Ong Bắp Cày
Kỳ họp Quốc hội lần này, có anh Đương nổi lên như một hiện tượng vì thẳng thắn và trách nhiệm. Mỗi lời anh chém đều làm cho báo giới phát cuồng!
Nói về giới Luật sư, anh nói: "luật sư ở VN chỉ bào chữa cho người có tiền".
Anh nói thế là đúng mẹ rồi, nếu không thì lấy gì mà vả vào mồm? Ấy thế mà giới luật sư giãy nảy lên như đỉa phải vôi. Cái chính là họ luôn nghĩ mình giống như cánh nhà báo, có thượng phương bảo kiếm nên không quen bị ai đó chọc kim vào đít. Các bạn nghĩ đi, người nghèo lấy đe** ra xiền mà thuê với mướn luật sư? Liệu các anh Luật sư có đi cãi chày cãi cối cho dân mà không cầm tiền mãi không?
Anh Đương nắm luật còn chắc hơn cả Liên đoàn Luật sư. Khi Liên đoàn LS gửi văn bản tới chủ tịch Quốc hội, đề nghi xử lý trách nhiệm của anh. Ngay và luôn, anh phản pháo: "Tôi đọc hết rồi, chuyện quá bình thường! Đó là chuyện của người ta. Không có chuyện phải giải trình gì cả. Chúng ta nên nhớ Hiến pháp đã quy định đại biểu phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm". Và "Rõ ràng còn gì nữa. Điều tôi nói ở đây là tiếng nói cử tri và xuất phát từ thực tế. Tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả.".
Thật buồn là Liên đoàn Luật sư mà lại không nắm được Hiến Pháp, chỉ nỏ mồm là giỏi.
Nói về nghiên cứu trong nông nghiệp, anh cho rằng cần quái gì phải nghiên cứu, tốn cơm áo gạo tiền của dân. Anh chém: "ở Nhật Bản có một tỉnh thuần nông nghiệp, năng suất nông nghiệp cao gấp 150 lần năng suất của ta. Do vậy, tổng thu của địa phương này một năm bằng tổng thu địa phương của cả Việt Nam cộng lại. Sao không sang đấy mà học, có công nghệ gì tốt thì mua về mà áp dụng, nếu cần thì mời họ vào mà hợp tác, đừng có nghiên cứu gì cả mất thời gian. Từ đó phải thay đổi nhận thức hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa trong nông nghiệp, giống như khoán 10 trước đây, tức là phải có đột phá trong nông nghiệp". Thế là anh lại đúng rồi.
Về chống thất thu thuế, tớ đồng tình với anh: Thứ nhất, Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương làm quyết liệt chống thất thu thuế, gian lận thuế, trốn thuế. Nếu làm tốt chỗ này sẽ thu được vài chục nghìn tỷ. Thứ hai, đề nghị Thủ tướng ra chỉ thị năm 2015 giảm 5-10% chi hội thảo, hội nghị, đi công tác nước ngoài… dẫn tới tiết nghiệm được vài chục nghìn tỷ. Thứ ba, giảm bớt bộ máy hành chính và cả các tổ chức đoàn thể.
Riêng khoản thuế khóa này, nếu đại biểu nào thực sự muốn học hỏi, tớ đây sẽ chiều. Làm theo cách của tớ, nước ta sẽ không nghèo. Chỉ có điều, những tay bị thu thuế sẽ kêu lên oai oái và cánh báo chí sẽ lại gào lên nhân danh lòng nhân ái mà bất chấp luật pháp quy định thế nào.
Riêng khoản thuế khóa này, nếu đại biểu nào thực sự muốn học hỏi, tớ đây sẽ chiều. Làm theo cách của tớ, nước ta sẽ không nghèo. Chỉ có điều, những tay bị thu thuế sẽ kêu lên oai oái và cánh báo chí sẽ lại gào lên nhân danh lòng nhân ái mà bất chấp luật pháp quy định thế nào.
Về giảm biên chế, anh Đương nói: "Tới đây thông qua Luật tổ chức Chính phủ thì tôi đề nghị thu gọn bộ máy hoạt động thì mới tinh giản biên chế được. Tới năm 2020 mới giảm được 100 nghìn thì không thấm tháp gì so với 2,8 triệu công chức, mà nhiều người nói rằng khoảng 1/3 vô dụng, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Đây là công chức ma, ăn lương không làm việc rồi bóc lột dân. Dân không chịu đâu". Điều này anh lại đúng! Nhưng anh chưa dám nói hoặc không dám nói phải giảm biên chế ở chính cái siêu nhà nước kia. Làm được như thế, chắc chắn biên chế sẽ giảm 1/3 và chi ngân sách sẽ giảm được 1/2 so với hiện nay.
Một thảm trạng khác mà chỉ anh Đương mới dám nói: "Hiện nay nhiều người đi học nghề lãnh đạo quá. Mà nếu như nhiều lãnh đạo thế thì chỉ tay năm ngón, thậm chí còn chỉ Đông, Tây, Nam, Bắc. Phấn đấu thành người công chức tận tụy thì ít, nhưng mà ngước lên phấn đấu làm lãnh đạo thì nhiều quá. Dân người ta kêu lắm. Đề nghị Quốc hội xem lại chỗ này, vừa là để chống lãng phí, và cũng là để tìm ra được chung (sai chính tả?) thần tận tụy với sự phát triển của đất nước".
Liên quan đến chống chống tham nhũng, anh Đương cũng mạnh dạn đề nghị: "Chính phủ phải công khai danh tính dự án nào, công trình nào lãng phí, dở dang để quy trách nhiệm xử lý, chứ cứ để thế này nói gì thì nói thì chỉ là sự rung động trong không khí. Nếu làm tốt chỗ này là hàng nghìn héc-ta, rồi hàng nghìn tỷ. Cộng tất cả các món tôi tham gia thế này thì có hàng trăm nghìn tỷ, quá đủ để tăng lương".
Chuẩn, không có gì để nói.
Anh Đương muôn năm.
Liên quan đến chống chống tham nhũng, anh Đương cũng mạnh dạn đề nghị: "Chính phủ phải công khai danh tính dự án nào, công trình nào lãng phí, dở dang để quy trách nhiệm xử lý, chứ cứ để thế này nói gì thì nói thì chỉ là sự rung động trong không khí. Nếu làm tốt chỗ này là hàng nghìn héc-ta, rồi hàng nghìn tỷ. Cộng tất cả các món tôi tham gia thế này thì có hàng trăm nghìn tỷ, quá đủ để tăng lương".
Chuẩn, không có gì để nói.
Anh Đương muôn năm.
Độc giả nói gì về phát ngôn của đại biểu?
Trả lờiXóaTrong hàng trăm thư phản hồi gửi tới VOV.VN, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, ông Đỗ Văn Đương dám “nói thẳng, nói thật” về vấn đề này. Độc giả Minh Đông viết: “Bác Đương phát biểu chuẩn 100%. Theo tôi thấy thì cả bác sĩ cũng phải có tiền thì khám bệnh mới nhiệt tình và chuẩn mực đạo đức ở đây cần xem xét lại”.
Anh Nguyễn Tùng thì bình luận 1 câu duy nhất: “Hoan hô ý kiến của ông Đương”. Anh Quốc Hùng cũng khẳng định: “Sự thật không thể chối cãi. Đại biểu Đương bày tỏ được tiếng nói của cử tri. Chân thành cảm ơn!”.
Độc giả Hồng Xuân viết: “Nếu đòi nhân chứng ư? Kể ra cũng khó ai đứng lên làm nhân chứng. Tuy nhiên, không có tiền đố nhờ luật sư được. Không phải 100%, nhưng cũng cỡ 95% như vậy. Ông Đương nói đúng đấy”.
Độc giả Hà Phú nhận xét: “Tôi cũng nhất trí là một bộ phận luật sư nhận bào chữa cho thân chủ sau khi ra giá cụ thể, nêu không thì bye".
Anh Lê Hồng Sơn nhận xét: “Chuyện ông Đương lần này giống như chuyện nói Việt Nam có 30% cán bộ sáng cắp ô đi tối cắp về, hoặc chuyện tham nhũng nghiêm trọng, tràn lan ở các ngành, các địa phương vậy. Nếu bảo phải chỉ ra bằng chứng ai tham nhũng, ai vác ô, luật sư nào bào chữa cho người có tiền thì rất khó. Ông Đương đã mạnh dạn nói lên một thực tế mà nhiều người thấy đúng nhưng không dám nói. Hiện nay trong Quốc hội không mấy người mạnh dạn nói như ông Đương. Liên đoàn Luật sư nên nghiêm túc nhìn lại thì hơn”.
Độc giả Thật Thà thì cho rằng, đại biểu Đương nên nói theo kiểu dân gian là “một bộ phận” luật sư thôi, không nên nói kiểu “vơ đũa cả nắm” thế dễ gây mất lòng những luật sư tâm huyết với người nghèo. Tất nhiên đa số người nghèo muốn tìm đến luật sư thì sẽ rất khó. Luật sư cũng là một nghề để kiếm cơm thôi mà./.
PV/VOV.VN
Đám rận đang dọa kiện anh Đương kia kìa.
Trả lờiXóaĐkm, trẻ con hết sức.
Phát biểu như thế là trách nhiệm. Anh nói hộ dân.
Chúng nó, bọn LS, hâu hết là vì tiền.
Động một tí là giãy nảy lên. Bọn nó cũng gióng bọn nhà báo, hơi tí là dọa dẫm.
Cứ như ngành CA, bị nói oan suốt mà ngta vân xim lặng.
Kiện cáo cái lồn.
Trả lờiXóaLão Thợ Cạo viết đây, đọc mẹ đi: Hoan hô Nghị Đương phát nữa, mong anh sẽ không còn "rau muống"!
Theo Thợ Cạo hiểu lôm côm như dzầy:
Trước hết cần biết quyền quyết định một vụ án thuộc về ai? Chánh án chẳng si nhê gì so với Viện trưởng KS, về mặt Đảng cả 2 ông nài dưới ông Giám đốc CA, Ủy viên thường vụ cùng cấp tức bên Điều tra vụ án. Hai ông kia không có cửa Thường vụ, còn LS mấy ông là đảng diên...
LS họ là ai? - Ở xứ này, xin lỗi ngành nghề nào cũng vậy thôi! Cái họ tự nhận là đạo đức, chẳng qua tư vấn miễn phí để câu mồi thân chủ, còn muốn cãi thì phải có tiền, LS làm cầu nối giữa TA, VKS và thân chủ, thực chất là chạy cò lăng quăng, thương thảo co giãn để có một mức án dễ chịu nhất cho các bên. LS thuộc luật cho lắm, viện dẫn điều này khoản nọ nhưng nâng lên hạ xuống là ai? - Ông điều tra lập chứng cứ, ông công tố khép tội thì "chết là cái chắc", sau mới đến ông cầm cân, nói chung ông thầy cãi chủ yếu là tung hỏa mù, cải lấy có mà thui. Nếu là tui, lão Cạo chạy tìm CA trước, lỡ đò thì mò đến VKS, quên TA và LS đi !
-----------------
Xem lại phát 1: Ông Nghị rau muống nổ phát này nghe đã!
http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/11/hoan-ho-nghi-uong-phat-nua-mong-anh-se.html
Tôi cho rằng:Mọi người đang bị bịt mắt dẫn đi sai hướng khi xem xét , đánh giá bình luận về “sự kiện anh Đương"! Rất nhiều người vì nông cạn hay là cố tình nông cạn (!) nên đã không nhận ra vấn đề "anh Đương" là rất hệ trọng. Hầu hết mọi người bị hút vô chuyện "anh Đương" phát biểu đại ý :Không có tiền thì không thuê được luật sư.Luật sư chỉ làm khi có ai đó thuê ...Hầu hết đều có vẻ hả hê vì “anh Đương” đã nói hộ cho họ nỗi ấm ức vì phải trả tiền thì mới”thuê” được người khác làm việc cho…cá nhân mình (!) (Đã thấy kỳ khôi với cái sự “ấm ức” này không?!)Nhiều người vì sự “hả hê” nên không nhận ra gốc rễ nguy hại nhất trong loạt luận điểm của "anh Đương" là:
Trả lờiXóa1- Không công nhận "quyền im lặng" là quyền của con người ! Đây là một nhận thức cực kỳ sai lầm của "anh Đương" . Nhận thức này chẳng những đã trái ngược với nhận thức của đương kim chủ tịch nước, đương kim chủ tịch quốc hội, của đa phần giới trí thức quan tâm tới tiến bộ xã hội v..v.. mà nhận thức đó còn đi ngược lại nhân thức phổ quát về bản chất -thuộc tính quyền con người của toàn thể nhân loại văn minh trong thời đại ngày nay!
2-Với bất cứ ai thực tâm công minh cũng nhận ra rất rõ : Những phát biểu của “anh Đương” trong bài trả lời PV đầu tiên thực chất là hàm chứa sự coi thường hoạt động của giới luật sư trong sự phát triển của xã hội VN.Nó cũng phản ánh đúng nhận thức của “anh Đương” về vai trò của luật sư trong công tác tố tụng. Dù sau đó “anh Đương” đã có “diễn giải” lại ý kiến này nhưng chỉ có người quá ngớ ngẩn hoặc cố tình giả làm người ngớ ngẩn thì mới không nhận ra sự khiên cưỡng , buồn cười trong sự “diễn giải lại” ấy!
3-Để phê phán hay hoan nghênh “sự kiện anh Đương” thì phải xem xét tổng thể loạt luận điểm “anh Đương” đã “phát”.Không thể cắt khúc , tách rời loạt luận điểm ấy làm sai lạc bản chất nhận thức của “anh Đương”.
Rất nhiều người đã sai lầm khi chỉ chú trọng vào chỗ “anh Đương” hàm ý chỉ có tiền thì luật sư mới trợ giúp pháp lý (!).Họ cũng quên luôn một sự thật khách quan:Luật sư là một nghề như mọi nghề khác _Kể cả “nghề chính khách” hay “nghề lãnh đạo”_Nếu không có thù lao (Tiền công trực tiếp hay nhận lương tháng từ tiền thuế của nhân dân thì sẽ không ai có thể làm “nghề” của họ được-Trừ những nhà cách mạng tiền khởi hoặc những đại gia dư tiền làm từ thiện..). Và vì lý do kỳ quặc ấy, nhiều người hả hê phấn chí hò reo tán thưởng sự phê phán của “anh Đương” với giới luật sư vì ảnh “nói thẳng , nói đúng …”sự thật” (!)? he..he..!!!
Như đã nói ở trên, loạt luận điểm của “anh Đương” kết quả đã phản ánh rõ quan điểm chính thức của ảnh rằng: ‘Anh Đương” phản đối đưa “quyền im lặng” của con người CHO TỚI LÚC ĐƯỢC SỰ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ ĐỂ TRÁNH BỨC CUNG-NHỤC HÌNH.TRÁNH OAN SAI. GÓP PHẦN BẢO VỆ NHỮNG QUYỀN THIÊNG LIÊNG CỦA CON NGƯỜI TRONG KHUÔN KHỔ LUẬT PHÁP ĐẤT NƯỚC vào luật định !
Tôi cho rằng:Chưa cần phải phân tích , tranh luận về thực trạng nền tư pháp của nước ta hiện nay , mà chỉ cần nhận thức rằng :Quyền con người là những giá trị thiêng liêng không phải từ trên trời tự nhiên rơi xuống! Nhân loại đã phải đổ biết bao máu xương và trí tuệ trong hàng ngàn năm cùng rất nhiều cuộc cách mạng –Trong đó có phần đóng góp quan trọng của cách mạng Việt Nam-Thì mới có được những nhận thức về quyền con người như hôm nay.Mọi cuộc cách mạng chân chính đều nhằm đến mục tiêu tối thượng vì “quyền được sống , quyền mưu cầu hạnh phúc” của chủ thể xã hội là những con người! “Quyền im lặng” chính là một phần quan trọng trong cái “quyền được sống” ấy! (CÒN TIẾP..)
