Chia sẻ

Tre Làng

CÁN BỘ TỈNH LẺ MÀ CÓ NHÀ Ở TP LỚN, NHẤT ĐỊNH PHẢI KIỂM TRA!

Cuteo@

Nói cho thật, hầu hết quan to (cấp cục, cấp sở trở lên) đều rất giàu. Vì thế, việc kê khai tài sản phải thực hiện nghiêm tục với đối tượng này chứ không phải người dân bao gồm cả cán bộ bình thường. Vì nhóm này không có cơ hội tham nhũng.

Bác Phạm Thường Dân nói: Cán bộ tỉnh lẻ có nhà ở thành phố, nhất định phải kiểm tra là đúng, nhưng chưa đủ. Chả nhẽ cán bộ thành phố lớn có nhà ở tỉnh lẻ thì không "nhất định phải kiểm tra?".

Có cảm giác (chỉ là cảm giác thôi) nói như bác thì cán bộ không được giàu thì phải. Như thế là không công bằng.

Xin giới thiệu bài viết sau, đăng trên InfoNet.

Cán bộ tỉnh lẻ có nhà ở thành phố lớn, nhất định phải kiểm tra!

"Thực tế trước mắt, anh có vài ba căn nhà, nhưng nếu thông tin anh làm ở tỉnh lẻ lại có nhà ở thành phố lớn thì nhất định phải kiểm tra"- ĐBQH Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nói bên lề kỳ họp Quốc hội.

ĐBQH Phạm Trường Dân (Ảnh: ND)

Đến nay vụ việc liên quan đến tài sản "khủng" của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vẫn chưa có kết quả cụ thể. Phải chăng vấn đề tài sản của những cán bộ do Trung ương quản lý bị né tranh?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Theo tôi việc kê khai tài sản phải thực hiện khi cán bộ đang đương chức. Sau khi về hưu vẫn phải tiếp tục theo dõi. Anh về hưu nhưng phải có trách nhiệm kê khai tài sản với cơ sở Đảng ở địa phương nơi anh sinh hoạt.

Khi thấy có dư luận không tốt về khối tài sản của cán bộ quá lớn, cấp trên có quyền kiểm tra. Bản thân cán bộ đó phải có trách nhiệm giải trình với tư cách một Đảng viên, bởi nguồn tài sản này bắt nguồn từ khi anh còn đương chức. Nên đã là Đảng viên thì phải kê khai tài sản, dù anh có “hư hay không hư”.

Khối tài sản của cán bộ quá lớn, nhưng khi đương chức việc kê khai tại sao không phát hiện ra? Làm thế nào để xác minh nguồn tài sản đó?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Việc xác định nguồn tài sản mà người ta có là việc rất khó. Do đó Đảng viên phải trung thực, nhưng cũng phải kiểm tra cụ thể một số trường hợp có khối tài sản quá nhiều.

Thực tế trước mắt, anh có vài ba căn nhà, nhưng nếu thông tin anh làm ở tỉnh lẻ, lại có nhà ở thành phố lớn thì nhất định phải kiểm tra.

Vụ việc của ông Truyền đã khá lâu mà vẫn chưa rõ, vậy phải chăng vì là cán bộ do Trung ương quản lý nên không ai dám đụng vào?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Khi anh Truyền còn đương chức, anh ấy mới thuộc diện cán bộ do Trung ương quản lý, là Thanh tra Chính phủ. Thanh tra chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo Trung ương.

Khi anh ấy đã về địa phương, Thanh tra Chính phủ không còn quản lý nữa, mà chỉ làm theo chỉ đạo của Trung ương. Tức là yêu cầu kiểm tra với tư cách một cơ quan thanh tra của Nhà nước.

Khi cơ quan thanh tra đi thanh tra các vụ việc, đặc biệt là tham nhũng, nhưng tại sao khối tài sản của ông Truyền lớn như vậy lại không phát hiện được?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Anh truyền trước đây ở Thanh tra chính phủ. Giờ giao cho Thanh tra chính phủ đi kiểm tra là không nên. Việc này có thể giao cho Ủy ban kiểm tra Trung ương sẽ khách quan hơn.

