Chia sẻ

Tre Làng

Mời TS Nguyễn Xuân Diện và PV Xuân Dương tranh biện: không lẽ cứ giấu cái xấu trong cặp?

Khoai@

Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề "Tờ rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của công an Thành phố Hồ Chí Minh". Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành: "Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh".

Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng.

Ngay sau khi đăng, ông TS Nguyễn Xuân Diện lập tức có mặt và bê bài này về trang Tễu, đồng thời giật thêm một tít báo cực kỳ phản cảm: "Công an TP HCM tự vả vào chính mình, ngành mình".

Người tử tế, được giáo dục đàng hoàng thì không ai làm thế!

Không ai lạ gì ông TS Nguyễn Xuân Diện. Với học hàm Tiến sĩ Ca trù, nhưng ông không tập trung vào chuyên môn của mình để cống hiến cho ca trù. Trái lại, ông thường xuyên viết bài và tiếp tay cho phần tử xấu bằng cách đăng các bài có xu hướng chống nhà nước.

Ngay sau khi đăng bài này, dư luận đã phản đối mạnh mẽ. Tre làng đã sao chép lại hầu hết tất cả các bài viết và dự định tranh biện với PV Xuân Dương và TS Nguyễn Xuân Diện trên tinh thần dân chủ. Không hiểu TS Diện có sãn lòng hay không?

Và đây là bài đăng trên báo Tiền Phong của tác giả Đình Nguyên: 

Không lẽ cứ giấu cái xấu trong cặp?

TNO - Tôi nghĩ thật là buồn cười khi có một luồng ý kiến quy chụp việc Công an phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM phát tờ rơi để du khách nâng cao tinh thần cảnh giác trước nạn cướp giật, trước thực trạng số ít lái xe taxi không trung thực khi tính cước…, là hành động “sỉ nhục”, “bôi xấu” đất nước.

Trước hết, hãy nhìn vào nội dung tờ rơi:

“Violent crime is very often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid wearing precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and phone” (Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ máy ảnh và điện thoại di động).

Và “Do not trust the taxi meter (đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi). Ripping off unsuspecting passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable companies such as Vinasun taxi and Mailinh taxi. (Đây là hành động móc túi hành khách của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mai Linh).

Là một người dân thành phố, tôi nghĩ lời cảnh báo trên không có gì là quá. Điều đó hoàn toàn càng không có gì là “bôi đen” cả. Thực tế thì tình trạng tội phạm bạo lực, cướp giật trên đường phố, lái xe taxi không trung thực khiến du khách bị “móc túi” dường như đã trở thành “chuyện thường ngày”. Người dân đã phải tự mình tập dần thói quen “sống chung” với nó rồi mà.

Có thể nói Q.1 là nơi kinh tế sầm uất nhất thành phố. TP.HCM lại đứng đầu cả nước về việc làm ra nhiều tiền bằng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lẽ thường giàu thì phải sang. Sự “sang” đó thể hiện không nhỏ thông qua đời sống người dân, thông qua việc ăn, việc mặc mỗi ngày; và việc trang sức mỗi khi ra đường. Ví như du khách đến Sài Gòn tham quan trong một vài lần, cảm nhận về độ sang, độ giàu có của Sài Gòn, thì ngoài việc nhìn vào nhà cửa, cơ sở hạ tầng…, có lẽ một phần không nhỏ là họ nhìn vào hình ảnh người dân, đặc biệt là những chị em phụ nữ luôn thoải mái trên đường với nhiều đồ trang sức làm đẹp cho mình.

Nhưng thực tế thì chuyện chị em làm đẹp ở “nơi giàu nhất nước” như là một điều rất… xa xỉ. Ở đây nói xa xỉ là vì rất nhiều người chẳng bao giờ nghĩ đến, hoặc dẫu có nghĩ đến rồi nhưng lại không dám làm đẹp mỗi khi ra đường. Lý do đưa ra cũng vì… sợ cướp giật. Ai đó trong lúc này hoặc lúc nọ có mang đồng hồ, dây chuyền, túi xách hàng hiệu nhưng khi đi trên đường thì cũng luôn che bịt kín mít từ cổ đến chân, và khi đến “điểm hẹn” an toàn rồi thì mới được làm đẹp. Như vậy cũng tội cho chị em lắm chứ!

Về nguyên tắc, công an là lực lượng tiên phong có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho người dân và du khách. Một khi sự đảm bảo an toàn trên thực tế chưa được như mong muốn, thì việc đưa ra lời cảnh báo, nhắc nhở cho du khách cẩn thận là hoàn toàn cần thiết. Tờ rơi cũng hướng dẫn khách nước ngoài một số điểm đáng lưu ý khi sử dụng dịch vụ xích lô, xe ôm… Có thể nói, đây là một hành động có trách nhiệm, thân thiện, tích cực ở chỗ chủ động không muốn để cho du khách “sống chết mặc kệ”.

Thực tế thời gian qua, người dân thành phố cũng hay được khuyến cáo: đừng có khơi khơi mang tài sản có giá trị mỗi khi đi trên đường đó sao, vì “lỡ” mấy tên cướp giật ngó thấy được rồi ra tay, thì công an dẫu có tuần tra, mật phục thường xuyên cũng chưa chắc kịp trở tay để bảo vệ được cho người dân.

Không thể quy chụp cho việc cảnh báo, nhắc nhở ấy là “sỉ nhục”, là “bôi xấu”, không thể nói đó là việc làm phản cảm, hay tạo tâm lý lo sợ, bất an cho du khách.

Hai tình huống đặt ra:

1. Công an cảnh báo, nhắc nhở để du khách biết có nguy cơ và bảo vệ được tài sản của mình để chuyến tham quan của họ có được những trải nghiệm trọn vẹn, cảm nhận được sự quan tâm của chính quyền sở tại để sau đó có dịp sẽ quay trở lại “làm giàu cho du lịch Việt Nam”.

2. Công an, dù đã biết có nguy cơ, nhưng lại che giấu đi để rồi du khách bị “sa bẫy cướp giật”, không thu hồi lại được tài sản bị cướp giật cho du khách, sau chuyến tham quan họ luôn bị ám ảnh về một nơi không an toàn rồi chẳng bao giờ trở lại, rồi họ còn kể lại cho bạn bè, đưa thông tin lên mạng xã hội.

Trong lúc vấn đề an ninh, trật tự ở thành phố “chưa được đẹp như viên pha lê”, thì tình huống nào sẽ mang lại ý nghĩa, kết quả tốt hơn, hẳn là chuyện không khó để nhận ra khi xét vấn đề trên nhiều góc độ một cách hợp lý.

Sẽ là việc rất đáng trách, rất đáng lên án khi anh vì thành tích, vì danh hiệu, vì sợ trách nhiệm… mà anh “giấu trong cặp” chuyện tội phạm để rồi tội phạm càng “có đất để sống”!

Nói lên sự thật (đặc biệt là cơ quan công quyền) về bất cập, tồn tại để cùng nhau xử lý sẽ luôn tốt hơn là “giấu hết mọi chuyện trong cặp” rồi tất cả không biết đâu mà lần.

Hẳn mọi người cũng hay nghĩ và luôn mong muốn là thực tế trong cuộc sống bây giờ sẽ được như thế đó sao(?!).

9 nhận xét:

  1. Giật tít để câu viu là bản chất của Diện nhọ mồm. Nhà nước nên sử lý cái thằng điên này!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh21:38 28/10/14

    Mẹ cha cái thằng xuân nhọ mõm! Không gì là nó không xuyên tạc! Tiên sư con chó điên

    Trả lờiXóa
  3. Công an Thành phố thẳng thắn vì du khách, không vì sĩ diện không đâu.

    Trả lờiXóa
  4. Cứ thông tin công khai, rõ ràng mọi chuyện như thế lại hơn. Người nước ngoài người ta đánh giá cao sự thẳng thắn này ấy chứ!

    Trả lờiXóa
  5. Tôi thấy việc phát tờ rơi này có gì là bôi xấu đâu

    Trả lờiXóa
  6. Chắc lại có kẻ bôi xấu, cố tình bẻ queo sự việc đây.

    Trả lờiXóa
  7. Kiểu gì cũng nói được là sao? Cảnh báo thẳng thắn cũng chê bai, móc máy, im lặng cũng máy móc.

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh10:58 29/10/14

    Tôi chả phải TS gì sất, chỉ là người dân thôi nhưng cũng xin phản biện lại với tác giả.
    Mục "Chuyển động 24h" của VTV1 bị Lều báo ném đá là mô tả bức tranh ảm đạm của xã hội VN thì tác giả lý giải thế nào. Không lẽ chuyện "tội phạm " thì trưng ra cho du khách nước ngoài thấy, còn những bất cập thiếu sót ở nơi này nơi khác của xã hội VN thì được quyền giấu trong cặp.
    Nếu du khách đọc tờ rơi của CA.TPHCM rồi thì dù cho chuyến du lịch có an toàn đi nữa thì họ có gan để quay trở lại một nơi không đảm bảo an toàn để làm giàu cho du lịch VN không như tác giả tự sướng không.
    Đúng là không thể quy chụp cho việc cảnh báo là " sĩ nhục, bôi xấu ", nó chỉ phản ảnh thực tế tình hình an ninh trật tự của TP đã gần 40 năm giải phóng, với những tệ nạn tưởng chừng như chỉ có ở chế độ trước 1975.
    Nói như tác giả, thì chúng ta (người dân lẫn du khách) phải chủ động đề phòng, không cho bọn cướp giật có điều kiện cướp giật thì sẽ không có cướp giật, tình hình an ninh sẽ tuyệt vời. Đây là chiêu "không chiến tự nhiên thành" phải không tác giả? Cảnh báo : đối với bọn cướp, nếu không có điều kiện cướp giật thì chúng sẽ manh động hơn, nguy hiểm hơn nữa đấy.
    Nói chung quy thế này : Giấu trong cặp thì tội phạm có đất sống, không giấu thì chúng manh động hơn, nguy hiểm hơn. Tốt nhất là tiêu diệt bọn chúng, không để bọn chúng làm ô uế xã hội ta. Vì một khi xã hội ta chưa có CNXH hoàn thiện (mà tới cuối thế kỷ 21 chưa chắc xuất hiện ở VN, theo lời TBT Nguyễn phú Trọng) thì bọn tội phạm vẫn còn đất sống, các bác ạ.
    Đôi lời phản biện, chẳng cần TS, chỉ với một tư duy ĐÂM MẤY THẰNG GIAN BÚT CHẲNG TÀ cũng đủ nói chuyện phải quấy với tác giả rồi !
    Chào đoàn kết và thân ái
    VĂN MẠNH - TP.HCM

    Trả lờiXóa
  9. Nặc danh11:13 29/10/14

    CA TP. HCM đã phản ánh đúng thực tiễn ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog