Chia sẻ

Tre Làng

NUÔI ĐƯỢC TRẺ NHƯ CHÙA BỒ ĐỀ KHÔNG DỄ!

Ong Bắp Cày

Mặc dù đang tận miền rừng núi Quảng Trị, một nơi mà mạng mẽo là thứ xa xỉ, nhưng với nỗ lực không mệt mỏi, sáng nay chị đã tiếp cận được với ánh sáng văn minh của nhân loại và đọc được bài "TT bảo trợ XH khó khăn việc chăm sóc trẻ em chùa Bồ Đề" đăng trên trang Người Đưa tin. Quả là như chị đã nói, nuôi trẻ em được như Chùa Bồ Đề không dễ.

Các anh chị ở Trung tâm bảo trợ xã hội Thụy An mới tiếp nhận thêm 18 cháu từ chùa Bồ Đề, nhưng có vẻ họ đã quá vất vả, quá sức. 

Ông Nguyễn Văn Lợi - Phó GĐ Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi tàn tật Hà Nội, cho biết: "Về nguồn kinh phí, để đáp ứng nguồn kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng, nhất là trong thời điểm này có các cháu từ chùa Bồ Đề chuyển lên nên nguồn kinh phí để mua sắm cũng khó khăn. Ngoài ra về nguồn nhân lực hiện nay trung tâm chúng tôi cũng cần khoảng 20 - 30 người để phục vụ".

Cô Nguyễn Thị Bích Hằng - Giáo viên Trung tâm cho biết: "Các cháu đến đây chưa quen các mẹ, môi trường sống của các bé cũng chưa quen nên các bé quậy phá nhiều khiến các mẹ chăm sóc rất vất vả", và rằng: "Các cháu đến đây đa dạng về các tầng lớp (các cháu lớn có, bé có và các cháu bại não, bại liệt cũng có), chúng tôi chăm sóc từ các cháu lớn đến cháu bé như thế, không phân loại được các cháu nên vất vả hơn cho chúng tôi".

Thế mới biết làm được những việc như Chùa Bồ Đề không dễ chút nào. 


Có một Chùa Bồ Đề với sự thật đẹp đẽ nhưng âm thầm vừa bị người ta dập vùi khi gắn những hoạt động "mờ ám" với những hoạt động tôn giáo đơn thuần của nhà chùa. Họ, những người thiếu công tâm ấy đã phủi sạch những cống hiến đầy tình người của chùa Bồ Đề, và cũng đồng thời làm xấu đi bức tranh Phật giáo Việt Nam, một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc.

Không ồn ĩ, chẳng khoa trương, trong nhiều năm qua, chùa Bồ Đề đã tiếp nhận, cứu sống và nuôi dưỡng hàng trăm trẻ bị bỏ rơi trong cuồng loạn tăm tối, đón nhận và che chở nhiều thân phận cô đơn không nơi nương tựa hoặc bị ném ra rìa của xã hội bởi những đứa con bất hiếu. Trong khi đó, hầu hết các tổ chức được giao trọng trách nhân đạo thì hầu như không thấy đâu, họ chỉ ra tay khi có áp lực của lãnh đạo thành phố và của dư luận.

Thử hỏi, không có chùa Bồ Đề, các cô gái nhẹ dạ và những tay Sở Khanh sẽ vứt bỏ những đứa trẻ vô tội kia ở đâu, và liệu rằng các sinh linh bé bỏng đáng thương kia có được cuộc sống như hôm nay? 

Sự thật là chúng ta chưa hề thấy chùa Bồ Đề kêu ca phàn nàn hay kể công với dư luận. Nhà chùa đã lẳng lặng làm những việc mà họ cho là đúng, và chúng ta cần phải biết sự thật đó.


Còn nữa...


Quảng Trị, ngày 28 tháng 8 năm 2014

6 nhận xét:

  1. Nặc danh15:17 28/8/14

    Thưa tác giả viết bài này.
    Nơi tác giả đến là Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi tàn tật Hà nội, thuộc sở Lao động Thương binh và xã hội Hà nội đóng trên địa bàn xã Thụy an, ông Lợi là phó giám đốc và chị Hằng là giáo viên. Tác giả đã nhầm lẫn đó là Trung tâm phục hồi chức năng Thụy an trực thuộc Bộ Lao động Thương binh và xã hội, xin thưa với tác giả là Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy an không phải là trung tâm do ông Lợi làm phó giám đốc. Đề nghị tác giả đính chính lại để bà con xa gần không hiểu lầm Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An.
    Xin cảm ơn

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh16:07 28/8/14

    Cám ơn bạn Nặc danh, mình sẽ sửa

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh01:07 29/8/14

    Cảm ơn bạn Vũ Hoàng Sơn, tôi là một fan hâm mộ trang Tre làng của bạn, do vậy tôi phát hiện ra sự viết nhầm này, bạn đã sửa kịp thời cho bạn đọc biết. Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy an của chúng tôi chỉ cách Trung tâm trong bài viết này khoảng 1,2 km. Nếu bạn quan tâm đến xin vui lòng vào trang mạng (Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy an) hoặc (Thuyan Rehabilitation centre for handicapped children) để biết thêm chi tiết về Trung tâm của chúng tôi. Chúc bạn vui khỏe hạnh phúc và cống hiến cho độc giả nhiều bài viết hay. Xin cảm ơn bạn một lần nữa

    Trả lờiXóa
  4. Kền kền đã làm được một việc dơ bẩn: đổ vấy cho người có tâm. Thay vì đóng góp cho Chùa về việc nuôi trẻ, lại phá hoại nó. Việc anỳ còn ảnh hưởng đến nhiều trung tâm khác. Người thiệt thòi cuối cùng là các cháu mồ côi, người già yếu, tàn tật. Những con kền kền này dễ gì nhả cho những người yếu thế đồng nào. Càu cho chúng gặp tai ách mà chết đi.

    Trả lờiXóa
  5. Mặc dù chùa Bồ đề vừa vướng vào một vụ gọi là scandan không hề nhỏ, làm mất đi uy tín, sự tôn nghiêm của chùa nhưng chúng ta không thể ohur nhận những đóng góp của chùa Bồ Đề trong thời gian qua. Những đứa trẻ tội nghiệp vưa mới sinh đã bị vứt bỏ sẽ ra sao nếu không có chùa? Những người vô gia cư, thiếu thốn sẽ đi đâu về đâu nếu không có chùa? Những đóng góp của chùa Bồ Đề là không hề nhỏ, nhưng chỉ vì một vài cá nhân đã làm danh tiếng của nó tan biến. Buồn!

    Trả lờiXóa
  6. Mặc dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau, sự quan tâm của chùa đối với một số trẻ em chưa tốt, nhưng thực sự để nuôi được nhiều trẻ như ở chùa Bồ Đề thì quả là không đơn gian chút nào.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog