Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC "TRỖI DẬY HÒA BÌNH" KIỂU GÌ?

Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình” kiểu gì?

TP - Trung Quốc ra sức tô vẽ chiến lược “trỗi dậy hòa bình” của nước này bằng những uyển ngữ đẹp đẽ, nhưng nó lại đang tạo ra làn sóng lo ngại, bất an cho khu vực và thế giới.

Lãnh đạo Trung Quốc đã vài lần tuyên bố “Trung Quốc không có gien xâm lược” hay “không có gien bá quyền và quân phiệt”. Tuy nhiên, phó giáo sư Li Mingjiang của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Singapore, nhận xét: “Những gì Trung Quốc làm khác xa những gì họ nói”.

Hai nhật báo lớn của Pháp Le Monde và Les Echos mới đây phân tích động cơ đằng sau những hành vi gây hấn nguy hiểm của Trung Quốc trên biển Đông. Hai báo này nhận định, Bắc Kinh đang sử dụng chiến thuật bao gồm “cưỡng bức”, “răn đe” hay “sự đã rồi”, nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của mình trên toàn bộ biển Đông. 

Trong bài “Bắc Kinh áp đặt điều kiện của mình trên biển Đông”, tác giả Brice Pedroletti viết rằng, Trung Quốc gần đây chơi trò “cưỡng ép và răn đe” với các nước láng giềng, trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản, Việt Nam và Philippines.

Theo tác giả Pedroletti, cùng việc mạo danh “quyền lịch sử”, Trung Quốc đang cố làm đảo lộn hiện trạng về biên giới biển. Hành động hung hăng của Bắc Kinh được giải thích bởi hai yếu tố: Chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ và khao khát trở thành một cường quốc hải quân. Một chuyên gia phương Tây nhận định, Bắc Kinh có bốn động cơ trong tham vọng biển: Mở lối ra vùng biển sâu cho các cơ sở hàng hải và tàu ngầm hạt nhân tại Hải Nam; bảo vệ tuyến vận tải hàng hải; bảo đảm nguồn thủy sản và tài nguyên; thỏa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong nước.

Một nhà nghiên cứu khác thuộc Trung tâm Stimson Washington cũng nhận định, cái gọi là sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc được tiến hành bằng hành động cưỡng bức và răn đe. Không chỉ lên gân sức mạnh quân sự, Bắc Kinh còn dùng đòn kinh tế để đe nẹt các quốc gia có tranh chấp phải nhượng bộ, bộc lộ rõ thái độ hung hăng. 

Theo Les Echos, với chiến thuật “sự đã rồi”, Bắc Kinh đang đặt các nước láng giềng trong tình trạng báo động. Trung Quốc muốn thử phản ứng của từng quốc gia và tùy theo hệ quả để quyết định sẽ lấn tới hay không. 

Theo học giả Jean- Fran ois Di Meglio, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược “tiến ba bước rồi lùi lại hai bước”. Tuy nhiên, Trung Quốc không dễ tự tung tự tác với chiến lược “trỗi dậy hòa bình” và đây thực sự là một cuộc phiêu lưu cực kỳ nguy hiểm. Tham vọng phá vỡ trật tự và lợi ích của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương có vẻ là một ảo tưởng quá sức đối với Trung Quốc. 

“Giấc mộng Trung Hoa” không chỉ thách thức quyền lực thống trị của Mỹ mà còn “chặn” đường sinh tồn của một loạt tay chơi lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí đụng đến cả lợi ích của đối tác Nga. 

Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe và tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đều tỏ rõ thái độ cương quyết với tư cách những đối trọng nặng ký của Trung Quốc trong cơ cấu an ninh khu vực. 

Giáo sư Mohan Malik thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương nhận định, trớ trêu hơn, chính Trung Quốc lại trở thành nhân tố tạo thuận lợi cho chiến lược xoay trục của Mỹ.

Chính sự kiêu ngạo, hung hăng của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực tăng cường cảnh giác và hầu hết đều lựa chọn Mỹ để cân bằng quyền lực trước ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc. 

Giáo sư Malik nhận định, chẳng ai muốn thay thế sự lãnh đạo của Mỹ bằng quyền bá chủ Trung Quốc. Những mối liên kết đang nhanh chóng hình thành, các nước Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam, Philippines sẽ làm tất cả nhằm cân bằng quyền lực trước tham vọng thống trị theo mô thức thiên triều đã lỗi thời.

