tăng đầu tiên của quân giải phóng hất tung cánh cổng sắt ở Dinh Độc Lập.
Ảnh: Dương Văn Minh (Tổng thống mới của Việt Nam Cộng Hòa)
Vào giờ phút lịch sử này, hầu như toàn bộ nhân vật chủ chốt của chính quyền Sài Gòn chỉ còn lại Dương Văn Minh và 16 thành viên nội các. Trước đó, những tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa từ thời của Nguyễn Văn Thiệu (từ chức và tháo chạy cách đó 5 ngày) đã tìm đường di tản theo Mỹ. Nhiều trong số tướng lĩnh đã tự sát trước và sau khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.
Theo chân Nguyễn Văn Thiệu tháo chạy
Sáng 28/4, máy bay lên thẳng của Hãng hàng không Mỹ đã liên tục đỗ xuống trên mái nhà Sứ quán Mỹ, nhặt đi những nhân vật đứng đầu trong bộ máy của chính quyền Sài Gòn để đưa ra Tân Sơn Nhất, nhét lên những chiếc máy bay Mỹ đã chật ních rồi chuồn ra ngoài. Một trong số đó có Cao Văn Viên (Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn). Đặng Văn Quang (tay chân tâm phúc của CIA, cựu Cố vấn an ninh của Thiệu) sáng đó lồng lộn ở Bộ Tổng tham mưu luôn mồm chửi Mỹ và Thiệu đã bỏ rơi mình.
Tối hôm trước, theo chỉ thị của Trung ương Cục tình báo Mỹ, Phân cục trưởng CIA tại Sài Gòn đã thu xếp một chuyến bay bí mật chở tay chân của Thiệu sang Philippines. Trong số đó có Nguyễn Bá Cẩn, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Khắc Bình,...
Trưa 29/4, Nguyễn Cao Kỳ đáp trực thăng riêng xuống sân Bộ tổng tham mưu thì được tin hầu hết nhân vật chủ chốt đã di tản. Mọi hy vọng tiêu tan, Kỳ quyết định ra đi. Kỳ gặp Ngô Quang Trưởng (Cựu Tư lệnh quân đoàn 1), Kỳ rủ Trưởng cùng lên máy bay. Chiếc trực thăng lượn một vòng trên bầu trời Sài Gòn rồi bay ra biển.
Ảnh: Nguyễn Cao Kỳ
8h sáng 29/4, Trung tướng Trần Văn Đôn (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa) vẫn tới Bộ Tổng tham mưu để “nắm tin tức chiến sự mới nhất”. Đôn được Dương Văn Minh hứa đề bạt ghế Thủ tướng nhưng sau đó gạt ra. Đôn gọi cho Dương Văn Minh, đề nghị cử ngay một Tổng tham mưu trưởng mới thay cho Đồng Văn Khuyên (đã tháo chạy). Dương Văn Minh cảm ơn và cho biết đã cử tướng Vĩnh Lộc đảm nhận chức vụ này.
Gần trưa, Đôn tới dự lễ tuyên thệ nội các Vũ Văn Mẫu. Nội các này đáng lẽ Đôn phải giữ vị trí Thủ tướng mới đúng. Mẫu đang giải thích cho các bộ trưởng về thông báo vừa đọc trên đài phát thanh Sài Gòn, yêu cầu cơ quan tùy viên quốc phòng Mỹ (DAO) phải rút hết khỏi Nam Việt Nam trong vòng 24 tiếng. Lúc ấy, Đôn mới ngã ngửa người. Đôn gọi điện hỏi Martin, đại sứ Mỹ. Ông này dội thêm cho Đôn một gáo nước lạnh chấm dứt cơn mê tham vọng của viên tướng.
“Không chỉ riêng DAO mà toàn thể người Mỹ. Chúng tôi đang sửa soạn rút. Nếu ngài muốn đi thì xin mời ngài có mặt tại sứ quán lúc 14h chiều nay.” – Martin nói.
Trần Văn Đôn quyết định ra đi ngay. Cùng đi với Trần Văn Đôn còn có Trung tướng Dư Quốc Đống (cựu Tư lệnh Quân đoàn 3, Quân khu 3), bại tướng Phước Long – nơi mở màn cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Đôn và Đống là những tướng lĩnh cuối cùng tháo chạy khỏi Sài Gòn. Nhưng chiếc máy bay cuối cùng rời khỏi Sài Gòn là vào 7h30 (30/4), mang theo tốp lính thủy đánh bộ của Mỹ.
Ảnh: Tổng thống Lyndon Baines Johnson, Tướng William Westmoreland, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ (ngoài cùng bên phải) năm 1966
Đầu hàng và tự sát
Sáng 29/4, Phạm Văn Phú (Cựu Tư lệnh Quân đoàn 2, Quân khu 2) uống liều thuốc độc cực mạnh, được đưa đi cấp cứu và chết tại bệnh viện vào trưa 30/4.
Sáng 30/4, Chuẩn tướng Mạch Văn Trường (Tư lệnh sư đoàn bộ binh) được lệnh về Sở chỉ huy Quân đoàn 4 gặp Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư lệnh Quân đoàn 4). Một sĩ quan mở máy nghe lại lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh vừa đọc trên đài Sài Gòn. Xung quanh òa khóc.
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tuyên bố: Chúng ta tuân lệnh Tổng thống, ngừng bắn tại chỗ, tuy nhiên nếu bị tấn công thì có quyền chống lại.
Mạch Văn Trường cự lại: Nhưng chúng ta đang thắng! Lực lượng quân đoàn nguyên vẹn, chưa sứt mẻ gì, sao buông súng?
Tướng Nam nói: Đồng minh đã tháo chạy. Chúng ta không còn bao nhiêu đạn dược, cố gắng cũng không được bao lâu.
Mạch Văn Trường vẫn cố xin tiếp tục chiến đấu. Tướng Nam gằn giọng: Trách nhiệm với 16.000 quân sĩ và 16.000 gia đình của họ, tôi ra lệnh cho anh buông súng.
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó Quân đoàn 4) cũng yêu cầu Trường tuân lệnh. Trường hỏi: Chuẩn tướng chịu để địch bắt?
"Không bao giờ địch bắt được tôi!" - Tướng Hưng nói.
Ảnh: Chiếc xe tăng thần tốc tiến vào Dinh Độc lập lúc 11h30 trưa 30/4/1975
Đến chiều, tướng Nam gọi điện chỉ thị các tướng lĩnh trực thuộc Quân đoàn 4, Quân khu 4, trực tiếp liên lạc với quân đội của Mặt trận giải phóng để chuyển giao trong vòng trật tự, ổn định và duy trì tối đa an ninh cho dân chúng”.
5h30 chiều, Nam mặc quân phục chỉnh tề đi thăm Quân y viện. Khoảng 200 thương binh nặng không thể tự di chuyển được nằm lại, còn tất cả đã tùy nghi di tản. Mắt đỏ hoe vì xúc động, Nam thăm và nắm tay tường người.
Khoảng 11h đêm, Tướng Nam nhận tin báo, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng (Tư lệnh phó Quân đoàn 4) vừa bắn vào tim mình tự sát tại nhà. 6h sáng 1/5, có tin báo, Nguyễn Khoa Nam (viên tướng gốc Huế, Tư lệnh Quân đoàn 4) đã tự sát bằng viên đạn bắn xuyên mang tai.
Cùng đó, Chuẩn tướng Trần Văn Hai (Tư lệnh sư đoàn 7 bộ binh, phụ trách Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Kiên Giang, Kiến Tường), Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ (Tư lệnh Sư đoàn 5) cũng tự sát.
Nguồn: KBCHN
VNCH là chính phủ bù nhìn do quân xâm lược đề ra để tiếp tay chúng cai trị Việt Nam. Nực cười cho những kẻ phản động hiện nay, cứ ngông cuồng tự nói là miền Bắc xâm chiếm miền Nam mà không dám nói rõ ra chính quyền miền Nam thời đó là thuộc thế lực nào quản lý. Nực cười
Trả lờiXóaVNCH chính phủ bù nhìn do quân xâm lược tạo nên để dễ dàng cai trị Việt Nam ta mà thôi, thật là đáng tiếc cho những người VNCH khi mà đất nước gặp nguy thế mà họ lại không tham gia chiến đấu để bảo vệ đất nước mà ngượi lại họ lại trở thành tay sai cho quân xâm lược cướp nước thật là thất vọng cho những con người không có long tự tôn dân tộc đi ngược lại với lợi ích của dân tộc như thế. chuyện qua rồi ai cũng có những sai lầm chúng ta đều là con đất Việt cũng nên tha thứ cho nhau để đất nước được đoàn kết vững mạnh hơn nữa
Trả lờiXóaBo lao.
Xóa2 thằng Ngọc Hoan, Lê Tấn đéo biết gì thì câm cái mõm chó bọn bây lại. Bắc Việt không đước Tàu cộng, Nga xô ủng hộ thì còn khuya mới chiếm được miền nam.
Trả lờiXóaMe chung may chang biet ty ji het.the nao la xam luoc.de yen cho viet nam cong hoa phat trien thi bay gio co khi con tot hon ca han quoc.bon ong da khong phai kho the nay.bon cong san se khong tham nhung nhu bay gio.dan do kho.hoang xa truong xa khong bi tau khua lay mat.
Trả lờiXóaTung
Trả lờiXóaNhâm các bác
Trả lờiXóaVới tôi yêu nước là yêu tất cả mọi thứ thuộc về đất nước... Ko phải vì bị nhồi nhét vào đầu những quan điểm tư bản của vnch mà quên đi rằng chúng ta là người việt nam. Tôi yêu đất nước hiện tại của tôi... Yêu mọi thứ thuộc về nó, yêu cả các bạn nữa những người việt nam ạ. Bạn có thể ghét tôi... Nhưng bạn ko thể phủ nhận tôi và bạn có chung nguồn gốc. Tư tưởng của các bạn đã lỗi thời rồi đấy... Nếu các bạn thắng trong lịch sử thì sẽ ra sao? Giống irac hay một số nước như thế. Chúng ta chỉ là nạn nhân của những tư tưởng đối lập... Hãy tỉnh táo suy nghĩ về mọi thứ bạn nhe...
Trả lờiXóađảnng ta vẫn cứ phát triển
Trả lờiXóavnch chính phủ bu nhìn do mỹ lập nên.tướng tá thì bất tài du nhược ham sông sơ chêt.tông thông như diệm va thiệu thì con cho săn cho mỹ ma thôi.chân lý luôn đúng đảng công sản vn muôn năm.
Trả lờiXóađúng vây.mot chính phu bu nhìn.tướng tá bất tài vô dụng.ko co ly tương.thưc tự hào vẽ vang cho dân tôc khi dang công sản duoc sang lập.đâu tranh vi muc tiêu cua dân tôc vn.chiên thăng luôn thuộc vê chân ly.va ket cục của sư ngu dot cua chê do vnch là bo chay
Trả lờiXóa