Ong Bắp Cày
Các phương tiên thông tin đại chúng của Trung Quốc đêm 29/7 đồng loạt đưa tin, hàng chục người, cả người Hán và Duy Ngô Nhĩ, đã chết và bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố ở khu vực Tân Cương bất ổn.
Tính cả các vụ lớn nhỏ, chỉ ở khu vực Tân Cương, thì đây là đợt tấn công khủng bố lần thứ 11 nhằm vào chính phủ, với hình thức phổ biến là tấn công vào đồn cảnh sát, ga tàu và nơi công cộng khác.
Cảnh sát tuần tra ở Urumqi khi các cuộc tấn công khủng bố diễn ra ngày càng nhiều tại khu vực này - Ảnh: AP
Tân Hoa xã cho biết một nhóm người cầm dao và rìu tấn công trụ sở chính quyền và đồn cảnh sát ở thị trấn Elixku huyện Yarkand (còn họi là Shache) ở khu Kashgar sáng sớm thứ Hai, sau đó một số kẻ còn tấn công các cư dân ở thị trấn Huangdi cách đó không xa.
Các nguồn tin cho hay, cảnh sát cho đã được lệnh bắn chết hàng chục kẻ tấn công và mô tả vụ việc này là một hành động khủng bố “có tổ chức và tính toán trước". Tuy nhiên, bản tin của Tân Hoa xã không đưa ra con số thương vong chính xác trong vụ Kashgar.
Theo cảnh sát, ít nhất sáu ô tô bị đốt và 25 chiếc xe khác bị phá hoại.
Vụ tấn công Kashgar xảy ra sau một loạt các vụ bạo động ở Tân Cương và các nơi khác trong những tháng gần đây.
Bắc Kinh đổ lỗi vụ việc cho những kẻ cực đoan đòi độc lập cho khu vực, trong khi các nhóm Tân Cương lưu vong và các nhà hoạt động nhân quyền nói rằng nguyên nhân sâu xa là do chính phủ kiềm chế ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ.
AFP dẫn lời ông Dilxat Raxit, phát ngôn viên của nhóm lưu vong mang tên Đại hội Tân Cương thế giới, cho biết hơn 20 người Hồi Duy Ngô Nhĩ đã bị cảnh sát vũ trang bắn chết, 10 người khác bị thương. Ông Raxit trích dẫn nguồn tin địa phương cho biết tổng cộng có 13 nhân viên an ninh chết và bị thương, 67 người bị bắt giữ.
Người dân địa phương nói với SCMP rằng việc truy cập Internet tại hai huyện trong khu vực Kashgar đã bị cắt sau vụ tấn công, trong khi một nguồn tin địa phương khẳng định với SCMP rằng đã có sự cố đẫm máu ở thị trấn Shache.
Các huyện Shache và Makit trực thuộc sự quản lý của Kashgar, nơi đã xảy ra một số sự cố bạo lực những năm gần đây. Tháng trước, cảnh sát bắn chết 13 người tấn công một đồn cảnh sát ở huyện Yecheng, gần Kashgar.
Theo các nhà quan sát, tình trạng này cho thấy những bất ổn bên trong xã hội Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, mà được dự báo sẽ vẫn còn tiếp tục gia tặng. Ở những vùng lãnh thổ khác của nước này, tình trạng xung đột sắc tộc, xu hướng ly khai tự trị cũng có chiều hướng ngày càng trầm trọng và quyết liệt.
Nhiều người cũng nghĩ rằng, những mâu thuẫn trong lòng xã hội Trung Quốc thời Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đã được đẩy lên tới giới hạn bạo lực, và đó chính là một trong những lý do để nước này đẩy sức ép ra bên ngoài lãnh thổ nhằm cứu vãn tình thế.
Một nhóm người cầm dao đã tấn công đồn cảnh sát và nhiều trụ sở chính quyền ở huyện Toa Xa vào rạng sáng hôm 28.7, khiến “hàng tá người dân tộc Duy Ngô Nhĩ và người Hán thiệt mạng hoặc bị thương", Tân Hoa xã dẫn thông báo của cảnh sát địa phương cho hay.
Trả lờiXóaTân Hoa xã cũng cho biết thêm rằng “cảnh sát đã bắn chết ngay tại chỗ hàng tá thành viên băng nhóm tấn công”.
Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không cho biết chính xác con số thương vong trong vụ việc nói trên. AFP nhận định thông tin tại Tân Cương thường rất khó kiểm chứng.
Trong khi đó, ông Dilxat Raxit, phát ngôn viên của Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới, một nhóm lưu vong, dẫn tiết lộ từ nguồn tin Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương cho biết: “Đã có gần 100 người thiệt mạng và bị thương trong cuộc đụng độ”.
Vụ việc xảy ra khi “có những người Duy Ngô Nhĩ vùng lên chống lại chính sách cai trị hà khắc của Trung Quốc và đã đụng độ với sự đàn áp vũ trang, gây ra thương vong cho cả đôi bên”.
Trước đó, ông Raxit khẳng định đã có hơn 20 người Duy Ngô Nhĩ bị giết và 10 người bị thương, trong khi có 13 cảnh sát vũ trang Trung Quốc bị thương và khoảng 67 người đã bị bắt.
Với chính sách cai trị của Trung quốc thì những vụ khủng bố ở Tân Cương sẽ khó có thể chấm dứt được và có lẽ chính quyền Trung QUốc cũng đang rất đau đầu vê những vụ khủng bố như vậy, chắc chắn những ai đang theo dõi Trung QUốc phải rất hoài nghi về những chính sách đối nội của Trung QUốc.
Trả lờiXóaBản thân mình rất đồng tình với nhận xét của tác giả: "những mâu thuẫn trong lòng xã hội Trung Quốc thời Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình đã được đẩy lên tới giới hạn bạo lực, và đó chính là một trong những lý do để nước này đẩy sức ép ra bên ngoài lãnh thổ nhằm cứu vãn tình thế".
Trả lờiXóa