Báo mạng mấy ngày nay xôn xao vì một thông tin bất ngờ mà nóng sốt mà ai là người dân nước việt đều quan tâm, cha con ông Hai Lúa nước Việt quê tỉnh Tây Ninh mới đây đươc Chính phủ Hoàng gia Cam Pu Chia láng giềng tặng Huân chương Đại tướng quân vì đã có công đóng góp cho nền kỹ thuật của đất nước Chùa Tháp, từ máy móc sản xuất nông nghiệp đến cả lĩnh vực quốc phòng“. Quốc vương Campuchia cũng cấp giấy chứng nhận cha con ông Hải là những nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB.
Chuyện thật cứ tưởng như đùa, bán tín bán nghi bởi sau những bài báo nói về những thành công của cha con ông Hải rất nhiều người không tin, người dèm pha, kẻ gở mồm còn cười khỉnh cho đó là bịa đặt bé xé thành to, thổi phồng một cách quá đáng làm ảnh hưởng đến chính sách chiêu dụng nhân tài của Nhà nước Việt nam. Có người còn dè bỉu “xưa rồi” những Thiết kế, cải tiến của ông Hải về đa dụng của những khẩu súng trên tháp pháo, hay ở hai bên hông được bắn ở cự ly gần, vì trước thiết kế bắn ở cự ly xa 150m nay tác xạ bắn gần còn 7m là một trò đùa...thậm chí cho là ngu xuẩn và rất không quân sự. Nếu tin vào điều họ “chê” thì biết bao nhiêu cái sự chê khác của những người kém hiểu biết, họ phán như thánh sống tự tâng mình cứ như cha tổ của ngành quân sự. Cố tình không tin vào sự thật đã rõ mười mươi, (họ chỉ biết 1-2 mà nói lên đến tận 10) làm tác giả viết bài này cũng cảm thấy băn khoăn, thiếu tự tin về tính xác thực về sự thành công của cha con ông Hải ở xứ chùa Tháp. Nếu không có sự xác nhận của ông Vũ Mão Chủ tịch Hội Hữu nghị VN-CPC người cũng mới được Hoàng gia CPC tặng thưởng Huân chương Đại Tướng quân Vì có công trong vịêc vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Ông nói đại khái Việc ông Hải vinh dự được Hoàng gia CPC tặng thưởng Huân chương Đại tướng quân, chắc ông Hải cũng có công lớn nào đó nên người ta mới tặng. Sự việc trên là có thật (mà có thật 100%) thế mà có người cố tình không tin đó là sự thật hay vì một lý do nào đó họ cố tình hạ thấp thành công vượt qua tầm biên giới quốc gia của ông với mục đích gì?.
Với tấm lòng thành của người viết, chúc mừng sự thành công của bố con ông Hải trên đất Chùa Tháp. Nhưng sau nỗi mừng vui và chúc mừng cho hai cha con người nông dân, nay là những nhà kỹ thuật được nước người công nhận, là nỗi buồn day dứt khôn nguôi của mọi người dân Việt. Chúng ta tự hỏi Vì sao họ lại nổi danh, và được vinh danh ở xứ người, chứ không phải ở nước Việt mình?
Tên tuổi ông Trần Quốc Hải không hề xa lạ với người nông dân Tỉnh Tây Ninh nói riêng và cũng không xa lạ với giới truyền thông cùng với người dân Việt nói chung. Vì các năm trước đây ông đã nổi tiếng vì có những cải tiến kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, thời gian, mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất.
Thế nên có người nói ông Trần Quốc Hải có duyên trong sản xuất các loại máy phục vụ nông nghiệp và là cha đẻ của nhiều loại máy nông nghiệp. Điều thú vị, những chiếc máy sáng chế của ông, vừa giảm chi phí, hiệu suất lao động cao, lại rất phù hợp với mặt bằng môi trường lao động ở nông thôn VN mà nay có mặt cả ở nước ngoài được người nông dân sở tại cũng rất ưa chuộng vì thế người ta đặt cho ông cái tên (KHKT) thật trìu mến “Hai Lúa”. Đủ thấy khát vọng sáng tạo, vươn lên của người nông dân đã từng có thời một nắng hai sương trên đồng ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn vất vả khó khăn, năng xuất lao động thấp nên đói vẫn hoàn đói, nghèo vẫn hoàn nghèo mong muốn làm giầu mà không thể giầu lên được, vì thế niềm đam mê sáng tạo, chế tạo máy nông nghiệp trong con người ông luôn ấp ủ trỗi dậy cứ như định mệnh ông phải là con người như vậy.
Thế nhưng những ham mê chế tạo của ông mãi mãi vẫn chỉ ở Tỉnh Tây ninh nhỏ bé của ông mà thôi, nếu không có một cơ may cùng với duyên nợ bất ngờ. Nay tên tuổi ông vượt qua lũy tre làng, vượt qua biên giới nước Việt và rạng rỡ ở ngay một quốc gia nghèo khó là Campuchia nay đang có những bước đi lên phát triển mạnh mẽ về kinh tế rất đáng khâm phục. Từ người nông dân đến một Đại tướng quân, là khoảng cách của niềm say mê học hỏi và sáng tạo vô hạn. Người ta nói sinh nghề tử nghiệp mấy lần cha con ông suýt sạt nghiệp vì những ước mơ được chắp cánh bay lên bầu trời bị xếp xó, bởi sáng chế không thành công nên trở thành nỗi thất vọng. Thất vọng trên trời nhưng ông lại thành công dưới mặt đất, Những cơ may và sự nghiệp cũng bắt đầu từ duyên nợ khi ông được nước bạn(CPC) mời sang để hỗ trợ kỹ thuật máy trồng sắn tại Lữ đoàn 70, theo (Gool Tiên lãng) số phận và cơ may vẫn theo đuổi ông nay biến thành duyên nợ, khi ông phát hiện những chiếc xe bọc thép cổ lỗ sỹ đang sắp thành đống sắt vụn, đắp chiếu chờ thanh lý, lại có những chiếc răm bảy người lính cắm đầu, è cổ đẩy mà vẫn không nổ, sau một lúc ngắm nhìn, bệnh nghề nghiệp ông lại phát tác, ông sờ mó, bắt bệnh của những chiếc xe bọc thép và ông nói ông sẽ sửa được làm cả quan lẫn lính Campuchia trố mắt nhìn lắc đầu, không tin đó là sự thật. Được sự đồng ý của phía bạn ông tự bỏ tiền túi 25.000 USD để sửa xe bọc thép BRDM 2 (do Liên xô cũ sản xuất), cho quân đội CPC. Từ chiếc xe đầu tiên được ông sửa, vận hành tốt, giảm bớt nhiên liệu chỉ bằng một phần hai, các chức năng hoạt động lại mạnh hơn trước, ông đã sửa chữa thêm 10 chiếc xe bọc thép khác và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một xe bọc thép với tính năng mới hoàn toàn. khi đọc các bài viết trên Gool Tiên lãng 9/11 (Tuổi trẻ, 10/11), (Dân trí ngày 12/11), (vnExpress 13/11), (Việt Nam Nét 14/11)……các bài viết đều khen ông rất nhiều, nhưng cá biệt có rất nhiều người phản ứng cho đó là sự thổi phồng, đưa tin quá đáng chưa được kiểm chứng rồi “Cộng đồng mạng xôn xao vụ anh Trần Quốc Hải được nhà nước Campuchia vinh danh vì thành tích sửa và chế tạo xe bọc thép cho quân đội nước này. Hầu như ngay lập tức báo chí nhảy vào tung hô anh một cách thái quá, và tiện tay chỉ trích chính quyền coi nhẹ chất xám, không khuyến khích và trọng dụng nhân tài. Điều đáng nói, chính anh Hải lại phát biểu rằng: "Đam mê của tôi không được khuyến khích tại Việt Nam". Đó là tuyên bố thô thiển.
Sao lại gọi là thô thiển khi sản phẩm, cải tiến hay chế tạo mới do ông Hải làm ra khỏi phải nói, nó đã gây chấn động thế nào với nước bạn và cả quê hương đất Việt của ông. Vì ông không phải người đầu tiên thành công vì đã có hàng nghìn người Việt khác đã thành đạt lẫn thành danh trên xứ người. Nhưng sự thành công của ông nó đặc biệt quá, khác người quá. Vì ông xuất thân không phải là Giáo sư hay Tiến sỹ chỉ là người nông dân chân đất đó mới là chuyện lạ có thật.
Những người hay có thói chê bai họ cũng phải tự hiểu rằng những Giáo sư hay Tiến sỹ, cùng những tướng lĩnh CPC họ đều trưởng thành từ người lính chiến, hiểu thế nào trận mạc, họ chẳng đến nỗi “quá ngu” không hiểu được những cải tiến mang lại hiệu quả chiến đấu cao của những xe thiết giáp phù hợp, thích nghi với chiến trường của họ, mà lại đổ cả đống tiền bằng mồ hôi nước mắt của người dân để biến những chiếc xe bọc thép đã được cải tiến thành “cỗ quan tài sắt” chôn người lính của họ, như có kẻ độc mồm nói. Cho nên khi trả lời báo chí ông bộc bạch chân thật của một nhà nông rất đáng làm mọi người suy nghĩ: “Ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”! vì thế trong suy nghĩ của ông, đất này không phù hợp cho ông dụng võ nên cay đắng phải: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác!
Nói cho công bằng, khái niệm làm khoa học của ông Trần Quốc Hải chưa chuẩn xác lắm. Bản chất những công việc của ông là công việc của một nhà kỹ thuật, có những sáng kiến cải tiến, thậm chí có những chế tạo. Nhưng sự thờ ơ của những người có trách nhiệm, nỗi buồn của cha con ông Hải, nhất là câu trả lời của một số người có trách nhiệm khiến ông Hải buồn và cay đắng mãi “Anh chế (tạo) rất là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa, theo Việt Nam Nét vô tình, hay hữu ý đã đụng chạm đến nỗi đau của những người ham sáng chế, ham khoa học kỹ thuật nhưng lại tự ty với câu nói của họ mình là những người nông dân không có học?
Xe bọc thép mới do cha con ông Hải chế tạo. Ảnh LĐO
Xã hội ngày nay người ta thích “hư danh”. Không biết tự bao giờ có quan niệm đi học để làm quan, để hưởng bổng lộc chứ chưa bao giờ học để… làm việc, để cống hiến. Bằng cấp ngày nay cứ như một thứ hàng xa xỉ, cũng từ tự lúc nào, như một tiêu chí để đánh giá tài năng bằng “hư danh” đã làm người ta mờ mắt, có quyền định kiến mang tính áp đặt “Nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế như một đặc ân, đặc tính của những người có học vấn, có bằng cấp, học vị nhất định, chứ không phải của những người nông dân chân đất”.
Không biết sau những sự kiện ở nước người, nước Việt có sự thay đổi nào trong cách nhìn nhận, trong chính sách với những tài năng sáng tạo như ông ông Trần Quốc Hải...và như của bao Nhà khoa học chân đất khác hay không? Thế nên Nhà nước cần xem lại chính sách, sự đãi ngộ, một số đơn vị chức năng thật sự cầu thị, không định kiến để chất xám của mọi người đều đáng được trân trọng không bị “Chảy” ra nước ngoài một cách vô ích. Trong khi những nghiên cứu khoa học sáng giá, những sáng chế có tầm vĩ mô của 9000 Giáo sư, 24.300 Tiến sỹ, nhà khoa học được đào tạo bài bản, tiêu tốn biết bao tiền của dân mà lại quá...nghèo nàn, quá khiêm tốn trong những thành công để đến nỗi không làm nổi một chiếc ốc vít, thì không còn gì để nói.
Ông Hải đang nổi danh ở nước ngoài đó là một sự thật nay mọi người đều biết đến xét theo mọi khía cạnh dù tốt, hay xấu, nên hay không nên, vì thế cũng có người nói “Dư âm của nó đều cho thấy một điều tư duy quản lý, nền quản trị quốc gia từ vi mô tới vĩ mô của nước Việt đang phải Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi?
Bài của Khanh Kim gửi cho Tre Làng
Các bài viết đều công nhận ông này giỏi mà.
Trả lờiXóaNhưng nói "đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" rõ là thô thển chứ còn gì?
Bao nhiu ng đam mê, mà vẫn được toại nguyện đấy thôi. Có cái may bay trực thăng thì ai mà khuyến khích vì đúng là ông Hải không có kiến thức.
Nó liên quan đến tính mạng của ông và của ng khác nữa.
Không thể phụ nhận ông Hai lúa này sáng tạo. Nhưng ông chưa thể là nhà khoa học..
Trả lờiXóaPhát ngôn phì cười: Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học".
Nhà khoa học gì?
Hai chữ THÔ THIỂN không phải dùng cho tài năng của ông, mà dùng cho cách phát biểu của ông Hải.
Trả lờiXóaSở dĩ dùng từ đó vì ông Hải phát biểu : Đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam.
Sự thật thi sao?
Vụ máy bay của ông, dù không đạt bất kì tiêu chuẩn kĩ thuật nào, cũng vẫn nhận được sự quan tâm của quân đội và đại học bách khoa hà nội. Anh được đưa đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc. Điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải đã phát biểu như thế, thì sao anh lại phát biểu rằng đam mê của anh không được khuyến khích tại Việt Nam?
Tôi ít thấy người nói câu trước và câu sau lại mâu thuẫn với nhau đến thế.
Tôi đồng ý với việc dùng hai từ THÔ THIỂN trong trường hợp này.
Đừng có nghĩ, CPC trao tặng danh hiệu đó, thì có nghĩa anh là quá giỏi.
Ở VN, sửa chữa độ xe đầy các làng mạc, ai cũng làm được hết.
sự thật hoặc một phần sự thật nằm ở đây: https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=18&cad=rja&uact=8&ved=0CD4QFjAHOAo&url=http%3A%2F%2Fwww.bbc.co.uk%2Fvietnamese%2Fforum%2F2014%2F11%2F141112_forum_armoured_vehicles&ei=EqRoVOv-LcPUmAWcr4D4Bg&usg=AFQjCNGZ3UwDVmUvibdCZ2mOalXTrIDViA&sig2=CdjielqhF__sytC3OvpIGw&bvm=bv.79142246,d.dGY
Trả lờiXóa@Hải Quốc
Trả lờiXóaCủ hành:
Thời gian gần đây, một số báo chí tại Việt Nam đưa tin về một người nông dân tại Tây Ninh đã được trao tặng huân chương "Đại tướng quân" vì đã có thành tích sửa chữa và chế tạo xe thiết giáp và cho quân đội Hoàng gia Campuchia. Tuy nhiên, việc đăng tin, diễn giải không đúng thực tế vấn đề của các báo dấy lên nghi ngờ trong dư luận về vụ việc trên.
Thứ nhất: Về cái gọi là "Huân chương Đại tướng quân" và chứng nhận của Chính phủ Campuchia
Theo những hình ảnh được các báo đăng tải, thì tấm huân chương mà ông Trần Quốc Hải được trao tặng có tên đầy đủ bằng tiếng Anh là: Royal Order of Sahametrei nằm trong hệ thống huân chương mà Hoàng gia Campuchia trao tặng. Đây là loại huân chương mà Chính phủ Campuchia trao tặng chủ yếu cho những người nước ngoài đã có đóng góp, giúp đỡ cho hoàng gia và nhân dân Campuchia; đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại và ngoại giao và như là một dấu hiệu của tình bạn.
Nói một cách chính xác nhất thì huân chương này giống Huân chương Hữu Nghị mà Chính phủ Việt Nam vẫn thường trao tặng cho những người nước ngoài có đóng góp xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới
Năm 2014 Chính phủ Campuchia đã trao tặng khoảng 30 huân chương này cho người nước ngoài và một số tổ chức.
Ngoài ra, Hoàng gia Campuchia còn cấp cho ông Trần Quốc Hải giấy chứng nhận là kỹ thuật viên sửa chữa xe bọc thép (This is to certify that Tran Quoc Hai is a technician of armor repairing (BRDM-2 and BTR60PB)).
Củ Hành:
Trả lờiXóaThứ hai: Về sản phẩm mà ông Trần Quốc Hải chế tạo cho quân đội Campuchia.
Người viết bài này không phủ nhận ông Trần Quốc Hải là một thợ cơ khí giỏi, có nhiều đam mê và khát khao cống hiến, sáng tạo. Điều này thể hiện ông đã từng mày mò chế tạo một chiếc "trực thăng" và gần đây nhất là việc cải tạo, sửa chữa và tiến tới là chế tạo "xe bọc thép" cho quân đội Campuchia.
Tuy nhiên, chiếc xe bọc thép dùng trong quân sự không phải đơn giản chỉ là việc hàn một bộ vỏ thép lên xung quanh một chiếc xe, gắn lên đó một ổ súng máy, khoét vài cửa để chui ra chui vào. Xe bọc thép là một chiếc xe việt dã chở quân, có đủ năng lực phòng vệ và hoả lực tấn công, cơ động và hỗ trợ bộ binh trên chiến trường. Thế hệ xe bọc thép mới nhất có thể chịu được đạn xuyên giáp 14,5x114 mm, sức công phá của lượng thuốc nổ 8kg TNT và chở tới 16 binh lính.
Loại thép được sử dụng làm giáp của xe thường là thép hợp kim đúc nguyên tấm, được chế tạo theo một quy trình nghiêm ngặt và giá thành không hề rẻ. Nguyên liệu thép hợp kim có thể kết hợp với vật liệu gốm. Thậm chí, một số xe bọc thép có tới 2 lớp thép chống đạn và giữa 2 lớp này sẽ là một lớp sợi thuỷ tinh hoặc polymer để tạo thành giáp phức hợp, có tác dụng giảm bớt sức công phá của đầu đạn. Với tính chất đặc biệt của loại thép như vậy thì không hề dễ dàng mua được loại nguyên vật liệu này ngoài thị trường, kể cả thị trường chợ đen.
Xe bọc thép rất nặng và khung xe phải đặc biệt cứng đề phòng trường hợp trúng mìn chôn dưới đất xe bị lật ngược thì vẫn có thể giữ nguyên trạng xe, tránh cho binh sĩ phía trong bị đè bẹp do biến dạng khung. Do đó, loại thép chế tạo khung xe cũng phải được gia cố đặc biệt và tất nhiên cũng thuộc về bí mật quân sự.
Mình chả hiểu qua bài này tác giả muốn nói cái gì? Tác giả khen hay chê ông Hải khi tít bài là
Trả lờiXóaSự thật “Hai Lúa” Và 2 chữ thô thiển
Vậy ai "thô thiển"? Ông Hải "thô thiển" hay những người chê bôi ông Hải là "thô thiển"?
Trong bài còn có một câu:
-----
" Điều đáng nói, chính anh Hải lại phát biểu rằng: "Đam mê của tôi không được khuyến khích tại Việt Nam". Đó là tuyên bố thô thiển."
----
Vậy rõ ràng tác giả kết luận ông Hải là người "thô thiển".
Thế nhưng trong toàn bài tác giả không đưa ra được những luận cứ nào chứng minh ông Hải là "THÔ THIỂN" cả. Ngược lại, tác giả còn khen ông Hải, còn kiến nghị " Nhà nước cần xem lại chính sách, sự đãi ngộ, một số đơn vị chức năng thật sự cầu thị, không định kiến để chất xám của mọi người đều đáng được trân trọng không bị “Chảy” ra nước ngoài một cách vô ích."
Một cải tiến được cho là đáng chú ý của ông Hải khi ông đã cải tiến khoảng cách bắn giảm xuống còn 7m so với nguyên bản 150m nhằm tăng năng lực tấn công của bệ súng máy được gắn trên xe bọc thép. Để đạt được khoảng cách này, ông Hải đã nâng bệ súng cao hơn 1/3 so với thiết kế ban đầu, đồng thời vát mũi xe xuống nhằm tăng khả năng chúc mũi súng xuống giúp bắn gần hơn. Để đạt được điều này, ông Hải đã phải thay thế miếng khiên bảo vệ của bệ súng.
Trả lờiXóaNhư đã nói ở trên, xe bọc thép vừa là xe chở quân, vừa có tác dụng hỗ trợ tấn công. Trong chiến đấu, ngoài số binh sĩ trong xe, còn rất nhiều binh sĩ đi phía sau, lợi dụng xe như một tấm khiên chống đạn. Ngoài bệ súng máy tấn công ở khoảng cách 150m, các binh sĩ trong xe có thể bắn hành tiến ra ngoài theo các lỗ bắn được thiết kế theo thân xe. Do vậy, việc hạ khoảng cách xuống 7m là không cần thiết, giá trị sử dụng không cao.
Khi thay đổi thiết kế bệ súng nâng cao hơn sẽ khiến tăng phần lộ diện của xạ thủ làm cho người xạ thủ dễ bị tiêu diệt hơn. Tấm khiên giáp ban đầu thiết kế góc cạnh và hơi cong có tác dụng nhằm chuyển hướng viên đạn nhưng đã bị thay đổi thành phiến thép vuông làm mất tác dụng nói trên khiến nguy cơ đạn xuyên tăng cao hơn. Như vậy, có thể nói cải tiến trên của ông Hải tác dụng không nhiều nhưng lại dẫn đến nguy cơ tiêu hao sinh lực của binh sĩ cao hơn.
Củ hành:
Trả lờiXóaNên nhớ rằng chế tạo một chiếc xe bọc thép không chỉ đơn giản là chỉ mua một bộ khung xe tải về, sau đó gắn xung quanh nó một bộ giáp bằng thép cán là thành một chiếc xe bọc thép. Ở các quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển, để ra đời một mẫu xe mới, người ta cần phải hàng năm trời để thử nghiệm, đánh giá rồi mới có thể sản xuất đại trà. Nền công nghiệp quốc phòng của Việt Nam hiện nay mới chỉ có thể dừng lại ở việc cải tiến các xe bọc thép quân sự đã mua ở nước ngoài chứ chưa thể sản xuất một chiếc hoàn chỉnh. Vì vậy, chỉ cần 4 tháng, ông Hải đã có thể "ra lò" một chiếc xe bọc thép quả là điều không tưởng. Hầu hết những người có kiến thức vũ khí quân sự nhất định đều đánh giá đây là một sản phẩm nguy hiểm - một cỗ "quan tài sắt"
Qua hai quan điểm ở trên, việc không ít nhà báo đã vội vàng thổi phồng quá đáng bản chất của vấn đề thể hiện sự yếu kém về nghiệp vụ. Nguy hiểm hơn, là tạo ra dư luận Nhà nước Việt Nam không coi trọng, bỏ phí nhân tài, dẫn đến sự bất mãn, mất lòng tin vào Nhà nước trong không ít độc giả.
Thay lời kết, người viết xin trích một vài ý kiến trên facebook của nhà báo Thu Uyên (VTV) về sáng chế của ông Trần Quốc Hải: "Đam mê sáng chế có nên biểu dương không? Vô cùng nên. Trường hợp anh Hải dã được biểu dương và ủng hộ rộng rãi. Ủng hộ là ủng hộ tinh thần, còn sản phẩm thì ủng hộ phải bằng cách giám định cho nó an toàn, chí ít phải vận hành được." và "trường hợp anh Hải, Thu Uyên nghĩ chưa thể nói những việc anh làm là khoa học được. Cho nên phải quan sát nữa, chứ không phải thấy người ta tôn vinh thì mình đã "đấy thấy chưa" và tự tổng sỉ vả được."
Có đúng là nhà nước không khuyến khích ông Hải?
Trả lờiXóaNếu đúng là không khuyến khích thì ông khanh kim nói đúng.
Nếu nhà nước có quan tâm, có gợi ý, có chăm sóc thì ông Hải nói vậy là quá thô thiển.
Tất nhiên không co bài viết nào phủ nhận những sáng tạo củaông Hải cả. Kể cả bài chê ông Hải phát biểu thô thiển vẫn nói là cần khuyến khích và đáng trân trọng.
Chúng ta đọc cho nó khách quan, và phát biểu cho nó khách quan.
Nếu chú tâm tới một khía cạnh, để phủ nhận thì không được.
Có 2 mặt côt lõi:
1 là bất kể bào báo nào cũng cộng nhận thành tích của ông Hải (chứ không phủi sạch).
2. là chê ông Hải, nhưng k phải chê thành tích của ông, mà là chê ông phát biểu phủi sạch sự quan tâm của quân đội, của báo chí và chê cả đại học bách khoa lẫm chính quyền.
Là người đọc, tôi thấy ông phát biểu thế đúng là thô thiển và hợm mình. Tuy nhiên tôi vẫn tôn trọng những gì ông làm và tôi cho rằng những ham muốn, đam mê của ông cần được khuyến khích.
Bốc thơm cho lắm vào.
Trả lờiXóaCái xe thiết giáp ấy nói thật ra chỉ làm mồi cho địch.
Ra trận tiện thể làm quan tài sắt. Hai lúa đang không biết mình là ai nhờ công của Tuổi trẻ và Thanh Niên.
Ai cũng thấy, báo chí đưa tin nhưng không phải là để tư sướng với nhau về tài năng người Việt, mà là chê bai chính quyền về trọng dụng nhân tài. Cho nên ông Hải phát biểu như thế đúng là gián tiếp chửi chính quyền rằng anh không tạo điều kiện cho tôi thì tôi đi nước khác.
Sự thât thì sửa chữa xe thiết giáp có gì mà phải ầm ỉ?
Các bạn cãi nhau làm gì. Ai cũng có cái lý của họ. Anh Hải dù rất đáng khen cũng không phải là thiên tài. Người làm được như anh Hải có đầy ở VN. Lên Vĩnh Yên, vào trường Tăng, có vô khối thợ sửa chữa xe tăng, bọc thép, lội nước, thậm chí chế lại thành như xe mới và họ không ồn ào. Có thể vì họ không được CPC phong làm đại tướng vì ta lắm tướng quá rồi.
Trả lờiXóaHehe. Chấm dứt đi, đâu đầu lắm.
Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng (Beo)
Trả lờiXóaCopy từ Beloved MamaCat:
Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc chưa thử nghiệm bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Trả lờiXóaĐúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Trả lờiXóaNhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Trả lờiXóaBáo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong Project Gallery trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, kể cả cho bay thử (không thành), Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này được lắp ráp sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng và không đạt tiêu chuẩn an toàn, cho nên Bộ khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.
Trả lờiXóaMột điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế. Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển. Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.
THÔ THIỂN không phải vì tài năng của ông của ông không ra gì , mà là cách phát biểu của ông Hải.
Trả lờiXóaSở dĩ dùng từ đó vì ông Hải phát biểu : Đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam.
nhưng thật sự thì:
Vụ máy bay của ông, dù không đạt bất kì tiêu chuẩn kĩ thuật nào, cũng vẫn nhận được sự quan tâm của quân đội và đại học bách khoa hà nội. Anh được đưa đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc. Điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải đã phát biểu như thế, thì sao anh lại phát biểu rằng đam mê của anh không được khuyến khích tại Việt Nam?
Tôi ít thấy người nói câu trước và câu sau lại mâu thuẫn với nhau đến thế.
Đèo mẹ, có cái đéo gì mà ầm ỹ lên thế hả?
Trả lờiXóaCác bố hết chiện rồi sao?
Chỉ có thằng ngu nó mới đi trao cái huân chương ấy.
Chỉ là người làm công việc bình thường xe chứ báu cái đéo?
Tạch mẹ đi.
Ông hải sửa chữa là thật.
Trả lờiXóaÔng hải phát biểu cũng là thật. Nhưng cái thật này đi ngược với ự thật là chính quyền quân đội quan tâm tới ông ấy. Nên nói thô thiển là đúng.
Ông Hải đúng là một ông nông dân thô thiển. Sao lại không được quan tâm khi ở Việt Nam? Ông ta không biết mình đứng ở vị trí nào à?
Trả lờiXóaCampuchia rõ ràng đang muốn thể hiện quan tâm thu hút nhân tài. Khổ nỗi ông lông dân này không tài cán gì mấy.
Trả lờiXóaDung noi hai tho thien ma thuc te dat nuoc nay la vay.nguoi joi bj chon vuj con ong chau cha no chjem het cho dau nua .mot nguoi lam quan ca ho dc nho ma.chag khac j bo. Phong kjen.dat nuoc nay ko thay doi co che co ngay sach dep cho .lao .campuchia.luc ay sau ho .thi da muon .cac vj lanh dao .dung de con chau chung boi bi boi tro trat trau mat mjnh . dat nuoc phat trien o dan .ko co dan thi lam sao dat nc dj len.that su nhu o cho toi day thoi.may thang co dong giao thog da boc lot cua dan roi cong khai nhan tien.con gi de dan tin vao lanh dao dc.dan cam thay suy thoai them thui.mat long tin.
Trả lờiXóaCó gì để người ta xoắn đến thế nhỉ? Một ông hai lúa sửa chữa xe bọc thép cho Chính phủ Hoàng gia Campuchia được khen thì có gì để hoan hỉ đến vậy?
Trả lờiXóaThấy câu chuyện vinh này hay có gì không bình thường, hoặc tay sáng chế nửa vời này có gì đó.
Trả lờiXóaNếu thực sự ông Hải sáng chế này nói không được chú ý, quan tâm ở Việt Nam thì ông ta có vấn đế thật.
Trả lờiXóaKhông quan tâm mà người ta đưa cả bộ đội chuyên nghiệp ra nghiên cứu, kiểm tra chất lượng sáng chế của ông Hải? Đúng là ăn nói hàm hồ mà!!
Trả lờiXóaThấy có người để ý một tí mà cái ông nông dân kia đã quên hết mọi sự rồi.
Trả lờiXóaThế mới biết chóng quên thật!!!
Nếu 1 anh nông dân chân đất sáng chế ra máy bay phục vụ quân đội thật hay chứ sao? Chỉ có điều cái máy bay ông Hải sáng chế không phải. Ông này bị ảo tưởng về bản thân.
Trả lờiXóaNếu 1 anh nông dân chân đất sáng chế ra máy bay phục vụ quân đội thật hay chứ sao? Chỉ có điều cái máy bay ông Hải sáng chế không phải. Ông này bị ảo tưởng về bản thân.
Trả lờiXóaCó phải sáng tạo ra máy bay dễ dàng thế được đâu.
Trả lờiXóaKhông khéo thằng cha Hải bị thần kinh ảo giác đó!!
Dễ thế lắm.
Trả lờiXóaMấy ông Campuchia chả mấy chốc chán phf!
Mấy cô thấy ông Hải được tặng huân chương đã vội la lên là Việt Nam không quan tâm, bỏ phí nhân tài, nhà nước không khuyến khích. Đkm, cứ la vội lên, nhưng thực chất chỉ là tay sửa ô tô chứ sáng chế cái gì?
Trả lờiXóaThế nào là phát minh?
Thế nào là cải tiến?
Thế nào sáng kiến?
Theo mình thì chỉ là sáng kiến thôi. Thẳng toẹt ra là ăn cắp công nghệ cho nhanh.
Dưới góc độ này thì nhân tài đéo đâu mà cô Hương cứ nhảy dựng lên?
Ông Hải Kính mến!
Trả lờiXóaĐọc những tâm sự của ông mà không khỏi mủi lòng: “Nói thật tôi đi nhiều nước rồi. Mong muốn lớn nhất là phục vụ dân mình, nước mình”.
Vâng, cái ước mơ giản dị mong muốn lớn nhất là ”phục vụ dân mình, nước mình” sao mà khó thế và đến bao giờ mới thành sự thật?
Nền khoa học kỹ thuật Việt Nam rồi sẽ ra sao nếu như những tài năng thực sự không được trọng dụng?
Con người như một cái cây, muốn trở thành “đại thụ” trước hết cần hạt giống tốt, sau đó được gieo trồng trên mảnh đất tốt và cuối cùng là bàn tay chăm sóc tốt. Thiếu dù chỉ một trong ba điều đó đã không thành công. Huống hồ…! Ông Hải nhỉ.
Mấy lời tâm sự đường đột, có gì sơ suất xin lượng thứ.
Một lần nữa, cầu mong cho ông tiếp tục thành công trên con đường khoa học kỹ thuật vốn chông gai này. Còn nếu như không được “phục vụ dân mình, đất nước mình” thì ông cũng có niềm an ủi là cống hiến cho nhân loại bởi khoa học không có biên giới, phải không ông?
Trân trọng!
có cái chuyện này cũng làm ầm cả lên cái này là do thằng chó bBC khơi mào đây mà tự do cho ra bải phỏng vấn mang đầy tính chất bất mãn để rồi báo chí lại thi nhau nhảy vòa mổ xe, mà cũng không thể thấy những lời đính chính của ông hải nhỉ mà chỉ toàn là thấy phân mới chả tích, bảo ông hải nói một câu và thuyêt phục ông hải về nước đi để cho bọn báo giới chống cộng nó đỡ oẳng
Trả lờiXóaTrong khi nhiều ĐBQH và công chúng đang đặt câu hỏi tại sao thời bình mà các tướng được phong ở VN lại nhiều như vậy, thì ở đất nước láng giềng, hai người VN khác đã được trao tặng huân chương Đại tướng quân.
Trả lờiXóaThậm chí, Quốc vương Campuchia còn cấp giấy chứng nhận cho hai công dân VN này là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép để vinh danh những đóng góp của họ cho nền kỹ thuật của đất nước.
Nghĩa của từ “đất nước” trong tờ giấy chứng nhận kia không thể là quốc gia nào khác ngoài Vương quốc Campuchia.
Đã có những ước ao. Lẽ ra, chúng ta mới là nước đầu tiên có cơ hội “trao tặng”, “chứng nhận” đó, nếu như chúng ta quan tâm thêm một chút, tạo điều kiện thêm một chút, hoặc là “cứ mặc kệ” thôi cũng được. Hỏi những người có trách nhiệm và quan tâm đến khoa học công nghệ có nuối tiếc không? Câu trả lời chắc chắn là có.
“Ở đó người ta làm khoa học lạ lắm. Anh làm được gì thì làm. Không cần bằng cấp, giấy phép gì cả. Còn ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm”.
Chính vì làm khoa học lạ như vậy nên việc trao tặng huân chương Đại tướng quân của người ta cũng lạ như vậy đó.
Không nói đến 12/13 thí sinh Olympia cũng như phần lớn du học sinh theo diện học bổng hay tự túc không muốn trở về sau khi tốt nghiệp, vì chúng ta phần nào hiểu được sự lựa chọn của các bạn khi có cơ hội được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, dù không khỏi chạnh lòng khi lần lượt những người ưu tú nhất được lựa chọn qua một cuộc thi mang tầm quốc gia như Đường lên đỉnh Olympia đã quyết định là hiền tài của quốc gia khác.
Trả lờiXóaChỉ cần nhìn vào hành trình biến những ý tưởng “điên rồ” thành hiện thực của những nông dân, công nhân, người thợ… mà có lẽ chưa bao giờ ra khỏi biên giới VN cũng sẽ thấy rằng phải sáng tạo, cống hiến “ké” ở một đất nước không phải là quê hương xứ sở của mình có lẽ là việc “chẳng đặng đừng”.
Ông Trần Quốc Hải từng chế tạo máy bay trực thăng. Thế nhưng nếu VN ghẻ lạnh máy bay do ông chế tạo thì cuối cùng nó lại đã tìm được vị trí tại Viện bảo tàng New York (Mỹ) và Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại Busan (Hàn Quốc).
Cùng đam mê máy bay trực thăng như ông, nhưng anh thợ cơ khí Nguyễn Văn Thắng (Hà Nội) cũng đã bị bắt viết cam kết không chế tạo máy bay. Còn ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình), sau khi chế tạo tàu ngầm Trường Sa, đã bị cấm thử nghiệm ở biển Thái Bình, muốn thử thì hãy đưa tàu lên Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Hải Quân, hoặc sang tỉnh khác! Thậm chí, khi họp bàn để quyết định việc này, UBND cũng không mời người đáng ra nên có mặt nhất là ông tham dự.
Nên cũng thật là dễ hiểu khi ông Nguyễn Quốc Hòa và tàu ngầm Hoàng Sa đình đám trên truyền thông thì trong loạt hoạt động chào mừng Lễ công bố Ngày Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Thái Bình chỉ tham gia… giải cầu lông trong hội thao mà không có sản phẩm khoa học công nghệ nào tham gia chương trình triển lãm cả.
“Khoa học không có biên giới, nơi nào họ cần mình, họ coi trọng mình thì mình đến phục vụ cho họ. Đơn giản thế thôi”. Vâng, những người làm khoa học thật sự đôi khi đơn giản thế thôi, nhưng có lẽ cơ chế, chính sách của chúng ta cứ phức tạp hóa vấn đề.
Và vẫn biết, khoa học là không biên giới, đóng góp của các nhà khoa học, cuối cùng cũng là để phục vụ chung cho toàn nhân loại. Nhưng chúng ta vẫn không khỏi ngậm ngùi rằng mình là người “cầm vàng mà để vàng rơi”.
Những ước mơ lớn lao ban đầu thường bị đánh giá là điên rồ, thiếu thực tế. Nhưng hãy tạm thống nhất với nhau rằng, mọi điều đều có thể xảy ra. Cần phải nghĩ khác thì mới có thái độ khác, hành động khác được.
“Tôi vẫn sẽ quyết tâm đưa tàu ra biển, kể cả phải đưa tàu sang tỉnh khác hay xa hơn để xin được thực hiện ước mơ”, cha đẻ tàu ngầm Trường Sa từng nói.
Thay đổi, hay để những người như ông Nguyễn Quốc Hòa lại phải tìm đường sang Campuchia hay một quốc gia nào đó để thử nghiệm tàu ngầm và trong nước lại ngóng cổ hớt váng tin tức rằng ông đã được phong Đại tướng quân, Nguyên soái hay Hiệp sĩ… bởi một nơi nào đó không phải là Việt Nam.