Chia sẻ

Tre Làng

KẾT QUẢ KIỂM TRA MỚI NHẤT TẠI CHÙA BỒ ĐỀ

Kết quả kiểm tra mới nhất tại chùa Bồ Đề

ANTĐ - Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố và quận Long Biên đã hoàn tất báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề.

Các cháu bị bỏ rơi, có hoàn cảnh khó khăn... đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề (ảnh chụp sáng 12-8-2014). Ảnh: Phú Khánh

Xác minh, làm rõ 24 trường hợp “có tên nhưng vắng mặt”

Những ngày đầu tháng 8, đoàn liên ngành chia làm 4 tổ đã tiến hành kiểm tra tại chùa Bồ Đề với các nội dung: thực trạng chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng trẻ em, người tàn tật, người cao tuổi (gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội); công tác tiếp nhận, quản lý đối tượng bảo trợ xã hội; và việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội.

Thời điểm kiểm tra, số đối tượng bảo trợ xã hội có 135 người, trong đó trẻ em từ 0 đến dưới 6 tuổi là 55; trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi là 37; người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội là 34; và 9 trường hợp người cơ nhỡ xin tá túc.

Theo sư trụ trì Thích Đàm Lan, từ năm 2012 trở về trước, sư trụ trì trực tiếp điều hành việc tiếp nhận, quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội. Từ sau thời điểm này, công việc đó được giao cho Nguyễn Thị Thanh Trang là người nương nhờ trong chùa, ghi chép vào sổ theo dõi quản lý các đối tượng.

Đối chiếu tổng số người có mặt tại thời điểm kiểm tra với hồ sơ do phía nhà chùa cung cấp và qua hồ sơ của các cơ quan quản lý Nhà nước cho thấy, có 24 người, gồm 21 trẻ em và 3 người già, có tên trong hồ sơ nhưng không có mặt. Cơ quan chức năng đã trực tiếp phân công cán bộ đi xác minh theo các địa chỉ do sư trụ trì Thích Đàm Lan cung cấp. Kết quả đến ngày 8-8 làm rõ: 3 người già và 5 trẻ em đã được đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội; 13 trẻ em hiện được gia đình nuôi dưỡng; 1 trẻ em được nhận làm con nuôi (có quyết định của UBND phường Bồ Đề) và 2 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại chùa khác.

Phát hiện nhiều tồn tại

Đoàn liên ngành nhận xét, nhà chùa có sổ sách theo dõi người đang cư trú, có số đăng ký tạm trú với chính quyền cơ sở, đã phân công người chịu trách nhiệm theo dõi, thực hiện. Tuy nhiên, việc phối hợp với chính quyền địa phương trong quản lý nhân hộ khẩu chưa nghiêm túc, không tự giác khai báo những di biến động về số trẻ em và đối tượng bảo trợ xã hội (chỉ khi chính quyền cơ sở rà soát mới báo cáo).

Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất tại khu nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, đoàn liên ngành ghi nhận diện tích ở trung bình mỗi người tính theo mét vuông là không đảm bảo quy định. Trang thiết bị khu bếp đơn giản, sơ sài, không đảm bảo phòng tránh côn trùng. Khu vệ sinh cũng không đáp ứng tốt nhu cầu.

Nhiều tồn tại khác là không có người có chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế, trong khi tại đây có nhiều trẻ em, người già ốm yếu, bệnh tật. Nhà chùa có bố trí người phục vụ chăm sóc trẻ em, tuy nhiên, nhiều người trong số đó không có chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc trẻ. 

Qua kiểm tra, đoàn liên ngành nắm được 100% trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6, đều chưa được đi học tại các cơ sở giáo dục theo quy định. Nhóm trẻ từ 6 đến 16 tuổi, có 18 trẻ được đi học thường xuyên; 6 trẻ chuẩn bị vào lớp 1; 13 trẻ không đi học, đa phần do bệnh lý. Về việc thực hiện khai sinh cho trẻ, có 80/92 trẻ chưa được đăng ký khai sinh, gồm 47/52 trẻ bị bỏ rơi và 33/40 trẻ lang thang cơ nhỡ, được gia đình gửi vào chùa.

