Bình luận ngắn về hai bài viết của Đoan Trang
Đầu tiên là bài "Lại chuyện chụp ảnh công an":
1. Chị này khoe chụp ảnh với một anh cảnh sát cao to đẹp trai, rất thân thiện đứng ở tượng Con Trâu gần phố Wall. Có lẽ chị nhà báo này không biết rằng cơ quan cảnh sát Hoa Kỳ có cục Quan Hệ Công Chúng chuyên nghiệp chứ không phải là Ban Báo Chí như ở Bộ Công An ở Việt Nam. Anh cảnh sát cao to đẹp trai đầy thân thiện đứng ở cái góc phố đông khách du lịch qua lại ấy chính là một phần trong chiến dịch quan hệ công chúng của cảnh sát Hoa Kỳ, công việc của anh ta là đứng đó, chỉ đường và cười tươi khi chụp ảnh chung với du khách. Mỗi ngày sẽ có hàng trăm người đứng đó, hỏi đường chụp ảnh và phát tán các bức ảnh về sự thân thiện của cảnh sát Hoa Kỳ. Đấy PR chuyên nghiệp nó là như vậy.
2. Anh cảnh sát Việt Nam từ chối chụp ảnh với người lạ là hợp lý thôi. Thứ nhất là anh cảnh sát Việt Nam đang đứng chốt làm nhiệm vụ, không phải làm PR như anh cảnh sát Mỹ, chụp ảnh với khách du lịch không phải là công việc của anh ta, làm việc riêng trong khi thành nhiệm vụ có thể bị kỷ luật. Thứ hai nữa là tình trạng phóng viên báo chí hay dân thường gài bẫy chụp ảnh công an hiện giờ khá phổ biến. Nói dại, anh công an chụp ảnh với nữ Việt Kiều xong hôm sau trên facebook lại có tin công an dê gái giữa phố Hà Nội thì anh công an kia chắc chắn là viết giải trình mệt nghỉ.
3. Thế nên việc so sánh giữa Mỹ và Việt Nam nhất là so sánh giữa một cảnh sát đang làm PR với một cảnh sát làm nhiệm vụ thông thường thì quả thật khập khiễng.
4. Chị này viết: tất cả các vụ cảnh sát lạm quyền ở Mỹ đều được điều tra độc lập và bị đưa ra xét xử, trừng phạt thích đáng bởi tòa án (đương nhiên là độc lập). Cảnh sát Mỹ mà vớ vẩn, dân kiện cho thì vỡ mặt. Và trên thực tế là trong các vụ dân kiện cảnh sát từ trước tới nay, cảnh sát Mỹ thua rất nhiều, te tua vì thua kiện, đã thế còn bị báo chí-truyền thông cho lên thớt mà “băm” tơi tả. Thực ra chị tô vẽ công lý ở Hoa Kỳ hơi quá đáng, người Mỹ mà đọc được có khi người ta cũng ngượng. Cảnh sát Mỹ đối xử bạo lực với thường dân thậm chí lạm sát là chuyện xảy ra như cơm bữa và họ cũng không mấy khi bị trừng phạt thích đáng như chị nói đâu, có thể tham khảo ở đây và ở đây. Cảnh sát Hoa Kỳ cũng ghét nhất là việc bị quay phim hay chụp ảnh khi đang thi hành công vụ, họ sẵn sàng vô hiệu hóa người nào làm việc đó ngay lập tức. Hiện giờ Mỹ vẫn chưa có luật về vấn đề này. Khuyên chị là chụp ảnh với anh cảnh sát đứng góc phố ở New York thì được nhưng nếu thấy cảnh sát đang tóm cổ một ai đó thì chị chớ có dại vác máy ảnh ra mà làm nhà báo độc lập, ăn đòn mềm xương ngay đấy mà cũng không có tòa án nào bảo vệ chị được đâu.
Cuối cùng là bài : Nút "báo cáo lạm dụng" của Facebook đã trở thành công cụ đàn áp toàn cầu.
1. Đầu bài sử dụng thuật ngữ kiểu quân sự nhằm ám chỉ sự liên hệ nào đó với chính quyền hay quân đội, một tiểu xảo của giới báo chí nhằm tác động tới tâm lý người đọc, nhất là khi không có bằng chứng cụ thể.
2. Thật ngạc nhiên khi một người yêu nước chống Tàu cuồng nhiệt như chị Đoan Trang lại không nhận thấy rằng trang Tin Khmer Krom chuyên đưa các tin tức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan và đòi Việt Nam phải trả lại miền Nam Việt Nam cho Campuchia. Trung Quốc đưa dàn khoan vào vùng biển Việt Nam thì các chị nhảy tưng tưng, còn đám dân tộc cực đoan Campuchia đòi lấy một nửa lãnh thổ Việt Nam thì các chị im lặng. Yêu nước kiểu gì mà lạ vậy?
3. Việc dùng nút "báo cáo lạm dụng" của facebook để triệt hạ đối thủ vốn ban đầu là mánh của các chiến sĩ dân chủ cùng phe với chị Đoan Trang chuyên dùng để chặn họng những người bất đồng ý kiến. Ban đầu có nhiều người yếu thế, họ đành chịu, nhưng sau đó họ tập hợp nhau lại và phản công khiến các nhà dân chủ lãnh hậu quả ê chề. Trong khi không có bằng chứng nào chứng minh chính quyền đứng sau việc phong tỏa các tài khoản facebook của nhà dân chủ thì bằng chứng của việc các nhà dân chủ hè nhau báo cáo lạm dụng để triệt hạ những người nói trái ý họ lại rất rõ ràng.
4. Nhưng sự việc không chỉ dừng ở chỗ các nhà dân chủ đàn áp những người trái ý, bị phản công và kêu là ầm ĩ. Sự việc đã được đẩy lên cao trào khi chính các nhà dân chủ lợi dụng việc đó để khóa mõm các nhóm dân chủ mà họ không ưa, tức là họ tấn công triệt hạ lẫn nhau. Mặt khác một số các nhà dân chủ do đã viết quá nhiều thứ bậy bạ lên facebook nên cũng nhân dịp này xóa luôn tài khoản facebook đi và hô hoán lên là bị report, thật là một công đôi việc, vừa thủ tiêu được bằng chứng về sự ngu xuẩn của bản thân vừa bảo toàn được tiếng với giới dân chủ. Các nhà dân chủ tuyên bố thắng lợi giòn giã, làm thất bại các âm mưu phong tỏa tài khoản facebook, thật nực cười là chính việc bị/được phong tỏa cũng là thắng lợi của nhiều người trong số họ.
5. Các nhà dân chủ hoàn toàn không chứng minh được với Facebook là chiến dịch báo cáo lạm dụng do chính quyền Việt Nam tổ chức nhưng Facebook thì biết rất rõ rằng họ thường xuyên bị cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA) đột nhập. Người sáng lập Facebook đã phải kêu lên rằng công việc của các kỹ sư thông tin ở Facebook là đối đầu với những tên tội phạm công nghệ thông tin chứ không phải suốt ngày tìm cách chống lại các vụ đột nhập của NSA. Thế nên trước khi lo lắng đến việc các nhà dân chủ bị đàn áp trên facebook thì hãy nhớ rằng bất cứ khi nào thông tin cá nhân của họ cũng có thể nằm trên bàn của NSA và được dùng để chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Kết luận: Thế là chấm hết cho một cây viết đã từng khá nổi tiếng ở Việt Nam.
Nguồn: Cu nỡm xóm liều
Sao cái cô Đoan Trang này càng ngày viết lại càng NGU thế này?
Trả lờiXóaMới đây này: Trong một đơn kiện cấp bang đòi 40 triệu USD tiền bồi thường, 5 người bị bắt gần đây tại Ferguson, bang Missouri (Mỹ) đã tố cảnh sát có hành vi sử dụng vũ lực bừa bãi và quá mức, đối xử với người dân giống như quân địch trên chiến trường.
Trả lờiXóaNhiều trang mạng ở Mỹ ngày 15/1 đã phát đoạn video cắt ra từ camera giám sát công cộng, cho thấy Kim Nguyen, một cô gái gốc Việt đã bị cảnh sát Los Angeles (LAPD) đánh đập dã man, tới mức chảy máu não và phải sáu ngày sau mới tỉnh lại.
Trả lờiXóaĐấy chị Đoan Trang thấy hay không?
Frank Phillips, 47 tuổi, là phó cảnh sát trưởng quận Knox, bang Tennessee (Mỹ) đã bị sa thải sau khi xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh ông ta bóp cổ một sinh viên đại học đến bất tỉnh.
Trả lờiXóaHôm 9/8 vừa rồi, một thiếu niên da đen tên Michael Brown bị cảnh sát bang Missouri bắn chết sau khi cướp ở một tiệm tạp hóa và có hành vi kháng cự. Tuy nhiên, theo một nhân chứng, Brown, đi thăm người thân không mang theo vũ khí, đã bị cảnh sát bắn hạ khi đang đi trên đường, dù anh ta đã đưa tay lên trời.
Trả lờiXóaVụ này lập tức gây phản ứng mạnh trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Từ một tuần qua, các cuộc biểu tình bạo động liên tiếp diễn ra tại Mitssuri. Tới mức, ngày 16/8, Thống đốc bang Jay Nixon phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ban hành lệnh giới nghiêm để duy trì trật tự và chờ tư pháp làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của Michael Brown.