Vấn đề ở đây là làm sao để kê khai tài sản phải chuẩn, đúng chứ không theo kiểu hô hào khẩu hiệu, mà trông chờ vào sự trung thực thì khó. Phải dựa vào các biện pháp để xử lý. Thứ nhất, anh sẽ phải giải trình, nguồn tài sản xuất phát từ đâu? có người được bạn bè cho, tặng, hay do gia đình làm ăn kinh tế…

Ngoài vụ việc của ông Truyền, vừa qua cũng xuất hiện trường hợp khác là Chủ tịch Bình Dương, hay con trai Bí thư tỉnh Hải Dương đều có tài sản khủng. Theo ông việc kê khai tài sản của quan chức hiện nay đã chuẩn chưa?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Qua số liệu của thanh tra tôi thấy rằng việc kê khai tài sản cơ bản là chuẩn, nhưng không thể hoàn hảo. Cũng có người giấu, còn lại cơ bản kê khai đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Vậy khi phát hiện tài sản lớn của quan chức như vậy, theo ông thì Trung ương có nên thu hồi số tài sản này không?

ĐBQH Phạm Trường Dân: Thu hồi hay không thì phải tính toán, và phải có chỉ đạo từ Trung ương, chỉ đạo của Đảng, nếu không rất dễ đụng chạm. Liên quan đến tài sản của con người, quyền con người của họ theo tôi phải bàn bạc để có sự thống nhất.

Xin cảm ơn ông!

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương:

Không vụ lợi chắc chẳng ai bổ nhiệm ồ ạt!

Vừa rồi Thanh tra Chính phủ cũng đã xác nhận nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu có ký quyết định bổ nhiệm cán bộ chưa đủ năng lực. Vấn đề này không phải bây giờ mới có, mà trước đây cũng đã có những xì xào, bàn tán ở bộ này, ngành kia.

Nói trách nhiệm thì có trách nhiệm của Bộ Nội vụ, nhưng Bộ này cũng không kiểm soát hết được do thẩm quyền bổ nhiệm là của thủ trưởng cơ quan đó. Trong khi đó lãnh đạo nhiều đơn vị không gương mẫu thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quy trình bổ nhiệm cán bộ để có căn cứ theo nhu cầu thực tiễn, mà cứ bổ nhiệm sai, bổ nhiệm ồ ạt. Mà đa số bổ nhiệm vì vụ lợi là chính, nếu không vì vụ lợi, chắc chẳng bổ nhiệm cán bộ ồ ạt làm gì.

Khi thấy đơn tố cáo hoặc tố giác việc đó, có thể chưa có cơ sở nhưng các cơ quan có trách nhiệm, cơ quan thanh tra, kiểm tra của ngành, của Bộ Nội vụ phải vào cuộc ngay để xác minh xem, căn cứ vào quy định của pháp luật để xác định là có sai phạm trong việc bổ nhiệm cán bộ không.

Cán bộ được bổ nhiệm phải trên cơ sở quy hoạch và trên cơ sở nhu cầu số lượng, trình độ. Những cái đó đều có quy trình, quy định nhưng có điều, họ làm đúng hay không. Qua kiểm tra nếu phát hiện làm không đúng thì phải xử lý ngay. Lâu nay chưa có ai bị xử lý về việc đó cả, điều đó rất là đáng tiếc. Ít nhất anh cũng phải xác định vài vụ để xử lý thật nghiêm khắc, nó sẽ có tính răn đe tốt hơn.

Việc thực hiện các giải pháp phòng, chống tham nhũng của mình nó vẫn còn rất hình thức. Như kê khai tài sản, anh phải chốt được cái kê khai lần đầu và anh phải theo dõi quá trình tăng lên, giảm đi của khối tài sản người ta có. Thế nhưng từ trước đến nay, ai kê khai gì cứ kê khai mà không có sự xác minh. Việc quản lý tài sản, thu nhập cán bộ, công chức đương nhiệm là đã có nhưng rõ ràng, việc kiểm soát cán bộ sau khi nghỉ hưu bị bỏ trống.