11 nhận xét:

  1. TQ đang ngang nhiên đặt mình ra ngoài vòng pháp luật thế giới, bằng với "trỗi dậy hòa bình" của mình, nó đang có gắng lái theo hướng mô tả Trung Quốc như là một nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm, nhấn mạnh vào quyền lực mềm, và hứa hẹn rằng Trung Quốc cam kết xử lý các vấn đề nội bộ và cải thiện phúc lợi của người dân của mình trước khi can thiệp vào các vấn đề thế giới

    Trả lờiXóa
  2. tôi thấy rằng từ từ "trỗi dậy" có thể khích động nhận thức rằng Trung Quốc là một mối đe dọa cho trật tự đã được thiết lập, mà chính những biểu hiện gần đây đã cho thấy rằng điều đấy hoàn toàn có lý bởi những hành động của TQ đang lái người dân thế giới suy nghĩ theo hướng đó, TQ đang tự vả vào mặt mình bằng lý thuyết suông của mình

    Trả lờiXóa
  3. chúng nghĩ chúng mạnh nên muốn làm j cũng được sao đó là thời xưa rồi! cái thời chế độ phong kiến ấy qua lâu rồi mấy bố à, đừng có mà áp dụng , thời này văn minh phát triển con người đang dần dần tiến gần lại với nhau hơn có sự bao bọc che chở lẫn nhau! Nếu các ống cứ hoạt động như thế ày thì trước sau cũng bị cô lập rồi cũng sẽ bị tan giả mà thôi kết cục đó đang chờ đoán các ống phía trước đấy

    Trả lờiXóa
  4. chú ý đọc báo chúng ta có thể thấy sau hai tháng kể từ khi TRung Quốc đơn phương đặt gian khoan trí phép vào nước ta thì họ đã có những phát biểu gây sốc, thậm chí là lừa gạt dư luận quốc tế bằng những luận điệu hết sức xảo trá. Những nhà lãnh đạo, nhà phát ngôn của Trung Quốc không biết trình độ đến đâu mà lại mang những trò đó ra để gạt mọi người mà họ dễ đang phát hiện ra sự bất hợp lý giữa lời nói là hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông chứ. Qua cái giai đoạn này thì lãnh đạo nước họ cũng luyện được khả năng kiểu như miệng lưỡi không xương mất

    Trả lờiXóa
  5. "Trỗi dậy hòa bình" chỉ là khẩu hiệu của những nhà lãnh đạo Bắc Kinh đưa ra nhằm che mắt dân Trung Quốc thôi, với những cách mà Trung Quốc đang làm thì "Hòa Bình" chỉ là thứ viễn vông thôi, Trung Quốc hiện đang là nhân tố hàng đầu gây hấn ở khu vực .

    Trả lờiXóa
  6. Trung Quốc là dân tộc tồn tại cách đâu hàng nghìn năm, họ thuộc một trong những nền văn minh sớm nhất thế giới, họ có nhiều cái hay cũng như nhiều cái dở, và một trong những cái dở của họ là nói một đằng làm một nẻo, theo đúng kiểu "dùng binh phải trí trá" trong binh pháp tôn tử ấy.

    Trả lờiXóa
  7. Trỗi dậy hòa bình kiểu gì, khi Trung Quốc là là tác nhận số một gây mất an ninh trong khu vực, gây hấn với Nhật, với Việt Nam và Philippin, Trung Quốc càng ngày càng ngang ngược chứ hòa bình cái nỗi gì.

    Trả lờiXóa
  8. Những gì mà Trung Quốc đã và đang làm đã cho thế giới thấy một Trung Quốc hung hăng, dùng sức mạnh để áp đặt ý chí của mình lên nước khác, điển hình như là vụ Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam, và đâm tàu kiểm ngư cũng như tàu đánh cá Việt Nam là biết cái "hòa bình " của Trung Quốc nó thế nào rồi.

    Trả lờiXóa
  9. Trung Quốc đã thất bại trong việc chứng minh cho thế giới thấy họ đang "trỗi dậy trong hòa bình" lộ mặt là lũ khao khát bá quyền, đe dọa trực tiếp đến an ninh trong khu vực, thế nên họ đang cố gỡ gạc những gì sót lại sau một nước cờ hỏng của họ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  10. Trỗi dậy hòa bình thế nào khi Trung Quốc đang ôm “Giấc mộng Trung Hoa” , nó không chỉ thách thức quyền lực thống trị của Mỹ mà còn “chặn” đường sinh tồn của một loạt tay chơi lớn như Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí đụng đến cả lợi ích của đối tác Nga.

    Trả lờiXóa
  11. Tập cận bình mới tuyên bố Trung Quốc là một nước không có gene xâm lược, trong khi trong mỗi người họ đều có tư tưởng đại hán, có giấc mơ Trung Hoa và nỗi đau trong quá khứ, họ sẽ làm mọi việc để trở thành một cường quốc cho mà xem.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog