Khoai@
Bài của Lê Ngọc Thống, gồm 2 kì, Tre Làng gộp lại thành một bài để giới thiệu cùng anh em.
------------------------
Sân bay Gạc Ma-Trường Sa dưới góc nhìn của lính.
Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng…đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.
Đã hơn nửa năm nay, Trung Quốc đang bí mật xây dựng biến đảo đá san hô Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa thành một sân bay quân sự có chiều dài chừng 2000m. Qua ảnh vệ tinh cung cấp thì tình hình có vẻ như vậy, trên đó đang hình thành một sân bay cùng với hệ thống cầu cảng…Vậy, ý đồ quân sự của Trung Quốc khi xây dựng sân bay này là gì? Sự lợi hại của sân bay này ra sao, ở mức độ nào?
Đã hơn nửa năm nay, Trung Quốc đang bí mật xây dựng biến đảo đá san hô Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa thành một sân bay quân sự có chiều dài chừng 2000m. Qua ảnh vệ tinh cung cấp thì tình hình có vẻ như vậy, trên đó đang hình thành một sân bay cùng với hệ thống cầu cảng…Vậy, ý đồ quân sự của Trung Quốc khi xây dựng sân bay này là gì? Sự lợi hại của sân bay này ra sao, ở mức độ nào?
Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc lại “giàu có” về ý tưởng bành trướng mộng mị nên…Vạn Lý Trường Thành họ làm được, thì xây dựng một sân bay ở Gạc Ma là chuyện nhỏ.
Với đường băng dài 2.000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca. Đây sẽ là một mối đe dọa cho Việt Nam cùng những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực (theo Kanwa Defense Review).
Nếu là vậy thì sân bay Gạc Ma có vị trí chiến lược trọng đại, là yếu tố quyết định thành bại “giấc mơ Trung Hoa” trên Biển Đông. Do đó, có bán Hạm đội Đông Hải đi để đầu tư vào xây dựng sân bay trên Gạc Ma cũng quá rẻ. Tuy nhiên…
Phát triển tàu sân bay Trung Quốc đã bế tắc?
Rõ ràng, để bảo đảm kỹ thuật cho một máy bay hoặc một phi đội hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao…là không dễ dàng, trong khi xây dựng sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Nhưng, một khi TSB Liêu Ninh trực chiến ở Biển Đông thì sân bay Gạc Ma lại không còn giá trị. Vậy tại sao Trung Quốc lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây dựng sân bay Gạc Ma?
Cách duy nhất để giải thích cho vấn đề này là, thứ nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông.
Chỉ riêng trong năm 1954 - đúng 8 năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và, bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy bay bay từ boong tàu sân bay, Hải quân và đơn vị Lính thủy đánh bộ Mỹ đã mất 776 máy bay và 535 phi công.
Đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi. Một cái giá sơ sơ phải trả cho việc bá chủ biển cả chứ không phải có hàng ngàn tàu đánh cá là coi “biển chỉ sâu đến đầu gối”, coi Biển Đông như “ao nhà mình” dễ dàng như vậy.
Trung Quốc, ngày nay, dù khoa học công nghệ phát triển hơn, nhưng trình độ công nghệ TSB hiện tại vẫn không thể bằng Mỹ lúc đó. Vả lại, không ai có thể san sẻ kinh nghiệm này cho Trung Quốc, vì đây là bí mật quốc gia của họ. Bởi vậy, Trung Quốc dù có tài “copy and paste” cũng không có nghĩa "miễn nhiễm" với mối nguy hiểm này.
Hai phi công huấn luyện tại tàu sân bay Liêu Ninh bị thiệt mạng mới đây là chỉ mới bắt đầu giai đoạn khó khăn, tổn thất lớn, nếu như muốn có một tàu sân bay hoạt động như của Mỹ dù trình độ cách đây 60 năm.
Thứ hai là, sân bay Gạc Ma thay thế tạm thời cho nhiệm vụ của tàu sân bay Liêu Ninh…đồng thời khẳng định chủ quyền (phi pháp) trên quần đảo Trường Sa Việt Nam.
Như vậy, vấn đề còn lại là sân bay Gạc Ma trong ý đồ tác chiến của Trung Quốc như thế nào?