Việc chùa Bồ Đề tiếp nhận trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội vào nuôi dưỡng khi không đảm bảo các điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép là chưa thực hiện đúng quy định”, đoàn liên ngành chỉ rõ và đánh giá công tác quản lý các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề chưa chặt chẽ. Đối với trẻ em bị bỏ rơi, khi phát hiện, trụ trì chưa chưa khai báo với chính quyền địa phương để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết.

Từ kết quả kiểm tra, đoàn liên ngành đã có những kiến nghị, đề xuất đối với nhà chùa, quận Long Biên, và đề nghị quận kiến nghị thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND quận giải quyết các vướng mắc trong việc nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề.

PV Nội chính

25 nhận xét:

  1. Việc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và các đối tượng bảo trợ xã hội là một việc làm nhân đạo, thể hiện niềm tin yêu, đồng cảm giữa người với người. Nhưng sự việc xảy ra ở chùa Bồ Đề đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra. Nếu đã có sai phạm và chùa không đáp ứng đủ yêu cầu đặt ra để tiếp tục hoat động thì nên đình chỉ việc chăm nuôi và bàn giao cho cơ sở khác!

    Trả lờiXóa
  2. Tại sao các cháu phải vào chùa? Vì các cháu không còn chỗ nào khác. Các sư thầy lấy phúc làm đạo, cứu người giúp đời giúp các cháu không nơi nương tựa. Nếu các ông mang luật ra mà đổ trách nhiệm thì ai còn giúp người không nơi nương tựa nữa. Nếu ngăn các anh phải ngăn bố mẹ chúng trước khi chúng được sinh ra cơ. Xã hội này khi còn lòng tốt là còn bị lợi dụng. Phật pháp cũng đã nói rằng : thi ân đừng cầu đền đáp vì khi cầu đền đáp là thi ân có mưu tính.

    Trả lờiXóa
  3. Có một số các bạn nhận định rất đúng. Tại VN có rất nhiều cơ sở tôn giáo làm từ thiện từ hằng chục năm nay, và nhà nước đã ủng hộ các cơ quan này, chẳng hạng chùa Bồ Đề mà trước kia báo chí hay khen tặng. Nhiều chùa ở miền Nam nuôi trẻ mồ côi và có nơi đã cho các em ăn học đến đại học như chùa một ni cô ở Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra nếu lên mạng truy cập sẽ thấy hằng trăm cơ sở từ thiện tư nhân và tôn giáo. Chúng ta không thể chỉ vì sai sót mang tính cá nhân của một ngôi chùa mà đập phá hết các công trình nhân đạo tư nhân. Hơn nữa, hãy để nhà nước điều tra xem có thực sự sư trụ trì dính líu vào mua bán trẻ em hay không, nếu có hãy bắt ngay bà ấy và xử đúng luật pháp, đồng thời yêu cầu giáo hội Phật giáo cử một vị chân tu thích làm việc xã hội đến thay thế để tiếp tục giúp đỡ người cơ nhỡ, trẻ em mồ côi. Nhà nước nếu đủ sức chăm lo hết cho dân, thì phải ra luật cấm tất cả mọi hình thức từ thiện tư nhân nếu không có giấy phép. Một khi cơ sở đã tồn tại từ hằng chục năm, nay mới nói là phi pháp, thì nhà nước trả lời sao về trách nhiệm của cơ quan chức năng liên hệ? Các Phật tử không nên vì một việc nhỏ bé như vầy mà mất niềm tin nơi chánh pháp. Ta đến chùa để tu dưỡng tâm của mình, chứ không phải để tu giùm cho sư trụ trì. Phần nhà sư, bà ta sẽ chịi tội trước Phật đài, không cần quí Phật tử phải lo xa.

    Trả lờiXóa
  4. Đừng vội nghĩ sai cho các Thầy mà tổn phước. Khi nào cơ quan điều tra, thanh tra làm rõ mười mươi ta hãy đánh giá, lên án. Thời nay mạt pháp, trắng đen lẫn lộn mắt trần khó thấy. Tuy nhiên các cháu không cha, không mẹ, chưa hề có tư duy, ý thức, nương nhờ cửa Phật từ bi mà lại là mồi cho những kẻ táng tận lương tâm là không thể chấp nhận được. Trách nhà Chùa quán xuyến chưa nghiêm, làm kẻ gian lợi dụng. Đề nghị cơ quan pháp luật làm rõ chân tơ ké tóc, sử lý nghiêm khắc để sau này xã hội ta không tái diễn những sự đau lòng này nữa. Nam mô a di đà Phật.

