Chia sẻ

Tre Làng

TRƯỚC BẪY “HỮU NGHỊ” CỦA “BẠN” TRUNG QUỐC

Bài của nhà văn Đông La

Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ TQ, đến Hà Nội trong lúc Biển Đông đang nóng như chảo nước sôi. Nhưng trước thái độ cương quyết, thẳng thắn của phía chủ nhà, Dương Khiết Trì lại đáp lại với thái độ bình tĩnh, và còn hơn thế, rất ung dung đường bệ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường về chủ quyền của VN với Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là “không thay đổi và không thể thay đổi”. Dương Khiết Trì lại đáp lại bằng việc chuyển lời thăm hỏi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước Việt Nam; khẳng định Đảng, Chính phủ TQ hết sức coi trọng và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với VN.

Tiếp Dương Khiết Trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Dương Khiết Trì cũng lại khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ coi trọng và chưa bao giờ thay đổi phương châm hữu nghị trong quan hệ với VN. 

Trong cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu TQ rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của VN, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột. Dương Khiết Trì cũng lại khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với VN, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột! 

Còn thái độ của Tập Cận Bình, người lãnh đạo cao nhất TQ? Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm 30/5 tại thủ đô Bắc Kinh, Tập Cận Bình nói rằng tình hình ở Biển Đông “nói chung là ổn định” và tuyên bố “Bắc Kinh sẽ không gây bất ổn ở Biển Đông”!

Chúng ta thấy có một vẻ như ngược đời giữa hành động động chân, động tay hung hãn ngoài biển với thái độ của một cái đầu bình tĩnh, luôn hữu hảo, thủy chung trước sau như một. Nhưng suy ngẫm kỹ chúng ta sẽ thấy sự thâm hiểm qua cách ứng xử như trên của phía Trung Quốc.

Vì họ coi Hoàng Sa, Trường Sa là của họ nên chuyện đặt giàn khoan là chuyện đương nhiên, vì thế với họ, tình hình Biển Đông là “ổn định”. Với sự phản ứng của Việt Nam, Tập Cận Bình chỉ cho là “những dấu hiệu xuất hiện đáng để chúng ta quan tâm”. Nay Dương Khiết Trì đến Hà Nội cũng rất bình thản. Trước những bức xúc của những nhà lãnh đạo của Việt Nam đối với vấn đề tranh chấp trên biển, Dương Khiết Trì một mặt nêu lại “lập trường của TQ”, đồng thời cũng bày tỏ nhất trí hai bên cần tiếp tục các kênh trao đổi, tiếp xúc song phương, để giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay và cùng thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác hiện có giữa hai nước.

Như vậy phía Trung Quốc coi chuyện đặt giàn khoan là chuyện bình thường của “tôi”, còn phía “bạn” Việt Nam sai, có nóng nẩy, “chúng tôi” rất thông cảm, cần ngồi lại bình tĩnh nói chuyện. Và kết cục “chúng tôi” sẽ độc chiếm được Biển Đông một cách hòa bình, tình hình vẫn ổn định, trước mắt bạn bè quốc tế như Chủ tịch Tập của “chúng tôi” nói: “Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và luôn theo đuổi, cũng như truyền lại cho thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị và hòa hợp”.

Cái thâm của thằng Tầu là thâm như thế!
***
Chúng ta hãy liếc qua tí 

CÁO BẠCH
CỦA BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC VỀ HYSY981

Họ cho hoạt động khoan thăm dò do HYSY 981 là sự tiếp tục của một quá trình thường xuyên trong lãnh thổ của Trung Quốc. Việt Nam đã có hành động khiêu khích, phá rối mạnh mẽ và phi pháp, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn luật lệ quốc tế, gây ảnh hưởng xấu đến quyền tự do và an ninh lưu thông trong khu vực biển, làm tổn hại đến hoà bình và ổn định trong khu vực.

Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc. Từ triều đại Bắc Tống (960-1126), chính phủ Trung Quốc đã thiết lập thẩm quyền. Năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải quân nhà Thanh đã thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã công bố quyết định đưa quần đảo Tây Sa vào dưới thẩm quyền của Huyện Ya thuộc đảo Hải Nam, v.v…

Từ cổ xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của VN. Năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm, rồi năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều có tuyên bố Việt Nam “công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc”, v.v…

***
Như vậy từ hành động đến lời nói phía Trung Quốc như trên họ đã quyết đoán và có những điểm chắc chắn hơn ta.

Còn phía ta, ồn ào hơn, rất hay là ta được dư luận quốc tế ủng hộ. Nhưng tiếc là có nhiều lý lẽ của các học giả lẫn những người có trọng trách thì đến người Việt cũng khó thuyết phục nói chi phía Trung Quốc!

Lại phải xin nhắc lại, những chứng cớ phía Trung Quốc đưa ra như sách giáo khoa và bản đồ của ta in sai cách nay cả nửa thế kỷ thì chúng hoàn toàn không có tính pháp lý, chúng chỉ là tài liệu tham khảo, giảng dậy và học tập, được biên soạn bởi một hoặc một nhóm tác giả, nên hoàn toàn có thể có sai sót. Mà tính pháp lý phải là luật biển được Quốc hội VN thông qua và những chứng tích, dấu tích, bản đồ từ cổ xưa cho đến nay đều thống nhất xác nhận chủ quyền Hoàng sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Còn những tuyên bố của vài quan chức ngoại giao trong hoàn cảnh VN đang nhờ vả Trung Quốc chỉ có tính “ngoại giao”, cũng không có tính pháp lý vì cương vị của họ rất bé so với vấn đề rất lớn là tuyên bố về lãnh thổ. Riêng lá thư của cố TT Phạm Văn Đồng, cần phải hiểu chính xác cụ chỉ “tán thành” bản Tuyên bố “quyết định về hải phận của Trung Quốc”, còn Hoàng Sa và Trường Sa vốn của Việt Nam tất cụ không công nhận.

Vậy trước quyết tâm độc chiếm Biển Đông một cách êm xuôi của phía Trung Quốc, ta chỉ còn cách là chơi bài ngửa thôi, hãy chuẩn bị hồ sơ kỹ càng và đầy đủ nhất để kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế, đồng thời đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt hơn nữa trên mặt trận ngoại giao, với hậu thuẫn của dư luận quốc tế. Còn ngoại giao song phương giữa ta và Tầu thì càng mềm mỏng ta lại càng phải kiên quyết. Cần cảnh giác cao độ, không được cả nể rơi vào bẫy “hữu nghị” của phía “bạn”!

19-6-2014
ĐÔNG LA

8 nhận xét:

  1. nếu thực sự 4 cái giàn khoan cùng xuống thì sẽ khá mệt, tàu ít quá. Hỏi câu này từ lâu rồi mà không ai trả lời : nếu nó thật sự đâm xuống khoan và hút dầu lên thì lúc đó kiện hay sao? Ở trên có đặt ra "lằn ranh đỏ" cho giải pháp quân sự không ? Chứ kiểu giành biển kiểu bán quân sự này mà chúng ta chỉ đơn giản phản đối thì từ từ sự đã rồi , biển sẽ mất hết. Dĩ nhiên nếu có giải pháp nào khác quân sự mà hiệu quả thì quá tốt rồi. Chúng ta cần phải có những cách đấu tranh mới buộc trung quốc phải rút giàn khoan

    Trả lờiXóa
  2. KIỂU Tránh..đâu này Thì còn LÂU.. LÂU... LẮM..!

    Trả lờiXóa
  3. Với những gì TQ đã làm, ỷ mạnh hiếp yếu thì cho dù VN có ra đàm phán song phương thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì vì họ trước sau gì cũng mong muốn thực hiện cho bằng được là thâu tóm gần hết biển đông theo cách họ gọi là đường lưỡi bò...Hãy khởi kiện họ ra tòa án quốc tế, chúng ta đang có thuận lợi từ sự ủng hộ của rất nhiều nước trên thế giới và đó cũng phần nào ngăn cản cho họ thực hiện ý đồ của mình!

    Trả lờiXóa
  4. Chủ trương của TQ là giải quyết song phương để từng bước bẻ gãy từng đối thủ. Việt Nam nếu đồng ý giải quyết song phương thì sẽ là một bước đi thất bại hiện tại và tương lai. hãy nhìn những gì Trung Quốc đang làm và nghe những gì họ nói để biết được sự đối lập, trơ trẽn, đều giả của họ. Và điều này đồng nghĩa với việc sẽ không còn quốc gia nào ủng hộ Việt Nam nữa vì a đã lựa chọn con đường riêng tự giải quyết và a phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn đó. hãy tỉnh táo và suy nghĩ thật thấu đáo, Trung Quốc đang lo sợ, và đây là cơ hội để chúng ta đòi lại hết các đảo lớn nhỏ mà Trung Quốc đã đánh chiếm bằng vũ lực trong những năm 1974, 1978... chúng tôi đã và đang sẵn sàng

    Trả lờiXóa
  5. Đừng nghe những gì Trung Quốc nói. Họ đặt giàn khoan 981 trong vùng biển VN mà họ nói là trên lãnh thổ của họ. Họ đâm va và phun vòi rồng tầu chấp pháp của ta mà vu khống VN đâm va vào tầu của họ 1547 lần và cản trở việc làm " bình thường của họ. Cả thế giới đều biết việc làm phi pháp của họ, gây căng thẳng ở Biển Đông. Ta có đủ cơ sở pháp lí để kiện họ ra toà án Quốc tế. Ta có đủ bằng chứng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhiều học giả thế giới quan tâm. Việt Nam ta phải KIỆN TQ ra toà án Quốc Tế. Đừng ảo tưởng về cái gọi là " Tình hữu nghị" đối với bọn vừa ăn cướp vừa la làng. Trung Quốc chính là " Chí Phèo" thời đại. Để lâu họ sẽ đánh bùn sang ao.

    Trả lờiXóa
  6. Chúng ta vừa phản bác những luận điệu bố láo của Trung Quốc, vừa phải chỉ ra cho thế giới thấy rằng là Trung Quốc là kẻ nói dối đấy, đừng tin vào chúng. Thực chất là Việt Nam đang bị một nước lớn bắt nạt đấy. Đối phó với Trung Quốc không phải là một vấn đề đơn giản, bởi chúng rất thâm hiểm, và dựa vào vị thế là một nước lớn nên chẳng coi ai ra gì. Nhưng Việt Nam cũng có lợi thế là có lẽ phải và cách cư xử đúng mực, phù hợp với các quy chuẩn quốc tế.

    Trả lờiXóa
  7. Sự thực là những căng thẳng trên biển đông thời gian này do Trung Quốc gây ra có ảnh hưởng không nhỏ đến tình an ninh, ổn định của quốc tế. Thực sự là chúng quá điên rồ, hững việc Trung Quốc làm đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của ngư dân ta, dẫn đến nhiều thiệt hại về người và của. Việt Nam cần có những giải pháp tránh những thiệt hại cho người dân cũng như chống sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  8. Đối với Trung Quốc thì làm gì tồn tại hai chữ hữu nghị và hợp tác? Cứ cái gì có lợi là Trung Quốc làm, có thèm để ý đến ai đâu, Hơn nữa Trung Quốc có tiếng là nói một đằng làm một nẻo rồi nên đừng tin vào những gì Trung Quốc nói, hãy nhìn vào những gì chúng làm. 4 tốt 16 chữ vàng chúng thực hiện được bao nhiêu? Hữu nghị thì cái dàn khoan kia là sao? Cần cận trọng đối với Trung Quốc!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog