Vụ 600 học sinh Hà Tĩnh thất học: Cô giáo đi cày, bò gặm cỏ giữa sân trường
Văn Vỵ - Quang Đại
LĐO - Chỉ còn mấy ngày nữa là đến Ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, chúng tôi trở về Hương Bình – huyện Hương Khê – Hà Tĩnh, nơi xảy ra sự kiện “nóng” khiến hơn 600 em học sinh không đến trường suốt 3 tháng qua vì chưa có tiếng nói chung giữa lãnh đạo với phụ huynh học sinh trong việc sáp nhập trường THCS Hương Bình. Tâm trạng bất an, nhiều tâm tư, nhiều nỗi lòng được các cô giáo chia sẻ.
Nhiều nỗi lòng, nhiều tâm trạng
Sáng ngày 14.11 tôi đến trường mầm non Hương Bình. Các cô giáo đang cuốc cỏ, làm bồn hoa. Trường có 14 cô giáo và 214 học sinh, nhưng tại thời điểm chúng tôi có mặt thì cô giáo nhiều hơn học sinh. “Trong 13 em đến trường, hầu hết là con cán bộ, giáo viên, chỉ có 2 em Lê Hoàng Tuyến con ông Lê Xuân Cung, thôn Bình Giang; em Lê Gia Huy cháu ông Lê Gia Khai; còn 2 em khác đến từ Hương Long (xã bên cạnh) vì bố làm ở lò gạch Hương Bình” - cô Lê Thị Thuý Nga buồn bã trao đổi.
Tại trường Tiểu học Hương Bình có 10 lớp với 253 học sinh nhưng chỉ có 34 em đến trường, trong đó lớp 1 có 13 em, lớp 2 có 7 em, lớp 4 có 8 em và lớp 5 có 6 em. “Cháy thành vạ lây, những khúc mắc với lãnh đạo trong việc nhập Trường THCS Hương Bình khiến cho phụ huynh không cho con em học mầm non, tiểu học đến trường với lý do “không có THCS thì học mầm non, tiểu học làm gì” - cô Phan Thị Anh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hương Bình trao đổi.
Gần 3 tháng kể từ ngày khai giảng, trường học vắng bóng học sinh, các cô thấy áy náy, buồn bã, lo lắng. “Mấy ngày đầu, chúng em chờ đợi, rồi đến vận động, nhưng hiệu quả không cao. Cho đến nay thì thấy buồn bã, lo lắng, không an tâm, nhiều lúc ngao ngán. Còn gì khổ hơn là lên lớp không có học sinh. Đến trường, mở cổng, tất cả các cô dõi nhìn ra cổng, chờ đợi, hy vọng rồi thất vọng. Nhất là khi có công lệnh điều động cô Trần Thị Phương Nga đi công tác tại Trường mầm non Phú Long thì tâm trạng chúng em thấp thỏm, không biết thân phận mình sẽ ra sao đây, liệu có phải điều đi nơi khác? Rồi đây không có học sinh đến trường công việc chúng em sẽ ra sao, nên tâm tư lắm” - cô Trần Thị Hoa (giáo viên mầm non Hương Bình) chia sẻ.
Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, tâm trạng càng buồn hơn. “Mọi năm, cô trò chuẩn bị tập văn nghệ, lên chương trình, nhưng năm nay trường em chỉ có 2 tiết mục của cô giáo thôi. Mọi năm Ngày Nhà giáo Việt Nam xã tổ chức cho chúng em, năm nay chưa thấy kế hoạch gì, nhưng ngày nhà giáo mà không có học sinh liệu còn ý nghĩa gì!” - cô Anh trao đổi.
Trước cổng trường Tiểu học Hương Bình vẫn chăng khẩu hiệu: “Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11”, nhưng tâm trạng của giáo viên nơi đây thì buồn bã: “Mừng sao được khi trường vắng bóng học sinh”. Sân thể dục cỏ lên xanh, bò nhởn nhơ gặm cỏ.
Không có học sinh dạy thì đi cày
Theo điều tra của chúng tôi, kể từ ngày khai giảng đến nay, học sinh không đến lớp, cô giáo vẫn đến trường. “Trước chỉ đi dạy, hội họp, làm công tác chuyên môn, còn bây giờ trăm việc chẳng việc nào ra việc nào mà không khí nặng nề, u ám. Nào là hội họp. Họp liên miên về kế hoạch vận động học sinh. Rồi đến nhà phụ huynh học sinh truyên truyền. Đến ngày chưa đủ thì đến đêm. Cả ngày chủ nhật cũng không nghỉ. Không dạy, chân tay buồn bã thì tự kiếm việc làm. Nào là làm đồ dùng dạy học, trồng hoa, cuốc cỏ, đào đất, trồng rau, làm vệ sinh phong quang trường lớp, thậm chí bắt trâu, vác cày rồi chị em rủ nhau cày vườn trường” - cô Lê Thị Thuý Nga kể.
Có thửa đất trong vườn trường mấy hôm mưa nhão nhoét, thế là cô Nguyễn Thị Lam - Phó Hiệu trưởng bắt trâu đến cày và vận động chị em trong trường cuốc đất để trồng rau…
Nghe các cô kể những chuyện bi hài cười ra nước mắt. Đi cày thì đỉa cắn chảy máu. Làm đồ dùng dạy học thì góp tiền túi mua nguyên vật liệu về tự làm. Khi làm xong đẹp quá, không có học sinh chơi, nhiều cô đã khóc. Đến nhà dân vận động các em đến trường, thậm chí chở các em đến trường thì phụ huynh kêu là cô bắt cóc trẻ, kinh sợ bỏ chạy.
Cô Trần Thị Hoa kể lúc đến nhà chị Dương Thị Liên, cháu Dương Thị Ly Na trông thấy cô chạy ùa ra ôm cô, khóc muốn theo cô đến trường, nhưng mẹ giằng lấy cháu Na ra khỏi vòng tay của cô. Thế là cô cũng… khóc như cháu. Tại Trường Tiểu học Hương Bình, trường đẹp, cây xanh bóng mát, sân trường cỏ xanh non, nhưng không có học trò, chỉ có bò gặm cỏ. Đi họp thì mãi mãi chỉ nghe một câu chuyện …“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Những ngày trước 20.11 chúng tôi đến Hương Bình. Không khí ở đây thật căng thẳng. Chính quyền địa phương và nhân dân không tìm được tiếng nói chung trong việc sáp nhập trường THCS, nên 600 học sinh vẫn chưa được đến trường khi mà năm học đã trôi qua 3 tháng. Chiều 15.11 tại Trường THCS Hương Bình, chính quyền cho Hội phụ nữ đến giữ cổng trường. Nhân dân tập trung đến rất đông. Cổng trường trở thành nơi tranh chấp.
Trước tình cảnh như vậy, tâm trạng giáo viên thật là ngao ngán. “Em chỉ có một điều ước là làm sao học sinh trở lại trường học. Đó là vấn đề cốt lõi. Học sinh không đến trường là một thất bại và chúng ta có lỗi với thế hệ tương lai. Học sinh không đến trường thì Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 chẳng có ý nghĩa gì?”.
Trước tiên lãnh đạo nhà trường, cùng các thầy cô phân tích cho các bậc phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc cho con đến trường, đừng để các em trở thành những đứa trẻ mù chữ, không theo kịp sự phát triển của xã hội. Đồng thời giữa hai bên cần có tiếng nói chung, ngồi lại thảo luận, lắng nghe và đưa ra những giải pháp hợp tình hợp lý cho cả 2 bên.
Trả lờiXóaThật đáng buồn vì đến bây giờ vẫn còn có tình trạng không cho con em đến trường chỉ vì những nguyên nhân chưa làm rõ. người lớn tự nhiên lại làm cho các em tự nhiên phải chịu thiệt thòi. đề nghị các cơ quan chức năng đứng ra giải quyết rõ ràng vụ việc.
Trả lờiXóaKhông biết tương lai của các em thế nào khi mà bố mẹ lại cấm các con mình đến trường như thế, dù sao việc học hành của các em vẫn phải đặt lên hàng đầu, không thể để các em thất học khi còn bé như thế được.
Trả lờiXóarất buồn vì vẫn còn những nơi mà trình độ dân trí còn thấp như vậy nhà nước cần có chính sách động viên các đấng cha mẹ cho con em đi học, xây dựng một tương lai tươi mới cho các em,
Trả lờiXóaĐiều đầu tiên lãnh đạo nhà trường, cùng các thầy cô phân tích và động viên cho các bậc phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc cho con đến trường, đừng để các em trở thành những đứa trẻ mù chữ, không theo kịp sự phát triển của xã hội.
Trả lờiXóaĐúng là chỉ khổ các cháu, tự dưng bị gián đoạn học hành, nếu kéo dài cái này, thì hậu quả trước mắt nhìn thấy là các cháu sẽ bị chậm 1 năm học so với bạn cùng trang lứa.
Trả lờiXóathật đắng lòng khi đọc được bài báo này...
Trả lờiXóathực sự hiện nay, việc học sinh ít đi gây nên rất nhiều khó khăn.
việc nhập trường là cần thiết, nhằm tiết kiệm chi phí cũng như lượng giáo viên, thế nhưng lại cũng gây nên nhiều bất cập và hạn chế. rất nhiều gia đình đã không tiếp tục cho con đi học để phản đối nhập trường!
thế nhưng, xin phép tác giả bài viết, cho mình xin nêu một vài ý kiến nho nhỏ:
Trả lờiXóatrước hết, chính quyền cũng như bộ giáo dục cần có những phương án thích hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học sinhd dược đi học
thứ hai, phụ huynh phải cố gắng thấu hiểu và tạo điều kiện cho con em được đến trường!
quả là những câu chuyện chứa đầy sự bất cập trong cuộc sống!
Trả lờiXóaviệc nhập trường thực sự thời gian qua đã gây nên rất nhiều những bức xúc cho phụ huynh cũng như con em đang đi học. quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết khi nhập trường. và hình ảnh học sinh bỏ học, thầy cô tới trường ngồi nhìn nhau, sân trường thì bò gặm cỏ..quá đắng lòng
một ngày 20.11 thật buồn
Trả lờiXóahọc trò thì bỏ học, giáo viên thì thất nghiệp ngồi nhìn nhau
nhưng, biết làm sao khi số lượng học sinh thì ngày càng giảm dần đi, nên việc nhập trường, nhập lớp là tất yếu. thế mà lại có nhiều người phản đối và còn gây khó dễ..hay chăng chính sách còn chưa thật hợp lí?
Một ngày 20.11 thật buồn cho các thầy cô giáo nơi này.
Trả lờiXóaMong rằng chính quyền địa phương và bộ giáo dục sớm tìm ra được hướng giải quyết cho vấn đề này để con trẻ không phải chịu khổ, chịu ảnh hưởng của việc này
Trả lờiXóa