    Trả lờiXóa
  5. Nếu cứ lôi nghị định và chính sách và những ràng buộc pháp lý ra để chiểu thì cơ sở tôn giáo này sẽ sai. Nhưng phải xét đến trách nhiệm của cơ quan chức năng. Nếu chùa bồ đề không cưu mang nuôi nấng số 200 trẻ trên thì số phận hiện tại của các em trong thời gian qua sẽ ra sao ? Nhà chùa chật hẹp quá, số lượng các bé quá đông, quản lý sẽ không thể chặt chẽ được. Mặc dù các cơ quan ban, ngành đã biết nhà chùa nuôi dạy các em mà lại không nhận được sự giúp đỡ để họ làm tốt hơn nữa việc nay. Đến khi sảy ra sự việc thì lại dồn hết trách nhiệm lên họ là không thể nghe được. Đáng lẽ họ phải được hỗ trợ nhiều hơn thế ! Đất hẹp thì cấp đất để họ thành lập trung tâm bảo trợ, giúp đỡ họ nuôi dạy các em tốt hơn. Nhà nước cũng bớt đi gánh nặng, các em cũng có nơi nương nhờ. Các cơ quan chức năng hãy xem lại trách nhiệm của mình trước khi đổ hết trách nhiệm cho chùa.

    Trả lờiXóa
  6. Đề nghị các chính quyền địa phương làm rõ vấn đề này. Đây là mạng sống của con người. Có thể có những trẻ đã được bán cho các GĐ khác để nuôi. Nếu vậy thì còn may mắn cho các cháu. Nhưng biết đâu vì đồng tiền những kẻ buôn bán người này lại chẳng buôn bán cơ quan nội tạng của các cháu cho những kẻ khác. Nếu vậy thì thật đáng sợ (Cầu mong những điều này chỉ là tôi tưởng tượng ra thôi). Nhưng nếu không tìm ra tận cùng chân tướng sự việc thì rất tội cho các cháu. Nếu cơ quan liên ngành tìm ra được chân tướng nhanh chóng thì biết đâu có thể cứu được các cháu thoát khỏi vòng nguy hiểm đang rình rập.

    Trả lờiXóa
  7. Nhà chùa làm phúc nhận trẻ con bị bỏ rơi, hoặc người ta biết tới chùa và mang trẻ con bỏ ở đó với hy vọng chúng được nuôi, thay vì bỏ ngoài đường hay vỉa hè, xe rác. Có nơi nào đó làm cùng hay làm thay nhà Chùa thì thật tốt. Nhà sư thì không có nhiều kinh nghiệm quản lý, chính quyền địa phương, nơi gần và biết rõ nhất ở góc độc cơ quan quản lý nhà nước, chắc cũng biết việc chùa nhận trẻ nhiều năm nay, nhưng cũng không ai xung phong giúp quan lý. Việc này được đưa ra cũng tốt và mong là chúng ta sẽ cùng chung tay với sư trụ trì để làm tốt hơn.

    Trả lờiXóa
  8. Nghe luật sư nói cũng có lý, nhưng cái tình thì chẳng thấy ở đâu cả! Nhưng sinh linh vô tội không nơi nương tựa họ không biết gởi đâu họ đem vào chùa. Chùa cũng không muốn nhận đâu vì đã có quá nhiều trẻ kinh phí thì không có, nhưng cứu 1 mạng người hơn xây bảy tháo phù đồ. Nên cuối cũng họ phải nhận nuôi. Nhưng đâu phải chùa nào cũng có cảch quản lý tốt, họ đâu có phải là chuyên gia luật như các luật sư. Họ cũng vui mừng vì có người nhận con nuôi, từ đó sẽ có cơ hội cho những trẻ khác được chăm sóc tốt hơn Và rồi họ vô tình bị kéo vào quá trình điều tra bắt cóc trẻ em. Thật đáng buồn. Mong sao điều tra ra thủ phạm. Nhưng cũng ra luật này luật nọ để rồi những đứa trẻ không nơi nương tựa kia không ai dám nhận nữa cả! Vài dòng thân gửi!

    Trả lờiXóa
  9. Thiết nghĩ, những cơ quan nhà nước có tổ chức quy mô và được điều hành bởi nhiều chuyên gia mà vẫn có vi phạm luật pháp, thì một ngôi chùa phát tâm làm từ thiện chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Các cơ quan truyền thông và dư luận nên thân trọng trong việc nhận định về sự kiện đáng tiếc này. Không khéo, chúng ta đang dập tắt phong trào từ thiện đang phát triển trong xã hội. Nhà mở nuôi trẻ chùa Bồ Đề là một trong nhiều cơ sở từ thiện được biết tiếng. Nhà chùa không lén lút che dấu việc nhận nuôi trẻ. Vấn đề là các cơ quan hữu quan (kể cả công an) thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát, hường dẫn để Ni sư làm tốt công việc của mình.

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta cần rất thật trọng và có trách nhiệm khi nhận xét về một nhà sư, đặc biệt đối với một vị trụ trì một ngôi chùa lớn trong lòng Thủ Đô. Trước hết chúng ta hãy trả lời câu hỏi là nhà chùa và cụ thể là sư trụ chì có thiếu tiền hay cần tiền không mà phải đi làm chuyện thất đức? Thứ hai, luật sư Được nói về vấn đề pháp lý nhận con nuôi. Ở đây tôi cho rằng cần làm rõ là về pháp lý thì cứ bắt buộc là người nuôi dưỡng trẻ em vì mục đích nhân đạo cứ phải là bố, mẹ nuôi không? Nếu điều này là không bắt buộc thì không nên đặt vấn đề pháp lý nuôi con nuôi ở đây. Chúng ta cũng cần thấy hậu quả của lời bình luận, nhận xét không hoặc chưa có cơ sở đối với trụ trì, bởi hậu quả của nó sẽ là không còn ai hỗ trợ tiền nuôi các cháu đó nữa. Vậy chúng ta bình luận như vậy rồi chúng ta có trách nhiệm nuôi các cháu không?

    Trả lờiXóa
  11. Phật dạy không sai, chỉ có những kẻ lợi dụng nhà phật đề làm điều sai. Tùy theo mức độ sai mà xử. Không thể vì các sư có công nhận trẻ vào nuôi mà được phép hành hạ chúng. Chùa này không nuôi được thì chùa khác nuôi. Chùa nào nuôi thì phật tử, chúng sinh lại đến đó đóng góp. Nhà nước ta rất tạo điều kiện cho phật giáo phát triển và cái tâm của người Việt cũng rất tốt. Nếu chùa ko nuôi tốt thì các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi sẽ lo cho chúng. Chúng ta cần phân biệt rõ ràng đúng, sai trong chuyện này.

    Trả lờiXóa
  12. Mặc dù chùa Bồ Đề có xảy ra sự kiện làm rúng động dư luận xã hội trong những ngày qua nhưng trong thâm tâm tôi vẫn đặt niềm tin vào sự thành tâm thiện nguyện của nhà chùa. Hàng trăm đứa trẻ, có nhiều cháu mang trên mình những khuyết tật những căn bệnh hiểm nghèo,.... nhưng vẫn được nhà chùa đón nhận nuôi dưỡng cơ mà. Xã hội đầy rẫy những con sâu làm rầu nồi canh, kể cả những nơi gọi là đỉnh cao nhất (!) Nhà chùa cũng vậy thôi, nên đừng vội mất niềm tin!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi nghĩ sau sự kiện Bồ Đề, nhà nước nên có một sự rà soát lại tất cả các cơ sở thiện nguyện, đó mới là cách khôi phục lại niềm tin chứ không phải bảo mọi người "đừng nghi kỵ", dẫu biết rằng trên đời này bất hạnh nhất là đánh mất niềm tin với tất cả. Biết bao nhiêu trẻ em bị đem bán, bán cho làm con nuôi còn có phước một chút, còn sợ nhất là bán nội tạng kia kìa. Xã hội quá nhiều cái ác, chúng ta nên nhìn vấn đề đến tận cùng bằng những giải pháp chứ không phải khơi khơi vấn đề thế này Đức Hoàng ạ. So sánh gì Ba Lan cho xa xôi, hãy nhìn những bác sĩ hy sinh vì những người không ngại tính mạng cứu bệnh nhân trong cơn đại dịch thế kỷ hôm nay đây, và soi vào các cơ sở thiện nguyện của VN, chúng ta phải thấy nó đau lòng đến thế nào.