(TIẾP THEO..)
Trả lờiXóaCó phải ngẫu nhiên không khi mà gần như cùng lúc cả chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội nước CHXHCNVN đều lên tiếng bằng các hình thức gián tiếp hay trực tiếp quyết liệt ủng hộ “quyền im lặng” phải cụ thể thành luật định?!
Có phải ngẫu nhien không khi mà “anh Đương” ,một “ông nghị” vốn khá được lòng Dân,trong đó có tôi_Ở MỘT SỐ VẤN ĐỀ_Đột nhiên gần như cũng quyết liệt công khai phản đối “quyền im lặng” của con người phải đưa vào luật định lúc này?!
Theo dõi các phương tiện truyền thông gần đây , kèm theo vài phép thử đơn giản tôi lờ mờ nhận ra: Đã , đang có một nhóm quyền lực nào đó có quan điểm giống “anh Đương” và tất nhiên là phải trái ngược với quan điểm của chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội đương nhiệm cùng quan điểm của không ít nhà trí thức nghiên cứu luật .Nhóm quyền lực này đã bẻ hướng dư luận bằng cách “cắt khúc” phát biểu của “anh Đương” để làm nhòe mờ đi bản chất thật sự trong loạt luận điểm nhằm cản trở việc đưa “quyền im lặng” vào luật mà “anh Đương” đã phát biểu.
Không ít tờ báo lớn đã có những bài mang danh là “tổng hợp” ý kiến độc giả nhưng thực chất là chỉ tập hợp những ý kiến “hoan hô anh Đương” đầy nông cạn, thậm chí biểu lộ sự mơ hồ ,thiếu trách nhiệm với vận mệnh và những quyền thiêng liêng của chính mình rất đáng ...ngờ!!! Tuyệt đại đa số những ý kiến “hoan hô” này chỉ nhằm “hoan hộ” đoạn “cắt khúc” “phải có tiền thì luật sư mới trợ giúp..” mà nghĩ kỹ chút về chuyện bức xúc “phải “ trả tiền này cũng thấy là …buồn cười và phi lý !
Tôi cùng vài bè bạn của mình đã kiểm nghiệm kết luận trên bằng cách thử gửi vài ý kiến ngắn phê phán có phân tích với “anh Đương” thì hầu hết ý kiến kiểu này bị dấu biệt !
Hàng loạt báo điện tử có phần ý kiến bạn đọc cũng chung tình trạng như vậy.
Đặc biệt , trước một sự kiện rất “nóng” này , báo chí chính thống ngoài việc đăng ý kiến của vài luật sư và công văn phản đối của liên đoàn luật sư VN thì hầu như không có báo nào đăng các bài phản biện nghiêm túc và trực tiếp với các luận điểm cũng rất “nóng” của “anh Đương” của các cây bút chính luận với những bút danh nổi tiếng mà ta quen thấy. Nếu có thì chỉ là nhưng phản biện rất xa xôi , gián tiếp .
Các cây bút chuyên về chính trị -xã hội rất nhiệt tình ,xông xáo, nhạy bén bỗng nhiên “mất tiếng” cả rồi sao?
Trời mới chớm đông sao tự nhiên họ sinh ra “cảm cúm” bất thường như thế?!
Tôi cũng cho rằng:Dù muốn , dù không hoặc được “hóa giải” cuối cùng ra sao đi nữa thì “sự kiện anh Đương” cùng sự “lạc hướng” bất thường của dư luận (!?) trên báo chí chính thống sẽ ghi một dấu ấn (Không biết nên gọi là “dấu son” hay “dấu …mốc” đây?) khó có thể phai mờ trong lịch sử lập pháp Việt Nam thời hòa nhập.
Lời nói thẳng bao giờ cũng khó nghe, là đại biểu của dân thì phải nói tiếng nói của dân , thử hỏi có bao nhiêu đại biểu dám nói thẳng như ông Đương? Khổ cái là VN chúng ta không dám nói thật suy nghĩ của mình, mà thích vẽ hươu vẽ vượn, đánh bóng và vo tròn mình, dù ai cũng hiểu rõ bản chất nội tình.
