Thời còn đương chức, anh hay đi bộ với mấy anh em cảnh vệ từ Nguyễn Cảnh Chân ra Hoàng Diệu ăn bún cô Lụa. Thanh Lụa là gái tầm U40, ngon, ngọt và dai vừa đủ mồm dân sành nhậu như anh Lọc, hehe. Quán bún cô Lụa của em làm ăn khá phát, biển treo đẹp lung linh chứ không ba trợn như mấy quán no name lân cận.
Bẵng đi một thời gian hay đi công cán, anh không hay ra ăn nữa nhưng mối giao hảo vẫn giữ rất trung trinh. Một hôm nàng chạy xộc vào cổng bảo vệ bảo cho em gặp bác. Bỏn cũng quen mặt mấy lần buổi trưa bác gọi vào rồi nên cho lên. Gặp anh ẻm quỳ mọp xuống, nắm tay khóc như trút nước. Anh mới hắng giọng cho ra hơi lãnh tụ rồi nhẹ nhàng bảo:
- Đứng lên, có gì nói bác nghe.
- Bác cứu em với, chúng nó cướp không của em rồi.
- Ai, đứa nào ăn quỵt hả? Mấy thằng bảo vệ của bác có phỏng? Ăn phải gan hùm, gan báo rồi hả?
- Không không, bác ơi, không phải mấy ảnh. Mà là lão chủ nhà.
- Lão chủ nhà nào? Hả? Tiên sư, con đấy già khọm rồi thì nước nôi dek gì nữa mà quỵt với không, hehe.
- Không phải chuyện ấy. Y thị khóc nức nở lên. Nó đuổi cổ em ra ngoài rồi. Giờ nó in cái biển y chang rồi. Nó cướp trắng cửa hàng rồi.
- Ờ, thế hồi xưa cái nhãn hiệu ấy có đăng kí không?
- Dạ không, em thì biết gì đâu ạ. Cứ mở ra rồi bán thôi. Nó thấy em bán được thế là nó hớt tay trên mất.
- Thế thì bác làm choá gì được. Thôi, để từ từ rồi bác mở cho cái mới. Nhưng mà phải ngoan đấy nhá.
Vậy đấy, tổ sư. Các cô nghĩ rằng ở xứ Lừa này còn bao cảnh trái ngang như em Lụa?
Hôm trước anh có trao đổi với các cô về chuyện TW đang để ngỏ cho các cô xài chùa các thứ liên quan tới sở hữu trí tuệ và có nói rằng các lãnh tụ việc đéo gì phải đi cổ vũ mấy thứ ấy bây giờ. Nay anh thảo luận tiếp về câu chuyện chúng ta phải kiên quyết đăng kí sở hữu trí tuệ.
Tại sao lại có hai câu chuyện 69 với nhau như vậy? Anh gói gọn câu chuyện trong hai khái niệm ứng xử với “người nhà” và “người ngoài”. Câu chuyện hôm trước, đấy chính là cách ta tận dụng nguồn lực bên ngoài để tranh thủ phát triển trong nước. Thế còn hôm nay, anh giảng để các cô biết tự bảo vệ mình trong cuộc cạnh tranh với nhau và với bọn giãy chết bên ngoài.
Không chỉ ở ta mà ở cả Tây, các thương hiệu Việt đang bị ăn cắp, sao chép không thương tiếc. Nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột và thậm chí đến những bạn hay nổ như Vũ hói cũng bị thịt mất thương hiệu Trung Nguyên.
Không chỉ thương hiệu, mà các sáng chế của các cô, giải pháp kĩ thuật của các cô rồi thậm chí ngay cả sản phẩm của các cô cũng bị đánh cắp. Nhưng, hehe, các cô vẫn chả làm dek gì để chống lại cả.
Các cô có nghĩ trí tuệ của mình đáng giá xu nào hok?
P/s: Tên do Tre Làng tự đặt.
Nguồn: Loc
ở giữa lòng thủ đô mà còn chưa có sổ đỏ, nhà 5 người 10 mét vuông, sống ô nhiễm, thế mà vẫn cứ khăng khăng bám trụ và cảm thấy tự hào, tôi không hiểu tại sao phải khổ như thế vì giam cầm bản thân mình, sao không giải phóng tầm nhìn hạn hẹp đi nhỉ, đấy, thế còn không làm được thì có biết cái chóa gì mà đăng ký sở hữu, thói quen cũ nát rồi khó đổi ghê
Trả lờiXóanói chung là bản thân người việt cũng cần nhận thức rõ được vai trò của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc sử dụng quyền đó như thế nào. cái chuyện làm giả thương hiệu, làm hàng nhái hay ăn cắp bản quyền chẳng phải bây h mới có, nhưng trong cái thời điểm nền kinh tế thế giới mất ổn định thế này, việc bị ăn cắp bản quyền, có hàng giả hàng nhái hay bị đạo thương hiệu sẽ ảnh hưởng khá lớn tới bản thân các nhà kinh doanh, các công ty, các hãng sản xuất. không biết tự mình bảo vệ mình trước tiên thì ai bảo vệ được mình đây?
Trả lờiXóa