Chia sẻ

Tre Làng

TẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ "1 ĐOẠN" MÀ LẠI LÀ "9 HOẶC 10 ĐOẠN"?

Tại sao không phải “1 đoạn” mà lại là “9-10 đoạn”?

Tại sao Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?...

Ông Lei Yixun, giám đốc nhà xuất bản bản đồ tỉnh Hồ Nam, giới thiệu bản đồ phi pháp vừa phát hành - Ảnh: Xinhua.

Tạp chí The Diplomat đưa ra một câu hỏi đáng chú ý là, tại sao Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?

Mới đây, Trung Quốc công bố một bản đồ chính thức mới về lãnh thổ của nước này. Đây là sự nối tiếp những hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian gần đây như thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Tấm bản đồ mới với một “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn nuốt gần trọn biển Đông khiến các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, và thậm chí cả Ấn Độ, quan ngại. Trong một bài viết khác, tác giả Harry Kazianis của The Diplomat gọi cách tiếp cận của Trung Quốc là “mapfare” (tạm dịch: “phương pháp bản đồ”). 

Bằng cách tung ra những tấm bản đồ, Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy “phiên bản sự thật” của họ trên thực địa từ đó tạo cơ sở cho các tuyên bố như ADIZ, các hoạt động thăm dò tài nguyên đầy trơ trẽn, và các cuộc tuần tra của lực lực tuần duyên. Về các cuộc tuần tra của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, Philippines đã “có dịp” mục sở thị vào năm 2012 ở khu vực tranh chấp bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal).

Một trong những điều khiến dư luận thế giới hiện nay tò mò với những tấm bản đồ chính thức mà Trung Quốc đưa ra tiếp tục nằm ở “đường 9 đoạn”, gần đây nhất là “đường 10 đoạn”. Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bắc Kinh không “hô biến” những đoạn đứng quãng này thành một đường hải giới liên tục?

Trước hết, đâu là lợi ích của Bắc Kinh khi duy trì đường 9 (10) đoạn thay vì một đường hải giới liên tục? Để đưa ra câu trả lời cho vấn đề này, trước hết hãy nói tới những tấm bản đồ. 

Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những tấm bản đồ có vai trò quan trọng. Mỗi quốc gia tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đều có một tấm bản đồ riêng về khu vực. Đến nay, khu vực mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này vẫn là rộng lớn nhất và được thể hiện bằng 10 đường đứt đoạn dựa trên những tấm bản đồ mà Quốc dân đảng sử dụng vào năm 1947.

Có nhiều ý kiến nhận định, tác dụng đầu tiên của những đường đứt đoạn này là sự mơ hồ có tính toán. Theo Bắc Kinh, các đường đứt đoạn không thể hiện tuyên bố chủ quyền không thể xâm phạm đối với toàn bộ khu vực nằm trong đó, mà trên thực tế thể hiện phạm vi tối đa mà ở đó Trung Quốc có quyền kiểm soát.

The Diplomat bình luận, cách tuyên bố này thể hiện sự xảo quyệt của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, và sự xảo quyệt đó liên tục vấp phải sự phản đối trong các cuộc tranh cãi đương đại về chủ quyền trên biển Đông.

Bởi, bằng cách duy trì các đường đứt đoạn, Bắc Kinh thực chất coi lập trường của mình trong các tuyên bố chủ quyền trên biển là có thể hòa giải và để ngỏ cho đàm phán với các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông khác.

Trong một cuộc thảo luận kênh 2 (ngoại giao kênh 1 chủ yếu là các cuộc đối thoại về an ninh và chính trị giữa các quan chức cấp cao, còn ngoại giao kênh 2 là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh chính thức của chính phủ) giữa các học giả phương Tây và Trung Quốc vào năm 2009, phía Trung Quốc nói, “nếu các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa rộng lớn rút lại tuyên bố như vậy, thì sẽ có một số khu vực bên trong đường đứt đoạn phù hợp với việc khai thác chung”. 

Thực tế đã thay đổi kể từ khi những tuyên bố ràng buộc này được đưa ra vào năm 2009. Tuy nhiên, sự mập mờ căn bản của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng đường 9 (10) đoạn trên biển Đông vẫn tiếp tục duy trì. 

Mỹ đã phản đối những tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, cho những những tuyên bố chủ quyền như vậy không có căn cứ bằng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS). UNCLOS sử dụng các thực thể lãnh thổ và thềm lục địa làm căn cứ để thiết lập các vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc đã phê chuẩn công ước này vào năm 1996.

Đến nay, Trung Quốc chưa hề biến đường 9 (10) đoạn thành một đường liền mạch hay tìm cách thiết lập một ADIZ trên biển Đông tương tự như đã làm trên biển hoa Đông bởi lẽ, hai hành động như vậy sẽ khiến Bắc Kinh đánh mất đi sự mập mờ trong các tuyên bố chủ quyền của mình, mà lại chẳng thu được lợi ích gì - The Diplomat lý giải. Bằng cách này, Bắc Kinh âm mưu giành quyền kiểm soát lãnh thổ trên biển Đông mà không cần dẫn chứng lịch sử. Nhưng cũng chính bởi thế mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông càng thêm phần nực cười nếu xét đến luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Nói tóm lại, việc Trung Quốc chọn cách tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông bằng đường đứt đoạn có nguyên nhân sâu xa.

Đường 9 (10) đoạn của Trung Quốc không thực sự là một biên giới. Đường này không khẳng định thứ mà Trung Quốc có, mà thay vào đó là thứ mà Trung Quốc “sẽ có” một khi các tranh chấp trên biển Đông không còn. 

Đây không phải là một cách tiếp cận “sạch sẽ” trong vấn đề ngoại giao trên biển Đông, nhưng có lẽ “phương pháp bản đồ” này của Trung Quốc sẽ không sớm có sự thay đổi - The Diplomat kết luận.

Nguồn: VnEconomy

16 nhận xét:

  1. Đây là một trong những cách làm giầu của bọn không có chất xám những thứ chúng có được là nhờ mưu mô,lừa gạt,ăn cướp mà có ....nó đã thành thói quen và chúng sẽ còn tiếp tục "sự biến thái của đảng cộng sản"

    Trả lờiXóa
  2. Lúc thì 9 đoạn, lúc thì 10 đoạn. Bản thân điều này đã cho thấy sự mập mờ, gian xảo của Trung Quốc. Mấy lãnh đạo cấp cao Trung Quốc mặt dày thật, cả thế giới đang lên án, đang chửi thẳng vào mặt mà vẫn cố tình trơ ra và đưa ra những cái gọi là đường nhiều đoạn như thế

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ 1 đoạn hay 9 hay 10 đoạn không quan trọng, bởi lẽ nó thế nào cũng vi phạm chủ quyền biển đảo của nước ta. Để đối phó với một chính quyền Trung Quốc hung hăng và tàn bạo, luôn có những hành động gây hấn với các nước xung quanh cũng như đang là mối đe dọa trong khu vực thì cần có những chính sách đối phó với chúng hợp lý và tạo được thế gọng kìm giữa các nước với chúng. Cần phải làm việc này nhanh chóng

    Trả lờiXóa
  4. chính quyền Bắc Kinh có lẽ đang quá ảo tưởng vào sức mạnh của chúng, có thể nói Trung Quốc hiện nay trên thế giới thì Trung Quốc là một nước mạnh thế nhưng về thực lực quân sự để đi mà bành trướng như những tham vọng của chúng hiện nay thì đó là vấn đề rất khó đạt được. sự bành trướng của Trung Quốc trên biển đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ bởi thế sự đối đầu là tất yếu. có lẽ bước đi này của Trung Quốc chỉ là một c bước thăm dò tình hình chiến sự mà thôi

    Trả lờiXóa
  5. Trên thực tế Trung Quốc là một nước có tư tưởng bá quyền dân tộc. Và bản thân Nhà nước Trung Quốc bây giờ gọi là đa dân tộc nhưng trên thực tế thì dân tộc Hán vẫn là đa số, trong khi đó chinh phủ Trung Quốc dùng những chính sách cai trị độc đoán, những chính sách sắt và máu để cai trị. Những hoạt động như di dân để lấn át các dân tộc khác xung quanh Trung Quốc hay những chính sách kiểu như đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và Chính quyền trung quốc đang đe dọa nền hòa bình của thế giới

    Trả lờiXóa
  6. Trung Quốc đang là mối nguy hiểm cho cả thế giới này, với những hành động của Trung Quốc trong khoảng thời gian vừa qua thì chúng ta có thể thấy rằng chúng có một chuỗi những hành động có mục đích hẳn hoi bất chấp mọi thủ đoạn để có thể đạt được mục đích xấu xa của chúng điều này đủ thất được mưu đồ bành trướng của trung quốc nó lớn như thế nào. Chính vì thế các nước hãy hợp tác lại để đối phó với Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  7. Trung Quốc đang là mối nguy hiểm cho cả thế giới này, với những hành động của Trung Quốc trong khoảng thời gian vừa qua thì chúng ta có thể thấy rằng chúng có một chuỗi những hành động có mục đích hẳn hoi bất chấp mọi thủ đoạn để có thể đạt được mục đích xấu xa của chúng điều này đủ thất được mưu đồ bành trướng của trung quốc nó lớn như thế nào. Chính vì thế các nước hãy hợp tác lại để đối phó với Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  8. Ý muốn của Trung Quốc là sử dụng dàn khoan này một cách mập mờ rằng là nó là của công ty dầu khí trung quốc như vậy thôi. ý muốn nói rằng chúng nó đi qua đấy, chưa khoan gì, đừng đụng vào nó, gây cớ tranh chấp. Nếu thấy người ta nhượng bộ không làm gì tức là lấn tới để rồi thông qua đó sử dụng dàn khoan và tàu bè bảo vệ để làm chủ một vùng rộng lớn, coi như sự đã rồi để xâm lược biền đảo Việt Nam

    Trả lờiXóa
  9. Vấn đề ở đây không phải là mấy đoạn, vì để phân chia đường cơ sở trên biển thì chia đoạn hay không chia đoạn thì tùy vào từng chỗ. Điều chúng ta quan tâm đó là dã tâm của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Trung Quốc muốn lợi dụng những sự kiện Quốc tế đang nóng trong thời gian qua để làm liều. Việc Nga sáp nhập Ukraine là một trong những tiền lệ xấu cho lịch sử thế giới, người Nga đã làm việc đó và phải chăng Trung Quốc đang muốn làm theo. Trung Quốc đang lợi dụng lúc cả thế giới không quan tâm tới khu vực nên làm liều, cốt một phát để ăn ngay đây mà

    Trả lờiXóa
  10. Lợi dụng luật pháp quốc tế và Trung Quốc nhằm khẳng định quyền lợi của nước này đồng thời phủ nhận hay thay đổi các điều khoản không có lợi trong tranh chấp ở Biển Đông. Chính vì điều này mà Việt Nam vẫn chưa đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Trung quốc hiện đang là mối quan hệ lớn đối với nhiều cường quốc trên thế giới. Không có gì chắc chắn, mọi dư luận quốc tế sẽ đứng về phía Việt Nam trong hoàn cảnh này để chống lại Trung Quốc. Do đó để đấu tranh với trung quốc chúng ta cần phải có sách lược cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng

    Trả lờiXóa
  11. Dù để 9 j hay 10 đoạn hay 1 đoạn thì Trung Quốc cũng không thể có được chủ quyền đối với cả khu vực rộng lớn trên biển Đông. Thế giới không công nhận.

    Trả lờiXóa
  12. Tại sao ư? Tại vì Trung Quốc có đầu óc thâm hiểm, quanh co, gãy đứt như vậy, không hề đơn giản.

    Trả lờiXóa
  13. 10 đoạn hay là 1 đoạn thì cũng là hành động bành trướng của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  14. Không một nước nào công nhận cái lưỡi bò của Trung Quốc mà họ cứ tiếp tục bám lấy cái lưỡi này. Từ 9 đoạn đã bị phản ứng gay gắt, chúng vẽ lại thành 10 đoạn. Thật ngang ngược quá quắt.

    Trả lờiXóa
  15. 10 đoạn là biểu thị Trung Quốc đạt điểm 10 của sự trơ tráo, bỉ ổi!

    Trả lờiXóa
  16. Không phải môt đoạn mà là 9 đoạn vì đó chỉ là một đường vẽ nghịc của một đứa trẻ con ấy thế mà Trung Quốc lại cho rằng điều đó là sự thât là bằng chứng, cơ sở để Trung Quốc cho rằng những đường đứt đoạn trên thuộc chủ quyền biển của chúng, Đúng là chúng ta không thể lường được sự trắng trợn của Trung Quốc, chúng ngang tàng, chỉ cần một cái cớ nhỏ là có thể xâm lược nước mà không quan tâm đến nước khác cũng như quốc tế

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog