Khoai@
Chủ đề về "tờ rơi cảnh báo tội phạm" của công an TP HCM được dư luận chú ý. Theo mình, sự việc chả có gì ồn ào. Việc phát tờ rơi cảnh báo tội phạm cho đến nay không chỉ có công an TP HCM tiên hành, mà nó còn được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác triển khai từ lâu.
Việc làm này hoàn toàn không thể hiện sự yếu kém của CATP HCM, hay bôi nhọ đất nước như báo GDVN rêu rao với dụng ý đen tối. Ngược lại nó thể hiện sự quan tâm của đơn vị CATP HCM tới việc đảm bảo an toàn cho du khách trong bối cảnh tội phạm rất phức tạp, và rộng hơn là thể hiện phương châm "phòng hơn chống" của CA TP HCM. Mặt khác, điều này thể hiện tính minh bạch trong việc quản lý nền an ninh trật tự ở cơ sở.
Trao đổi với các PV bên hành lang Quốc hội chiều 27.10, ông Đỗ Văn Đương – Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ĐBQH đoàn TP.HCM cho rằng việc phát tờ rơi cảnh báo tình trạng tội phạm của Công an TP.HCM là điều hết sức bình thường. “Nước nào chẳng có tội phạm, việc tuyên truyền cho người dân nâng cao cảnh giác là đúng. Trước tình trạng tội phạm hoành hành như vậy thì việc đưa ra lời khuyến cáo là tất yếu. Chỉ khi khách du lịch nước ngoài bị mất ví thì người ta mới thấy đó là hình ảnh xấu của TP, chứ còn được khuyến cáo để họ cảnh giác hơn thì họ thấy tốt chứ sao?”.
ĐB Đỗ Văn Đương cũng phân tích thêm: Việc đấu tranh phòng chống tội phạm phải dựa vào dân, mà muốn dựa vào dân thì phải tuyên truyền cho họ biết thủ đoạn để nâng cao cảnh giác. Tư tưởng phòng ngừa là quan trọng nhất.
Tuy nhiên, những kẻ chống phá chế độ lại vin vào đó để xuyên tạc. Ông TS Nguyễn Xuân Diện, giật tít trên trang Tễu của mình: "Công an TP HCM tự vả vào mặt chính mình, ngành mình". Theo tôi, hành vi này chỉ có thể là của kẻ cơ hội chính trị. Tính phản văn hóa và vô giáo dục của cách giật tít cho bài viết, phản ánh tâm địa đen tối và sự xuẩn ngốc của anh ta. (Xem hình trên).
Ông TS Nguyễn Xuân Diện có thể thấy, Cảnh sát ở nhiều nước như Pháp, Na Uy và cả Mỹ thường đưa ra cảnh báo an toàn cho các các du khách, bao gồm cả phát tờ rơi, để họ có thể bảo vệ bản thân mình tốt hơn, bên cạnh nhiều biện pháp khác.
Xin tham khảo bên Mỹ.
1. New York
2.WashingtonDC
3.New York
4.An ninh công cộng
Theo tờ Connexion của Pháp, từ sau khi xuất hiện hàng loạt vụ du khách bị móc túi, cướp tài sản và bị tấn công, lực lượng cảnh sát Pháp đã tăng cường tuần tra tại các điểm du lịch để bảo vệ an toàn cho du khách. Họ cũng phát các tờ rơi cảnh báo người dân và du khách không nên để lộ các tài sản có giá trị, đề phòng trò lừa bịp của kẻ xấu ở nơi công cộng.
Ngoài tiếng Anh, tiếng Pháp, các thông điệp được viết bằng cả tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc và được phát liên tục trên các tuyến xe buýt đi từ sân bay Roissy đến trung tâm Paris, các hệ thống tàu điện ngầm.
Biện pháp phát tờ rơi cũng được lực lượng cảnh sát Oslo, Na Uy áp dụng từ nhiều năm nay để cảnh báo nạn móc túi nhằm vào các du khách.
Biện pháp phát tờ rơi cũng được lực lượng cảnh sát Oslo, Na Uy áp dụng từ nhiều năm nay để cảnh báo nạn móc túi nhằm vào các du khách.
Tại Mỹ, cảnh sát cũng phát tờ rơi cảnh báo bạo lực.
Hồi cuối năm 2012, tờ Daily Mail đưa tin, nhiều cảnh sát tại thành phố Detroit bang Michigan đã phát tờ rơi cảnh báo các cổ động viên tới đây xem bóng đá.
Tờ rơi có tiêu đề: “Vào Detroit, bạn sẽ gặp nguy hiểm”. Tờ rơi cảnh báo rằng Detroit là thành phố bạo lực nhất của nước Mỹ, với tỉ lệ giết người cao nhất, trong khi đó, số lượng cảnh sát thì quá ít ỏi.
Chủ tịch công đoàn cảnh sát thành phố, ông Joe Duncan nói: “Chúng tôi không ngăn cản mọi người tới đây. Tôi yêu thành phố này. Tôi chỉ muốn họ nhận ra rằng chúng tôi không có đủ người tuần tra”.
Tại Thái Lan, Cảnh sát phát tờ rơi cảnh báo nạn lái xe bất cẩn: Ông Thaweesak Taekratok thuộc Dự án Điều tra Hiện trường Tai nạn tại Đại học Naresuan nói: "Họ nên biết giao thông tại Thái Lan không giống với quốc gia khác. Chúng ta phải cảnh báo với du khách về những hành vi điều khiển phương tiện giao thông sai hoặc nguy hiểm của các tài xế người Thái”.
Ông cho rằng, làm như vậy không thể bị coi là phá hủy hình ảnh đất nước. Ông nói: “Bạn phải so sánh ảnh hưởng của việc cảnh báo du khách trước khi tai nạn xảy ra với việc các vấn đề giao thông Thái Lan bị đưa lên mặt báo sau khi tai nạn xảy ra. Cái nào sẽ gây ra ảnh hưởng tồi tệ hơn?"
Thậm chí, ông Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha đã ngầm khuyên du khách không nên ăn mặc mát mẻ để tránh bị kẻ xấu tấn công. Ông nói: "Các du khách nghĩ đất nước chúng ta an toàn và xinh đẹp nên họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, họ mặc bikini và đi khắp nơi. Nhưng liệu họ có an toàn khi mặc bikini?”.
Về câu chuyện này, Tre Làng thấy trên trang "Dọc bằng đòn gánh có bài rất hay, rất xác đáng. Do đó, bê về đây cho anh em đọc.
Động đậy 24h: Giáo dục...chứ đừng xuyên tạc
Ngày 27/10/2014, trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam (GDVN) có đăng 1 bài viết của tác giả Xuân Dương với nhan đề ""Tờ rơi" - Vũ khí bôi nhọ đất nước của công an Thành phố Hồ Chí Minh". Sau đó, tiêu đề này được sửa lại thành : ""Tờ rơi" – Vũ khí mới chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh".
Nội dung bài báo đề cập đến việc công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát tờ rơi (bằng tiếng Anh) với mục đích cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài tự bảo vệ tài sản cá nhân nhằm chống lại các tệ nạn xã hội nơi công cộng.
Bài báo chú trọng khá kỹ về nội dung tờ rơi. Đặc biệt, phần cuối, tác giả bài báo còn thể hiện sự so sánh đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Công an Tp HCM với cách phân cấp trong Quân độinhằm chứng tỏ một đội ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp (?) Tiếp tác giả đánh giá sự bất lực, yếu kém của đội ngũ CA Tp HCM khi cho rằng với đội ngũ đông đảo như vậy nhưng tình hình tội phạm vẫn diễn biến tồi tệ. Nội dung bài viết như sau:
"So sánh quân hàm và chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng, bốn thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính ủy binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo Công an TP.HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!
Với đội ngũ lãnh đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường, quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các đội săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sĩ) từ Bộ Công an chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?"
Thứ nhất, tác giả bài báo không hiểu những khái niệm cơ bản về phân cấp trong LLVT, vì thế, sự so sánh như vậy là ấu trĩ và hoàn toàn khập khiễng. Một cách hiểu đơn giản nhất, đối với những thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì cán bộ lãnh đạo trong LLVT luôn có số lượng đông hơn và cấp hàm cao hơn những tỉnh, thành khác.
Thứ hai, việc phát tờ rơi là công an phường Phạm Ngũ Lão triển khai. Đặc điểm của phường Phạm Ngũ Lão là địa bàn có nhiều khách du lịch người nước ngoài tạm trú. Do đó, hoạt động của tội phạm khu vực này có nhiều diễn biến phức tạp hơn các khu vực khác. Việc phát tờ rơi của một phường (có thể) là triển khai thử nghiệm, chưa phải là chủ trương chung của công an thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tác giả cố tình không nhắc đến bản chất của vấn đề mà cố tình xuyên tạc cho rằng đó là sự yếu kém chung của công an thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, ở đây có thể quy tác giả bài viết về hành vi vi phạm theo điều 258 của Bộ luật hình sự
Một minh chứng cho vấn đề "triển khai thử nghiệm" có thể thấy qua trường hợp Công an thành phố Thanh Hoá thử nghiệm quăng lưới chặn bắt người vi phạm giao thông, chống đua xe là thử nghiệm của một đơn vị cấp huyện, chưa phải là chủ trương chung của cơ quan công an cấp tỉnh. Do đó, không thể nói đây là phương pháp mà công an tỉnh Thanh Hoá đưa ra.
Thứ ba, như nhiều báo chí khác đã đưa tin, vấn đề phát tờ rơi, hoặc cảnh báo cho người dân, khách du lịch đã được nhiều quốc gia triển khai. Ngay tại Việt Nam, cơ quan công an cấp phường xã cũng thường xuyên thông báo cho người dân về các thủ đoạn tội phạm, in ấn các biển cảnh báo tại các tụ điểm đông người, công cộng hoặc tại các cơ sở kinh doanh để người dân có thể chủ động phòng tránh, đối phó với các loại tội phạm. Như vậy, việc phát tờ rơi nhằm cảnh báo đối với khách du lịch là việc hoàn toàn nên làm. Qua đó, giúp nâng cao nhận thức trong khách du lịch về những hình thức tội phạm mà họ dễ gặp phải để chủ động xử lý khi có tình huống xảy ra.
Vì vậy, việc làm của Công an phường Phạm Ngũ Lão là việc làm đáng hoan nghênh, chứ không phải là đáng lo ngại hay bôi xấu thực trạng xã hội mà nhà báo cố tình xuyên tạc. Có chăng, vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong "tờ rơi" có thể chưa chuẩn theo văn phạm và cần phải điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Vai trò của nhà báo khi lên tiếng cần phải công tâm, giữ được sự ngay thẳng trong bài viết của mình. Đáng tiếc rằng tác giả Xuân Dương và ban biên tập GDVN không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nhất trong đạo đức của người làm báo. Trong bài viết của mình, với thái độ hằn học, tác giả đã cố tình lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận để suy diễn, xuyên tạc, bôi đen hình ảnh của lực lượng CAND thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hành vi cần lên án và có biện pháp xử lý thích đáng làm gương cho những trường hợp khác.
Để có được sự tôn trọng của độc giả, ngoài sự khách quan, trung thực trong phản ánh sự việc, người cầm bút cần phải có những phông nền kiến thức nhất định về vấn đề mà mình viết. Khi viết về vấn đề cụ thể, ngoài tổng hợp, phân tích những kiến thức xung quanh vụ việc...
Hơn ai hết, bản thân mỗi nhà báo cần phải xác định trách nhiệm định hướng dư luận xã hội của chính mình, cũng như cơ quan báo chí nơi nhà báo đang công tác. Do vậy rất cần có sự thận trọng trong việc đánh giá những tác động của bài báo đối với dư luận xã hội; tuyệt đối tránh những cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới định hướng của bài báo, dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong vụ việc nêu trên.
Hà Hiền Blog:
Trả lờiXóaBáo Giáo dục Việt Nam vừa có bài của tác giả Xuân Dương “kết án” hành vi phát tờ rơi cảnh báo về tình trạng tội phạm ở TP HCM cho du khách nước ngoài là bôi nhọ “hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ Ngành công an…”.
Bạn nào có Từ điển Tiếng Việt trong tay thử tra xem nghĩa của từ “bôi nhọ” là gì. Mình thì chỉ hiểu nôm na rằng động từ này ám chỉ việc nói không đúng về một đối tượng theo hướng xấu hơn tình trạng thực tế của đối tượng ấy.
Vậy thì Công an TPHCM đã cảnh báo thế nào mà bị nhà báo chỉ trích như vậy?
Cảnh báo ấy là như thế này:
Violent crime is very often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid wearing precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and phone. (Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh và điện thoại di động).
Và:
Do not trust the taxi meter… (đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi)
Ripping off unsuspecting passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable companies such as Vinasun taxi and Mailinh taxi. ( Đây là hành động móc túi hành khách một cách trắng trợn của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mailinh).
(Phần dịch tiếng Việt là của tác giả bài báo)
Theo mình thì để kết luận câu cảnh báo ấy là “bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an?” hay không thì phải trả lời câu hỏi thế thì có đúng là tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh hay không, tất cả các hãng taxi đều có đồng hồ đáng tin cậy và tất cả các lái xe taxi đều trung thực hay không?
Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì câu cảnh báo ấy đúng là “bôi nhọ” các đối tượng trên.
Nếu câu trả lời là CÓ thì bản thân lời cảnh báo ấy không phải là “bôi nhọ” các đối tượng trên mà chỉ nói lên một điều đang xảy ra trong thực tế.
Nếu thực tế đúng là diễn ra như vậy mà công an lại phát tờ rơi cho du khách nước ngoài rằng viết rằng ở thành phố HCM an toàn lắm, không có bạo lực tội phạm gì cả, các quý khách cứ yên tâm, túi xách, điện thoại di động lỡ để quên ở đâu sẽ có công an tìm ra và mang đến trả lại ngay, vàng bạc đeo đầy người không sao, đồng hồ taxi không bao giờ sai, có thể đi bất cứ xe của hãng taxi nào, TP HCM là điểm đến an toàn nhất thế giới, v.v… thì mới là tuyên truyền láo và vô trách nhiệm! Mà tuyên truyền láo dẫn đến du khách nước ngoài cứ tin như vậy mà gặp hạn thì đất nước, hình ảnh con người Việt Nam, thanh danh các lực lượng công an còn bị bôi nhọ nhiều hơn!
Nói cách khác, nếu câu trả lời là ĐÚNG thì là chính thực tế lấm lem ấy, chứ không phải những lời cảnh báo về nó mới đang bôi nhọ “hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an”. Và nếu thực tế đúng là như vậy thì việc cảnh báo về tình trạng “hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an” bị bôi nhọ như vậy là hết sức cần thiết và không thể được coi là hành vi bôi nhọ.
Tóm lại, hành động phát tờ rơi như thế là không bôi nhọ ai mà chỉ là thông báo về một thực tế là đất nước đã và đang bị bôi nhọ rồi bởi các hành vi tội phạm, lừa đảo và sự bất lực của nhà chức trách đã để xảy ra tình trạng bôi nhọ ấy mà thôi.
Như vậy, lẽ ra phải hoan nghênh thay vì chỉ trích việc Công an TP HCM phát “tờ rơi” cảnh báo tội phạm là “bôi nhọ hình ảnh đất nước…”. Nhưng Công an TP HCM có đáng bị chỉ trích không? Câu trả lời là CÓ, nhưng họ không đáng bị chỉ trích vì hành vi phát tờ rơi mà họ phải bị chỉ trích, bị quy trách nhiệm một cách nghiêm khắc vì đã để xảy ra một thực tế lấm lem đã góp phần bôi nhọ đất nước và bôi nhọ chính thanh danh của họ như vậy.
Trả lờiXóaCũng xin được nói thêm, nếu chỉ dựa vào câu cảnh báo trên “tờ rơi” rằng “Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mai Linh” để cho rằng “việc một cơ quan nhà nước khuyến cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi Vinasun và Mailinh… là hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố” như lời “kết án” của tác giả bài báo thì cũng chưa thỏa đáng. Cảnh báo ấy chỉ đưa ra lời khuyên rằng du khách hãy sử dụng dịch vụ của các hãng NHƯ Vinasun và Mai Linh chứ không khuyên du khách CHỈ chọn những hãng này – (HH viết hoa các từ CHỈ và NHƯ để nhấn mạnh). Cái từ CHỈ này được tác giả “lắp vào miệng công an” chứ công an không viết như vậy. Theo sự đọc hiểu thông thường thì các từ như Vinasun và Mai Linh sau từ NHƯ phải được hiểu là hai ví dụ cụ thể về các hãng tắc xi đáng tin cậy chứ lời cảnh báo ấy không ngụ ý trên địa bàn thành phố CHỈ có hai hãng ấy là “đáng tin cậy”. Tuy nhiên, nếu có dấu ba chấm (…) đằng sau danh từ riêng chỉ 2 hãng cụ thể ấy thì sẽ chặt chẽ hơn.
Phát tờ rơi là đáng hoan nghênh chứ. Sao anh phóng viên và bác Nguyễn Xuân Diện lại ham fhoof thế?
Trả lờiXóaChuyện ở nước ngoài về cái tờ rơi, ở bên Đức này là việc làm thường xuyên. Không những vậy còn có rất nhiều các cuộc giao lưu giữa bên cảnh sát và các cháu nhỏ được tiến hành từ lúc còn rất sớm, có nơi ngay từ khi còn đi nhà trẻ. Một mặt nhằm giúp cho trẻ em sớm hiểu rõ công việc của người làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh (Khẩu hiệu của cảnh sát Đức: Polizei - Dein Freund & Helfer). Mặt khác và cũng là mục đích chính để giáo dục công dân. Từ việc nhỏ như khi tham gia giao thông tới việc lớn là khi đối mặt với những hành vi phạm pháp.
Trả lờiXóaViệc làm đó ở bên tây cũng như của công an Việt Nam bây giờ giúp cho người dân rất nhiều, cụ thể ở VN là khách du lịch tránh khỏi những phiền phức không đáng có. Nhất là những vụ móc túi, cướp giật đáng lý ra hoàn toàn có thể tránh khỏi và bọn cướp, bọn móc túi cũng bớt đi cơ hội. Và đó là việc đáng hoan nghênh, sao lại cho rằng đó là "vũ khí bôi nhọ đất nước"?
Hay phải chăng vì tờ rơi đó mà khách du lịch họ biết rằng ở Việt Nam nhiều tệ nạn móc túi trộm cắp?
Suy luận hồ đồ! Chẳng nói thì không những khách du lịch họ biết mà ngay cả chính quyền những nước đó cũng cảnh báo công dân của họ khi tới du lịch những nơi đó.
Bằng chứng:
1. Sở ngoại vụ Đức cảnh báo công dân khi tới du lịch Thái Lan. Từ việc phải cẩn thận với hành lý tiền bạc, tới việc bị hiếp dâm. Thêm vào đó là lừa đảo giá tiền trên các xe Tuk-Tuk...: http://www.auswaertiges-amt.de/DE/Laenderinformationen/00-SiHi/ThailandSicherheit.html?nn=332636
2. Còn đây là về Việt Nam. Mở đầu có ghi "Việt Nam là một nước so sánh thì tương đối an toàn. Những vụ việc phạm pháp nhất là nhằm vào người ngoại quốc rất thấp. Khi trời tối nên tránh đi xe ôm, xe xích lô. Ga Hà nội thì phải cẩn thận vì có rất nhiều móc túi, trộm cắp. : http://www.auswaertiges-amt.de/DE/Laenderinformationen/00-SiHi/VietnamSicherheit.html
Trả lờiXóaTôi không có nhiều thời gian nên không thể dịch chi tiết nhưng bạn nghĩ sao về những lời cảnh báo đó?
Phải chăng: Sở ngoại vụ Đức bôi nhọ Thái Lan và Việt Nam hay sao?
Trả lờiXóaNhưng quay lại vấn đề mà bài báo trên tờ "Giáo dục" đăng. Không biết họ có hiểu rằng, tới ngay cả chính quyền Đức còn biết những việc đó để cảnh báo công dân của họ khi đi du lịch thì việc làm của công an thành phố Hồ Chí Minh bôi nhọ đất nước chỗ nào?
Còn riêng việc Taxi, công an đưa ra hai hãng có uy tín là việc bình thường. Họ chẳng nói thì khách du lịch hay những người sống ở nước ngoài như tôi cũng thừa biết là chỉ nên đi Mai Linh, bất đắc dĩ mới phải đi các hãng khác. Hơn nữa tờ rơi của họ là cảnh báo an ninh chứ có phải tờ quảng cáo đâu mà cần phải lăng xê cho hãng nọ hãng kia? Tờ rơi đó liên quan gì tới luật cạnh tranh?
Trong hồ sơ của công an, hãng nào được vào sổ với nhiều "thành tích" nhất chắc chắn công an sẽ không bao giờ đưa vào danh sách và hãng nào ít có khách bị lừa, ít bị chặt chém, không có việc chạy lòng vòng để gian lận tiền, hãng đó công an sẽ khuyên khách du lịch sử dụng, đó là việc bình thường, có gì phải thắc mắc?
Thậm chí ngay khi công an ký hợp đồng in tờ rơi, hãng taxi nào đó đài thọ với điều kiện in logo quảng cáo, đỡ tốn tiền ngân sách mà hãng đó lại đúng là an toàn như Mai Linh chẳng hạn, vẫn là việc làm đáng hoan nghênh.
Xin lỗi ad và bạn đọc.
Trả lờiXóaThằng Nguyễn Xuân Diện chỉ là loại nuôi để lấy phân trồng rau. Người dân tai Trung Tụ gọi Xuân Diện với cái tên âu yếm là thằng mặt lồn.
Loại này chấp làm gì?
Mong ad không xóa còm này của tôi.
Mấy người "rận chủ" lúc nào cũng cho mình là yêu nước là người cứu thế với dân tộc. Vì ảo vọng đó mà mấy vị này bị hoang tưởng cho mình là thánh gì cũng đúng còn việc người khác lúc nào cũng sai. Và đây việc làm của công an là đúng nhưng với họ thì là sai bét bởi với họ ai đúng đâu, ai cho họ tiền mới là chân lý!
Trả lờiXóaPhòng chống tội phạm là việc mà người dân nên làm, có sức mạnh tập thể, phát hiện kịp thời hơn. Việc phát tờ rơi tuyên truyền về tội phạm để nâng cao nhận thức cho người dân là việc tốt, nó còn góp phần giảm bớt tội phạm
Trả lờiXóaHãy làm tất cả để phòng chống bọn tội phạm để bảo vệ người dân và du khách.Tôi nghĩ việc phát tờ rơi tuyên truyền về tội phạm là cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân là việc tốt, nó còn góp phần giảm bớt tội phạm làm cho xã hội ngày càng trong sạch hơn.
Trả lờiXóaVậy chúng ta nên khuyến khích các cơ quan công quyền tiếp tục phát huy tinh thần của CA TP. HCM vì đây là một việc làm hết sức tốt đẹp cho xã hội.
Trả lờiXóaMình nghĩ đây cũng là một hình thức tuyên truyền để người nước ngoài chú ý đề phòng hơn thôi, vì họ là mục tiêu lớn của bọn tội phạm ở đây mà. Khi không có điều kiện thì bọn tội phạm cũng khó thực hiện được.
Trả lờiXóaThay bạt bảng hiệu quảng cáo tại tphcm
Trả lờiXóahttp://treobangron.vn/thay-bat-bang-hieu/