Chia sẻ

Tre Làng

VTV LẠI GÂY BỨC XÚC CHO CÁC NHÀ GIÁO

Bức xúc từ câu chuyện “Nhặt xương cho thầy”

TTO - Tối 19-11, trong khi thầy trò cả nước nhộn nhịp kỉ niệm Ngày nhà giáo thì chương trình "Quà tặng cuộc sống" của VTV3 phát câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" khiến nhiều nhà giáo bức xúc.

Ảnh chụp lại từ clip chương trình "Quà tặng cuộc sống" của VTV3 trên Youtube.

Chương trình "Quà tặng cuộc sống" phát trên sóng VTV3 lúc 22g20 đã phát một câu chuyện có tên "Nhặt xương cho thầy" khiến nhiều nhà giáo bức xúc.

Chuyện kể về một gia đình muốn kiếm thầy dạy tư cho con nên đã mời một thầy giáo đến nhà, đãi cơm thịnh soạn. Vì giữ ý với phụ huynh, ông thầy vờ từ chối thức ăn do cha, mẹ của trò gắp cho, không ngờ bố mẹ cậu bé tưởng thật nên không mời nữa.

Ông thầy rất ấm ức nên nghĩ kế yêu cầu được sắp cơm ăn riêng với trò. Khi chỉ có hai thầy trò, ông thầy ăn hết phần cá, thịt, cậu học trò chỉ được thầy gắp cho vào bát những chiếc xương gà, xương cá.

Hết thời gian dạy học, thầy trò chào nhau. Cậu học trò chúc thầy thọ 100 tuổi còn mình sẽ thọ 101 tuổi, “để thu gom xương cho thầy ".

Theo một cô giáo dạy Văn ở Hà Nội, mảng truyện cười dân gian phê phán thầy dốt, tham ăn được nhiều thế hệ Việt Nam biết đến và các thầy, cô cũng có đưa vào trong chương trình cho học sinh đọc thêm.

Tuy nhiên việc đưa vào chương trình đều đi kèm với sự phân tích, giảng giải của thầy, cô giáo để các em học sinh hiểu giá trị của mảng truyện này, những mặt trái cần phê phán bên cạnh mặt tích cực cần được tôn vinh của người thầy.

Nhưng việc VTV đưa một "Bài học cuộc sống" chỉ vỏn vẹn là chuyện người thầy tham ăn, tính toán để ăn tranh phần của học trò vào đúng dịp nhạy cảm "tôn vinh thầy cô giáo" khiến cho người xem nhìn người thầy chỉ với hình ảnh méo mó, xấu xa, độc ác.

PGS Văn Như Cương, trường THPT Lương Thế Vinh, cũng tỏ ra ngạc nhiên khi biết VTV chọn đưa câu chuyện này đúng vào dịp kỉ niệm ngày Ngày giáo Việt Nam.

“Chuyện các ông đồ xưa vì nghèo khó mà tham ăn được đưa vào truyện cười có ý phê phán nhẹ nhàng. Ví như chuyện thầy muốn liếm đĩa thức ăn thì hỏi học sinh chữ “nhất” thế nào, chữ “nhị” thế nào… đồng thời với hành vi “liếm đĩa”. Người VN thế hệ trước ai cũng biết những chuyện tương tự. Ngày nay có thể cũng có những ông thầy chưa chuẩn mực đối với học trò cần phê phán. Nhưng nên là lúc khác, cách thể hiện khác. Việc đưa câu chuyện phản ánh về hình ảnh rất xấu của người thầy vào dịp cần “ tôn vinh người thầy” là việc khó hiểu. Xét ở khía cạnh giáo dục học sinh thì càng không nên”- PGS Cương nhận xét.

Thầy giáo Ngô Văn Điệp, nguyên giáo viên trường THPT Tây Hồ-Hà Nội cũng có cùng suy nghĩ: “Đây là một cách làm thể hiện sự cẩu thả của người biên tập, duyệt chương trình, thậm chí ác ý đối với nhà giáo. Là một nhà giáo, tôi thấy ngậm ngùi khi nhiều người lớn có hiểu biết còn không biết cách tôn trọng thầy, cô giáo thì làm sao giáo dục được con trẻ việc này”.

Chia sẻ về câu chuyện "Nhặt xương cho thầy", chị Nguyễn Thị Hiếu, cán bộ ngành Ngân hàng có con đang học tiểu học, cho biết: “Con tôi rất thích chương trình "Bài học cuộc sống" trên sóng VTV. Xét một cách công bằng, có nhiều "Bài học cuộc sống" có ý nghĩa sâu sắc, ngắn gọn, hình ảnh sinh động. Vì thế nhiều phụ huynh đều khuyến khích con xem. Nhưng chương trình tối 19-11 thì khiến tôi thấy sốc luôn. Tôi cứ nghĩ mãi liệu VTV có sơ hở gì ở khâu kiểm duyệt không hay đây là chủ ý của nhà đài? Nếu là chủ ý thì thật đáng buồn.".


VĨNH HÀ

13 nhận xét:

  1. Nặc danh08:20 21/11/14

    Có lẽ bất cứ thầy cô giáo nào khi xem chương trình này đều thất vọng cho cách làm ăn của nhà đài. Sẽ không quá lời nếu nói chương trình đã xúc phạm nghiêm trọng đến giáo giới khi phát quà tặng cuộc sống này vào dịp đặc biệt này

    Trả lờiXóa
  2. Phê phán những cá nhân tiêu cực là tốt, nhưng không phải vào thời điểm này. Đọc xong bài viết tự dưng tôi thấy sống mũi cay cay và cảm thấy sự thiếu duyên của người biên tập cũng như người duyệt.

    Trả lờiXóa
  3. vtv gần đây toàn chơi bài gây sốc nhỉ, nếu không phải cố tình thì chứng tỏ trình độ của đội kỹ thuật viên, kịch bản quá yếu kém và vô duyên hết mức, ngày nhà giáo mà lại đi phê phán thói hư tật xấu của thầy cô mà lại còn là thầy đồ truyền thống của đất nước, 364 ngày còn lại sao các bác không mà ra mà chê, chẳng ai nói gì đâu, có mỗi 1 ngày mà lại đi ném đá hội nghị

    Trả lờiXóa
  4. thầy cô giáo có cái niềm tự hào là những con người văn hóa, chuẩn mực cả lễ nghĩa, tư cách đạo đức nhất là những thầy đồ ngày xưa luôn thanh bạch, nhõ nhã làm gì cũng đạo lý, vẫn công nhận rằng có những thầy đồ đểu tham ăn tục uống bôi nhọ hình ảnh cao đẹp trên, thế nhưng chê cũng phải nghĩ đến phần đa số còn lại, giờ cả hội đang liên hoan ăn uống mà xem cái clip ấy chắc là phụt cmnr cơm ra ngoài mất

    Trả lờiXóa
  5. rõ tên là bài học cuộc sống thế mà cái clip trên kia có bài học gì chứ, bài học không được tham ăn cho các thầy cô giáo ư, người không tham thì vẫn không tham, còn người tham mà xem cũng chẳng thay đổi đâu, mà rõ ràng là có đem lại bài học gì đâu mà đòi đăng lên chứ, nói chung là phê phán không phải là một thể loại "bài học" và lần sau đừng đăng những clip châm biếm ấy lên làm bài học dậy đời làm gì không lệch đề

    Trả lờiXóa
  6. Họ chẳng biết thế nào là GIÁO DỤC và VÔ GIÁO DỤC. Nếu biết, thì đâu có chuyện "giáo dục giới tính" bằng "phim 18+" kèm theo một nhóm "cò mồi" biện minh, nhưng không có nhà giáo nào trong nhóm đó. Nên họ mừng "ngày nhà giáo" bằng chuyện "tiếu lâm"...VÔ GIÁO DỤC

    Trả lờiXóa
  7. VTV đang đánh mất tầm và cái tâm của mình sao những vụ việc kiểu như bộ phim phản cảm này được phát sóng vào một dịp long trọng như thế này. Là một cơ quan truyền thông lớn với lịch sử lâu đời và có nhiều đóng góp cho công cuộc chung, tuy nhiên thời gian qua có lẽ VTV đang ngủ quên trên chiến thắng quên đi nhiệm chính trị của mình mà quá chạy theo thị trường bỏ qua những yêu cầu chung. Hy vọng VTV sớm xem xét lại để lấy lại hình ảnh và tầm của mình!

    Trả lờiXóa
  8. Theo tôi việc VTV chiếu những nội dung như thế vào đúng ngày 20-11 ngày nhà giáo Việt Nam là không phù hợp với hoàn cảnh vì những ngày này là ngày mà học sinh cả nước hướng tấm lòng về những người thầy cô những người có công rất lớn đã hi sinh cả đời mình để nuôi dưỡng ước mơ cho học sinh cho nên VTV cần xem lại những nội dung chiếu lên truyền hình.

    Trả lờiXóa
  9. Nói đi thì thế. Nhưng nói lại thì phải thấy Nhà Đài (VTV) cũng không đến nỗi ngớ ngẩn và dại dột chọc giận các Nhà Giáo đâu.Hãy xem việc giáo dục ngày nay đang xưống cấp, thì do đâu, chẳng nhẽ do phụ huynh ?

    Trả lờiXóa
  10. nhân ngày nhà giáo việt nam 20.11 mà vtv lại đăng tải clip này thì đúng là..dội gáo nước lạnh vào m,ặt các ông bà giáo!
    xin thưa, tuy xã hội bây giờ bộc lộ nhiều bất cập, nhất là trong ngày 20.11 này, ấy thế nhưng đâu có tới mức này đâu mà lại có thể tặng cho những người thầy, người cô đáng kính một "món quà" như thế hử vtv?

    Trả lờiXóa
  11. không ngờ có một ngày vtv lại làm ăn kiểu giẻ rách như thế! xin lỗi vì nói thế có vẻ hơi nặng lời, ấy thế nhưng đó lại là sự thật!
    phát sóng một chương trình mà nội dung là hoàn toàn tổng sỉ vả vào mặt những người nhà giáo như thế thì liệu phải giải thích sao cho vẹn toàn đây?
    đài phát thanh truyền hình của cả nước mà làm ăn kiểu vớ vẩn đó ư?

    Trả lờiXóa
  12. ngày 20.11 mà vtv lại phát sóng cái video này được chứ?
    thật là khó hiểu đối với những người biên tập cái chương trình này được chứ?
    một kỉ niệm, một ấn tượng xấu đối với những người nhà giáo.
    mong rằng những lần sau không bao giờ lặp lại sự việc này nữa! thật là quá buồn!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog