HỒNG THỦY
(GDVN) - Vụ 981 là một trong những điều tồi tệ nhất kể từ năm 1979 khi Việt Nam đã cho Trung Quốc hộc máu mũi trong một cuộc chiến (Bắc Kinh xâm lược Việt Nam).
Tham vọng bành trướng lãnh thổ của một bộ phận lãnh đạo hiếu chiến Trung Quốc lâu nay vẫn không thay đổi. Hình minh họa.
Tờ The Economist ngày 14/6 bình luận, Việt Nam và Trung Quốc từng có lịch sử lây dài của xung đột và quản lý để sửa chữa những sai lầm trong lịch sử, nhưng khủng hoảng mới nhất trong vụ giàn khoan 981 đã phá vỡ nỗ lực ấy.
Việt Nam đã vô cùng sửng sốt khi đầu tháng 5 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Phía Trung Quốc thì (lấp liếm, ngụy biện) cho rằng vị trí hạ đặt nằm trong cái gọi là "vùng biển Tây Sa", chỉ cách 17 hải lý từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị họ xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1974 - PV.
Việt Nam muốn giải quyết căng thẳng thông qua thương lượng hòa bình, nhưng Trung Quốc đã từ chối đề nghị một cuộc đối thoại cấp cao, trong khi các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức ngoại giao cấp trung đã chẳng đi tới đâu.
Bây giờ triển vọng cho một giải pháp êm đẹp ngày một xa dần khi tàu thuyền 2 nước tiếp tục chơi trò mèo đuổi chuột ở gần khu vực giàn khoan, trong khi đó các nhà ngoại giao của 2 nước công khai đương đầu ở diễn đàn Liên Hợp Quốc. Đây là động thái bất thường với Trung Quốc thường né tránh đưa vấn đề Biển Đông ra các cơ quan tổ chức quốc tế.
Thực tế là Trung Quốc điều hơn 100 tàu, trong đó có 6 chiến hạm loại hiện đại nhất, cùng với 4 máy bay quân sự để cố thủ giàn khoan, cản phá quyết liệt và hung hãn đâm va tàu công vụ thực thi pháp luật của Việt Nam. Trên mặt trận tuyên truyền, Trung Quốc đã ngang nhiên bóp méo, xuyên tạc sự thật và vu cáo Việt Nam - PV.
Tờ Bưu điện Hoa Nam có trụ sở tại Hồng Kông hôm 9/6 cho hay, Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp nhà nước của họ tham gia đấu thầu các dự án mới tại Việt Nam, trong khi cuối tháng 5 các tàu Trung Quốc đã (hung hãn) đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam gần vị trí hạ đặt trái phép giàn khoan 981- PV).
Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Washington đầu năm 1979, sau chuyến đi này chính Đặng Tiểu Bình đã đâm sau lưng đồng chí, phát động cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam, đã bị quân và dân Việt Nam đánh cho tan tác.
Căng thẳng leo thang trên Biển Đông vụ 981 là một trong những điều tồi tệ nhất kể từ năm 1979 khi Việt Nam đã cho Trung Quốc hộc máu mũi trong một cuộc chiến (Bắc Kinh xâm lược Việt Nam) ngắn ngủi. Quan hệ đồng chí đang trở nên tồi tệ hơn, The Economist nhận xét, nhưng thực chất là "người đồng chí phương Bắc" đang ngày càng nguy hiểm và tồi tệ hơn - PV.
Ngày 21/5 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, bao gồm biện pháp pháp lý. The Economist cho rằng, thông điệp của Thủ tướng được đánh giá cao trong nước, nhưng cũng có thể "nguy hiểm" vì lĩnh vực sản xuất của Việt Nam "phụ thuộc nhiều" vào nguyên liệu nhập khẩu của Trung Quốc.
Tuy nhiên trong phiên họp Quốc hội ngày hôm qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, mặc dù trong một thế giới phẳng như hiện nay không một nền kinh tế nào có thể độc lập hoàn toàn (biệt lập), nhưng Việt Nam không lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.
Và đương nhiên, việc Trung Quốc cấm doanh nghiệp nhà nước của họ đấu thầu các dự án mới tại Việt Nam biết đâu lại là một cơ hội tốt cho Việt Nam để chọn được những nhà thầu xứng đáng. "Ngừng chơi" với Việt Nam về mặt kinh tế thì chỉ có thiệt cho Trung Quốc - PV.
The Economist cho rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan 981 của họ vào giữa tháng 8 theo kế hoạch, nhưng vấn đề Biển Đông sẽ không thể được giải quyết một cách dễ dàng như vậy.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đảm bảo môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài và khắc phục những ảnh hưởng không mong muốn từ vụ việc một số kẻ xấu lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc cắm giàn khoan để phá hoại các doanh nghiệp nước ngoài (và đã bị nghiêm trị - PV).
tôi không mấy lạ vì hành động bành trướng của TQ, điều này có rất nhiều học giả hay sách từng dự đoán rồi, thế nhưng cái làm tôi đáng quan tâm đúng là cách ứng xử của TQ ngày càng tệ thật, dù gì thì chúng ta và TQ cũng có nhiều cái tương quan và lâu đời, thế nhưng hình như TQ chỉ nhớ rằng chúng bắt nạt ta lâu rồi hay sao mà quen tay vậy sao
Trả lờiXóa