Đòn đánh phủ đầu chớp nhoáng.
Có thể khẳng định rằng, trong chiến tranh hiện đại, làm chủ vùng trời tác chiến là giành chiến thắng, do đó, tác chiến của không quân là yếu tố quyết định thành bại của chiến dịch, chiến tranh.
Hiện tại bất kỳ một máy bay nào của Trung Quốc dù hiện đại như SU-30 thì không thể tác chiến được ở khu vực Trường Sa nếu như xuất phát tại Hải Nam. Đây là tử huyệt khó che đậy, là bất lợi lớn của Trung Quốc trong chiến lược bá chủ Biển Đông. Trong khi đó, hầu như các máy bay của không quân Việt Nam lại chiếm ưu thế lớn khi thừa thời gian để tác chiến trên Biển Đông. Vì thế, Trung Quốc xây dựng sân bay trên các hòn đảo chiếm được trên Biển Đông hay đang gấp rút chế tạo, huấn luyện tàu sân bay, thực chất là hạn chế sự bất lợi thế của mình trong vấn đề sử dụng không quân tác chiến trên Biển Đông và khu vực Trường Sa. Còn từ đó, để chiếm ưu thế khi tác chiến hay không lại là không đoán định được, là chuyện khác.
Trước hết, như các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, “với đường băng dài 2000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến của PLA như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca…”
Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự), nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra tác chiến mà thôi. Khi đó, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, Gạc Ma lại là một “tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập.
Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh…thì việc buộc sân bay Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không nằm ngoài sự tính toán, dự liệu, của các nhà quân sự Trung Quốc. Vậy tại sao, Trung Quốc vẫn không tiếc tiền của đổ vào đó để gấp rút hoàn thành sân bay Gạc Ma? Bởi vì, giới quân sự Trung Quốc đang hy vọng một kết quả khả quan trước một ý đồ tác chiến mà họ nung nấu, họ có quyền nắm lợi thế: Đòn tấn công phủ đầu.
Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ sân bay Gạc Ma cho Việt Nam là ở ý đồ tác chiến đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước vào các đảo và đất liền Việt Nam trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh của Trung Quốc. Chỉ có thắng lớn trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma mới không bị đối phương buộc phải ngừng hoạt động và lúc đó Gạc Ma trở thành một nút chặn khá lợi hại, cắt đứt sự hỗ trợ của đất liền cho các đảo của Việt Nam. Nếu thất bại trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma, sứ mệnh, vai trò nhiệm vụ cũng giống như giàn khoan Hải Dương 981 mà thôi.
Vậy là trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã, đang “mài giáo”.
Sự lợi hại của đòn đánh phủ đầu là như thế nào? Tại sao Trung Quốc lại đặt cược lớn, một canh bạc liều lĩnh, vào đòn đánh phủ đầu như vậy? Còn Việt Nam?
Dù Trung Quốc có biến đảo Gạc Ma thành như đảo Hải Nam thì không quân Việt Nam vẫn làm chủ vùng trời quần đảo Trường Sa. Đây là một thực tế rất khó tiêu hóa của giới quân sự Trung Quốc
Đòn đánh phủ đầu trên quần đảo Trường Sa?
Thần chiến tranh luôn ban cho kẻ gây chiến một miếng võ lợi hại, đó là đòn đánh phủ đầu hay là đòn đánh đầu tiên mở đầu cuộc chiến. Khi một quốc gia nhỏ, yếu, bảo vệ chủ quyền của mình theo tinh thần tự vệ…thì hiếm khi sử dụng đòn đánh phủ đầu và tất nhiên luôn bất lợi, bị động trước thế lực gây chiến. Ngay như Nhật Bản, một quốc gia có một hiến pháp hòa bình duy nhất trên thế giới, trong tình thế căng thẳng với Trung Quốc, khi khôi phục lại quyền “tự vệ tập thể” vẫn không loại trừ đòn đánh phủ đầu này…mới thấy sự nguy hiểm, lợi hại, của đòn đánh phủ đầu như thế nào.
Có thể nói, bất ngờ là lợi thế chủ yếu của đòn đánh phủ đầu. Đó là bất ngờ về thời gian, bất ngờ về quy mô, bất ngờ về hướng tấn công, sẽ khiến cho đối phương bị động về chiến lược, bị động về chiến thuật và tất yếu bị thiệt hại lớn. Tấn công phủ đầu là tiền đề cho phương châm tác chiến “đánh nhanh thắng nhanh” hay chiến tranh hiện đại dồn nén thời gian mà một quốc gia nhỏ, yếu thường bị choáng váng, suy sụp từ trận đầu kéo theo sự sụp đổ dây chuyền khó tránh khỏi.
Nhật Bản tấn công phủ đầu Mỹ trận Trân Châu cảng, Đức tấn công phủ đầu Liên Xô, đem đến những thiệt hại khủng khiếp cho cả hai mà nếu như nội lực kém thì sẽ sụp đổ. Còn mới đây Irac,Lybia, Nam Tư…đã không gượng dậy nổi khi ăn đòn đánh phủ đầu.
Nguy hiểm nhất của “miếng võ” này là về thời gian. Tấn công lúc nào hoàn toàn do bên gây chiến nắm quyền. Đương nhiên, đó là lúc mà đối phương ít phòng bị, lực lượng mỏng, sơ hở; những lúc tình hình đất nước như kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn…thì kẻ gây chiến sẽ ra tay. Năm 1979, Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam; năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam…là những minh chứng sinh động nhất mà chúng ta đã thấy.
Vậy, liệu trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc sẽ tấn công phủ đầu hay không?
Sẽ không bao giờ Trung Quốc cho quân đổ bộ đánh chiếm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc không dại đưa quân mình đến đó để Nhật Bản biến quần đảo Senkaku thành cái “cối xay thịt” lính Trung Quốc, ngược lại, Nhật Bản, tuy quản lý quần đảo, song cũng không dại đưa lính của mình ra giữ mà chỉ tiến hành các cuộc tập trận với nội dung “Đánh chiếm lại đảo” mà thôi. Cuộc chiến Trung-Nhật chỉ có thể xảy ra trên vùng biển lân cận Senkaku/Điếu Ngư chứ không bao giờ xảy ra kiểu “bên thủ, bên công” trên quần đảo tranh chấp này.
Trên quần đảo Trường Sa, rõ ràng, điểm đứng chân của Trung Quốc rất mong manh với 7 cái đảo đá nửa nổi nửa chìm lại rất xa căn cứ khiến cho không quân của họ không thể tác chiến trên vùng trời Trường Sa. Trong khi đó, Việt Nam làm chủ nhiều đảo lớn, có cả đường băng, có quân đội đồn trú…lại đều nằm trong tầm tác chiến của không quân. Vì thế Trung Quốc đổ tiền của vào, biến các dãy ngầm san hô thành đảo và đặc biệt biến Gạc Ma thành một căn cứ quân sự Hải quân-Không quân là bắt buộc (Lưu ý là, bài viết chỉ nêu góc nhìn quân sự chứ không bàn đến góc nhìn khác), nhưng đừng vội cho là tạo ra “thế thượng phong” với Việt Nam…
Về quy mô, đừng đánh giá quá cao “căn cứ quân sự Hải-Không quân” Gạc Ma vì trước biển cả đại dương, sức lực con người vẫn rất là nhỏ bé. Chừng nào lực lượng không quân của Trung Quốc trên sân bay Gạc Ma hoàn toàn đè bẹp lực lượng không quân Việt Nam, nghĩa là, khi không quân Việt Nam bay lên bầu trời khu vực Trường Sa đều bị lực lượng không quân Gạc Ma khống chế, tiêu diệt, thì lúc đó, các đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam mới xuất hiện nguy cơ lớn. Nhưng, ngay cả khi Gạc Ma như đảo Hải Nam thì điều đó cũng không thể, huống chi... Vậy vấn đề quân sự của Gạc Ma ở đây là gì?
Nếu hoàn thành như đồn đoán và công nhận của chính quyền Trung Quốc thì Gạc Ma là một căn cứ không-hải quân, nói cách khác Gạc Ma là một đảo có cầu cảng cho tàu hải quân Trung Quốc neo đậu, tiếp tế; có đường băng cho máy bay cất hạ cánh. Đây là căn cứ xuất phát tấn công khá mạnh trong khu vực quần đảo Trường Sa. Trung Quốc có thể đổ bộ đánh chiếm đảo bằng tàu đổ bộ cỡ lớn với máy bay trong quãng đường và thời gian ngắn nhất có thể thay vì phải điều lực lượng từ HảiNam xuống. Với vận tốc trung bình (khi chưa tăng tốc) của SU-27 Việt Nam là 1.300km/h thì trong 15 phút đầu, không quân Trung Quốc cất cánh từ Gạc Ma có thể sẽ làm mưa làm gió trên vùng trời quần đảo Trường Sa trước khi SU-27 Việt Nam xuất hiện (không phải SU-30).
15 phút trong chiến tranh hiện đại không phải là ít, nó giải quyết rất nhiều vấn đề, tuy nhiên, đòn phủ đầu mà không gây thiệt hại lớn, làm suy sụp hệ thống phòng thủ thì 15 phút quả là quá ít, nó được coi như là sự đáp trả “ngay và luôn” của đối phương.
Trong khi bảo đảm kỹ thuật sẽ gặp rất nhiều khó khăn, số lượng máy bay thường trực trên đảo ít thì sẽ không đủ sức giải quyết nhiệm vụ theo phương châm “đánh nhanh thắng nhanh”. Vì vậy, nhờ vào sự tiếp tế hậu cần, kỹ thuật từ các đảo mà Trung Quốc đang xây dựng; nhờ vào lực lượng không quân trên Gạc Ma… là cho rằng, Trung Quốc có thể nhanh chóng chiếm trọn Trường Sa của Việt Nam chỉ bằng đòn đánh phủ đầu, đồng thời ngăn chặn, cắt đứt sự chi viện từ đất liền Việt Nam, là quá coi thường sức mạnh Việt Nam là ý tưởng ngông cuồng.
Gạc Ma chưa thể và không thể thay thế được vai trò nhiệm vụ của một hạm đội tàu sân bay, cho nên, Gạc Ma nó có ý nghĩa nhiều về chính trị hơn là là quân sự.
Tuy nhiên, coi thường sức mạnh đối thủ, phô trương thanh thế, hống hách, kiêu ngạo…của kẻ xâm lược luôn tạo ra những hành động liều lĩnh mà những cái đầu lạnh, tỉnh táo, không bao giờ làm.
Việt Nam rất tự tin nhưng không ngồi nhìn.
Báo Hoàn Cầu đã vênh váo khẳng định rằng, Gạc Ma là “ tàu sân bay không thể đánh chìm của Bắc Kinh” ở Biển Đông; nhiều học giả hiếu chiến ở Trung Quốc thì hoan hỉ ra mặt, cho rằng đây là “nước cờ quá đẹp” bởi viễn cảnh sẽ có những phi đoàn máy bay J-10 cho đến J-11 của họ cất cánh, hạ cánh như mắc cửi trên căn cứ Gạc Ma để khống chế Biển Đông và eo biển Malacca…Rằng, chỉ có Trung Quốc mới làm được đảo nhân tạo, còn Nhật Bản, Mỹ thì không có chỗ ở Trường Sa và bắt đầu từ đây quần đảo Trường Sa đã nằm trong tay Trung Quốc…
Điều lạ là hình như các nhà phân tích, học giả Trung Quốc như Thạch Tề Bình, Lâm Vĩ Tiệp…rất giống với AQ, tâng bốc cái sân bay Gạc Ma lên tận mây xanh, trong khi lại quên mất tàu sân bay Liêu Ninh và nghe đâu còn 3 chiếc khác đang đóng. “Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mãnh chỉnh vứt ngoài bụi tre”. Cái đường băng trên Gạc Ma là cái gì so với tàu sân bay Liêu Ninh nếu như nó trực chiến trên Biển Đông? Hay là họ coi như Liêu Ninh là đồ bỏ rồi chắc? Càng thổi phồng vai trò chiến thuật của Gạc Ma lên bao nhiêu thì chứng tỏ Trung Quốc càng phơi bày tử huyệt và khả năng hạn chế trong tham vọng lớn bấy nhiêu.
Đúng là không thể đánh chìm, nhưng đánh sập thì không quá khó khăn. Việc làm cho sân bay Gạc Ma tê liệt dù công nghệ không thể thì chiến thuật vẫn có thể, huống chi, cả công nghệ và chiến thuật đều có thể, thì sân bay quân sự Gạc Ma chỉ là con ngáo ộp.
Hãy tưởng tượng khi dăm bảy chiếc J-10 hay J-11 cất cánh lên rồi…không còn nơi để hạ cánh thì sẽ ra sao trước khi nghĩ đến khống chế toàn Biển Đông và eo biển Malacca.
Vậy, về ý nghĩa quân sự thì chẳng có gì khiến Việt Nam hoảng hốt khi Trung Quốc xây dựng đường băng trên Gạc Ma và biến các đảo chìm thành đảo nổi cả. Tuy nhiên, âm mưu đánh chiếm Trường Sa của Bắc Kinh là không bao giờ ngừng nghỉ mà càng ngày càng biểu hiện hung hăng, bất chấp trắng trợn hơn. Bởi vậy, Việt Nam không thể không cảnh giác, không thể không chuẩn bị mọi thứ cần thiết đối phó với kẻ thù trong cả trường hợp chúng hành động liều lĩnh.
mấy cái tờ báo trung quốc nói phét nhiều rồi chúng ta cũng biết mà, nực cười khi Báo Hoàn Cầu đã vênh váo khẳng định rằng, Gạc Ma là “ tàu sân bay không thể đánh chìm của Bắc Kinh” ở Biển Đông trong khi đó lịch sử đã cho thấy rằng pháo đài kiên cố nhất của đế quốc mỹ cũng bị ta phá ở Điện Biên nữa là một cái sân bay nho nhỏ ngoài đảo xa, hãy đợi mà xem
Trả lờiXóatrung quốc quá giỏi trong việc làm đồ chơi siêu rẻ rồi, cái này cả thế giới phải kiêng nể chứ, ông tàu có thể bê hết các danh lam thắng cảnh lịch sử về nhà ông bằng khuân mẫu đồ chơi thì làm cái cái sân bay to to tí dọa ma cũng đâu khó khăn gì, hắn biết khó mà ai đụng vào mà nhận ra được, đến lúc chiến rồi thì tính sau, lấy đồ chơi đè chết người cũng được cơ mà
Trả lờiXóaHoan hô bài viết đã phân tích khá kĩ càng về ưu thế và thất thế của cái gọi là " Sân bay không bao giờ chìm" của TQ xây dựng trái phép trên dảo Gạc ma của Việt Nam . Vậy chúng ta cứ việc ăn và ngủ, không đáng quan tâm đến chuyện này!!!
Trả lờiXóa@hai dê
Trả lờiXóaThật tình từ sáng đến giờ mới thấy 1 thằng ngu như Ha Dê.
Mày không đọc kĩ à?
Trong bài nói rõ: "tất nhiên VN không ngồi nhì".
Nào trạng cảu mày đại diện cho đám vong quốc nhục hay đám việt tân?
hay dân chủ đểu lõ đít?
Đã k biết thì đừng có bi ba bi bô.
Vậy nếu gạc ma xong, hoàng sa cũng xong một cái tương tự, liêu ninh 2 đội, mục tiêu không còn là mấy bãi cát vớ vỉn ngoài ấy nữa, nghĩ xem làm đ gì với từng ấy đồ chơi? Thêm 1 đội liêu ninh nữa là đủ dùng, 1 đội sơ cua mạn trên, châu âu trung đông nhiễu loạn, nga mải lo giữ thân, mẽo thì nó éo tin, asean thì mất dk, úc hàn rõ là lợi nhiều hơn từ tàu, ấn nhật thì ở xa thử hỏi đông dương ra sao? Đợi đến lúc ấy nhé. Tui khùng thật, thông cảm nha. Nhưng cứ vầy mà đòi giữ đc nc thì còn điên hơn tui... Có gì xin nhẹ nhàng chỉ giáo... Mà nói thiệt, cần 1 liêu ninh với 1 gạc ma thêm ít tàu phòng không với rải lôi cùng chút tên lửa đối đất thường thường với vài cái máy phát thôi là đủ không cần đánh rùi(ấy là với dk tình hình vn cứ thế này là ổn)... Hê hê hê...
Trả lờiXóa