Cuteo@
Đây là bài đã đăng trên Tre Làng. Nhân chuyện bên GoogleTienLang đang phác họa chân dung Nguyễn Xuân Diện, xin được đăng lại để các bạn rõ thêm về một con người mệnh danh là tiến sĩ ca trù, song kiến thức của anh ta về ca trù lại tồn tại một khoảng trống mông mênh.
Xin nói ngay, tôi chưa phải là người của giáo phường Thăng long. Bởi nhẽ tôi không phải là người làm về âm nhạc, nhìn thứ “chữ khoa đẩu” họ dùng mà hoa hết cả mắt. Vì vậy những lời tôi viết ở đây KHÔNG PHẢI LÀ PHÁT NGÔN của Ca trù Thăng long.
Ngài Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đã và đang nói xấu cô đào nhỏ thó Phạm Thị Huệ hăng hái một cách ghê gớm trên mạng xã hội Facebook và trên báo chí cảm giác như ngài văng tục đến nơi. Có lẽ mọi người cho tôi là nhiễu sự, liên quan “đếch” gì đến mình mà “chõ” vào.
Song le! Đọc các bài viết của ngài Diện đây đối thoại cũng như tuyên truyền dường như giữa ngài và cô Huệ (CTTL) có mối thâm thù gì đó sâu sắc lắm thì phải. Mọi người thử tưởng tượng xem! Một gã trai lực lưỡng cao 1.75m cãi nhau “vung xích chó” với một cô nàng nhỏ xíu có lẽ chưa tới 1.55m thì cứ như tranh đả kích vậy. Nhiều lúc mình đâm thẹn vì trót sinh ra làm một đấng râu mày.
Vì vậy xin làm một tổng kết nho nhỏ để mọi người cùng chiêm nghiệm vậy. Nào! Rước các ngài!!!
1. Nguyễn Xuân Diện với bạn bè
Xin nói rõ để các ngài biết. Trước đây tôi có trong danh sách “bạn bè” của ngài đây. Ngặt một nỗi đăng nguyên văn và bình luận đôi chút về việc ngài nói xấu (theo đúng nghĩa) một cô ca sĩ nào đó nên ngài đã xoá tôi khỏi danh sách. Từ đó tôi không thể comment gì được vào các bài viết của ngài, cũng như không thể xem được những bài viết mà ngài không để chế độ public.
Bài viết ấy đây ạ:
Bàn thêm: "Cô này lại còn đi mấy tỉnh để dạy dỗ kèm cặp, dàn dựng các tiết mục văn nghệ để họ đi thi nữa. Tỉnh nào cũng hãi cô ta. Tài không. Đức không. Chỉ dựa vào mấy nhà báo mà định làm bà tiên chỉ cái làng ca nhạc này đấy!”
Hẳn ngài Diện đây cho rằng các tỉnh (nói trên) “ngu” đến mức mượn một người “bất tài” về hướng dẫn chăng? Nếu quá như vậy thì ngài quả là….hết chỗ nói.
Và đây là minh chứng cho việc hiện nay “không là bạn” nữa:
Trước đây tag được ngài
Và bây giờ
Có thể mọi người cho rằng chính tôi xoá tên ngài để nguỵ tạo chứng cớ? Về công nghệ hoàn toàn có thể, song có 3 lý do mà tôi không làm điều ấy.
- Tôi không có lý do gì mà làm.
- Tôi vốn khoái nghe những chuyện giật gân trong khi Ngài đây là chuyên gia sưu tầm những chuyện như vậy. Không tin cứ vào trang của ngài sẽ thấy rõ.
- Tôi là kẻ đang lò dò bước chân vào làng hán nôm. Vì vậy rất ngưỡng mộ trình độ của ngài là một tiến sĩ hán nôm. Mặc dầu là hán nôm bút chì.
Sáng nay (28/03/2010) tôi có gọi điện cho một người quen biết rất rõ ngài đây vì cùng làm trong viện hán nôm. Khi hỏi: Theo thày thì NXD là người thế nào? Thày kia đã cười bí hiểm và đáp lấp lửng “cứ chơi đi thì biết”.
Có nghĩa là…đây là một người quan hệ với bạn bè có thể đang tốt bỗng hoá tồi tệ chăng? một lỗi quan hệ kiểu “ba chỉ”? một cái mặt…hai mặt? Tôi mời mọi người tự kết luận vậy.
2. Nguyễn Xuân Diện với ca trù và thi ca
Ngài Diện đây được mọi người coi là tiến sĩ ca trù hoặc giả ngài cố làm cho mọi người hiểu vậy chăng? Nhờ đó ngài được ĐSQ pháp mời làm MC cho chương trình “Ca trù: Cuộc gặp gỡ của âm nhạc và thi ca” Trong buổi đó ngài nói: “Trong một bài thơ hát nói bao giờ cũng có một câu thơ chữ Hán.”
Theo tôi câu đúng phải là: Trong một bài thơ hát nói THƯỜNG CÓ một câu thơ chữ Hán. Bằng cớ là có rất nhiều bài thơ hát nói của các danh nho dùng khổ thơ bằng tiếng Việt. Cũng ngay sau đó, nghệ sĩ Thuý Hoà đã hát một bài hát nói của cụ Nguyễn Văn Ái (Cụ tổ 7 đời của CLB Thái Hà - được tôn vinh là đời đầu của ca trù Thái hà) là bài hát nói mà KHÔNG CÓ CÂU THƠ CHỮ HÁN. Việc này giống như Thuý hoà đã “vả vào miệng” đứa nói láo vậy.
Ngài Diện lại lấy câu thơ của cụ Cao Bá Quát trong bài “Giai nhân nan tái đắc”:
Phong lưu công tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiêu nương nhất chỉ thư
để pha trò một cách rẻ tiền rằng “đứt ruột nàng hot-girl bằng một email” thực chẳng khác nào ngài đã và đang “lăng mạ” vào thi ca.
Ngài lại kỳ công đếm đủ 87 tiếng phách trong 5 khổ đàn. Thật là kỳ quái! Mỗi giáo phường, thậm chí mỗi đào nương có một kiểu phách khác nhau. Không chỉ riêng phách, trong âm nhạc dân tộc thậm chí người nghệ sỹ không nhất thiết phải chơi đúng các nốt nhạc "chết". Họ chơi tuỳ biến theo cảm hứng, miễn là giữ được nhịp và giai điệu. Chẳng lẽ ngài cũng không nhận thấy phách của ca trù Thái hà rất khác với các nhóm ca trù khác và khác với nhiều vị tiền bối trong làng ca trù, cả trống cũng vậy hay sao?
(Nhân đây mở ngoặc nói một câu chuyện giai thoại xưa:
Có một anh xấu bụng âm mưu chiếm đoạt nhà của người bạn đang cho mình ở nhờ bằng cách kiện lên quan và nói rõ cái nhà này có bao nhiêu nút lạt trong đó bao nhiêu nút phải, bao nhiêu nút trái. Trong khi người chủ thực sự lại không biết rõ. May sao vụ kiện được xét lại bởi một ông quan công minh. Anh xấu bụng này không biết dưới chân cột phía đông có chôn một tảng đá vì đất ở đấy yếu. )
Ngài mải đếm tiếng phách mà không lắng nghe hồn của tiếng phách thì có khác nào anh chàng đếm nút lạt kia chứ.
Ngài trả lời phỏng vấn báo Tổ Quốc: "nhưng ngay phần mở đầu đã có “sạn” là một bài tấu nhạc giống hệt tiết mục mà Giáo phường Ca trù Thái Hà đã trình diễn tại Trung tâm Văn hoá Pháp ngày 10/3, mà bản tấu nhạc này thuộc bản quyền của Giáo phường Thái Hà".
Hẳn ngài Diện không nhận ra đây là một đoạn hát cổ. Mà đã là cổ thì sao lại xưng bản quyền ở đây? (Chữ bản quyền ngài cũng dùng buổi giao lưu ở ĐSQ Pháp).
Rồi: "Bài Hát dâng hương do các đào nương trẻ thể hiện thì như hát nhạc mới, không có chất Ca trù".
He he! Quả Ngài Diện không biết rằng bài dâng hương này do chính hai cụ nghệ nhân dựng lại đấy ạ. Ngài có giỏi có chuyên môn thì ngài phân tích đi cái gì là mới, cái gì là gây ra không có chất ca trù.
Và: "Tiếp đó có tiết mục Hát giai của Phạm Đình Hoằng, hát không đạt và giống như hát tuồng".
Vậy thì Ngài Diện đây còn…nặng tai nữa. Bởi sau đó là lời phát biểu của cụ Trần Văn Khê. Cụ Khê cho rằng cụ đã yên tâm không lo ngón hát giai của cụ Đẹ bị thất truyền. Không! Ngài Diện không nặng tai đến vậy. Chẳng qua ngài hơi nặng bụng nên cố tình lờ đi lời phát biểu của cụ Khê vậy thôi.
Cuối chương trình còn có bài mới do đào nương Phạm Thị Huệ sáng tác cho các em trẻ vừa đàn vừa hát. Đến lúc này thì GS Trần Văn Khê đã phải lên tiếng cảnh báo: “Đi tìm cái mới là con đường đầy chông gai và chưa chắc đã tìm thấy. Cho nên phải cẩn thận với sáng tạo. Làm mới vốn cổ là con dao hai lưỡi. Chúng ta không nệ cổ nhưng phải bảo tồn vốn cổ. Và cần cẩn trọng đừng để mất bản sắc cổ. Vì vậy các em chỉ nên xem đây là thể nghiệm, nên khiêm tốn lắng nghe đóng góp từ khán giả và các nhà nghiên cứu”.
Đến nước này thì điều khẳng định ngài…nặng bụng ở trên là đúng. Bởi lẽ ngài đã “bẻ cong” ý của cụ Khê. Ý của cụ khê khi phát biểu cuối cùng rằng việc Sáng tạo là đúng (từ xưa vẫn vậy) nhưng “cẩn thận kẻo lạc đường” và cụ nhắc nhở với tư cách người thày dạy ngưòi trò rằng “Con phải lắng nghe ý kiến của người đi trước cụ thể là hai cụ Chúc và cụ Đẹ” chứ không “sổ toẹt” như ý ngài đây tuyên truyền.
Ngài Diện trả lời phỏng vấn như sau: "Bản thân tôi và nhiều người hiểu biết về Ca trù khác không thừa nhận chị Phạm Thị Huệ là đào nương Ca trù".
Thực ra ngài không có quyền được công nhận. Bởi lẽ ca trù là âm nhạc. Nó cần được đánh giá của người có nghề, được truyền nghề. Vậy người làm ở đây là ai? Là GS Trần Văn Khê, Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc. Là Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, là nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền những người này đều có ấn tượng tốt với ca trù thăng long cả. Các ngài hãy nghe lời tâm sự của GS Trần Văn Khê “mỗi lần tôi đến là một lần tiến bộ"…trong đoạn phỏng vấn tại buổi ra mắt giáo phường.
Ờ! Mà ngài cũng khôn, đề phòng người ta nói ngài không có tư cách đánh giá ca trù bởi lẽ ngài là dân hán nôm bút chì, ngài “lôi tuột” Bác Đặng Hoành Loan vào nhưng với một cách rất hỗn mà tôi sẽ dẫn chứng ở mục “nguyễn xuân diện với những người nổi tiếng”.
"Học hát Ca trù là một công việc học tập vô cùng công phu mà người nào thông minh lắm cũng phải mất 3 - 4 năm mới cầm được lá phách ra hát. Ngày xưa, sau khi đã học thuần thục rồi, đào nương sẽ có lễ trình ông quản giáp báo cáo việc học của mình. Quản giáp thông báo cho cả giáo phường và chọn ngày lành tháng tốt để báo cáo với tổ nghề, đồng thời mời một quan viên có danh vọng và sành sỏi trong vùng đến nghe để thưởng thức và thẩm định trình độ đào nương qua tiếng cầm chầu. Nếu mọi người đều hài lòng và công nhận thì đào nương đó mới được coi là có giấy phép hành nghề".
Cả cái này nữa ngài cũng nói đúng. Song lẽ ngài quên một điều rằng bản thân cô Huệ và các đào lớn trong Ca trù thăng long đều là các sinh viên khoa nhạc dân tộc của nhạc viện Hà nội. Các em tiếp xúc với âm nhạc dân tộc từ năm lên 8 tuổi. vì vậy việc chỉ trong một thời gian ngắn nắm bắt được những kỹ thuật khó của ca trù cũng là điều có thể hiểu được. Và hiện nay mọi đào kép trong giáo phường vẫn không ngừng luyện tập để nâng cao tay nghề. Điều này có thể minh chứng bằng sự thăng tiến ngày càng được sự yêu mến của thính giả cũng như phát biểu của giáo sư Trần Văn Khê “Tôi rất vui mừng khi mỗi lần đến là một lần thấy các em tiến bộ” trên VTV1. Hẳn ngài không biết vì ngài mải dùng thời gian đi xoi mói chứ có xem TV đâu.