Thành Nam/Nguyễn Dũng (ghi)

13 nhận xét:

  1. Vấn đề đặt ra là sự nghi ngờ về tham nhũng thì mới có tiền xây dựng nhà cửa to đẹp ở trên thành phố đúng không. Và phương pháp giải quyết cụ thể đó là kiểm tra tài sản hả? Sao mọi người không có cách nào vĩ mô hơn một chút đi. Phải làm sao cho quan chức, cán bộ, công chức, viên chức không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không muốn tham nhũng chứ. Cứ như bây giờ chúng ta lại phải hoang phí một khoản lớn để cho vào việc kiểm tra tài sản cá nhân người khác thì cũng khó lắm.

    Trả lờiXóa
  2. Không cần cán bộ tỉnh lệ, cán bộ thành phố cũng cần xem xét, nhưng vấn đề là xem cách nào cho hiệu quả.

    Trả lờiXóa
  3. Không nên phân biệt như vậy, cán bộ ở đâu cũng như vậy chứ.

    Trả lờiXóa
  4. Cán bộ ở thành phố cũng có nhiều người nghèo lắm. Cán bộ ở tỉnh nhiều người giàu lắm. Cho nên đừng tin vào vẻt bề ngoài.

    Trả lờiXóa
  5. Tỉnh với thành, ai tốt vẫn tốt, ai xấu vẫn xấu. Chống tham nhũng là phải công bằng với tất cả,

    Trả lờiXóa
  6. xem nhà đất xem tài khoản ngân hàng tài khoản tín dụng cán bộ to có nhà tỉnh lẻ cứ làm cái biệt thự ở khu xa vắng như tây thì cần gì thành phố cho xô bồ trật hẹp.vấn đê tham nhũng luôn là vấn đề nhức nhối của nhà nước ta,vừa làm thât thoát tiền của vừa làm mất đi tính cách của một con người

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được nguồn thu trước khi hình thành tài sản ! NN phải làm được điều này thì may ra mới hạn chế được tham nhũng, buôn lậu, cờ bạc ...và rửa tiền !

    Trả lờiXóa
  8. Mình nghĩ để tránh tình trạng này, một trong những công việc cần làm là cần phải thay đổi quan niệm của người dân và làm tốt việc quản lý kinh tế thông qua ngân hàng, bắt buộc các giao dịch đều phải thanh toán bằng séc, hạn chế tiền mặt thì mới có tác dụng.

    Trả lờiXóa
  9. Chẳng biết kê khai có tác dụng gì không, khi kê khai rồi có ai đọc để "sớm phát hiện có dấu hiệu nghi vấn không" hay kê cho vui, kê để đấy, đến khi phát hiện sai phạm lớn hơn thì mới lật lại và phát hiện sai phạm này?

    Trả lờiXóa
  10. Cán bộ sao không được giàu, xem mấy thằng tổng thống, thượng, hạ nghị sĩ của mẽo đi có thằng nào là bạch đinh không. Cán bộ biết làm giàu cho bản thân mới làm được việc. Vấn đề là làm cho cán bộ không dám tham nhũng mà thôi. Dan giàu thì nước mạnh cán bộ đi trước làng nước theo sau

    Trả lờiXóa
  11. Chả có nhẻ cán bộ không được phép giàu sao. luật pháp việt nam đâu có cấm cán bộ làm giàu đâu. chỉ cần đó là làm giàu chính đáng không vi phạm luật pháp là được.

    Trả lờiXóa
  12. Rõ ràng là việc kiểm tra, kê khai tài sản đối với những lãnh đạo cấp cao là vô cùng cần thiết và phải tiến hành nghiêm minh. Nhưng liệu có cấp nào có đủ thẩm quyền và can đảm để kiểm tra việc kê khai ấy có đúng hay không thì lại còn phải bàn nhiều.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog