(Petrotimes) - Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP ngày 10/6, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Lê Hoài Trung đã kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 và hơn 100 tàu các loại ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, để tạo “môi trường” cho các cuộc đàm phán.
Cảnh sát biển Việt Nam đang quan sát hoạt động của các tàu Trung Quốc bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, cũng theo ông Lê Hoài Trung, Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào các cuộc đối thoại và trắng trợn phủ nhận có tranh chấp ở khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khẳng định Việt Nam có “đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền” ở khu vực nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép. Khu vực đó rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
AP dẫn lời ông Lê Hoài Trung cho biết, sự từ chối tham gia thảo luận về tranh chấp của Trung Quốc là động thái “khiêu khích” và làm gia tăng “quan ngại nghiêm trọng”.
“Chúng tôi muốn đàm phán, đối thoại, hoặc bất kỳ cách nào để giải quyết hòa bình các tranh chấp”. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh, nhân dân Việt Nam muốn hòa bình “và quan hệ hữu nghị với Trung Quốc”, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khẳng định.
Tuy nhiên, ông Lê Hoài Trung nhấn mạnh: "Cho đến lúc này chúng tôi vẫn kiềm chế, nhưng chúng tôi, giống như bất cứ nước nào khác, có quyền tự vệ!".
Linh Phương
Việt Nam chúng ta đang thể hiện thiện trí muốn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép, nhưng phía Trung Quốc thì luôn né tránh dưới mọi hình thức đối thoại mà Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế kêu gọi. Nó thể hiện tính phi lý của Trung Quốc, không muốn giải quyết tranh chấp ấy theo cách hòa bình. Và như vậy, trong vùng biển thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam hoàn toàn có quyền tự vệ đối với mọi hành động khiêu khích, xâm lấn.
Trả lờiXóaĐúng như lời đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc nói, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền ở vùng biên mà Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép, nếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động khiêu khích, hung hăng ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền ấy của Việt Nam cũng như không chịu rút giàn khoan hạ đặt trái phép, thì Việt Nam đương nhiên có quyền tự vệ để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trả lờiXóaĐúng nnhw vậy. Việt Nam có đầy đủ bằng chúng pháp lý để chứng minh vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành động đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời những hành động của Trung Quốc thời gian qua đối với cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam là không thể chấp nhận được. Việt Nam là một dân tộc nhỏ, yêu chuộng hòa bình. Nhưng Việt Nam vẫn có quyền tự vệ chính đáng
Trả lờiXóaTÌNH ĐỒNG CHÍ
Trả lờiXóaNghĩa tình Đồng chí mộng tan rồi!
Bản chất Tầu bành rõ thế thôi.
Cộng sản Anh em mồm dối trá,
Láng giềng Bè bạn miệng tanh hôi.
Phùng Thanh phát biểu hèn ra mặt,
Phú Trọng lặng câm phận tớ tôi
Thà mất Giang sơn hơn mất đảng,
Sử xanh ghi nhục đến muôn đời!
Tầu Bành trướng
Trả lờiXóaChúng ta thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ. Đây là quan điểm đúng đắn. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, và bất cứ quốc gia nào cũng có quyền tự vệ theo pháp luật trong nước cũng như pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đây là quyền chính đáng khi có bất kỳ thế lực nào xâm lược đất nước ta.
Trả lờiXóaChúng ta không chỉ lo lắng mà phải có giải pháp để ổn định tình hình và đáp ứng mục tiêu cao nhất là bảo vệ chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Đồng thời giữ vững quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chính vì vậy, chúng ta phải có giải pháp đồng bộ cả đấu tranh ngoại giao, trên thực địa, dư luận và pháp lý, nghĩa là bằng mọi biện pháp hòa bình.
Trả lờiXóa