Mặt khác, chẳng phải ngài đang cố cho người ta hiểu rằn ngài làm tiến sĩ ca trù đấy sao. Một lĩnh vực đòi hỏi người ta phải hiểu biết và có HỒN NHẠC trong khi ngài xuất thân là hán nôm bút chì. Nói vậy chả hoá ra chính ngài lại tự vả vào mồm ngài hay sao?
Theo một số người tố cáo. Ngài tiến sĩ ca trù Nguyễn Xuân Diện không biết cầm chầu. Điều ấy cũng có thể. Có lần cùng nghe hát ở bích câu, một anh bạn đã gần như ấn cái trống chầu vào tay ngài nhưng ngài đã hẩy ra.
"Không cho phép người ta nhân danh ca trù để làm bậy".
Em muốn nhảy lên và reo vạn tuế câu nói này của ngài. Đúng! Không cho phép nhân danh ca trù để làm bậy!!!
3. Nguyễn Xuân Diện và những người nổi tiếng
Dễ dàng nhận thấy Nguyễn Xuân Diện rất thích gắn mình vào những người nổi tiếng. Nào nhận lời ăn tối với giáo sư Khê, nào trò chuyện với nhạc sĩ Văn Vượng, nào gặp gỡ ông tướng này ông tướng nọ…vân vân và vân vân…Nhưng bà con xem thử đây:
Ngài Diện nói:
"Ông Đặng Hoành Loan và tôi
Tôi và ông Đặng Hoành Loan"
Có giai thoại thế này. Một nhà văn hay giáo sư gì đó tâm sự: “Xưa kia tôi hay nói tôi và ông A, về sau tôi nói ông A và tôi. Bây giờ tôi chỉ nói ông A thôi".
Vâng! Câu chuyện ấy nói lên tính khiêm tốn và tính khôn ngoan dần của một con người. Nay với ngài Diện thì ngược lại. Kết luận là: Ngài Diện rất kiêu căng.
Thực ra trong lĩnh vực âm nhạc, ngài Diện “là thứ gì” mà đòi sánh vai với ông Đặng Hoành Loan, với ông Bùi Trọng Hiền và đặc biệt với Cụ Trần Văn Khê. Cái lối ông đưa các nhân vật nói trên vào chỉ chứng tỏ ông là dạng vác hèo theo voi mà thôi.
Lại có một câu chuyện khác: "Án Anh đi đường có quân lính theo hầu. Trong đó có người lính cầm cờ đi trước vẻ mặt vênh vênh tự đắc. Anh lính về nhà, người vợ xin bỏ đi. Hỏi thì đáp:
- Chàng xem quan tướng quốc cầm quyền cả nước Tề mà luôn coi mình là nhỏ bé mà khiêm nhường. Nay chàng người cao nhớn, mới làm chân chạy cờ đã vênh váo tự đắc…(nhớ lõm bõm thế).."
Ta xem anh lính chạy cờ kia với ngài Diện đây có gì khác nhau không?
Cuối buổi ra mắt giáo phường Thăng long, tôi thấy ngài Diện đây “ve vẩy” đứng trước mặt cụ Trần Văn Khê. Hẳn ngài còn nhớ lúc ấy tôi hỏi ngài cao mét mấy và ngài đáp một mét bảy lăm. Kể cũng “khủng” đấy. Tôi hỏi thế không phải tôi không ước lượng được chiều cao của ngài mà vì tôi thấy trong thái độ của cụ Khê không hề để lọt vào mắt hình bóng của “thằng Diện” to lù lù trước mặt mà cụ đã từng mời đến nhà.
Ngẫm buồn cười. Những năm cuối học đại học, lớp tôi thực tập trên thuỷ điện sông đà. Hồi ấy ông Ngô Xuân Lộc (hay Nguyễn Xuân Lộc gì đấy chả nhớ) làm tổng giám đốc nay là nguyên bộ trưởng bộ XD nguyên phó thủ tướng chính phủ. Ngày ấy cũng như ngài Diện bây giờ, trong buổi chia tay đơn vị có được ông Tổng đến gặp, tôi cố chen vào bắt tay, trò chuyện và chụp ảnh với ông. Giá như còn tấm ảnh thì cũng khoe mẽ được đôi chút đấy. Có điều tôi biết chắc rằng ông Lộc chẳng biết tôi là…thằng đếch nào.
4. Nguyễn Xuân Diện với thính giả và độc giả của mình
“Mcmitdac comment: Anh Diện nhại giọng bà QuáchThị Hồ giống thật. Kiểu này Đức Hải cứ phải gọi là thày”. (Không biết điều này là hay hay dở. Bà Quách là tiền bối trong làng Ca trù. Bà lại đã mất. Nay có người lại đi nhại lại giọng của bà thì các ngài đánh giá người này thế nào?).
Trong buổi biểu diễn “Ca trù: Cuộc gặp gỡ của âm nhạc và thi ca” tại đại sứ quán Pháp. Nhắc lại việc Ngài Diện lại lấy câu thơ của cụ Cao Bá Quát:
Phong lưu công tử đa xuân tứ
Trường đoạn tiêu nương nhất chỉ thư
để hát mô phạm khổ thơ trên. Trong khi ca trù Thái hà có ít nhất 3 người có thể mô phạm rất tốt khổ thơ trên. Giai điệu cũng như giọng hát của ngài so với họ cứ như một câu chửi thề vậy. Cùng với việc ngài “nhại giọng” cụ Quách ở trên cũng đủ thấy rõ ngài coi ca trù là thứ hạng nào và có lẽ ngài mới là người hay đưa “hàng giả” cho người…sau đó lại chửi người vì không biết phân biệt hàng giả - hàng thật
Kể cũng thật đáng thương!!!!
5. Nguyễn Xuân Diện trong con mắt đồng nghiệp
Trong viện Hán nôm nơi ngài Diện công tác có câu đối thế này:
Xuân Diện, Xuân (….), xuân tóc đỏ
Lợn sề, lợn bột, lợn tai xanh
Người đọc cho tôi nghe câu đối này còn khẳng định ngài Diện là người ra vế đối. Tưởng cũng không cần bình luận gì thêm…
6.Nguyễn Xuân Diện có thực sự vì ca trù như tự đánh bóng hay không?
Hẳn lúc này nhà ta cũng có câu trả lời rồi. Hoặc giả vẫn có nhiều người cho rằng NXD khắt khe trong yêu cầu về ca trù để mong ca trù được tốt lên chăng? Xin có thêm mấy dẫn chứng nữa vè sự cẩu thả của ngài chứ không phải nghiêm khắc hay khắt khe gì cả. Đó là những lời ngài nói về ca trù Thái hà. Thành thực xin lỗi các bạn Thái hà nếu các bạn đọc được những dòng viết này và cho rằng tôi đang “hạ thấp” các bạn. Vàng thật không sợ lửa. Người biết liêm sỉ không nhận những gì không phải của mình. Tôi đính chính lại lời của ngài Diện cũng là để đề cao các bạn đấy.
- Thứ nhất: Giáo phường Thăng long có làm lễ cáo trời đất tổ tiên…để xin lập giáo phường. Có giáo ước, có ấn triện, có cờ…thì ngài đây cho là không đủ điều kiện trong khi các bạn chưa bao giờ tuyên bố mình là giáo phường thì Ngài Diện đã quàng ngay vào cổ các bạn cái danh hiệu đó.
- Thứ hai: Ngài Diện nói ca trù Thái Hà đã bảy đời liên tục làm về ca trù. Đời thứ 7 - nghệ sĩ Thuý Hoà là học trò chân truyền của NSND Quách Thị Hồ.
Đời thứ 5 cụ Nguyễn Văn Mùi là một quan viên. Không một ai dù ngốc đến đâu cũng không cho quan viên là một nghề. Chính vì thế mà nghệ sĩ Thuý Hoà phải học nghệ từ Nghệ sĩ Quách Thị Hồ. Mà học nghệ từ cụ Quách Thị Hồ thì Thuý Hoà là đời thứ 2 chứ không phải đời thứ 6. Theo lý xưa Quân Sư Phụ (Trước là vua, sau đến thầy và cuối mới là cha). Ông Nguyễn Xuân Diện đã cho hai câu nói của mình “cắn nhau” khi nói cả hai câu trên một lúc.
Đời thứ nhất là cụ Nguyễn Văn Ái. Cụ có 8 bài thơ hát nói.
Có 8 bài thơ hát nói mà là làm nghề về ca trù thì thật là một lý thuyết...ngớ ngẩn.
- Biện minh cho việc mình không làm gì trong khi cô Huệ lo dạy học trò, hướng dẫn người nghe cầm châu, cố gắng đưa ca trù sống lại, đưa ca trù đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Ông Diện mạnh miệng tuyên bố: Ca trù là nghệ thuật bác học, không cần nhiều người nghe. Ông cho rằng đời xưa cũng chỉ có dăm bảy người biết chữ hiểu thơ là nghe ca trù mà thôi. Sao mà ông coi khinh tổ tiên mình thế? Thử hỏi, cả cuộc đời của ông, là một tiến sĩ (Xưa là ông nghè, ông bảng) ông có làm nổi một câu thơ hay như những câu ca dao của nhân dân ta hay không? Nó được làm bởi những người mà ông coi là dốt nát đấy. Chính những người ấy đã sản sinh ra một nghệ thuật mà ông đang lợi dụng đấy ạ. Đến như GS Trần Văn Khê là người nghiên cứu ca trù 56 năm mà tới nay cụ cũng chỉ khiêm tốn nói: “tôi là người ngoại đạo không dám nhận xét”. Vậy mà ông nghè Diện lại nhận xét vượt qua cả các bậc nghệ nhân lão thành đã trải qua 70 năm tuổi nghề, thực là không sáng suốt. Đúng là “cũng cờ cũng biển cũng cân đai”…
- Vậy mục đích chính của Ngài Nguyễn Xuân Diện thi dè bỉu người này, xun xue kẻ khác là gì? Các ngài sẽ biết nhanh thôi…Còn tôi, tôi đã thấy cái đuôi chồn lấp ló đây kia rồi. Các ngài hãy chờ xem!!!
Kết luận:
Một người coi khinh tổ tiên, một người hai mặt với bạn bè. Một người lăng mạ thơ ca, phỉ báng âm nhạc, theo voi vác hèo, tự coi mình cùng loại với xuân tóc đỏ, bị đồng nghiệp so với lợn sề…Người ấy có nói gì hẳn cũng là nói bậy mà thôi. Không nên chấp.
Thôi vậy!!!!
Tác giả bài viết: Cụ Chánh
Em không hiểu biết gì về ca trù nên ngồi đây hóng thôi...
Trả lờiXóaXuân Diện mặt dái con trâu
Trả lờiXóaThằng này đang tuổi xiên xâu
Nguyễn Xuân Diện là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong giới rận chủ nước ta khi mà hắn có những bài viết hết sức bố láo, mất dạy nhưng được nhiều người quan tâm vì hắn có cái mác tiến sĩ Hán Nôm. Thế nhưng bằng cấp với hắn lại không được áp dụng nhiều, không cống hiến được gì cho đất nước mà lại đi ngược lại quan điểm, lợi ích quốc gia nên quá là phí hoài, và vô dụng
Trả lờiXóaVới cái danh tiến sĩ mà chẳng thấy góp ít gì cho đất nước, cho loại hình nghệ thuật ca trù mà đi bám đít đám rận, kiểu tiến sĩ này thì làm được gì cho đất nước chứ
Trả lờiXóaXuân Diện được phác họa khá đầy đủ. mọi góc cạnh và đáng buồn là từ góc cạnh nào thì hình ảnh Xuân Diện cũng đều xấu cả.
Trả lờiXóaBản thân con người nó không tốt thì làm sao vẽ nó thành tốt được? Người thân, bạn bè, đồng nghiệp đều coi nó chả ra gì, đủ biết nó là người như thế nào.
Trả lờiXóaThằng cha Diện này nổi tiếng khú đỉn ở Viện Hán Nôm. Nhưng nó luôn tự phụ, cho rằng mình hơn người khác.
Trả lờiXóaMột người coi khinh tổ tiên, một người hai mặt với bạn bè. Một người lăng mạ thơ ca, phỉ báng âm nhạc, theo voi vác hèo, tự coi mình cùng loại với xuân tóc đỏ, bị đồng nghiệp so với lợn sề…Đó là tên khốn Xuân Diện!
Trả lờiXóaXuân Diện là loại đạo đức giả, có tí chữ nhưng không có đức. Cho nên không dùng được vào việc gì có ích trừ sản xuất phân bắc.
Trả lờiXóakakaka, Tre xanh nói vậy có thể hiểu là Diện được nuôi để lấy phân. kakaka
Trả lờiXóaChính cái thằng mở mồm ra là nói chữ, ra điêu ta đây thì nó lại nông choèn, sống giả dối ngay cả với bản thân.
Trả lờiXóaĐập cho nó vỡ cái alo đi là nó tịt.
Trả lờiXóaĐể nó nói láo mãi nó quen đi. Hán Nôm gì nó