Chia sẻ

Tre Làng

HỎI CHO SƯỚNG MIỆNG THÌ KHÔNG GIẢI QUYẾT ĐƯỢC GÌ

Lâm Trực@

Đây là những lời tâm huyết của đại biểu Quốc hội. 

Đại biểu Nguyễn Văn Hiến:

- “Nhân dân hỏi chúng ta có cần cầu không? Chúng ta rất cần cầu. Nhưng bây giờ chúng ta có cần cầu dây văng lung linh như thế không? Chúng ta có cần sân bay không? Cần, nhưng chúng ta xây sân bay vào lúc nào? Quy mô của nó bao nhiêu? Chúng ta có cần những công trình văn hóa 3.200 tỷ mà bây giờ để cho thuê đám cưới không? Chúng ta có cần những Làng văn hóa 3.200 tỷ, nhưng bây giờ lại biến thành phim trường không? Nhân dân không chấp nhận được chuyện đó!”.

- “Tại sao có những con đường đắt nhất thế giới? Tại sao Bộ trưởng vừa mới về cắt tỉa một ít đã tiết kiệm được hơn 3500 tỷ?”.

- “Đất nước ta không thiếu người tâm huyết tài năng, nhưng họ không có điều kiện may mắn và không có vị trí xứng đáng để có thể giúp dân, giúp nước, nên phải bằng cơ chế tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển bổ nhiệm công khai, minh bạch thì họ mới có cơ hội giúp dân giúp nước được”.

Những câu hỏi trên cũng là những day dứt của người dân. 

Tuy nhiên, với tư cách đại biểu Quốc hội, tôi nghĩ, ông không chỉ hỏi mà còn phải cho ý kiến thiết thực để giải quyết các câu hỏi đó.

Hỏi cho sướng miệng, hỏi để lấy lòng người dân thì không giải quyết vấn đề gì.

3 nhận xét:

  1. Các bố hót cho hay cho nổ thôi. Thực tế đã bố nào hiến kế có ích và đi vào cuộc sống chưa?
    Hỏi để biết, chứ chưa có bố nào hiến được kế sách cụ thể nào.
    Tất nhiên, chỉ ra được cái bất cập cũng là tốt rồi. nhưng là đại biểu cuốc hội thì đòi hỏi phải cao hơn là phải đưa ra được giải pháp.

    Trả lờiXóa
  2. Là Đại biểu Quốc hội (ĐBQH)do dân bầu thì trước hết các ĐBQH phải lắng nghe ,trả lời và phản ảnh được tiếng nói,nguyện vọng của nhân dân,của cử tri trên diễn đàn Quốc hội.

    Mấy việc này nhiều đại biểu Quốc hội rất hay quên,đặc biệt là những đại biểu là quan chức trong bộ máy Đảng,Nhà nước.

    Khi tiếp xúc cử tri,việc cử tri chất vấn rất ít khi nhận được câu trả lời .Thay vì được nghe câu trả lời chất vấn từ phía ĐBQH,thật buồn ,cử tri thường thấy các ĐBQH tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền một cách chung chung chính sách Nghị quyết và xem đó là câu trả lời.

    Rất ít ĐBQH khi thực hiện chất vấn hay thảo luận xây dựng luật nêu những kiến nghị của cử tri phản ánh trong các buổi tiếp xúc cử tri mà chủ yếu ĐBQH phát biểu theo ý kiến chủ quan và buồn thay nhiều ý kiến lạc lõng thiếu thực tế ,bị dư luận đánh giá rất thấp.

    Nhiều ĐBQH chỉ chú trọng việc áp đặt luật lệ cho xã hội mà thiếu hẳn việc đưa cuộc sống vào luật .

    Có không ít ĐBQH công khai những ý kiến kết luận rất sốc,đổ lỗi cho nhân dân,cho xã hội mà không có số liệu ,lý luận minh chứng ,không thấy hoặc ngó lơ trách nhiệm của ĐBQH trước thực trạng kinh tế xã hội.Trong trường hợp này,nếu không phải là ĐBQH ,là quan chức chắc chắn mấy vị với những ý kiến sốc này đã bị truy cứu theo điều 258 luật hình sự !

    Là cơ quan Lập pháp thì việc giám sát thực hiện pháp luật nên bao gồm cả hai, phía người chấp pháp và cả việc xem xét tính đúng đắn ,phù hợp của chính pháp luật do QH ban hành cùng những chủ trương Nghị quyết của Đảng;như thế pháp luật,chủ trương ,Nghị quyết mới vào được cuộc sống mới không bị lạc hậu ,đáp ứng nhu cầu xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  3. Qua bài viết trên tôi cũng đồng ý với ý kiến mà tác giả đó là đất nước ta có rất nhiều người thiếu trách nhiệm trong công việc đã gây thiệt hại và lãng phí rất nhiều tiền bạc của đất nước mà những người đó chỉ cần có trách nhiệm hơn là đất nước ta đã tiết kiệm được rất nhiều tiền của cho nhân dân vì vậy chúng ta phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để tránh lãnh phí cho đất nước .

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog