Ai là người đầu tiên?
(Sau câu chuyên giải cứu 12 công nhân làm đường hầm thủy điện)
Ảnh: Lu Bim Binh nhất Hoàng Văn Thảo (Người ngoài cùng bên trái )cùng tổ 3 người của mình !
Sau 3 ngày căng thẳng với bao hồi hộp, lo lắng, cầu mong. Khoảng 16h30 hôm nay 19/12/2014, mọi con tim cả nước đang hướng về vụ giải cứu 12 công nhân sập hầm công trình thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) tưởng chừng như muốn bật tung trong niềm vui sướng khi tất cả các phương tiện truyền thông đều đồng loạt loan tin vụ giải cứu đã thành công 12 công nhân đã được cứu thoát và được chào đón trong niềm hân hoan đến nghẹn ngào của tất cả mọi người .
Ảnh: Lu Bim Binh nhất Hoàng Văn Thảo (đứng giữa) cùng đồng đội_ Khoảng 2h sau sự kiện giải cứu
Có thể nói rằng: Đó là những thời khắc lịch sử. Đặc biệt “thời khắc lịch sử này” lại do những hành động trực tiếp – cuối cùng của các chiến sỹ lữ đoàn 293 thực hiện đúng vào thời điểm cả nước đang tưng bừng kỷ niêm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt nam anh hùng!
Còn gì vinh dự hơn? Còn gì đẹp đẽ hơn khi hình ảnh về người lính lại thêm một lần nữa rực sáng, rạng ngời trong mắt toàn dân trong dịp kỷ niệm lớn này?!
Ai cũng hiểu: Để có một sự kiện trọn vẹn, để có một chiến công thì luôn là kết quả tổng hợp công sức, trí tuệ của rất nhiều người. Nhưng, con người cụ thể với những “HÀNH ĐỘNG KẾT THÚC ĐẦU TIÊN” luôn luôn trở thành biểu tượng cho mọi thắng lợi. Đó là một điều tất nhiên .Xưa cũng thế và nay cũng thế. Và dù muốn, dù không thì NGƯỜI ĐẦU TIÊN với những HÀNH ĐỘNG KẾT THÚC ĐẦU TIÊN bao giờ cũng trở thành tâm điểm cho mọi sự kiện đặc biệt và vẻ vang như ta vẫn thấy!
Ảnh: Lu Bim Trung úy Nguyễn Văn Tiền, Phó đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 3 (Chỉ huy trực tiếp của binh nhất Hoàng Văn Thảo ) - Khoảng 1h sau sự kiện
Ngay những giờ phút đầu tiên , mọi tin tức tại chỗ đều cho biết: Binh nhất Hoàng Văn Thảo,chiến sỹ Đại đội 3, Tiểu đoàn 32 lữ đoàn Công binh 293 là NGƯỜI ĐẦU TIÊN phát hiện khe hở có ánh sáng và cùng tổ công tác 3 người quyết định đổi hướng đào hầm và anh cũng là NGƯỜI ĐẦU TIÊN tiếp cận những người bị nạn ! Chỉ sau thời điểm xẩy ra sự kiện giải cứu thành công chỉ khoảng 1h, tên tuổi anh được hầu hết mọi phương tiện thông tin cả nước nhắc đến như một điểm nhấn trong mọi bản tin trong suốt 3-4 h liên tiếp .Tấm hình ghi lại tổ công tác 3 người của Hoàng Văn Thảo lấm lem bùn đất được ghi lại ngay tại hiện trường đã được công bố. Khoảng 2 h sau ,khi Thảo đã thay quân phục và tấm hình anh được đồng đội công kênh trong niềm vui chiến thắng cũng lập tức xuất hiện. Tại thời điểm đó, giữa hiện trường Thảo đã trả lời phỏng vấn trước sự chứng kiến của rất nhiều PV: "Đang tối, thấy ánh điện phía đối diện lóe lên và có tiếng động, vừa lúc đó tôi hô to "thấy rồi". Ngay lúc đó, tôi và mọi người đã lập tức đào tới. Chỉ vài nhát đào nữa thì một lỗ thủng lớn xuất hiện. Tôi nhìn qua phía bên kia thấy nhiều người. Ngay lúc đó, tôi lập tức bò qua tiếp cận với các nạn nhân. Ngay lúc đó, các nạn nhân bên trong reo vang lên "được cứu rồi".
Với tất cả chúng ta: Binh nhất Hoàng Văn Thảo chính là NGƯỜI ĐẦU TIÊN có những HÀNH ĐỘNG ĐẦU TIÊN kết thúc cuộc giải cứu ngẹt thở mà nhân dân cả nước ngóng chờ suốt mấy ngày qua. Anh sẽ trở thành biểu tượng đẹp cho hinh ảnh người chiến sỹ QĐNDVN trong mắt nhân dân cả nước đúng dịp kỷ niệm 70 ngày thành lập quân đội ta.
Vậy mà ..
Chỉ sau sự kiện trên khoảng 4 h - Lúc 18h57 - Báo Quân Đội Nhân Dân đã có một tường trình khác hẳn !Bài báo này cho rằng; Người trực tiếp chỉ huy trong đoạn hầm đang đào xuyên núi là Trung úy Nguyễn Văn Tiền, Phó đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 32, Lữ đoàn Công binh 293 chính là NGƯỜI ĐẦU TIÊN tiếp cận khu vực hầm cách ly và là NGƯỜI ĐẦU TIÊN tiếp xúc với các nạn nhân !?
Bài báo căn cứ lời kể của trung úy Tiền: "Sau khi đào đào được khoảng 15m, chúng tôi thấy có nước rỉ ra. Anh em tiếp tục đẩy nhanh tiến độ. Đào tiếp 2m chúng tôi thấy có tín hiệu ánh sáng le lói. Tiếp tục đào khoảng 2m nữa chúng tôi đã khoét được lỗ nhỏ vào đường hầm bị chia cắt. Tôi hô to "Có ai trong đó không?". Không ai trả lời. Tôi tiếp tục gọi thêm vài tiếng thì nghe phía cuối đoạn hầm có tiếng kêu cứu. Nạn nhân đầu tiên là một nam công nhân, anh ta đã bơi gần về phía tôi. Lúc này nước đang dâng cao tận ngực. Tôi nói với anh đã có người vào cứu, anh em bình tĩnh chúng tôi sẽ đưa ra ngoài".!
Bài báo còn khẳng định: Binh nhất Hoàng Văn Thảo là người tiếp cận thứ 2 ?!
Thật kinh ngạc vì chỉ có một sự kiện mà tại sao chỉ sau vài giờ lại xuất hiện thêm MỘT NGƯỜI ĐẦU TIÊN THỨ 2 ?
Đáng chú ý: NGƯỜI ĐẦU TIÊN THỨ 2 (?) lại không hề có mặt trong các cuộc phỏng vấn của rất nhiều PV ngay tại thời khắc ĐẦU TIÊN ?
Sự kiện còn nóng hổi. Rất nhiều chuyện còn phải làm…Tôi cho rằng ngay lúc này phân định đúng sai trong chuyện NGƯỜI ĐẦU TIÊN e rằng thật khó mà thấu tình đạt lý vì còn thiếu nhiều thông tin đối chứng.
Tuy nhiên, câu chuyện “người đầu tiên” nho nhỏ này lại khiến tôi liên tưởng đến câu chuyện về “người đầu tiên” trong sự kiện trọng đại ngày 30-4 tại dinh Độc Lập năm xưa .
Vì những lý do và động cơ nào đó (Mà đến hôm nay, dù đã có vài cuộc hội thảo cấp cao, đã ban hành văn bản kết luận chính thức nhưng vẫn chưa giải thích được thật sáng tỏ, thấu tình đạt lý sự kiện khiến người trong cuộc và cả ngoài cuộc phải “tâm phục, khẩu phục” ) mà phải 20 năm sau chiến thắng, chiếc xe tăng 390 của trung úy Vũ Đăng Toàn với HÀNH ĐỘNG KẾT THÚC – ĐẦU TIÊN của nó mới được trả về đúng với sự thật lịch sử thay cho chiếc xe tăng 843 của trung úy Bùi Quang Thận !
Cho đến hôm nay cựu trung tá (nay là cựu đại tá) Bùi Tùng cùng rất nhiều cán bộ chiến sỹ cũ của ông vẫn day dứt không "phục" những “kết luận” của cấp trên về sự kiện: Cựu đại úy(Nay là cựu trung tướng) Phạm Xuân Thệ chứ không phải là chính ông đã tự tay thảo bản tuyên bố đầu hàng quân giải phóng cho ông Dương Văn Minh- tổng thống chính quyền Việt nam Cộng hòa tại đài phát thanh Sài gòn thủa ấy! v..v..