Trả lờiXóaTôi là một công dân Việt Nam và tôi đồng quan điểm với ông Đương.
Trả lờiXóaĐể khẳng định ông Đương nói có đúng hay không, tôi cũng xin đề nghị chính phủ mở cuộc bỏ phiếu để soi xét lòng dân với luật sư hiện nay.
Tôi nghĩ ông Đương dám nói thật và nói thẳng thì đây mới đúng là tư cách của một đại biểu Quốc hội
Gửi Thuha121933 và ngocmai991997 .
Trả lờiXóaĐừng lý luận vẩn vơ ngờ nghệch như thế nhé.Hỏi có thứ "dân " nào không muốn tính mạng , tài sản , sức khỏe, danh dự, nhân phẩm v..v.. của mình được các quy định chặt chẽ của luật pháp quốc gia bảo vệ? Có người nào dám chắc mình sẽ "nắm chặt được tay từ sáng đến tối" ?Có ai muốn cứ đến đồn công an là tự nhiên "trượt ngã" vỡ đầu, tự nhiên đưa mồm đưa mặt vào gậy, vào dùi cui, tự nhiên tự tử vì chán đời đột ngột, tự nhiên vui mồm nhận những tội mà mình không có, tự nhiên "thích" ngồi tù dăm mười năm , tự nhiên gẫy vài cái xương sườn..? Đó là thứ "dân " nào mà thích như vậy? Cả thế giới tiến bộ văn minh đã đưa quyền im lặng vào luật vậy bạn muốn nước ta một mình cùng vài nước lạc hậu , man rợ, độc tài khác không tôn trọng quyền im lặng trước khi có trợ giúp pháp lý của luật sư hay sao?Bạn muốn Việt nam mãi mãi tối tăm trong bóng tối lạc hậu thời phong kiến hay sao? Bạn không muốn việt nam chứng minh với nhân loại rằng nước việt nam là một quốc gia cách mạng vì sự nghiệp bảo vệ những quyền cao quý của con người, là đất nước mà con người được bảo vệ bởi những điều luật nhân văn tiến bộ nhất thế giới hay sao? Hay bạn là thứ "dân" chỉ thích bị bọn xấu tha hồ hãm hại , tha hồ đập chết mà không có cách nào chứng minh mình là người bị hại , mình là người bị xaanm hại tư pháp?Bạn là thứ "dân " nào mà kì cục vậy hà?Là thứ "dân " nào mà chỉ thích đi ngược lại nhận thức của 6-7 tỷ người trên thế giới và là thứ "dân " nào mà phản đối cả chủ kiến của chủ tịch nước , chủ tịch quốc hội ở nước mình? Nói thật, cả hai bạn đã nói ở trên đều phát lộ các bạn đều chung một lò hót vặt lung tung không có suy nghĩ , không có trách nhiệm .Các bạn chỉ như những con vẹt hót theo nhịp gậy chỉ huy của vài thế lực nuôi mưu đồ cản trở những kế hoạch đổi mới đất nước của các vị lãnh đạo cao nhất quốc gia như chủ tịch nước , như chủ tịch quốc hội v..v.. để bảo vệ lợi ích phe nhóm , để cản trở sự tiến bộ của xã hội . Không biết vô tình hay hữu ý mà nhưng con vẹt như các bạn đã tiếp tay cho các thế lực phản động có thêm cớ công kích chế độ của chúng ta mà thôi.
Các bác nhầm hết rồi.
Trả lờiXóaTrong bài viết này không có chô nào nhắc đến việc ông Đương nói về QUYỀN IM LẶNG. Tôi biết rõ ý đồ của tác giả khi viết bài này. Tá giả viết nhiều thứ ông đương nói, nhưng lại không viết về việc ông đương bình luận về QUYÊN IM LẶNG.
Cho nên các bác Lê Mình và bác Lê Minh Hải đều nhầm. Các bác nhầm vì đưa phần bình luận QUYỀN IM LẶNG vào đây.
Ử đùng rồi. Ong không viết vè Quyền Im Lặng ở đây.
Trả lờiXóaChứng tỏ mọi người có ấn tượng xấu với ông Đương này, nên khi nhắc đến ông là nghĩ ngay bài viết có nói đến vấn đề đó.
Các bạn cần đọc kỹ trước ki comment để tránh bình luận sai chủ đề.
MÌnh không đồng tình với bác Lê Minh Hải. Ở đây ông Đương không hề nói về Luật pháp mà nói về những luật sư của chúng ta cơ,sao bác lại nói Thuha và Ngocmai là vẹt đc.bác nên đọc lại bài báo đi đã trước khi phê phán người khác như thế
Trả lờiXóaGửi Mai lê,Hoa súng ,Lê công Thủy.Để góp ý hay nói gì các bạn cần phải động não tư duy kỹ.Tôi khuyên các bạn nên đọc thật kỹ và ngẫm nghĩ thậT kỹ nội dung bài phân tích rất trách nhiệm và sáng tỏ rõ ràng mà anh Lê Bình đăng phía trên.Tôi lấy làm lạ vì các bạn cứ nói như người không hiểu người khác nói gì. Các bạn không hiểu gì ?! Các bạn đừng vờ vịt không hiểu rằng: Bài viết của chú "ong bắp cày" trên đây có thể cũng nằm trong ý đồ của nhóm quyền lực nào đó muốn "cắt khúc" để làm sai lạc đi bản chất nhận thức của ông Đương rất trái với quy luật phát triển của xã hội văn minh, trái với mục đích thật sự của cách mạng việt nam nhằm đến vì con người, tất cả cho con người.Sự nguy hiểm lươn lẹo vì sự "cắt khúc" này được bài của anh Lê Bình phân tích và chỉ ra rất rõ không thể có lý lẽ nào bác bỏ được. Ý đồ "cắt khúc"một loạt lý luận của anh Đương là sự cố ý làm lẩn khuất đi sự "nguy hiểm" trong chuyện ông ấy đã công khai đối đầu với quan điểm tiến bộ , vì dân của 2 vị lãnh đạo cao nhất của việt nam.Một vị là chủ tịch nước đứng đầu nhà nước và lãnh đạo mảng tư pháp.Một vị là chủ tịch quốc hội đứng đầu cơ quan lập pháp.Cái khúc ông Đương nhận định về giới luật sư chỉ là một mắt xích nhỏ trong chuỗi nhận thức mà ông ta đã trình bày để bảo vệ quan điểm không nên đưa "quyền im lặng" vào luật như chủ tịch nước , chủ tịch quốc hội muốn mà thôi.Các bạn không nên cổ vũ bao biện cho hành vi "loạn thần tặc tử " này (Tạm gọi là thế cho ...vui!) .Bất cứ sự chống đối nào với chủ trương đổi mới đất nước theo hướng nhân văn tiến bộ của các vị lãnh đạo đất nước cũng cần phải ủng hộ. Bất cứ dấu hiệu phe nhóm lợi ích riêng nào cản trở nỗ lực đi lên vì nhân dân của các nhà lãnh đạo đất nước thì cần phải phê phán không nương nhẹ.Nguy hiểm sẽ đến cho chế độ và nhân dân nếu một khi lợi ích phe nhóm thắng thế trong quốc hội.Đừng nối giáo cho giặc nữa các bạn ạ.
Trả lờiXóaNguy hiểm nhất trong chuỗi lý luận của ông Đương là :Trong khi "quyền im lặng" luôn gắn chặt với sự trợ giúp pháp lý của luật sư thì ông Đương lại cố ý dè bỉu đả kích vai trò luật sư trong xã hội. Mọi xã hội văn minh đều tôn trọng giới luật sư và coi giới này là một thành phần không thể thiếu để thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng công bằng , dân chủ , tiến bộ.Việt nam là một đất nước XHCN do Đảng cách mạng lãnh đạo thì không thể tự coi mình là một ốc đảo khép kín .Vì là đất nước cách mạng thì chúng ta áp dụng những quy chuẩn văn minh vì dân , do dân ,tất cả vì quyền con người phải là điều tất yếu , tự nhiên.
Trả lờiXóaÔng Đương đả kích giới luật sư chính là muốn phá sự gắn kết trên (Luật sư &quyền im lặng) vì cuối cùng ông ấy đã công khai bộc lộ sự phản đối luật hóa "quyền im lăng" như mong muốn của chủ tich nước Trương tấn Sang và chủ tich QH Nguyễn sinh Hùng.Dù các vị ấy đã có phát biểu ý muốn của mình ngụ ý có tính đề dẫn trong kỳ họp QH lần này.
Đất nước ta đang trong thời kỳ phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thù ngoại giặc trong .Nhưng Đảng và nhà nước vẫn quyết tâm phấn đấu không mệt mỏi để đổi mới đất nước để nhà nước ta thật sự "của dân -do dân -vì dân".Vậy mà ngay giữa QH lại mọc mầm sự cản trở , chống đối thái quá của thế lực bảo thủ , trì trệ , lạc hậu, cực đoan đậm mùi "lợi ích phe nhóm" mà có lẽ ông Đương chỉ là cái loa phát ngôn bậy bạ liều lĩnh?!
Nguy hiểm hơn, như các bài viết của L.B và L.M.H phân tích ở trên .Tiếng nói tỉnh táo , có trách nhiệm của nhân dân thật sự , nhằm ủng hộ quyết tâm đổi mới luật pháp vì dân của 2 vị lãnh đạo Đảng và nhà nước có vẻ như bị ngăn chăn .Tiếng nói của hạng "dân"(?) bất cần quyền lợi sát sườn của mình (!) tha hồ được tung hứng. (Nhân dân thật sự của nước Việt nam đâu phải là một dân tộc u mê mà lại đi ủng hộ một kẻ đã ngăn cản nhà nước thực thi những điều luật đảm bảo cao nhất cho quyền được sống , được bảo vệ danh dự , phẩm giá của mình? Ngược lại thì chắc chắn chỉ là loại "dân đặc biệt" ?!)
Đây là sự bất thường ẩn chứa nhiều tai họa .Ví dụ rồi đây "tiếng nói cản trở đổi mới" tạm thời thắng thế "tiếng nói đổi mới vì dân".Thậm chí chủ trương luật hoá "quyền im lặng" vì nhân dân của 2 vị lãnh đạo quốc gia bị phá hỏng vì tương quan lực lượng hiện thời chưa cho họ làm được điều họ muốn cho dân .Nhưng tôi vẫn tin tưởng rằng, cái văn minh sẽ thắng cái lạc hậu.Cái thiện sẽ thắng cái ác.Ánh sáng sẽ đẩy lùi bóng tối. Đến lúc đó lịch sử cách mạng sẽ "tính sổ" với nhóm truyền thông xu thời tiếp tay cho cái xấu. Liệu.họ có thấy lương tâm họ day dứt vì có lỗi lớn với dân với Đảng không nhỉ?
theo tôi thì luật sư cần phải có cái tâm , đấu tranh cho lẽ phải , cho sự thật là yếu tố quan trọng , tất nhiên ai cũng cần tiền để sống , những hãy đấu tranh vì lẽ phải chứ đừng thấy người nghèo , không có tiền là không nhận cãi hộ người ta,
Trả lờiXóaCâu nói của đại biểu Đương rất thật và thẳng , phản ánh hiện trạng xã hội, và nó cũng đại diện cho cả những người dân đang mong mỏi công lý được bảo đảm bằng miệng lưỡi của giới luật sư , phát biểu đại diện cả cho những người thấp cổ bé họng và nghèo khổ
Trả lờiXóaKong Kinh :Đừng nói nhảm nữa mà hãy dành thời gian để đọc và suy nghĩ về những điều chính yếu có lợi cho dân cho nước như những bài phẩn biện phía trên vạch ra.Đừng theo đuôi a dua đám lợi ích nhóm để xuyên tạc , cắt gọt thông tin , để bao che, bao biện cho sự bảo thủ lạc hậu cực đoan của nhóm lợi ích xấu nhằm chống lại nỗ lực của nhóm lãnh đạo cao nhất nhà nước Việt nam mà Đương chỉ là một gương mặt lộ diện!
Trả lờiXóa