Cuteo@
Người viết entry này đã từng vi phạm luật giao thông, chạy quá tốc độ quy định và bị CSGT dừng xe xử phạt. Cũng như những người Việt khác, người viết cũng xin sỏ, cũng gọi điện thoại cầu cứu nhưng không được, và cuối cùng phải chấp hành nộp phạt.
Quả thật, xin không được, cầu cứu không xong, lại phải nộp phạt trong lúc vội vã thật bức bôi. Tâm lý ức chế, "ghét" CSGT tồn tại dai dẳng tới mức khó nghĩ tốt về họ trong một thời gian dài.
Công bằng mà nói, việc CSGT xử phạt khi chúng ta vi phạm luật giao thông làm chúng ta khó chịu, nhưng phải thừa nhận họ làm đúng và chúng ta nên chấp hành vì trước hết có lợi cho chính chúng ta, sau nữa là có lợi cho cộng đồng.
Một cách khách quan, CSGT không thiếu những gương người tốt, việc tốt cùng các hình ảnh đẹp và cũng có nhiều trường hợp xấu và rất xấu. Cùng với báo chí và dư luận, chúng ta cổ súy cho những hình ảnh đẹp, đồng thời lên án cái xấu trên tinh thần xây dựng.
Thời gian qua, báo chí đã dành cho lực lượng CSGT sự quan tâm không nhỏ. Đã có những bài báo tích cực, nhưng cũng không ít những bài báo vô trách nhiệm khi phản ánh về lực lượng CSGT. Khó có thể liệt kê đầy đủ số lượng các bài báo phản ảnh sai sự thật mà hầu hết là so trình độ tác nghiệp có vấn đề cũng như sự công tâm của chính người viết.
Mới đây, báo chí lại lên tiếng vụ CSGT An Sương bẻ tay và đánh một nam sinh ở TP HCM. Nếu điều đó là đúng, thì việc báo chí nêu là rất đáng hoan nghênh. Điều đáng tiếc là sự hời hợt trong cách viết, thiếu những minh chứng bằng hình ảnh hay clip đã làm cho những bài báo đó không thể thực hiện được chức năng của báo chí, trái lại nó kích động, cổ súy cho những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, đồng thời tạo dựng cho người đọc góc nhìn không đúng đắn về việc nghĩa vụ của công dân trong việc chấp pháp luật cũng như lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật.
Sự thật của vụ việc này là nam sinh đã vi phạm luật giao thông đường bộ (chạy vào đừng cấm xe máy), nhưng khi bị phát hiện và yêu cầu dừng xe, anh này đã không chấp hành còn tăng ga bỏ chạy. Nhận thấy hành vi trên gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, chiến sĩ Điền và thiếu úy Đào Anh Tú liền dùng xe đặc chủng đuổi theo và tiếp tục ra hiệu Tài dừng xe nhưng Tài vẫn bỏ chạy. Như vậy có thể thấy, nam sinh đã đi từ cái sai này đến cái sai khác. Trên hết là siwj coi thường pháp luật, coi thường lực lượng chức năng và coi thường cả tính mạng và tài sản của những người tham gia giao thông khác. Xin hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu nam sinh chạy trốn và gây tai nạn cho người khác?
Sau khi bị truy đuổi, không còn lối thoát, nam sinh tên Tài đã vứt xe bỏ chạy và ngay sau đó bị bắt (hình trên đầu bài báo). Phải nói rằng, việc các chiến sĩ CSGT truy đuổi đối tượng như vậy là hoàn toàn đúng pháp luật và hành vi đuổi bắt đó chỉ nhằm làm cho pháp luật được thực thi nghiêm túc và mục đích chính là để bảo vệ cộng đồng. Từ khía cạnh khác, việc kiên quyết bắt giữ người có vi phạm pháp luật thể hiện tinh thần trách nhiệm của các CSGT đối với nhiệm vụ được giao và trách nhiệm đối với xã hội.
Điều đáng tiếc (phản ánh từ các báo trong ảnh chụp màn hình) là sau khi bị bắt, người dân hiếu kỳ đã tụ tập lại để xem, và một số kẻ đã lợi dụng tính huống đó để lu loa là CSGT bẻ tay và đánh học sinh, nhằm kích động gây rối trật tự công cộng, buộc tổ công tác phải gọi điện nhờ công an phường can thiệp. Tài cũng được đưa về đội CSGT An Sương để giải quyết vụ việc.
Sau khi vụ việc xảy ra, trong khi tiếp xúc với báo giới, Tài thừa nhận không có chuyện hai chiến sĩ CSGT đánh người như một số thông tin người dân cung cấp. Ngay bài báo trên VTCNews cũng đã đăng tải sự thật như vậy (xem tại đây hoặc ở đây).
Theo thượng tá Trà, trưởng phòng CSGT công an TP HCM, việc tổ công tác đội CSGT An Sương khống chế Tài bỏ chạy như trên là không sai quy định và hoàn toàn không có hành vi CSGT đánh người.
Tuy nhiên, phóng viên viết bài đã lại một lần nữa mắc sai lầm khi cố nèo thêm đoạn: "Tuy nhiên, khi tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân và người dân, phóng viên lại nhận được sự phản ánh trái chiều. Nhiều nhân chứng trong vụ “CSGT khóa tay đánh học sinh” cho hay sẽ cung cấp clip hiện trường vụ việc để làm sáng tỏ vụ việc" vào bài báo. Quan điểm của người viết là đối với người vi phạm pháp luật mà cố tình chạy trốn, gây nguy hiểm cho những người xung quanh, và có thái độ chống đối người thi hành công vụ thì việc áp dụng hình thức khóa tay, trấn áp là việc nên làm. Nhìn vào hình ảnh mà tất cả các bài báo đăng tải kèm bài viết, các bạn cũng có thể thấy được thái độ của nam sinh kia như thế nào khi bị bắt.
Sự thật sẽ vẫn mãi là sự thật, nếu có clip hoặc ảnh quay chụp lại hình ảnh CSGT đánh nam sinh kia, thì chắc chắn nó sẽ lên mạng từ rất lâu. Việc phóng viên viết bài cố nèo thêm một câu như vậy vào cuối bài thể hiện hàm ý đe dọa CSGT, vớt vát lại chút thể diện, đồng thời bộc lộ trình độ tác nghiệp non kém của mình.
Người đọc có thể hỏi: Có clip thì sao không đăng lên cho mọi người biết sự thật?
Một lần nữa nhắc lại, viết bài phản ánh cái sai của CSGT là việc rất nên làm, song các nhà báo nên có sự công tâm và trên hết là tôn trọng sự thật.
Bác Cuteo phản biện làm đéo gì. Báo chi ta nó vậy, kahcs nào đám kền kền ăn xác chó chết.
Trả lờiXóaVụ đó, nếu clip thì nó lên mạng từ lâu rồi bác ạ, đéo phải đợi đến lượt thằng Sĩ Hưng này cung cấp đâu.
Trấn áp đối tượng chống người thi hành công vụ, bẻ tay là nhẹ. Trường hợp khác còn phải sử dụng võ thuật để quật ngã, hơn nữa là nổ súng bác ạ.
Em hỏi bác, đéo bẻ tay ra sau thì có cùm được không?
Bọn báo chí thối mồm.
Không biết các nước phát triển , cảnh sát giao thông họ có "tởm lợm" không mà sao gia thông họ tốt thế.....?
Trả lờiXóaHehe, lão nặng danh ơi,
Trả lờiXóaĐịt mẹ, lão mà sang Méo, lái xe chạy trốn CSGT, thì lão biết ngay.
Còn có khi ăn đạn ý chứ.
Không tin cứ vào kênh Discovery là thấy ngay thôi
Họ sống theo luật .... dcm ở việt nam cái bọn csgt nó đã làm theo luật chưa mà bắt người ta theo .... VD xe cơ động đuổi bọn quá tốc độ cũng chạy vèo vèo , cũng lạng lách đánh vỡng chạy trên 100 km/h đé cần bật còi , đèn ,loa ..... dcm qúa phạm luật ..... xe ưu tiên , đang làm , thi hành công vụ phải có còi hú , đèn , loa riêng .v..v...
XóaNgười ta thường có câu "nhà văn nói láo, nhà báo nói thêm", có thể là không đúng lắm, nhưng xem ra vẫn có ý đúng. Nhà báo thường là người có sức ảnh hưởng rất lớn, có tiếng nói lớn trong truyền thông, dư luận. vậy nên, mỗi người nàh báo cần phải biết phản ánh đúng sự thật, chứ đừng dùng ngòi bút của mình một cách sai mục đích.
Trả lờiXóaCâu chuyện này, cái sai tới từ cả 2 phía.cậu thanh niên kia sai vì vi phạm, sai vì đã không chấp hành đúng luật, khi bị thổi còi lại còn bỏ chạy nữa. CÒn anh công an kia cũng sai, sai khi đi bẻ tay cậu thanh niên đó.thế nhưng, nếu chúng ta nhìn một cách khách quan và phân tích thì thấy, đây có thể là cách để khống chế caaujt hanh niên khỏi bỏ chạy mà thôi.
Trả lờiXóamỗi một câu chuyện đều chứa đựng trong đó rất nhiều điều bí ẩn. nhiều khi thấy là thế nhưng thực chất chưa chắc đã là vậy. ví như câu chuyện này, dường như các nhà báo đang nói một cách hơi thiên về hướng đả kích việc làm của các csgt. nhưng trong việc này, ai là người có lỗi?? là nhà báo, nên nhìn mọi chuyện theo nhiều hướng chứ đừng chỉ nhìn vào một hướng
Trả lờiXóa