LâmTrực@
Cộng đồng mạng xôn xao vụ anh Trần Quốc Hải được nhà nước Campuchia vinh danh vì thành tích sửa và chế tạo xe bọc thép cho quân đội nước này.
Hầu như ngay lập tức báo chí nhảy vào tung hô anh một cách thái quá, và tiện tay chỉ trích chính quyền coi nhẹ chất xám, không khuyến khích và trọng dụng nhân tài.
Điều đáng nói, chính anh Hải lại phát biểu rằng: "Đam mê của tôi không được khuyến khích tại Việt Nam".
Đó là tuyên bố thô thiển.
Sáng nay, đọc được câu chuyện bên Beo blog nói về việc chính quyền và những người có trách nhiệm đã quan tâm tới cái gọi là sáng chế, hay độ chế gì đó của anh Trần Quốc Hải. Để rộng đường dư luận, Tre Làng cho đăng lại toàn bộ bài viết này.
Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng
Copy từ Beloved MamaCat
Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc chưa thử nghiệm bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Đúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Nhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Báo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong Project Gallery trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, kể cả cho bay thử (không thành), Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này được lắp ráp sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng và không đạt tiêu chuẩn an toàn, cho nên Bộ khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.
Một điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế.
Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển.
Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.
Anh Hải có phải thiên tài hay không, sản phẩm của anh có tính khả dụng không, xin mời bấm vào đây hoặc chỗ này để đọc.
BÀI CỦA ÔNG THỢ CẠO - NGƯỜI ĐỒNG BẰNG:
Trả lờiXóaXe thiết giáp ông Hải có gì mà ầm ĩ ?
Nghề của mềnh là cạo nên mắt phải lé tí đỉnh với gia chủ Người đồng bằng. he he.
Như bạn đã xem qua các báo tường thuật về việc cải tiến, chế tạo xe thiết giáp của cha con ông Hải ở Campuchia. Sở dĩ báo chí ầm ĩ như thế không phải vì những cải tiến độc đáo sáng tạo gì mà là do có tên người Việt - "người Việt ta đấy". Không thấy báo CPC, hoặc hãng tin thông tấn nào đưa tin, đủ hiểu các báo viết bài đều nghe ông Hải kể và lấy thông tin từ ông Hải cung cấp. Một số báo mở rộng thành chuyện Việt Nam không trân trọng chất xám, không biết sử dụng người tài như ông Hải và các ông bờ cờ khác... công trình họ làm ra Việt Nam không biết xài, nước ngoài biết xài, bán cho nước này nước nọ...
Trở lại chuyện xe thiết giáp ông Hải (ê hèm dùng từ xe bọc thép coi bộ rõ nghĩa hơn!), những ai có kiến thức chút ít chứ chưa cần nói đến chuyên gia quân sự, dễ thấy rằng nó có tính show hàng cho ông Hải và Lữ đoàn 70 hơn là chất mà nó có được. Không phủ nhận tài độ chế của cha con ông Hải và qua đó cũng thấy rằng người CPC thoáng hơn, thực dụng hơn, không để cơ chế thủ tục hành chính ràng buột như VN. Biết trân trọng người tài dù là tài độ chế, biết tạo điều kiện tốt nhất cho thầy thợ phát huy sáng kiến, có chế độ ưu đãi vật chất để giữ người làm việc cho họ.
Nên hiểu đất nước CPC rất thiếu người có tay nghề kỷ thuật nói chung chứ không riêng về cơ khí, họ không ngu để ông Hải vẽ hưu vẽ vượn, tuy trình độ tướng tá, sĩ qua kỷ thật của họ không cao nhưng họ có tham vọng sản xuất xe made in Campuchia dù là "hổng giống ai" đi nữa. Với Vịt, câu cửa miệng là "người Việt mình" thì với Cam là "người Khơ me dơng" nghĩa là "Khmer ta".
Trả lờiXóaNó phù hợp với điều kiện nước bạn nên có chuyện nghe như đùa, ông Hải nói với đài BBC:
"Hiện tôi mới chỉ chế loại xe sáu bánh, họ yêu cầu chế xe tám bánh... Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học."
Những chiếc xe độ chế ấy tất nhiên là rẻ. Có hữu ích không? Thợ Cạo nghĩ là có, nó đáp ứng nhu cầu khoe mẻ của bạn và trấn áp biểu tình, báo loạn đường phố. Nên biết Lữ đoàn 70 đã đặt hàng cha con ông Hải sửa chữa, nâng cấp, chế tạo mới là đơn vị bảo vệ kiêm chống biểu tình bạo động. Tất nhiên chỉ huy đơn vị là người thân cận với Hun Sen nên dễ dàng rút được kinh phí nhà nước. Còn bảo nó là xe chiến đấu đánh nhau thì đừng giấc mơ còn xa.
Việc sửa chữa thành cải tiến để nâng tính năng của xe, chả biết thực hư tới đâu nhưng khó tin.
Trả lờiXóaTheo ông Hải kể, báo chí tường thuật lại:
"Chỉ trong thời gian ngắn, chiếc xe đã có thể vận hành với 25 lít dầu diesel/100 km so với trước đây là 45 lít. Tác xạ nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn so với trước, vòng xoay súng có thể bắn ở cự ly gần hơn so với 150 m của xe cũ, tháp pháo tự động.".
"Sau bốn tháng, ông đã hoàn thành chiếc xe bọc thép với tính năng mới hoàn toàn. Chiếc xe bọc thép mới với vòng quay tay súng có thể bắn ở khoảng cách 7m (so với xe cũ là 150m), tháp pháo tự động và hỗ trợ quay tay, trang bị thêm hỏa lực hai bên xe."
Ông Hải nói có sửa 4 chiếc BTR-60PB nhưng không thấy ảnh, dưới đây là những chiếc BRDM-2 được cải tiến:
Khẩu DKZ 75 được xỏ chân, đứng lỏng chỏng như thế này thì bắn làm sao?
Lớp áo là những tấm thép thường (móc đâu ra hàng đặc chủng) được hàn nối bọc quanh trên dưới, có thể chống được đạn tiểu liên là cùng, chắc gì chịu nổi vũ khí tự chế của dân nổi loạn thì làm sao chịu nổi đạn 12,7 ly, lựu đạn, mìn... Cặp đèn pha mong manh thế kia, chỉ một búa thì xe tự mò mà đi.... Khoéc lỗ gắn 2 khẩu đại liên phía sau, nó chỉ bắn phía bên hông chứ không thể bắn phía trước hướng chính. Ông Hải còn khoe đại liên có thể bắn gần 7 mét, cải tiến thía lồm dzề? bắn dân biểu tình thì được chứ gặp địch thứ thiệt nó tiếp cận vài chục mét thì cả kíp lính trên xe đã chầu ông bà ông vải rồi.
Trả lờiXóađúng là cái gì mình cũng cần có cái nhìn tổng thể, chứ không thể dùng cái nhìn thiển cận để đánh giá vấn đề,
Trả lờiXóachuyện anh Hải chế tạo máy bay, báo chí đưa tin rầm rộ. nhiều kẻ xấu tính còn "khéo léo" đá đểu qua các nhà khoa học này nọ, đá đểu nhiều người không bằng Hai Lúa. ấy thế nhưng, người ta có nhìn vào chiếc trực thăng mà đnáh giá không?
chiếc trực thăng hay chỉ là mô hình?
công nhận là cũng tự hào thật, tự hào khi công dân việt nam được nước ngoài vinh danh!
Trả lờiXóaấy thế nhưng, trước khi phán xét theo cái kiểu lá cải của các tờ báo, thì các tờ báo cũng cần phải xem lại mọi việc cho rõ ràng và minh bạch, chứ đừng kiểu cầm đèn chạy trước ô tô!
làm báo, cần nhất là cung cấp thông tin một cách chính xác!
tôi nghĩ là nói vậy không đúng!
Trả lờiXóakhi ở Việt Nam, ông Hải đã được giúp đỡ rất nhiều trong việc chế tạo máy móc, thế nhưng, sản phẩm của ông đâu có đạt được chất lượng? sản phẩm của ông đâu có khả thi?
ấy vậy mà, nước ta vẫn khuyến khích, nước ta vẫn đầu tư.
bây giờ sang cam người ta giúp đỡ, ban thưởng nọ này thì báo chí nước mình quay ra xỏ xiên này nọ,. không hiểu nổi!
nói chung sản phẩm của ông hải này là sản phẩm của những năm trước rồi giờ thì ta đã đi trước ông hải đến 50 năm rồi cơ mới sửa tí mà đã làm ủm củ tỏi lên có quá đáng không có đánh giá đúng nhân tài hay không, sản phẩm thì chưa đâu vào đâu mà đã nói lọ nói chai đau cả đầu. còn ông hải cũng đang được công ty của hỗ trợ cho phương tiện và thiết bị để sản xuất đó thôi chứ có phải là thật nghiệp đâu
Trả lờiXóa"...trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Trần Quốc Hải đã nói một câu, cũng rất đặc thù nước Việt: Ở xứ ta, mình chưa làm đã bị đặt câu hỏi: Anh có học không mà đòi làm. Nói thật, làm khoa học ở xứ mình buồn lắm!
Trả lờiXóaTrước đó dư luận xã hội cũng đã xôn xao câu chuyện của ông Phan Bội Trân- (hậu duệ của nhà CM Phan Bội Châu) xuất khẩu 05 chiếc tàu lặn mini phục vụ du lịch sang Malaysia. Sau 05 chiếc đầu tiên này, 25 chiếc tàu lặn mini nữa sẽ được ông ký kết, và sản xuất, lắp ráp trực tiếp tại Malaysia.
Cả hai ông khi trả lời báo Một thế giới, ngày 12/11, đều buồn bã: Xuất ngoại là việc chẳng đặng đừng. Nhưng không có cách nào khác!
Nói cho công bằng, khái niệm làm khoa học của ông Trần Quốc Hải chưa chuẩn xác lắm. Bản chất những công việc của ông là công việc của một nhà kỹ thuật, có những sáng kiến cải tiến, thậm chí có những chế tạo. Nhưng sự thờ ở của những người có trách nhiệm, nỗi buồn của hai ông Phan Bội Trân, Trần Quốc Hải, và nhất là câu trả lời khiến ông Trần Quốc Hải cay đắng mãi : " Anh chế (tạo) rất là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa.." (!)? Cái tư duy trọng bằng cấp, trọng hư danh nghiễm nhiên tạo cho người Việt một tâm lý định kiến rạch ròi: Nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế như một đặc ân, đặc tính của những người có học vấn, có bằng cấp, học vị nhất định, chứ không phải của những người nông dân chân đất.
Mặt khác, đời sống sinh hoạt dân chủ, và tâm lý xã hội tôn trọng sự khác biệt là điều mà nước Việt đang phải xóa đi khoảng cách còn rất… dài hiện nay. Trong cái khoảng cách đó, hiện tượng khác biệt của Phan Bội Trân, của Trần Quốc Hải đương nhiên khó có đất để nảy nở và phát triển, nếu không có cơ may tìm cách nương xứ người. Bỗng nhớ đến cậu bé Đỗ Nhật Nam tài năng, dịch giả nhỏ tuổi nhất hiện nay, khi mới xuất hiện, đã phải hứng chịu biết bao “đá ảo” của dư luận. Đến nỗi một nhà báo từng viết bài thốt lên: "Thiên tài sẽ không xuất hiện ở VN. Ai cho họ xuất hiện?"
Cái câu hỏi ai cho họ xuất hiện còn bắt nguồn cả từ sự rắc rối của những quy định, những thủ tục hành chính nặng nề, nhiêu khê, tư duy quản lý kiểu hành chính, công chức, máy móc của những ngành chức năng có thẩm quyền trước những cái mới nảy sinh trong nghiên cứu, chế tạo. Vô hình chung, nó là cánh cửa “vũ môn” vô cùng nhỏ hẹp, mà chắc chắn những chế tạo của người như ông Trần Quốc Hải rất khó… hóa rồng. (TRÍCH VIETNAMNET)
Con người ta hơn hay kém nhau, nhiều khi, chỉ ở cái tâm thế và hành động trước thử thách : "TÔI CÓ THỂ" hay "TÔI KHÔNG THỂ" !
Trả lờiXóaTừ thời Leonardo da Vinci ( 1452 - 1519 ) bị què chân vì dám chế tạo và bay thử máy bay, rồi Galileo ( 1564 - 1642 ) xuýt bị lên giàn hỏa vì dám nghiên cứu khoa học trái với Kinh Thánh, nền khoa học của Phương Tây đã liên tục bức phá, để cho đến hôm nay, "Phương Tây" đã không chỉ là một danh từ mang tính chất địa lý để chỉ một phương trời, một vùng đất, mà còn là một tính từ mang tính chất văn hóa để chỉ một nền văn minh cả về vật chất lẫn tinh thần mà "Phương Đông" phải ngưỡng mộ và theo đuổi ...
Vậy mà, cho đến ngày nay, khi người Việt Nam nghiên cứu chế tạo máy bay, tàu ngầm, xe bọc thép, máy phát điện ... lại luôn bị các "giáo ma thiến sĩ" bằng cấp đầy mình của các bộ, sở, phòng, ban khoa học kỹ thuật của "nhà nát" Việt Nam gây khó dễ, thậm chí cấm đoán là sao !? Đã dốt, lười ... mà cứ muốn làm thầy thiên hạ là sao !?
Khi một anh nông dân "Hai Lúa" sửa chữa và chế tạo xe bọc thép cho đất nước Campuchia - một đất nước nhỏ yếu hơn Việt Nam, nhưng vẫn là một đất nước, chứ không phải là nơi chốn của những kẻ điên khùng - được nhà nước ấy công nhận, ưu đãi và phong tướng, nhưng lại phải than thở : "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam", chỉ vì lời "khuyên nhủ" : "thứ nhất là không phù hợp, thứ hai là Việt Nam không có đủ trình độ để chế tạo máy bay", và "can ngăn" : "anh chế rất là giỏi, nhưng thôi đừng chế nữa" của các "đỉnh cao trí tuệ", thì rõ ràng : dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam đã tự trói mình với cái tâm thế "TÔI KHÔNG THỂ", còn mong gì đến hành động !?