    Trả lờiXóa
  14. Các nhà chức trách cần có sự ghép nối thông tin thật đầy đủ, chính xác! Nếu các hành vi liên quan đến trục lợi, ngay cả đối với nhà Chùa nếu việc đã làm do kém trình độ nên không hiểu biết kỹ pháp luật liên quan thì có thể được châm chước ở mức độ nào đó! .. Ngược lại thì không thể vượt qua Pháp luật được. Là công dân ai cũng có thể hiểu rằng việc buôn bán người là một điều thất đức và vi phạm pháp luật..

    Trả lờiXóa
  15. Không ít người đang như nhắm mắt bặm môi "Ném đá" chùa Bồ đề một cách không thương tiếc. Vả lại tôi nghĩ rằng cơ sở của các Tôn giáo làm việc "Cứu nhân độ thế" nó không như trại bảo trợ xã hội được. "Ấn" trẻ vào cho người ta nuôi (không thể từ chối) mà cũng không phải trả tiền, người có nhu cầu xin thì người ta cho (chứ không bán), việc tạ lễ cũng là bình thường. Chỉ những kẻ lợi dụng chức năng "Cứu nhân độ thế" mà mua trẻ giá rẻ, bán trẻ giá đắt là đáng lên án và phải xử lý theo Pháp luật Nhà nước. Vụ án Bồ đề đang điều tra, chưa nên vội quy chụp.

    Trả lờiXóa
  16. Theo tôi bây giờ con người đang khủng hoảng thừa lòng tham thì đúng hơn. Mọi tội lỗi đều xuất phát từ đó mà ra cả. nếu mỗi cá nhân không tự kiềm chế lòng tham của chính mình thì xã hội còn bất ổn. Đạo Phật và những người tu hành chỉ dậy cho mỗi cá nhân tự nhận thức và làm theo những những điều tốt còn ai vì sự tham lam và ích kỷ làm hại đến mọi người sẽ nhận được quả báo nhãn tiền mà nên chúng ta cứ tin và cứ sống đẹp đi là góp phần làm cho xã hội yên bình, trách cứ ai đó không mang lại lợi ích.

    Trả lờiXóa
  17. Nếu ta hiểu được cái lẽ "Thi ân bất cầu báo" thì niềm tin của ta không bao giờ bị mai một cho dù lòng tốt của ta có bị lạm dụng đi chăng nữa... Cũng không nên thấy lỗi cuả một cá nhân mà lên án cả một hệ thống. Chúng ta hay lên án cái ác, vậy chứ chúng ta có biết cái ác đang tồn tại trong mỗi con người chúng ta hay không? Hãy vững tin rằng Luật Nhân Quả luôn tồn tại trên thế gian này.Đừng vì một con sâu mà làm rầu cả nồi canh.. Cuối cùng chỉ có bọn trẻ là khổ thôi..

    Trả lờiXóa
  18. có thể có những sai trái, nhưng kẻ lợi dụng lòng tốt, lợi dụng cửa phật, nhưng mọi người hãy giữ vững niềm tin để giúp đỡ được nhiều người hơn. Đôi khi gặp những người ăn xin, chẳng biết có phải hay không, nhưng có một vài ngàn lẻ cho họ cũng cảm thấy đỡ áy náy hơn. Ai mất niềm tin thì cứ mất, ai có niềm tin thì cứ có! Những điều may mắn và tốt đẹp nhất luôn dành cho những người có niềm tin. Tuỳ vào sự lựa chọn của bạn!

    Trả lờiXóa
  19. Nhà chùa chỉ làm từ thiện, giúp những người thất cơ lỡ vận có ăn và có chỗ trú. Các việc khác như chăm sóc sức khỏe,học hành, công việc quản lý đăng ký,khai báo,...thì các cơ quan chức năng như chính quyền,công an,các Hội... phải giúp nhà chùa thực hiện cho tốt. Tôi nghĩ những vấn đề phát sinh ở chùa Bồ Đề không nên phê phán nhà chùa. Sự việc ở Chùa Bồ Đề xảy ra, dẫu sao cũng do hậu quả của sự yếu kém của phúc lợi xã hội. Lẽ ra, những đứa trẻ bị bỏ rơi phải được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội.

    Trả lờiXóa
  20. Có chỗ ăn ở miễn phí thế này là quá tốt cho nhiều người rồi.Nên nhớ là nhũng người lang thang, cơ nhỡ , bị bỏ rơi tìm đến (đồng nghĩa là tình nguyện nha ) xin được cưu mang. Chứ đến vừa đến chùa xin ở mà yêu cầu tiện nghi sinh hoạt chắc thầy cũng bó tay luôn đấy.Có chỗ như thế này còn hơn phải thấy cảnh đi vớt trẻ ở Hồ Gươm, hay nhặt trong bụi dậm khi cơ thể không còn lành lặn. Thế nên việc này cần phải có sự chung tay của toàn xã hội mới có thể làm tốt được.

    Trả lờiXóa
  21. Hàng trăm người lang thang cơ nhỡ đến nương tựa vào nhà chùa là một gánh nặng mà nhà chùa phải gánh vác, thật đáng nể trọng.Tôi thấy chỉ nên biểu dương thiện tâm của nhà chùa, nên giúp nhà chùa khắc phục khó khăn để làm tốt hơn việc cứu giúp những cháu bé bất hạnh và người già cơ nhỡ. Nam mô A Di Đà Phật. Thế nên chúng ta không nên chỉ biết chỉ trích nhà chùa mà cần phải có những sự đồng hành giúp đỡ để cùng với nhà chùa có thể cưu mang tạo nên một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  22. Nhà chùa họ thường sống theo kiểu "gia đình" có sao dùng vậy, "con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo", việc nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh chưa được đảm bảo cho lắm đó cũng là một việc bình thường. Ai chê thì đóng góp thêm tiền cho nhà chùa làm lại, ngưòi ta làm phúc lại còn chê. các trung tâm bảo trợ đâu mà không nhận các cháu về nuôi... để cho chùa nuôi. Các nhà sư, ni sư thì làm sao quản lý được, họ chỉ làm phúc thôi... Không tránh khỏi bị một số cá nhân lợi dụng.

    Trả lờiXóa
  23. Nếu nhìn thẳng và nói thật thì trong xã hội chúng ta còn rất nhiều trẻ em lang thang, không nơi nương tựa, không được đi học hiện đang sống ở gầm cầu, bến xe, nhà chờ, ...với điều kiện sống thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa được khang trang Nhà chùa với tấm lòng từ giúp đỡ các em nhỏ và người già không nơi nương tựa là tốt rồi. mà sự giúp đỡ này lại dựa trên sự đóng góp hảo tâm của các phật tử gần xa vì nhà chùa có tạo ra của cải vật chất đâu. Do vậy trách họ là không nên, phê phán

    Trả lờiXóa
  24. Làm Phước là điều ai cũng trân quý nhà chùa song vấn đề không chỉ ăn ở mà còn rất nhiều vấn đề liên quan đến quản lý ,sử dụng người . Riểng về việc cưu mang nhữn cháu bé đòi hỏi bảo mẫu phải có chuyên môn nuôi dạy ,tâm sinh lý của trẻ giáo dưỡng chăm sóc các cháu tận tình để các cháu nên người . Nhà chùa cần giao trách nhiệm này cho người có tâm đức ,không thể giao trứng cho ác. Ni Sư không thể phó thác cho cô trang toàn quyền mà phải giám sát chặt chẽ . đó là trách nhiệm của Ni Sư ,Không thể nói Ni Sư không liên quan ...Đây là chủ trương của nhà chùa mà . Công tác quản lý của ni sư yếu kém ,Tin vào một người có thân nhân chưa được tốt để hậu quả khôn lường .

    Trả lờiXóa
  25. Không biết 20 năm qua người ta chăm sóc nuôi dưỡng thì ko thấy cơ quan đoàn thể nào hỏi thăm, ko thấy chính quyền phối hợp giúp đỡ,có phải bây giờ chùa Bồ Đề mới nuôi hàng trăm người đâu việc đó có từ lâu rồi, có cơ quan nhà nước nào vào hướng dẫn, tu bổ,....... cái gì đâu?bao nhiêu ngừoi già, trẻ thiểu năng trí tuệ, tiền ăn tiền thuốc thang, .... tỷ thứ tiền. trẻ mồ côi đi học vẫn phải đống tỷ thứ thu của nhà trường có được miễm đâu..... lúc đó sao không thấy cơ quan chức năng nào xuất hiện, đến khi xảy ra chuyện thì nào là không có chuyên môn chăm sóc, không có đủ diện tích, không đảm bảo..

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog