Cháu bé bị mua bán ở chùa Bồ Đề đã chết
TP - Ngày 4-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án “mua bán trẻ em” liên quan đến vụ việc một cháu bé bị bỏ rơi, được chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) nhận nuôi dưỡng đã bị bán.
Trang và Nguyệt đã bị bắt khẩn cấp về hành vi mua bán trẻ em
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cũng đã mời sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì ngôi chùa này tới làm việc.
Nội dung trên được trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó đội phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em (Phòng CSHS Công an Hà Nội) cho biết khi trao đổi với PV về kết quả điều tra bước đầu vụ người quản lý khu nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề câu kết với đối tượng bên ngoài để bán cháu Cù Nguyên Công - cháu bé bị bỏ rơi với giá 35 triệu đồng.
Sư trụ trì không liên quan?
Trung tá Nguyễn Cao Khải cho biết thêm, trước đó, anh Nguyễn Thành Long (ở quận Long Biên) có tham gia vào hoạt động từ thiện tại chùa Bồ Đề nên quen biết Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978, ở quận Hai Bà Trưng, người được giao quản lý khu trông nom trẻ trong chùa Bồ Đề).
Ngày 22/6/2014, Nguyệt đã gọi điện cho H. thông báo cháu Công tử vong do mắc bệnh và đã được chôn cất. Được biết, cơ quan điều tra đang hoàn tất các thủ tục để tiến giám định ADN xem có đúng thi thể của cháu Công hay không.Qua thời gian tham gia hoạt động từ thiện tại chùa Bồ Đề, ngày 29/10/2013 anh Long nhận được tin nhắn của Trang với nội dung: Có một bé sơ sinh được phát hiện ở cổng chùa, dây rốn chưa rụng, người bỏ rơi không để lại bất kỳ thông tin gì. Vợ chồng anh Long đã nhận làm bố mẹ đỡ đầu của cháu bé và được nhà chùa đặt tên là Cù Nguyên Công.
Trước tình cảm dành cho cháu bé, thỉnh thoảng vợ chồng anh Long được nhà chùa cho phép đón cháu bé về nhà chăm sóc vài ngày. Đến chiều 31/12/2013, Trang gọi điện cho vợ chồng anh Long nói: Đưa cháu Công về chùa ngay vì sắp có đoàn kiểm tra. Nhưng đến ngày 4/1 vừa qua, vợ anh Long đến chùa để đón bé Công về đưa đi khám bệnh (trước đó Công bị viêm đường hô hấp) đã không thấy cháu bé đâu.
Theo anh Long, khi bị gặng hỏi, Trang chỉ giải thích mẹ cháu bé đã đón về. Trước sự vòng vo của người quản lý khu nuôi trẻ, anh Long đã gửi đơn trình báo sự việc tới cơ quan công an. Xác định có dấu hiệu một vụ mua bán trẻ em, cơ quan công an đã vào cuộc. Quá trình điều tra, Phòng CSHS Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp Trang và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, tạm trú ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về hành vi mua bán trẻ em.
“Quá trình điều tra vụ án, CQĐT cũng đã mời sư Thích Đàm Lan - sư trụ trì chùa Bồ Đề lên làm việc. Tuy nhiên, với tài liệu hiện có thì chưa đủ căn cứ xác định sư Thích Đàm Lan liên quan đến hành vi mua bán trẻ em” – trung tá Nguyễn Cao Khải nói.
Lừa mẹ viết giấy “bán” con
Tài liệu công an cho thấy, tháng 10/2013, Trần Thị Thu H. (SN 1989, ở Phú Thọ) sinh con là cháu Cù Nguyên Công nhưng không có khả năng nuôi dưỡng đã gửi bé vào chùa Bồ Đề. Cháu Công đang được nhà chùa và vợ chồng anh Long chăm sóc cháu, nhưng khi được Nguyệt đề nghị tìm giúp một cháu bé để nhận làm con nuôi và hứa trả thù lao nên Trang đã lừa gia đình anh Long mang cháu Công về chùa rồi bán cháu bé. Theo yêu cầu của Nguyệt, Trang đã dẫn Nguyệt đi tìm chị H, rồi giới thiệu Nguyệt là chị dâu mình, hiện cả gia đình rất yêu thương trẻ con nên không cần phải lo lắng gì.
Theo đó, các đối tượng đã thuyết phục H. viết giấy cho con (H. cho Nguyệt bé Công - PV) với nội dung: Do H. quan hệ bất chính với chồng của Nguyệt và đẻ ra cháu Công, nay H. giao con lại Nguyệt để vợ chồng Nguyệt nuôi dưỡng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, Nguyệt đưa cho Trang 35 triệu đồng. Trang cũng chuyển một phần cho H - gọi là tiền bồi dưỡng công sinh đẻ.
Tuy nhiên, đến ngày 22/6/2014, Nguyệt đã gọi điện cho H. thông báo cháu Công tử vong do mắc bệnh và đã được chôn cất. Được biết, CQĐT đang hoàn tất các thủ tục để tiến hành giám định ADN xem có đúng thi thể của cháu Công hay không.
Thu phí cho - nhận con nuôi là sai trái, cần xử nghiêm
Cũng trong chiều 4/8, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Tô Đức – Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (thuộc Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, thời gian qua, nhiều tổ chức tôn giáo, từ thiện đã tham gia tốt công tác chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cơ sở thực hiện hoạt động này một cách tự phát, chưa tuân thủ quy định tại Nghị định 68 và các văn bản hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH về việc thành lập các cơ sở bảo trợ xã hội đối với trường hợp cơ sở tôn giáo nuôi từ 10 đối tượng trở lên.
Ông Tô Đức - Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội trả lời báo Tiền Phong chiều 4/8
Về việc tồn tại một số cơ sở nuôi dưỡng không được cấp phép thành lập, theo ông Tô Đức, trong thực tiễn có nhiều người dân bằng niềm tin tôn giáo đã bỏ rơi trẻ em, trong đó có nhiều trẻ em sơ sinh tại nhà chùa, cơ sở tôn giáo khác…Các cơ sở này tiếp nhận theo mục đích nhân đạo, từ thiện nhưng do nhận thức, ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật của một số cá nhân trong cơ sở đó rất hạn chế, tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng mà chưa lập hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
Liên quan đến chùa Bồ Đề, dư luận từ lâu đã lên tiếng về việc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em bị bỏ rơi để “buôn bán” nhưng tại sao tới bây giờ cơ quan chức năng mới phát hiện? Ông Tô Đức cho rằng, có những vụ việc, sự việc, trường hợp chỉ được làm rõ khi cơ quan điều tra vào cuộc bởi tính chất phức tạp, khó khăn trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm pháp luật.
“Nếu người dân đến chùa phát hiện ra các trường hợp có dấu hiệu bất thường như ở chùa Bồ Đề có thể báo ngay cho Sở LĐ-TB&XH Hà Nội. Hiện nay, Sở đã thành lập Trung tâm công tác xã hội là đơn vị trực tiếp tiếp nhận, thu thập thông tin về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, cơ nhỡ” – ông Tô Đức cho biết.
Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, các khoản phí thu ngoài quy định của pháp luật trong việc cho - nhận con nuôi đều là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, cần phải làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Để không còn xảy ra trường hợp tương tự như ở chùa Bồ Đề, theo ông Tô Đức, Bộ LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các cơ quan liên quan rà soát các cơ sở tôn giáo chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội; Phối hợp với các tổ chức tôn giáo hướng dẫn, thực hiện các biện pháp chấn chỉnh; Chỉ đạo chính quyền cơ sở nắm bắt tình hình, kịp thời chấn chỉnh, báo cáo; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực, nhận thức cho những người làm việc ở các cơ sở này cũng như người dân...
A di đà Phật!
Trả lờiXóaTác giả lấy thông tin ở các báo đăng lại thì cũng nên sắp xếp cho nó có trật tự một tí chứ, đọc thấy lủng củng quá, các đoạn cứ lặp lại mà chẳng logic gì cả. Cũng nên trích dẫn nguồn đăng cho tôn trọng quyền tác giả của báo khác vì thấy các đoạn văn chẳng sai dấu chấm, dấu phẩy gì so với một số báo đã đăng cả.
Trả lờiXóaLiệu sư trụ trì có thật sự không liên quan không? mình thấy nghi ngờ điều này quá. Nếu không liên quan thì liệu có vô trách nhiệm không vì mình nhớ có đọc ở báo nào đó có đoạn nói là khi sư trụ trì thấy cháu bé lạ, có hỏi người quản lý thì nói đó là người cháu họ?
Trả lờiXóaDù sư trụ trì có liên quan đến vụ này hay không thì uy tín của ngôi chùa và sư trụ trì ngôi chùa cũng mất uy tín rất nhiều. Dư luận về việc này không phải bây giờ mới có mà nó đã có từ rất lâu rồi, phải chăng ban trị sự chùa Bồ Đề không biết hay bàng quang với các thông tin bên ngoài?
Trả lờiXóaThật tội nghiệp cho cháu bé. Tưởng sẽ được đến nơi sung sướng hơn, được chăm lo đầy đủ hơn vậy mà số phận lại quá hẩm hưu với cháu. Thật đáng trách tất cả những người nào đã gây lên kết quả này.
Trả lờiXóaNhững kẻ như Trang và Nguyệt thật là thất đức! Trẻ em là người vô tội, có quyền được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển. Nhưng chúng lại dùng trẻ em để mua bán. Mạng người chứ có phải đồ vật đâu mà chúng có quyền làm vậy? Trang và Nguyệt xứng đáng nhận những hình phạt nghiêm khắc nhất của Pháp luật và hơn nữa là tòa án lương tâm cũng không thể tha cho hành vi của chúng
Trả lờiXóaChuyện mua bán trẻ em là việc làm không những vi phạm pháp luật mà đó là 1 việc làm phi đạo đức. Họ đều là phụ nữ nên chắc hẳn họ phải biết tình mẫu tử cao quý như thế nào. Việc làm phi đạo đức đó cần bị xử phạt thích đáng, không biết cháu sức khoẻ như thế nào. Đây là lời cảnh tỉnh những người mua bán trẻ em hãy coi chừng và hãy dừng lại.
Trả lờiXóanhững người đó sao mà thất đức quá
Trả lờiXóabán nón nỉ vành rộng tại TPHCM | ban non ni vanh rong tai TPHCM
tội nghiệp bé quá
Trả lờiXóaBán nón nỉ dưa hấu kiểu Hàn Quốc tại TPHCM | Bán nón nỉ dưa hấu kiểu Hàn Quốc tại TPHCM
đúng
Trả lờiXóashop chuyên bán nón kết jean hàn quốc đẹp tại TPHCM | ban non ket jean han quoc dep tai TPHCM
Chuyên nón bảo hiểm chính hãng chất lượng cao. Vào xem nhé mọi người
Trả lờiXóaBán nón bảo hiểm andes nữa đầu có kính 181 giá rẻ tại TPHCM
ban non bao hiem andes nua dau co kinh 181 gia re tai tphcm