Người xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người.
Hãy nhìn xung quanh, ta sẽ thấy đâu cũng có sự phản biện. Một cánh đồng lúa xanh êm đềm chứng minh có một vẻ đẹp khác ngoài vẻ đẹp của núi non hùng vĩ. Người chơi bonsai bậc thượng thừa giật mình trước một thế cây tự nhiên trong mé núi không ai để ý.
Hãy quan sát cuộc sống tập thể: mỗi ngày làm việc, mỗi cuộc họp, thậm chí chỉ hai người tán gẫu với nhau là muôn lần cọ xát các ý kiến khác nhau, góc nhìn khác nhau. Bằng cách đó tập thể chọn lựa phương án tối ưu cho từng công việc lớn nhỏ. Hãy nhìn vào bản thân mình. Từ sáng đến chiều mỗi người luôn tự phản biện để rà soát, sửa đổi hình dung, suy nghĩ, quan niệm, phương pháp trước đó của bản thân, để rồi hoàn chỉnh cách nghĩ, cách làm cũ hoặc thay bằng cách mới.
Phản biện, tự phản biện là cách để cuộc sống diễn ra, cuộc sống đi lên. Nó là điều tự nhiên. Đó không phải là vấn đề muốn hay không muốn. Ở vị trí quyền lực, coi trọng phản biện, sẽ có được phản biện xã hội có tổ chức, giúp ích lớn cho ổn định và phát triển; ngược lại, tránh né phản biện xã hội, kết quả là nhận được phản biện xã hội tự phát - mảnh đất thuận lợi để hình thành tâm thế phản kháng xã hội.
Nhưng áp dụng điều tự nhiên ấy vào cuộc sống xã hội, vào quản lý xã hội lại là việc không đơn giản. Ít nhất có ba vật cản với phản biện xã hội.
Vật cản thứ nhất là sự khó chịu thường tình với ai "trái ý". Người ta vẫn hay ca ngợi "Người hay cãi" nói chung, và vẫn ác cảm với "Người hay cãi" cụ thể ở trong đơn vị của mình, dưới quyền mình.
Vật cản thứ hai là ngại sẽ nảy sinh cái gì đó "bất ổn", ảnh hưởng đến vị thế của cá nhân hay cơ quan quyền lực. Thực ra phản biện xã hội nghiêm túc, đúng đắn khác hẳn với phản bác, mặc dù nó có thể bao gồm phản bác trong những trường hợp đặc biệt, nhưng điểm quan trọng nhất: Phản biện nhằm rà soát, khẳng định, bổ sung, đề xuất giải pháp đúng để thực hiện các mục tiêu xã hội thống nhất. Lo lắng quá đáng chuyện phản biện xã hội dẫn đến phản kháng, gây mất ổn định, trong đa số các trường hợp xuất phát từ căn bệnh ích kỷ của người, của cấp đang có quyền lực. Mà căn bệnh ích kỷ ấy cũng lại... rất tự nhiên, rất khó tránh.
Vật cản chủ quan thứ ba là: Ngại việc. Ngại mất thời gian; ngại tốn tiền bạc (một cuộc trưng cầu dân ý dĩ nhiên là tốn kém, không thể làm tràn lan được). Ai đó ngầm nghĩ trong bụng "Rách việc! Trăm người trăm ý, chắc gì đã hơn một người quyết". Những người đó không hiểu một điều là: thực hành dân chủ bao giờ cũng mất thời gian, mất công sức hơn là quyết định một chiều. Cái hay duy nhất của dân chủ là tránh được sự độc đoán, quan liêu. Mà độc đoán, quan liêu sớm muộn đem lại những khốc hại khôn lường. Cách diễn đạt, khái niệm có thể khác, nhưng tinh thần và cội rễ của vấn đề đâu có khác với những yêu cầu Bác Hồ đã đòi hỏi rất sớm, khi chính quyền công nông của ta chỉ 1 - 2 tuổi đời - đó là phê bình, tự phê bình, tự chỉ trích để tiến bộ. Còn trước đó, Lênin đã kêu gọi công nhân dùng tổ chức công đoàn để đấu tranh với chính Nhà nước xô viết của mình, nhằm giữ cho nhà nước ấy khỏi mắc căn bệnh quan liêu. Vậy mà giờ đây còn có sự rụt rè khi đề cập đến phản biện xã hội, còn có sự né tránh với khái niệm xã hội dân sự (thiếu cái thứ hai này phản biện xã hội sẽ rất nghèo nàn), thì thật không nên.
Đã biết bao lần do có sự “rò rỉ" nào đó mà báo giới biết có một dự thảo chính sách, trong đó có những điều bất hợp lý, đang ở giai đoạn sắp thông qua. Dự thảo đó được mổ xẻ trên công luận. Cuối cùng, rất may là ở dạng ban đầu nó... không được thông qua nữa. Cũng có nhiều ví dụ khác, khi có những quyết định được đưa ra một cách rất bất ngờ (do quá trình chuẩn bị được giữ kín, không rò rỉ). Tiếc thay sự trôi chảy về hành chính lại không đem lại sự suôn sẻ lúc thực hiện. Bao nhiêu bất hợp lý nảy sinh, cuối cùng quyết định dẫu có hiệu lực hành chính vẫn chết yểu.
Rõ ràng, đã đến lúc phản biện xã hội phải thành nguyên tắc trong quá trình chuẩn bị và thông qua các quyết định liên quan đến cuộc sống, quyền lợi của đông đảo mọi người. Người xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, ý nhấn mạnh đến vai trò, vị trí của người nắm quyền quản lý, lãnh đạo. Nhưng người xưa cũng nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, để khẳng định việc nghĩ, việc lo không phải đặc quyền của một số ít người.
tôi thấy chẳng có ai làm được cái việc mỗi ngày "mỗi người luôn tự phản biện để rà soát, sửa đổi hình dung, suy nghĩ, quan niệm, phương pháp trước đó của bản thân" đâu, chắc chỉ toàn là thiên tài mới làm chuyện đó thôi, hay là các nhà lãnh đạo đất nước thì may ra, con người hay làm việc bằng cảm tính hết rồi, trừ việc làm sai thì mới hay hối hận và suy ngĩ lại thôi
Trả lờiXóatôi thấy ngược lại đấy, con người làm gì trong ngày đều nghĩ lại đấy, mà còn suy ngĩ rất lâu rất kỹ nữa, tái hiện lại chân thực luôn, đó chính là giấc mơ, tuy có hơi lộn xộn một tí, sáng dậy lại còn hay quên nữa, nhưng vẫn được tính là "mỗi người luôn tự phản biện để rà soát, sửa đổi hình dung, suy nghĩ, quan niệm..." mong là mọi người có cái thói quen tốt này
Trả lờiXóatôi thấy phản biện thực chất sinh ra từ cái mẫu thuẫn đối kháng lẫn nhau, cái này là bản chất của tự nhiên rồi, trời đất cũng có 2 thái cực đối kháng, con người thì chính bản thân cũng nhiều lúc mẫu thuẫn nữa là người với người suy nghĩ khác nhau, có mẫu thuẫn thì phải giải quyết, mà xu thế hiện nay người ta dùng lời nói thay bằng chân tay đao kiếm để giải quyết mẫu thuẫn như ngày xưa rồi, từ đó sinh ra phản biện
Trả lờiXóabây giờ xã hội rất nhiều hiện tượng tránh né phản biện xã hội, nhìn thấy rõ nhất chính là trên các trang mạng xã hội, nơi mà môi trường cộng đồng cao, và tính cá nhân cũng cao không kém, nhất là thanh niên bây giờ, toàn làm cho ngược đời để được nổi lên trên đám đồng trang lứa, và thanh niên mình thì đã thích ném đá rồi, coi như là phản biện xã hội đi, thế là xuất hiện nhưng cái tên nổi tiếng vì không nổi tiếng, họ sẵn sàng tránh né phản biện xã hội để được nổi tiếng
Trả lờiXóatrên mạng bây giờ thì tránh né phản biện quá nhiều rồi, có người cố ý tránh né như bạn nói, nhưng cũng có một số người tránh né phản biện bằng cách phản biện lại chính số đông cơ, cái thể loại này mới thành tinh sang dạng "phản kháng xã hội" được, đó là ai thì chắc cũng có người đoán ra rồi, họ là những người giả nhân giả nghĩa, đi tuyên truyền nhưng cái dân chủ vốn có mà thành ra không có
Trả lờiXóatại sao mà chính mạng xã hội lại là nơi mà sinh ra nhiều con người có cái tính "phản kháng xã hội" đến thế, có phải vì mạng xã hội là cái nơi mà danh tính cá nhân không rõ ràng, thường ẩn danh dưới nhiều cái tên và thay như thay áo, hay tại trên mạng người ta không làm gì được nhau, ai to mồm hơn thì người đó chiến thắng, thế nên mới có tình trạng người có thể phát ngôn bừa trọc tức bao nhiêu người nhưng lại càng nhơn nhơn hơn
Trả lờiXóabây giờ mạng xã hội cũng lộn xộn lắm cơ, tại vì đa số người dùng là thanh niên người trẻ cả, mà cái hệ quả của việc chat chít là sinh ra một loại ngôn ngữ thời @, ngôn ngữ không còn theo chuẩn nào nữa, mà chạy theo xu thế thời đại, có nhiều câu nói đối với người này thì bình thường, nhưng với người khác nghe thì thấy xúc phạm, rồi thì chửi nhau như chơi, thế nên nhiều khi cái phản biện xã hội cũng không đến nơi đến chốn cơ
Trả lờiXóabác dùng cái cụm từ "phản biện xã hội" làm tôi không quen lắm, vẫn biết đấy mới là đúng chuẩn của ngôn ngữ cho tập thể, xã hội nhưng ngoài đời mà đặc biệt ở nước mình không hay nói phản biện xã hội mà thường dùng từ kiểm điểm, tự điểm điểm hay nhẹ nhàng hơn là góp ý tập thể, nếu đúng là nó thì phản biện xã hội đang rất phổ biến trong các tập thể đấy chứ, đến cấp 1 còn biết viết bản kiểm điểm nữa là
Trả lờiXóaviệc lấy ý kiến của nhân dân đúng là không dễ dàng gì, trưng cầu dân ý là một cái gì đó trọng đại lắm, không thể việc gì cũng hỏi ý dân, lập đại hội diên hồng được, tuy nhiên chúng ta may mắn gì có đảng và đảng viên chính là những công dân suất sắc, là con em của nhân dân mà ra, quốc hội chính là một cái đất nước thủ nhỏ, trưng cầu ý kiến đại biểu cũng gần như là trưng cầu ý dân rồi
Trả lờiXóaPhản biện xã hội là tốt tuy nhiên nhiều việc không phải việc nào cũng có thể phản biện xã hội cần ý kiến này nọ, đôi khi việc đó không kịp hoặc là không cần thiết tốn kém lại không có ý nghĩa gì. Do đó không phải lúc nào ta cũng phải phản biện và chúng ta cũng cần nhìn nhận đúng vấn đề này tránh bị người khác lợi dụng nó làm mất đi ý nghĩa thật sự của phản biện xã hội.
Trả lờiXóa