Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - Hai người đều là lãnh đạo của hai đơn vị cùng cơ quan, vốn “rất thân thiết với nhau” mà nỡ táng thẳng cốc bia vào mặt nhau máu chảy dầm đìa, phải đi cấp cứu thì thật là không thể hiểu nổi và càng không thể hiểu nổi hơn là ngay sau cuộc họp chi bộ, nơi của những người đồng chí với nhau.
Sau vụ “ông phó ngoại” quại “ông phó nội”, tiếp đến vụ “ông địa” hành hung “ông công” mấy hôm rồi thì giờ đây lại là vụ “ông giám” táng “ông hạt”.
Dạo này bỗng dưng xuất hiện nhiều cán bộ công chức nổi máu “”thảo khấu giang hồ”, hay tung “chưởng lực” với nhau.
Vụ “ông phó ngoại” của sở Ngoại vụ đánh sứt đầu, mẻ trán “ông phó nội” sở Nội chính chưa nguôi thì đến mấy ông địa chính huyện Nhơn Trạch hành hung các chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ.
Và gần đây nhất là vụ ông ông Huỳnh Hớn Dũng, 57 tuổi, Giám đốc Công ty Cầu đường 719 (TP.Bạc Liêu) táng thẳng ly bia vào mặt ông Nguyễn Văn Tuyến, 50 tuổi, Hạt trưởng Hạt quản lý đường bộ 73.4 (TP.Vị Thanh, thuộc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 73, TP.Cần Thơ).
Theo báo Thanh niên, tối 15.10, sau cuộc họp chi bộ ở Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 73, hai ông rủ nhau đi nhậu.
“Sau khi nhậu tại quán Tiến Đồng, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, cả ba tiếp tục đi nhậu tại quán Cây Trứng Cá, đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ).
Trong lúc nhậu, giữa ông Dũng và ông Tuyến có xảy ra tranh luận về mốc thời gian chia tách giữa Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông 73 và Công ty Cầu đường 719.
Bất ngờ, ông Dũng cầm ly bia thủy tinh táng thẳng vào mặt ông Tuyến, khiến ông Tuyến bị chấn thương, máu chảy ướt áo và được chở đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa TP.Cần Thơ”.
Ơ hay! Cứ tưởng hội chứng đánh nhau chỉ vì “nhìn đểu” hay “trông cái mặt thấy ghét thì đánh”, tức là những nguyên nhân rất “trẻ trâu” thì giờ đây, nó lan đến cả các cán bộ có chức, có quyền. Họ cũng táng nhau máu chảy đầm đìa chỉ vì tranh luận một điều rất… “trẻ trâu”, đó là thời gian chia tách giữa hai đơn vị.
Thế nhưng khi trao đổi qua điện thoại với PV Thanh Niên Online, ông Dũng thừa nhận rất “hồn nhiên như cô tiên” rằng: “Đúng là có sự việc tôi lấy ly đánh anh Tuyến. Nhưng tôi không nhớ vì sao lại xảy ra sự việc này. Giữa tôi và ông Tuyến là chung cơ quan, anh em cũng rất thân thiết với nhau”.
Còn ông Tuyến cũng cho biết: “Sự việc xảy ra quá nhanh, tôi cũng không rõ vì sao anh Dũng lại đánh tôi. Tôi chỉ nhớ ảnh cầm ly bia lên mời rồi táng thẳng vào mặt tôi. Lúc đó tôi chỉ còn biết ôm mặt, máu chảy ướt cả quần áo”.
Hai người đều là lãnh đạo của hai đơn vị cùng cơ quan, vốn “rất thân thiết với nhau” mà nỡ táng thẳng cốc bia vào mặt nhau máu chảy dầm đìa, phải đi cấp cứu thì thật là không thể hiểu nổi và càng không thể hiểu nổi hơn là ngay sau cuộc họp chi bộ, nơi của những người đồng chí với nhau.
Ở bài viết trước, người viết bài này đã lo ngại hành vi côn đồ nơi cán bộ công chức “lây lan” thành dịch như bệnh Ebola nhưng giờ đây thì không còn là “lo ngại” nữa mà nó đang có nguy cơ hiện hữu.
Thật ra, trị căn bệnh này không khó.
Xin hãy học cách trị bệnh của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với ông Phạm Văn Phan, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Khi hàng trăm công nhân may của Công ty TNHH một thành viên may DHA Bắc Ninh (trụ sở tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, Bắc Ninh) phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nghi bị ngộ độc thực phẩm thì vị giám đốc này lại nồng nặc hơi rượu, tỏ thái độ hung hăng cản trở phóng viên tác nghiệp.
Ngay sau khi nhận được thông tín, Bộ trưởng Tiến đã lập tức tạm đình chỉ công tác đối với ông Phạm Văn Phan.
Nếu các bộ, ngành và chính quyền địa phương xử lý quyết liệt, thậm chí yêu cầu nhân dân và báo chí phát hiện cán bộ công chức rượu chè bê tha, nồng nặc mùi cồn trong giờ làm việc mà cách chức thì chắc chắn tệ nạn rượu chè chốn công sở sẽ không còn chỗ dung thân.
Riêng việc này, có lẽ Bộ trưởng Đinh La Thăng chưa ra tay như người đồng cấp Nguyễn Thị Kim Tiến, lập tức cho đình chỉ công tác các cán bộ trên.
Những quyết tâm chấn chỉnh lại bộ máy quan chức của chúng ta của mấy vị bộ trưởng gần đây là một điều đáng ghi nhận, nhất là bộ trưởng Thăng. Tuy nhiên điều gì cần thời gian để có thể thấy hiệu quả của các chính sách ấy. Và chúng ta hy vọng nhiều hành động mạnh mẽ như vậy của nhiều vị bộ trưởng khác nữa.
Trả lờiXóatôi nghĩ những quyết tâm chỉnh đốn lại bộ máy quan chức hiện nay rất đáng ghi nhận, nhưng càn phải mạnh tay hơn nữa để có thể chấn chỉnh hoàn toàn, để bộ máy quan chức của chúng ta thật sự trong sạch, trọng nhân tài. có như vậy thì công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mới có thể thành công!
Trả lờiXóađánh nhau trong công sở khéo trở thành một nét văn hóa mang thương hiệu việt nam mất, mà phải có cái tên phù hợp hơn với thương hiệu này kiểu như giải quyết vấn đề theo cách của đàn ông, sự mạnh mẽ của đàn ông công sở việt nam...và khéo đây lại là cách giải quyết vấn đề nhanh nhất và triệt để nhất thì sao, cần được sự nghiên cứu kĩ lưỡng của các chuyên gia mới được
Trả lờiXóatình trạng này đang ngày càng trở nên tệ hại hơn, nếu không kỷ luật hay giải quyết thấu đáo thì dư luận vẫn tiếp tục có cái để bàn tán, nhìn con mắt khác với văn hóa công sở, và nhất là sự bê tha xuống cấp của một số cá nhân, người ta đặt ra câu hỏi rằng để họ bê tha đến nỗi bất chấp danh dự mà đánh nhau thì sự quản lý cán bộ của nhà nước có vấn đề thế nào chứ, mong có sự hồi đáp từ chính quyền
Trả lờiXóaỞ ngoài giờ hành chính thì họ cũng chỉ là người dân bình thường nên cơ quan không thể điều chỉnh hành vi này được, chỉ có xem xét thi đua, đạo đức cuối năm thôi.
Trả lờiXóaLàm sao ra tay được như anh nội và anh ngoại được, đây là ngoài giờ hành chính mà, chỉ có kiểm điểm tư cách đảng viên và xem xét xử lý như một vụ ẩu đả bình thường thôi.
Trả lờiXóaSo sánh khập khiễng giữa 2 việc. Thứ nhất: Ông Huỳnh Hớn Dũng, 57 tuổi, Giám đốc Công ty Cầu đường 719 (TP.Bạc Liêu) táng thẳng ly bia vào mặt ông Nguyễn Văn Tuyến, 50 tuổi, Hạt trưởng Hạt quản lý đường bộ 73.4 (TP.Vị Thanh, thuộc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình giao thông 73, TP.Cần Thơ) là ở quán nhậu.Ngoài giờ hành chính Việc mâu thuẫn này có thể là mâu thuẫn cá nhân gây ra. Nếu xử lý sẽ như va chạm dân sự. Chú Thăng không xử lý là đúng. Việc này là của công an, chứ không phải người đầu ngành. Thứ 2 việc "Ông Phạm Văn Phan, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Khi hàng trăm công nhân may của Công ty TNHH một thành viên may DHA Bắc Ninh (trụ sở tại thị trấn Thứa, huyện Lương Tài, Bắc Ninh) phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, nghi bị ngộ độc thực phẩm thì vị giám đốc này lại nồng nặc hơi rượu, tỏ thái độ hung hăng cản trở phóng viên tác nghiệp". Bệnh viện là nơi đại diện cho ngành y, chữa bệnh, cấp cứu, ứng cứu và điều trị cho bệnh nhân là điều tất yếu (Y đức là ở đây) ông Phan đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức của người làm ngành y, đặc biệt ông lại là người đứng đầu của một bệnh viện địa phương. Việc như thế này bà Tiến không ra tay không được. Nói như thế để thấy là 2 việc hoàn toàn khác nhau vậy nên cách xử lý sẽ khác nhau.
Trả lờiXóa