Chia sẻ

Tre Làng

THỦ DÂM TIẾT HẠNH BỀN VỮNG-TIẾP

Khoai@

Tôi ủng hộ các đại biểu Quốc hội sử dụng mạng xã hội làm phương tiện sẻ chia thông tin, vì trước hết nó là cách tốt nhất để các đại biểu gần dân, sau nữa nó là cách nhanh nhất để người dân cất lên tiếng nói của mình, thay vì phải vượt qua hàng trăm cửa ải hành chính.

Rất tiếc, một ông nghị biết sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay lại bị cho là lạc loài, thậm chí có người còn ám chỉ đó là "thần kinh", hay "khùng".

Ai đó đã đúng khi nói: Trong một xã hội, toàn người còng lưng, thì một người lưng thẳng sẽ bị coi là dị dạng!
-----------------------

Copy tiếp bài từ Beo sắcThủ dâm tiết hạnh
(Cái tựa mượn chữ của chú DG DG)

2. Blog là cái chi chi

Blog là nhà riêng, có địa chỉ tên tuổi đàng hòang. Tuy nhiên, khi nó để ngỏ cửa, nó cũng buộc tuân thủ một số nguyên tắc của cộng đồng và, tuân thủ những gì luật pháp cấm: kích động lật đổ chính quyền, xâm phạm đời tư, sao chép từ người khác cũng vẫn phải chịu trách nhiệm…

Trong tất cả các entry Nghị Phước viết trên blog của ông có liên quan đến Nghị Nghĩa, Beo đọc rất kĩ, không tìm thấy những gì vi phạm hai điều buộc phải tuân thủ nêu trên.

Beo đọc hết vào 8PM giờ Boston hôm qua và không chịu trách nhiệm trường hợp Nghị Phước đã sửa chữa cắt cúp entry trước đó.

3. Định nghĩa Nghị

* Làm ông Nghị, tức là người của công chúng, bắt buộc phải nghe công chúng nói những gì thuộc về lãnh vực ông họat động.

Công chúng có đủ lọai. Lọai thưa ông thưa bà lọai nó gọi tọach thằng nọ con kia. Từ đại gia đến thằng ăn cắp vặt, phải nghe tất, khi người ta tìm đến.

Việc của Nghị là xem họ đề cập đến vấn đề gì, yêu cầu đòi hỏi cái gì, chứ không phải vì nó không dùng kính ngữ với mình, thời phủi đít bỏ đi.

Thứ đến, phàm là người của công chúng, Nghị phải chấp nhận những chỉ trích đàm tiếu về các hành vi, phát ngôn của mình, bằng tất cả các thể lọai ngôn ngữ của xã hội.

Nếu những đàm tiếu kia vi phạm luật pháp hoặc có dấu hiệu vi phạm luật, Nghị, cũng như mọi công dân khác lôi nó ra công đường phán xử.

* Các entry của Nghị Phước chỉ trích Nghị Nghĩa, đều có đưa ra các lập luận phản bác của mình. Có cái đồng ý có cái không với Nghị Phước về quan điểm nhìn nhận nhưng phải thừa nhận, hàm lượng chất xám trong các phản bác ấy là cực tốt, chặt chẽ, sâu sắc.

Nghị trường, không phải là công đường phán xử những tranh luận trên blog. Việc Nghị Nghĩa gửi yêu cầu tới đòan TP HCM, là lạc chỗ. Thọat tưởng tôn trọng nguyên tắc tổ chức, kì thực chẳng biết gì về nguyên tắc tổ chức. Nó như vợ chồng cãi nhau, vác ra hội làm vườn nhờ can thiệp vậy.

Phải chi Nghị Nghĩa đăng đàn (blog-đồng phương tiện) công khai tranh luận lại với Nghị Phước, con dân lấy đó cân đo trình thực của ông và trình thực của Phước, con dân lấy đó mà mở mang trí óc. Làm vậy, nó vừa ra tầm người lớn, vừa ra người thực tâm cầu thị cho sự phát triển của đất nước này, thay vì chấp vặt.

Như ông nói, ông là thầy của Nghị Phước, chứ có phải đàn em của Phước đâu, mà lại chọn cách méc với bố mẹ nhờ bênh.

* Trong điều kiện cơ chế tổ chức, ngay các đại biểu của dân cũng do Đảng "quy họach có định hướng" như hiện nay, thì việc tận dụng mạng xã hội để cận dân là cực kì quý, với các Nghị thực sự vì dân.

Cùng một lúc, ngồi trong văn phòng, ông có thể nghe 10 người nói và chứng kiến tận mắt 10 sự kiện đang diễn ra. Cùng thời gian vật chất, năng xuất tiếp dân của ông tăng gấp chục lần.

Theo chiều ngược lại, dân cũng biết rõ hơn về những người đại diện cho mình, thay mình quyết định chuyện đại sự ra sao.

Chính vì cái sự kín như hũ nút, nên người dám bộc lộ mình ra như ông Nghị Phước, mới trở thành khùng. Hãy bỏ chút thời gian đọc những gì ông ấy viết trên blog để rồi so sánh những phát ngôn trên nghị trường, xem thực sự ai khùng hơn ai. Nói như một facebooker nổi tiếng: Một người mặt rất đẹp mà khùng, một người mặt tưởng khùng hóa khùng thiệt.

Vin vào văn phong, vào vài từ ngữ netizen để tránh né tranh luận công khai, đặt cái tôi cá nhân mình cao hơn vấn đề quốc kế dân sinh mà người khác đã cất công chỉ mặt đặt tên đích danh, Beo gọi là thủ dâm tiết hạnh. Tình trạng thủ dâm tiết hạnh mà còn bền vững, tiền đồ dân tộc này còn tối như ngã ba chị Dậu dài lâu.

3. Nghị Phước đã có những lập luận trái chiều gì với Nghị Nghĩa.

đang viết

7 nhận xét:

  1. Nặc danh14:46 6/11/14

    Ta có câu : Tiên học lễ, hậu học văn. Dân ta có thể có người không có VĂN nhưng buộc phải có LỄ.
    Nghị viên có thể nghe tất cả mọi người, ngay cả thằng ăn cắp vặt nếu nó có LỄ. Nếu không có LỄ thì phủi đít bỏ đi là cách hành xử tốt nhất
    Người của công chúng không nhất thiết phải chấp nhận những chỉ trích, đàm tiếu nếu chúng không có LỄ.
    Cách xử lý của Nghị Nghĩa trong việc này là có LỄ nhất. Vì trong chuyện này không phải là tranh luận mà là việc uốn nắn người không có LỄ phải theo LỄ. Trước khi tranh luận việc gì, phải đảm bảo đối tượng tranh luận phải là người có LỄ. Người có LỄ dùng tri thức của mình cho những việc tốt, người không có LỄ thì tri thức của họ chỉ dùng cho việc xấu mà thôi.
    Người có LỄ thì nêu cao tiết hạnh, người không LỄ thì đem tiết hạnh làm trò đùa.
    Người có LỄ đem chuyện quốc kế dân sinh đem ra bàn luận giữa QH để nhiều người bàn thảo làm sao cho ích nước lợi dân. Người không LỄ đem quốc kế dân sinh tranh luận riêng trên blog để chứng tỏ cái tôi của mình.
    Người có LỄ khác người không LỄ là như thế đấy!
    VĂN MẠNH - TP.HCM

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh15:34 6/11/14

    Tác giả Khoai@ nên cẩn ngôn một chút. Những đại biểu QH không sử dụng mạng XH để sẻ chia thông tin, cũng PHẢI được tôn trọng. Không ai được phép đánh giá họ là những người "còng lưng". Đánh giá phẩm hạnh con người chỉ qua một sự việc (chỉ thuần túy là kỹ năng trong công việc) là hành vi của những người không có LÊ.
    Thiết nghĩ, câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" rất đúng với Khoai@ !
    VĂN MẠNH - TP.HCM

    Trả lờiXóa
  3. Hehe, em thấy người ta còn kêu gọi giám định tâm thần.
    Nhưng em thì lại có ý kiến: Ưu tiên giám định sức khỏe, nhưng tập trung vào 2 việc:
    - Giám định bệnh ngủ gật.
    - Giám định bệnh lãng tai.
    - Giám định bệnh im như thóc.
    Các bác, đặc biệt là bác Lê Bình và bác Nguyễn Minh Hải cho ý kiến.

    Trả lờiXóa
  4. Khoai@:
    Văn Mạnh nên cẩn trọng khi nhận xét mới đúng chứ?
    Khoai@ đâu có nói những đại biểu không sử dụng mạng xã hội là những người còng lưng?
    Văn Mạnh nên đọc lại đê.

    Trả lờiXóa
  5. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, việc phong tướng quá nhiều khiến dư luận không đồng tình. “Chúng tôi cần có sự giải thích hợp lý cho vấn đề này để còn trả lời cho cử tri. Trước đây, chúng tôi thấy chức vụ thiếu tá đã là ghê lắm nhưng bây giờ tướng rất nhiều. Người dân cũng không đồng tình khi ở cấp quận thôi cũng phổ biến hàm đại tá”.

    Theo ông Thuyền, để giải quyết chính sách thì nên tách lương khỏi quân hàm. “Có người không được phong quân hàm thì được tăng lương. Làm thế, chúng ta sẽ giảm được số lượng tướng về sau. Cứ như hiện nay, trong quân đội, làm kinh tế mà phong tướng cũng không ổn lắm. Tướng là phải tác chiến chứ đi sản xuất, kinh doanh mà cũng phong tướng là không hợp lý”, ông nói.

    Trả lờiXóa
  6. Ông nghị Phước nói, viết rất đúng và trúng. Chúng sủa là phải thôi. Tôi ủng hộ và kính trọng những người như ông. Đừng lùi bước nhé.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh13:31 13/11/14

    NGHỊ trường đâu phải chốn chợ chiều
    PHƯỚC ló mặt ra nói lắm điều
    MẤT hết thời gian các đại biểu
    DẠY cho gã nghị : chớ nói điêu.
    BÚT TRE

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog