Khoai@
Chuyện ở phần đối thoại đéo phải ở Việt Nam:
Ban đêm, Cảnh sát giao thông giơ gậy vẫy một chú lái xe.
- Tôi cảm thấy anh vừa uống rượu bia khi lái xe.
- Em lạy anh, em thề là không uống tí nào.
- Hôm nay thiết bị đo nồng độ cồn hỏng, vì vậy tôi hỏi anh một câu. Trả lời đúng tôi bỏ qua. Nếu anh chạy ban đêm, thấy phía trước có 2 đốm sáng. Đó có thể là cái gì?
- Đương nhiên tôi sẽ phán đoán là ô tô.
- Thì đúng, nhưng ô tô gì, xe tải, xe khách, xe con, xe bán tải? Tịt hả. Tệ thật. Nhưng thôi, hỏi anh câu nữa. Nếu anh chạy đêm, thấy phía trước có 1 đốm sáng. Đó có thể là cái gì?
- Thì, có lẽ là xe máy…
- Rõ vậy, nhưng loại gì. Xe phân khối lớn, xe SH, wave, hay nhỡ bọn đi xe đạp lắp đèn thì sao? Tôi sẽ tạm giữ xe vì có khả năng anh đã uống rượu.
Lái xe ức quá.
- Này, đồng chí CSGT, tôi hỏi anh một câu được không?
- Tất nhiên.
- Bên lề đường có một em tóc vàng minijupe đến bẹn, áo cổ rộng lòi cả ti không mặc xu chiêng, tay vẫy xe đi qua. Đó là ai?
- Đương nhiên là “hàng” rồi, - CSGT không ăn mặc như thế khi vẫy xe, CSGT mỉm cười đắc thắng. – Còn ai vào đây nữa?
- Thì đúng là “hàng”. Nhưng chính xác là ai chứ: mẹ anh, vợ anh hay con gái anh?
Vầng, và thực ra, đa số chúng ta khi bị một ai đó mà mình “cảm thấy” có quyền lực hơn mình “bắt nạt”, việc đầu tiên là cứ phải lạy lục, xin xỏ cái đã, dù có thể lẽ phải thuộc về mình hoặc mình đang bị kẻ đó tìm cách lừa vào bẫy.
Một chú sinh viên mới ra trường bị lừa học và mua sản phẩm bán hàng đa cấp kiểu như Herbalife, biết bị lừa nhưng việc đầu tiên vẫn là lạy lục xin xỏ bọn lừa đảo trả lại tiền cho mình.
Một chú du khách bị thằng bán Iphone ở Simlim Square Singapore lừa mua đắt, việc đầu tiên là khóc lóc lạy lục xin xỏ xin thằng chủ cửa hàng trả lại tiền cho mình.
Phải chăng “cơ chế xin cho” trong môi trường gia đình từ bé, cho đến môi trường xã hội khi lớn làm cho số đông chúng ta quen với việc… lạy lục xin xỏ như một việc tất nhiên?
Vậy, có nhất thiết phải lạy lục xin xỏ người Việt chúng ta, xin đừng… lạy lục xin xỏ nữa, khi vừa vẫn bị lừa mất tiền, vừa mất tư cách, lại tự an ủi bản thân kiểu AQ… thôi thì đỡ mất thời gian và rắc rối.
Kiện chết kụ chúng nó đê…
P/S: Không liên quan nhưng cách đo nồng độ cồn trong ảnh minh họa có vẻ phù hợp với "cơ chế xin cho" ra phết.
Nguồn tham khảo đây
nói chung thì xin xỏ không hoàn toàn là sai trái, điều gì mình cần nhờ cậy thì vẫn phải xin xỏ người ta, giờ đi làm ngoài đời nhiều lúc xin người ta vẫn có tác dụng hơn là ném tiền vào nhưng không khéo thì còn bị phản tác dụng vì người ta nghĩ mình không tôn trọng người ta ý chứ, xin làm sao vừa phải, thấy có khả năng được thì mới xin vẫn phát huy tác dụng đấy chứ
Trả lờiXóanếu Việt Nam đi theo chế độ của phương tây thì sao?? hết tham nhũng không, hết hối lố không? hết phân chia giàu nghèo không? được tự do ngôn luận, dân chủ không? tham nhũng không cần vì có "lợi ích nhóm" quá lớn rồi, hối lộ là chuyện bình thường mặc định, vi phạm luật là đút tiền là đúng, tự do dân chủ khi bị theo dõi điện thoại mới bị phát hiện của Mỹ có được không?
Trả lờiXóaTheo tôi thì ở đâu cũng có " cơ chế xin cho " mà thôi vì ai cũng muốn có lợi cho mình nên khi ảnh hưởng đến lợi ích của mình thì ai cũng thế đều xin người khác hết vì vậy " cơ chế xin cho " này không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở nhiều quốc gia khác trên thế giới mà đặc biệt ở các nước tư bản thì cơ chế xin cho lại càng phát triển.
Trả lờiXóathực ra cơ chế xin cho đó ở đâu cũng có, chẳng qua nó không nhan nhản chỗ nào cũng thấy thôi. ở việt nam thì, nói hơi phũ, cái cơ chế ấy chỗ nào cũng thấy. phạm luật giao thông thì xin xở csgt bỏ quá cho để về cho kịp, thi sợ trượt thì đi xin điểm, công trình muốn thi công nhanh gọn lẹ thì đi tắt cửa sau xin mấy sếp quyền to chức cao, vv. nếu mỗi người dân tự nhận thức đc những hành vi trên là đúng hay là sai và kiên quyết chống lại các hành vi sai phạm kia thì liệu cái cơ chế xin cho kia có khả năng tồn tại ko?
Trả lờiXóaVăn hóa VN khác phương tây
Trả lờiXóathực sự thì ở cái xã hội này, cứ phải quy lụy xin xỏ thì mới nhanh nhanh chóng chóng xong việc, chứ còn mà cao giọng thì..ôi thôi cho xin!
Trả lờiXóadù mình không sai, dù người ta cãi cùn vô lí đi nữa, thì người ta có lực hơn mình, mình vẫn phải nghe.
ấy thế mới là nhục đấy các bác à!
đều hiểu!
giống như là một hội chứng dây chuyền vậy, chả có vấn đề gì sai, chỉ thấy bị bắt nạt là cứ xin xỏ.
Trả lờiXóatuy bản thân mình có thể là chwua sai, tuy người ta mới là người có lỗi, nhưng xin thì vẫn cứ xin, âu là lẽ thường
và dường như ai cũng làm thế nên mình cũng chịu nhục đi xin, tuy mình vốn bị lừa!
xin xỏ thời nay là chuyện thường.
Trả lờiXóadù đúng,, dù sai nhưng khi mình là người yếu thế thì mình vẫn cứ phải hạ mình xin xỏ!
xin không được thì quay ra xỏ, sợ đều gì bố con thằng này!
thằng nào bố láo thì cho đi luôn, khỏi xin cũng khỏi xỏ!
lại chuyện xin xỏ, câu chuyện khó lí giải nhất mọi thời kì!
Trả lờiXóaừ, thì sai, thì xin, đó là chuyện thường.
còn đằng này, có nhiều người không sai mà cũng cứ phải xin, phải xỏ, thậm chí là...vừa xin vừa xỏ.
ấy là luật đời, mạnh được yếu thua, quá là dễ hiểu!
xin xỏ ư? chuyện tất nhiên ư? thật là nực cười!
Trả lờiXóađúng là không thể hiểu nổi tại sao người ta lại có thể mang chuyện xin xỏ ra làm một chuyện như kiểu tất nhiên thế này được chứu?
nói chung vẫn biết cuộc đời này, chuyện xin xỏ là bình thường nhưng đâu phải là tất nhiên?
Đây là một thực tại của loài người chứ không phải của mỗi Việt Nam. Những kẻ có quyền, có tiền cứ cho mình cái quyền bắt người khác phải quỵ lụy mình, phải xin xỏ mình thì mới được. Chắc chẳng bao giờ bỏ được cái chuyện xin - cho này đâu.
Trả lờiXóaĐúng là xin xỏ là chuyện đương nhiên, hiện nay trong xã hội ta, cái cơ chế xin - cho nó như là một việc tất nhiên, nó làm cho những người có thực lực, có tri thức họ nhàm chán phấn đấu, nhàm chán cố gắng rồi sinh ra lười biếng, bức xúc còn những người không có thực lực nhưng giỏi về khoản đi xin xỏ, tiền nong...thì lại được cân nhắc, được trọng dụng. Việc này đang là một vấn nạn mà không biết đến bao giờ mới giải quyết được.
Trả lờiXóaTôi lại không nghĩ xin xỏ là chuyện tất nhiên, nếu như vậy có phải tất cả những người có năng lực mà không biết đi xin xỏ đều không thành công không? Tôi nghĩ trong trường hợp nào đi nữa những người có năng lực thực sự, có sự cố gắng thực sự trong công việc cũng như trong cuộc sống sẽ được đền đáp xứng đáng với công sức họ bỏ ra mà không cần đến việc xin xỏ.
Trả lờiXóaXã hội loài người cũng giống như cuộc sống của các loại sinh vật bên ngoài, nếu ở sinh vật thi giữa chúng hình thành các lưới mắt xích thức ăn, còn ở xã hội loài người chúng ta thì lại hình thành nên những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, xin xỏ ở đây thực chất là cùng nhau tốt lên giúp cho mỗi quan hệ giữa mỗi người khăng khít hơn.
Trả lờiXóaXin xỏ, nó có nhiều phương diện để ta tiếp cận, nếu theo hướng tốt thì nó giúp con người ta phát triễn, nhưng nếu ta tiếp cận theo hướng tiêu cực thì nó lại làm con người ta tụt lùi
Trả lờiXóanếu hợp tình hợp lý thì xin cũng cũng được, không thì tốt nhất nên nghiêm chỉnh chấp hành
Trả lờiXóa