Ngẫm chuyện xưa, thấy chuyện nay dù biết chuyện chưa đâu vào đâu nhưng tự nhiên cứ thấy lòng mình đang vui bỗng chùng xuống, chợt dâng lên một nỗi buồn khó tả !
Mong sao ngày mai trời sẽ sáng!
Mong sao rồi đây những chuyện "ai là người đầu tiên" sẽ không còn làm day dứt lòng người!
Nguồn: Lu Bim
Niềm vui mới đến thì nỗi buồn xen ngang, chẳng lẽ chuyện ai là người đầu tiên nhìn thấy các nạn nhân nó quan trọng đến thế sao? Sao không đặt phương châm sống" cho đi không nhận lại"
Trả lờiXóaTheo tôi tất cả mọi người tham gia cứu hộ đều có công, cho nên không cần ai phải nhận công lao về mình hết.
Trả lờiXóaThực sự là bản thân tôi không bao giờ nghĩ tới chuyện mọi người lại đưa ra câu hỏi "ai là người đầu tiên" và nó nhằm mục đích gì? Phải chăng đây chỉ là một câu hỏi để biết được cảm giác hạnh phúc của người đầu tiên khi nhìn tấy các nạn nhân, hay là nó mang một khía cạnh khác với hàm ý sâu xa hơn?
Trả lờiXóaCảm thấy nhói lòng khi biết được cái tin này, liệu rằng chúng ta có nên làm vậy hay không?
Trả lờiXóaNếu đây mà là sự thật theo như suy đoán tiêu cực của mọi người thì là điều không nên có, còn không mong rằng các đồng chí ấy vì thấy nạn nhân nên sung sướng quá, vui quá nên khi được phỏng vấn thì chia sẻ nhiệt tình, chứ không ai tranh công của ai hết.
Trả lờiXóaKhông biết câu chuyện thực hư thế nào nhưng thực sự cảm thấy nghẹn ở trong lòng. Chẳng lẽ nào?
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaAi cũng có công lao hết, thế nên chúng ta không nên đưa ra bàn luận làm gì cả.
Có nhất thiết phải ai trước ai sau không? Cứu được người mới là điều quan trọng. Niềm vui giảm đi phần nào vì những điều không đáng có. Con người sống sao cho tốt, đâu cần mấy cái danh hão bên ngoài
Trả lờiXóaĐôi khi sự việc không đến mức độ như báo chí nói. Tôi có cảm giác báo chí đang quá thổi phồng sự việc. Người lính cụ Hồ miệt mài tìm cách cứu người không mong gì hơn những người mắc kẹt an toàn. Không mấy ai mơ cái danh hão "Người đầu tiên" như mọi người nghĩ đâu.
Trả lờiXóatrong cuộc sống có nhiều thứ chỉ mang tính chất tương đối mà thôi, không hẳn cái gì cũng là tuyệt đối.
Trả lờiXóathế nhưn, vấn đề này chúng ta nên làm rõ, đừng để kiểu dư luận 2 chiều sẽ rất khó đoán biết được đâu là thật, đâu là giả, làm hoang mang dư luận và công trạng cũng được phân định một cách không rõ ràng, thiếu khách quan..
đúng là hơi đáng tiếc thật, truyện người đầu tiên có gì là đáng kể so với niềm vui giải cứu người thành công, niềm vui của gia đình nạn nhân và niềm vui chung của cả nước khi theo dõi vụ việc nghẹt thở hiếm có này chứ, tranh nhau để làm cái gì cơ chứ, may mà sự việc này cũng không gây chú ý làm từ dư luận đâu mà, không để ý kỹ không biết đâu
Trả lờiXóanhững chuyện giải cứ hay lập chiến công này thường xuyên sảy ra việc tranh công đầu tiên chẳng có gì là lạ cả, hình như nó trở nên phổ biến rồi thì phải, nghe đâu cũng quen quen, tại sao ư, tại số 1 ai cũng biết còn số 2 thì chẳng có giá trị, mọi người nhớ người đầu tiên lên mặt trăng chứ mấy ai biết người thứ 2 lên không? chắc là không đâu, danh tiếng là thứ ai cũng muốn có
Trả lờiXóaCái quan trọng nhất là 12 người đã được cứu sống, đó là niềm vui sướng to lón nhất của tất cả những ai có mặt tại hiện trường cũng như nhân dân cả nước. Vậy cái danh xưng "người đầu tiên" dẫu có để là biểu tượng, mong rằng nó là một biểu tượng trung thực, hạnh phúc và gọi cho mọi người về sau cái nhìn khách quan, chứ không phải "người đầu tiên" là lợi lộc, là nổi tiếng, là cái mà người ta gọi là thần tượng. Mong rằng, trong câu chuyện được nói đến không là vì cái thứ 2 ở trên.
Trả lờiXóaBỏ qua niềm vui 12 công nhân đã được cứu sống, việc mọi người cứ xoáy mãi ai là người đầu tiên thì mình thấy không nên, bởi đây là nhiệm vụ chung, phân công theo từng tốp, hướng đi đúng, không người này thấy thì người khác thấy chỉ là vấn đề thời gian. Chỉ nên xoay sâu và "thổi" họ lên nếu họ là người tìm ra hướng mới hoặc có gì đó phát hiện đặc biệt sáng tạo mới ra được kêt quả này.
Trả lờiXóaTại sao cứ phải tìm hiểu ai là người đầu tiên nhỉ? Đây là chiến công, thành tích của toàn bộ lực lượng tham gia cứu hộ mà.
Trả lờiXóaĐúng vậy, ai là người đầu tiên không quan trọng, quan trọng là mọi người đã được bình an, và đây là thành tích của tất cẳ lực lượng tham gia cứu hộ lần này, người đào thấy đầu tiên chỉ đơn giản là đúng ca của người ta. Điều quan trọng là phải đưa ra hướng tìm đúng và người thực hiện phải tuân thủ chặt chẽ lệnh chỉ huy, không chỉ vì thành tích ai là người đầu tiên phát hiện mà ồ ạt xông vào đào bới được.
Trả lờiXóaĐúng là báo chí cứ thổi phồng lên thế thôi chứ làm gì có chuyện này, vừa rồi nhà nước ta đã có quyết địn khen thưởng các cá nhân tập thể có công rồi mà, làm gì có chuyện tranh ai hơn ai kém.
Trả lờiXóaLàm gì có chuyện như thế được, hình ảnh những người lính vui mừng khôn tả khi đưa các nạn nhân ra ngoài đủ thấy họ hạnh phúc thế nào, họ bất chấp khó khăn, hiểm nguy để dành lấy sự sống cho các công nhân. Như vậy cũng đủ thấy họ vì nghĩa lớn chứ không vì mục đích nào hết.
Trả lờiXóaNếu muốn nói ai là người đầu tiên thì phải nói đến ai là người đầu tiên được cứu ra khỏi hầm chứ không phải bàn cãi chuyện ai là người đầu tiên nhìn thấy các nạn nhân, điều này thật nhảm nhí quá đi mất.
Trả lờiXóaVấn đề bây giờ là chúng ta đã cứu thành công các nạn nhân, và giờ là tìm ra nguyên nhân vì sao hầm lại bị sập, không nên đưa ra những điều vô bổ này ra bàn cãi, vì nó chẳng có cơ sở nào để bàn cả, thật là vô lý.
Trả lờiXóaTôi nghĩ ai là người đâu tiên không quan trọng mà điều quan trọng nhất là chúng ta đã giải cứu thành công 12 công nhân ra ngoài an toàn trong sự trông đợi của hàng triệu trái tim con người Việt Nam, quả thật qua những câu chuyện này những khó khăn này thì chúng ta mới cảm nhận được hết vẻ đẹp của người lính các anh mãi xứng danh với cái tên anh " BỘ ĐỘI CỤ HỒ " và cũng sắp đến ngày 22-12 ngày cả nước kỷ niệm thành lập quân đội nhân dân tôi chúc các anh luôn manh khỏe hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trả lờiXóaQuan trọng là đã cứu được tất cả mọi người. Các anh đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, tất cả các anh đều đáng được ghi nhận, biểu dương. Còn ai là người tiếp cận đầu tiên điều đó ko quan trọng
Trả lờiXóakhông quan lắm đền việc "ai là người đầu tiên" nhưng thấy 12 người an toàn là hạnh phúc lắm rồi, tưởng như bị chôn sống luôn ấy chứ, không phải người thân mà thấy nghẹn thở từng ngày, ơn trời không phụ lòng người
Trả lờiXóaViệc cứu được 12 người đã là một kì tích và 1 sự kì diệu. Cảm ơn các anh! Nên ko cần quan tâm ai là người đầu tiên hay cuối cùng nữa. Cảm ơn sự chỉ đạo kịp thời của nhà nước, đã mang lại hạnh phúc cho biết bao gia đình
Trả lờiXóa