Mặc cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lớn tiếng cho rằng, "đây là tấm bản đồ dành cho người Trung Quốc” và "các nước không nên nói nhiều về vấn đề này”, nhưng thế giới vẫn tiếp tục lên tiếng. Bởi thiên hạ không còn lạ gì những âm mưu, thủ đoạn nhằm hợp thức hóa chủ quyền, chiếm trọn Biển Đông của nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose: Tuyên bố chủ quyền thông qua tấm bản đồ dọc mới đây của Trung Quốchoàn toàn không thể chấp nhận được, bởi nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
1. Mới đây nhất, ngày 28-6, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ bản đồ dọc mà Trung Quốc mới phát hành, trong có coi bang Arunachal Pradesh ở đông bắc Ân Độ là một phần của Tây Tạng. Cần nhắc lại, "bản đồ dọc” của Trung Quốc bắt đầu phát hành rộng rãi hôm 23-6, thay vì thể hiện "đường 9 đoạn” như trước đây, nay đã nâng lên thành "10 đoạn”, cũng có nghĩa là Trung Quốc cũng không hiểu lãnh hải của mình ra sao, nên hôm qua nói thế này, hôm sau lại nói khác ngay đi được. Nếu "đường 9 đoạn” chiếm 80% Biển Đông, thì nay "đường 10 đoạn” lại chiếm tới hơn 90% diện tích Biển Đông.
Trở lại với tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, "Các mô tả trên bản đồ không thể thay đổi thực tế trên thực địa” và "Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ. Vấn đề này đã được Ấn Độ truyền tải nhiều lần tới Trung Quốc, bao gồm cả cấp cao nhất”. Còn ông Nabam Tuki, Thủ hiến bang Arunachal Pradesh, thì nói: "Hành động này của Trung Quốc không có gì là mới. Chúng tôi phản bác và lên án yêu sách chủ quyền của họ trên vùng Arunachal Pradesh”. Ông Tuki cho biết sẽ yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi can thiệp trong vụ này.
Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg: Tấm bản đồ dọccủa Trung Quốc không dựa vào một điều luật quốc tế cơ bản nào. Thế giới cần quan tâm sâu sắc hơn nữa trước những hành động cố tìnhvi phạm chủ quyền vùng biển của nước này đối với nước kia.
2. Trước đó, bản đồ dọc với "đường 10 đoạn” của Trung Quốc đã bị Việt Nam, Philippines phản đối mạnh mẽ.
"Rõ ràng những bản đồ cổ của họ không đủ tính lịch sử để chứng minh chủ quyền nên họ phải vẽ ra những bản đồ mới”, Edwin Lacierda- Phát ngôn viên của Tổng thống Philippines khẳng định. Trước đó 1 ngày, ngày 26-6, Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng khẳng định bản đồ mới phát hành của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế khi mở rộng vùng biển tranh chấp bằng đường "lưỡi bò” ôm trọn gần như toàn bộ Biển Đông. Tuyên bố nhấn mạnh, hành động này của Trung Quốc hoàn toàn không thể chấp nhận được bởi nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cũng nêu rõ, chính tham vọng bành trướng của Trung Quốc là nguyên nhân gây căng thẳng tại Biển Đông.
Ngay lập tức, phía Mỹ đã lên tiếng ủng hộ Philippines phản đối hành động sai trái của Trung Quốc. Ngày 27-6, Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg đã lên tiếng ủng hộ lời phản đối của Philippines trước hành động ngang ngược phát hành bản đồ "10 đoạn” của Trung Quốc. Đại sứ Philip Goldberg cho rằng, tấm bản đồ mới này không dựa vào 1 điều luật quốc tế cơ bản nào. Cùng đó, ông Goldberg cho hay, việc Trung Quốc tạo nên 1 hòn đảo nhân tạo tại bãi san hô trong vùng đảo tranh chấp với Philippines là không đúng với các điều khoản do Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển quy định; đồng thời canh báo "Thế giới cần quan tâm sâu sắc hơn nữa trước những hành động cố tình vi phạm chủ quyền vùng biển của nước này đối với nước kia”.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây Thẩm phán Antonio Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines một lần nữa chỉ rõ rằng các bản đồ truyền thống của Trung Quốc, dù do người Trung Quốc hay người nước ngoài vẽ, đều không hề có quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa trên biển Đông. "Các bản đồ cũ của Trung Quốc đều cho thấy đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc”, nên cho dù là bản đồ thể hiện đường 9 đoạn hay đường 10 đoạn thì Trung Quốc cũng không thể bẻ cong lịch sử.
Cũng cần nhắc lại, năm 2013, Philippines đã trình lên Tòa án Trọng tài quốc tế tài liệu dày 4.000 trang, trong đó đưa ra chi tiết các luận cứ và bằng chứng pháp lý, phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông. Tòa án trọng tài quốc tế đã đặt thời hạn cho Bắc Kinh trình phản luận cứ chính thức trước ngày 15-12 tới.
Đáng chú ý, chỉ sau 2 ngày Trung Quốc "bán” rộng rãi tấm bản đồ dọc, thì ngày 25-6, báo Mỹ Wall Street Journal đã chạy hàng tít "Vũ khí mới của Trung Quốc trong trận chiến giành giật Biển Đông là…một tấm bản đồ dọc”.
Còn theo Reuters, bản đồ được công bố trước đó của chính phủ Trung Quốc đã bao gồm các yêu sách của họ đối với hầu hết Biển Đông, nhưng có đóng một khung nhỏ ở trong một góc phía dưới để cho phép hiển thị các phần còn lại của đất nước một cách phù hợp trên bản đồ. Nhưng với tấm bản đồ mới này cho thấy lục địa Trung Quốc cùng với ranh giới biển tự tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông - kéo dài xuống đến bờ biển của Malaysia, Việt Nam và Philippines, Brunei.
Nguồn: V. Nghĩa/ Đại Đoàn Kết
Thực sự quan ngai cho tình hình giáo dục của Trung Quốc khi mà các em học sinh sẽ phải đầu tư vào môn lịch sử đại lí khá nhiều vào thời buổi này khi mà TQ liên tục thay đổi địa lý cũng như lịch sử của mình ! Thay đổi thì đồng nghĩa các em học sinh cũng phải thay đổi. Nếu lớp 6 học địa lý có từng này thì giờ lên lớp 12 lại phải đổi sách và nhớ lị địa lý từng này. Có lẽ khối C hơi khó nhằn với TQ rồi :))
Trả lờiXóaGiới chức hiện tại của Trung Quốc lại có một pha "tát" vào mặt tiền tối của mình??? "9 đoạn giờ lại đổi thành 10 đoạn", đúng là toàn lưỡi rắn, không khéo có ngày ăn phải bả đó
Trả lờiXóa