Chia sẻ

Tre Làng

LẠI CHUYỆN VIỆN KHỔNG TỬ

LâmTrực@

Câu chuyện thành lập Viện Khổng Tử tại Đại Học Hà Nội làm cho nhiều người hoắng hết cả lên. 

Lướt nhẹ qua mạng, nhiều ý kiến lo lắng, thậm chí phản đối. Cũng không ít ý kiến lợi dụng sự vụ để bỉ bôi đảng và nhà nước.

Trước hết, người ta nhận ra các Viện Khổng đều là của nhà nước Trung Quốc, chịu sự kiểm soát, định hướng, chi phối bởi những mục tiêu chính trị của nhà nước Trung Quốc, chứ không đơn thuần chỉ là dạy ngôn ngữ, trao đổi văn hóa…như các tổ chức độc lập khác. Điều này là có lý, bởi chả ai dỗi hơi tìm cách tài trợ, mở mang tư tưởng của mình ra nước ngoài.

Có người cho rằng, tinh thần Khổng Tử đại diện cho văn hóa Trung Quốc, có sức thẩm thấu cao sẽ dần lấn át văn hóa bản địa và. Đó là sức mạnh mềm mà Trung Quốc muốn sử dụng kết hợp với sức mạnh "cứng" để xâm lược Việt Nam. Thậm chí, còn cực đoan cho rằng, đó là thứ văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt các nền văn hóa khác, là thứ văn hóa chỉ biết lấy đi mà không cho lại, chỉ đồng hóa mà không khai hóa, cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác. Nhận định này có thể hơi quá, nhưng lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Trên BBC, Dân Làm Báo, Dân Luận, còn cho rằng, thông qua việc lập Viện Khổng Tử, Trung Quốc sẽ cài cắm người để hoạt động gián điệp như đã từng xảy ra ở Canada, và dẫn dụ rằng lãnh đạo biết rõ điều đó, nhưng tiếp tay cho Trung Quốc xâm lăng về văn hóa.v.v..Đó là những ý kiến kém hiểu biết, thiếu thiện chí.


Thực tế, dù là ai đứng sau, nhưng thử hỏi Viện Khổng Tử khác gì Viện Goethe, Viện Puskin, Viện trao đổi văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, hay Hội Trao đổi văn hóa Nhật? Văn hóa các nước có lấn át văn hóa Việt hay không phụ thuộc vào khả năng tự vệ của chính chúng ta chứ không phụ thuộc vào họ. Mặt khác, không nên cực đoan cho rằng, cứ cái gì của Trung Quốc thì đều không nên học. Tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại sẽ chỉ làm cho chúng ta tốt hơn.


Có lo lắng về hoạt động gián điệp của Trung Quốc không? Tất nhiên là có, ta cũng không nên mất cảnh giác với Trung Quốc. Ngược lại ta cũng nên hiểu, trong thế giới hội nhập, hoạt động gián điệp là chuyện tất yếu của mọi quốc gia, chả riêng gì Trung Quốc, và hoạt động này hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực chứ không riêng gì qua Viện Khổng. Đến như Tổng thống Obama còn công khai bày tỏ quan điểm: Chuyện gián điệp ư, có gì mới đâu, điều hiển nhiên rồi. Vấn đề là chúng ta phòng, chống như thế nào mà thôi.


Chuyện xâm lăng văn hóa, hay chuyện bành trướng quyền lực mềm, lại càng là tất yếu. Em Đỏ, một blogger nổi tiếng đã phán: "Một cường quốc bậc nhất dân số, bậc nhì kinh tế thế giới mà không khao khát bành trướng quyền lực mềm, có họa thần kinh". Bạn thử nghĩ đi, có nước nào mà không muốn văn hóa của mình lan tỏa khắp thế giới, ảnh hưởng chi phối, thậm chí lấn át văn hóa nước khác? Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Canada...có thế không?

Một chi tiết đáng chú ý là, tính đến năm 2010, tại Mỹ đã có 64 Viện Khổng Tử được thành lập tại 37 bang, đi đầu là trường đại học thuộc bang Maryland (University of Maryland) vào năm 2005. Đó là chưa kể đến các lớp được mở dạy tại các địa phương mà không cần đến Viện.

http://uschina.usc.edu/article@usct?map_of_confucius_institutes_in_the_u_s_14774.aspx

Hãy xem và so sánh 2 bản đồ sau để thấy mức độ xâm nhập của Viện Khổng vào Mỹ mạnh như thế nào. Nếu ai đó, có đây là một phương thức "Hán hóa" của Trung Quốc thì cũng đủ thấy, khả năng phòng vệ của người Mỹ kém cỏi ra sao:




Nhìn vào 2 bản đồ đó, thấy các màu đỏ sẫm, đỏ, cam, hồng, hồng nhạt cho tới trắng, mô tả mức độ xâm nhập của văn hóa Khổng vào nước Mỹ. Trừ màu trắng, là nơi Khổng chưa vào hoặc chưa thể vào.

Ngạc nhiên là tại Trung Quốc, dù được hậu thuẫn bởi chính phủ, Khổng Tử vẫn không có nhiều ảnh hưởng ở hầu hết các vùng lãnh thổ của họ. Xem bản đồ trên, Khổng Tử chỉ hiện diện chưa quá bán toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. 
Thực tế này phản ánh lịch sử bành trướng, mở rộng lãnh thổ Trung Quốc và cũng cảnh báo xung đột văn hóa bởi ý thức phản kháng, chối từ văn hóa Khổng ngay trong lãnh thổ Trung Quốc.


Theo trang Chinadaily, trong bài "Confucius Institutes go beyond borders", kể từ khi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Seoul tám năm trước đây, sự phát triển của tổ chức này đã tăng vọt hơn cả sự mong đợi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hiện tại (năm 2012) có hơn 400 Viện Khổng Tử ở 108 quốc gia và khu vực, và hơn 500 lớp học Khổng Tử với hơn 600.000 học sinh đăng ký trên toàn cầu. Ngoài ra, 70 trong top 200 trường đại học hàng đầu trên thế giới đã mở Viện Khổng Tử của riêng họ. Hiện vẫn còn hơn 400 trường đại học ở 76 quốc gia chờ đợi vào danh sách ứng cử viên cho các Viện Khổng Tử.


http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2012-12/03/content_15980161.htm


Bản đồ sau đây do chính Trung Quốc công bố sẽ chứng minh nhiều điều:





Hẳn các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Viện Khổng Tử có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng hàng ngàn năm qua, Việt Nam ta, mặc dù sát nách Trung Quốc, đã không hề có. Điều này chỉ ra, ý thức phản kháng, phòng vệ của Việt Nam là không tồi chút nào.

Một anh bạn từ Mỹ trở về đã hài hước phát biểu: Xét về mức độ "bị Hán hóa", Việt Nam còn lâu mới đuổi kịp Mỹ và các nước phương Tây. 

Kết: Giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác với nhau đã trở thành quy luật. Viện Khổng Tử xuất hiện ở Việt Nam có thể coi là một tất yếu. Điều quan trọng để không bị thiệt chính là phải cảnh giác.

29 nhận xét:

  1. Nhóc Ngốc16:19 30/12/14

    tôi từng nghe một câu nói: biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. muốn thắng trung quốc thì phải biết trung quốc nó thế nào, văn hóa của nó ra sao chứ hả mấy bác rận chủ? phản đối cái quỷ. thế sao mấy bác không phản đối mấy viện nghiên cứu marx lenin bên mỹ đi, quay sang phản đối việt nam làm gì?
    có nghiên cứu văn hóa cũng như học thuyết của các nước khác trên thế giới, của các danh nhân nổi tiếng trên thế giới mới có thể chắt lọc tinh hoa, loại bỏ cặn bã, thậm chí dùng chính những nét văn hóa cũng như học thuyết ấy để chống lại chính nước đó. đơn giản thế thôi mà các bác rận chủ cứ phải quắn quéo hết cả lên là cái kiểu gì á =_+

    Trả lờiXóa
  2. Lâm Trực@ nói trúng cái bụng của lão. Chả việc gì phải hoắng, đâu còn đó! bài học nhà Nguyễn bế môn tỏa cảng chưa thấm sao, yếu sợ ra gió, trùm mền càng chết. Như lâu nai dân mạng Ta chửi Tàu mình nói mình nghe, bây giờ nó tài trợ, học không đỡ tốn xiền, em nào cày ngon được xuất du lịch giao lưu miễn phí, việc gì không chơi!

    Trả lờiXóa
  3. Chả riêng ông 3. Ai cũng biết làm ăn, chơi bời bây giờ đều phải thấy 2 mặt của một con người. Cố gắng tận dụng cái tốt của họ. Nếu cứ chọn người không có mặt xấu để chơi, thì chơi với ai? Làm ăn, phát triển với ai?
    Tôi nói điều này làm mọi người có vẻ k vui, nhưng là sự thật. Bạn chọn Nga, Anh, Đức, Hay Mỹ?
    Anh nào cũng thế. Hở ra là thua.

    Trả lờiXóa
  4. Viện Khổng Tử: CƠ QUAN TUYÊN TRUYỀN VÀ TÌNH BÁO TRUNG CỘNG

    Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tài bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa. Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ.

    *

    Các nước trên thế giới, dù nhỏ hay lớn đều muốn nhân loại biết đến những cái hay cái đẹp của nước mình. Viện Goethe (Goethe-Institut), đặt tên theo nhà văn và chính khách Đức Johann Wolfgang von Goethe, có 159 cơ sở hoạt động gần khắp thế giới để trao đổi văn hóa và ngôn ngữ. Viện Goethe tự trị về tài chánh và độc lập điều hành từ chính phủ Đức. Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) do một số trí thức Pháp trong đó có nhà khoa học Louis Paster, nhà văn JulesVerne, sáng lập từ 1883, có mặt trên 137 quốc gia với tổng số gồm 850 trung tâm cũng hoạt động độc lập với chính phủ Pháp.

    Các nước Phi Châu tuy nghèo nàn, lạc hậu về kỹ thuật, bị thực dân xâm lược rồi nội chiến triền miên nhưng không phải vì thế mà họ không kiêu hãnh với nền văn hóa và cũng luôn tìm mọi cách để giới thiệu cùng nhân loại những nét đặc thù của dân tộc họ. Hiến chương Phục Hưng Văn Hóa Phi Châu được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chuẩn y ngày 24 tháng Giêng 2006 đã tạo điều kiện phục hưng các giá trị và giới thiệu văn hóa Phi Châu đến các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Ngày nay nhiều viện văn hóa Phi Châu do tư nhân tài trợ có mặt nhiều nơi trên thế giới.

    Phát huy văn hóa là lẽ tự nhiên và đáng ca ngợi. Ngoài trừ những kẻ tự thu mình trong góc tối, sống trong ảo tưởng “quê hương mình là đẹp hơn cả” dù suốt đời không ra khỏi nhà để rồi trở nên ngày thêm u mê lạc hậu, phần lớn các lãnh đạo và con người trên thế giới đều biết trong cái riêng bao giờ cũng có cái chung, văn hóa của một dân tộc là một phần của văn minh nhân loại.

    Thế nhưng, những khái niệm văn hóa, độc lập, tự trị, phi chính phủ của các trung tâm, các viện văn hóa nêu trên không áp dụng trong trường hợp các Viện Khổng Tử của Trung Cộng, bởi vì thực chất của các viện này chỉ là cơ quan tuyên truyền, tình báo và được đặt dưới sự lãnh đạo của Cục Tuyên Truyền Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tuyên truyền là xương sống của chế độ CS. Từ khi thành lập đảng CSTQ năm 1921 đến nay, tuyên truyền luôn đóng một vai trò quyết định trong việc thực thi các chính sách của đảng. Cục Tuyên Truyền Trung Ương do Lý Trường Xuân, Ủy viên Bộ chính trị đứng hàng thứ năm làm Cục Trưởng.

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao là Viện Khổng Tử mà không là Viện Mao Trạch Đông hay Viện Đặng Tiểu Bình?

    Bản chất của CS từ Âu sang Á là giấu mặt và vận dụng ảnh hưởng của các nhân vật lịch sử trong đó Khổng Tử là một trong những nạn nhân.

    Trong thời kỳ sau 1949 đến 1966, lãnh đạo Trung Cộng dựa vào Khổng Tử như biểu tượng của quyền hạn gia đình bởi vì trong giai đoạn đó Mao chủ trương phân tán quyền sở hữu đất đai xuống các đơn vị gia đình qua trung gian các chính sách cải cách ruộng đất và Bước Tiến Nhảy Vọt đầy thảm họa.

    Mao ca ngợi Khổng Tử “nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu các thành tựu lịch sử và đánh giá chúng với quan điểm Mác Lê. Trung Hoa có một lịch sử dài nhiều ngàn năm với đặc tính riêng và là những kho tàng quý báu... Chúng ta phải tổng hợp từ Khổng Tử đến Tôn Dật Tiên và kế thừa các truyền thống giá trị này”. Lưu Thiếu Kỳ còn đi xa hơn khi cho rằng Khổng Tử có nhiều đặc điểm của một người CS tốt.

    Tuy nhiên, trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, bao nhiêu thất bại, sai lầm của Mao đều được đổ lên đầu Khổng Tử khi chiến dịch Chống Bốn Cũ (nhận thức cũ, văn hóa cũ, truyền thống cũ, tập quán cũ) được phát động. Nội dung của Cách Mạng Văn Hóa được tóm tắt là “cái mới” chống “cái cũ” và trong đó Khổng Tử đại diện cho mọi “cái cũ” và biểu tượng của xã hội giai cấp. Không chỉ chống Khổng Tử về mặt tư tưởng mà cả đền thờ, di tích, sách vở đều bị đục bỏ hay đốt phá. Mao phát biểu “đọc sách nhiều quá sẽ làm tê liệt khả năng nhận thức”. Mục đích chống Khổng Tử của Mao là để đương đầu với sự thất bại kinh tế do chính y gây ra và chống lại những lãnh đạo thực tâm sùng bái Khổng Tử trong đó có Lưu Thiếu Kỳ. Kết quả, 60 phần trăm lãnh đạo CS các cấp bị thanh trừng qua nhiều hình thức.

    Khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ thứ ba, thế giới thay đổi và sẽ thay đổi một cách nhanh chóng trong thời gian tới. Sự toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trong lãnh vực kinh tế mà cả văn hóa, xã hội. Nhân vật lịch sử cần được đánh bóng không phải là hai hồn ma CS Mao hay Đặng mà chính là Khổng Tử. Lãnh đạo Trung Cộng Hồ Cẩm Đào khi giới thiệu Khổng Tử đã ca ngợi ông ta chủ trương một “xã hội hài hòa”. Bộ máy tuyên truyền Trung Cộng in Luận Ngữ và là tác phẩm phát hành nhiều nhất ở Trung Quốc, và các ấn bản ngoại ngữ cũng được giới thiệu nhiều nơi trên thế giới.

    Theo Giáo sư Gilbert Rozman thuộc khoa xã hội học, đại học Princeton, Trung Cộng “muốn thế giới nhìn vào lịch sử Trung Quốc và những vinh quang quá khứ để khuyến khích họ chấp nhận một Trung Quốc hiện nay nhiều hơn”. Phê bình quan điểm của Hồ Cẩm Đào, Giáo sư Perry Link, Ban Đông Á, đại học Princeton cho rằng có sự mâu thuẫn về căn bản là cái cách chính phủ Trung Cộng sử dụng Khổng Tử để đại diện cho văn hóa Trung Hoa hài hòa ở nước ngoài trong khi đó đảng áp dụng chính sách toàn trị hà khắc đối với người dân trong nước.

    Lịch sử hình thành Viện Khổng Tử

    Kế hoạch Viện Khổng Tử được chính thức ra đời vào tháng Sáu năm 2004. Sau vài lần thử nghiệm tại Uzbekistan, viện đầu tiên được khánh thành ngày 21 tháng 11 năm 2004 tại Seoul, Nam Hàn. Đến nay, 2014, đã có 480 Viện Khổng Tử rải rác khắp sáu lục địa. Lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố vào năm 2020 con số Viện Khổng Tử sẽ lên đến một ngàn viện.

    So với Hội Liên Minh Pháp (Alliance Française) được thành lập 131 năm trước, con số một ngàn đầy tham vọng và cấp bách của Trung Cộng rõ ràng không phải chỉ thuần mục đích văn hóa. Tạp chí The Economist nhận xét Viện Khổng Tử chỉ là “cơ quan nhà nước” CS và do đó chấp hành một cách nghiêm chỉnh các chủ trương của đảng. Với điều kiện thông tin ngày ngay, nhận xét của tạp chí The Economist có thể kiểm chứng một cách dễ dàng.

    Các chức năng mặt nổi của Viện Khổng Tử

    Theo tài liệu chính thức, Viện Khổng Tử là bộ phận của Hán Ban (汉办) “một cơ quan của Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, một tổ chức không lợi nhuận, phi chính phủ, liên kết với Bộ Giáo Dục Trung Quốc” Nhiệm vụ công khai của Viện Khổng Tử là "giảng dạy Hoa ngữ " và “đóng góp vào sự thành hình một thế giới đa dạng và hài hòa”.

    Trả lờiXóa
  6. Hán Ban, về cơ cấu trực thuộc Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ, trong thực tế chẳng phải phi lợi nhuận, tự trị gì mà do một lãnh đạo CS cấp trung ương điều hành. Chủ tịch Hội Đồng Quốc Tế Hoa Ngữ là bà Chen Zhili. Bà Chen sinh tháng 11 năm 1942, nguyên Cố Vấn Nhà Nước kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục Trung Cộng. Bà gia nhập đảng CSTQ năm 1961. Nguyên là Bí Thư đảng bộ Ban Khoa Học Kỹ Thuật Thượng Hải, sau đó được thăng cấp giữ chức Giám Đốc Ban Tuyên Truyền Thượng Hải kiêm Phó Bí Thư Ban Chấp Hành Đảng Bộ Thượng Hải. Từ năm 2008 bà Chen là Phó Chủ Tịch Quốc Hội Trung Cộng. Về cấp bậc đảng, bà Chen là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSTQ tại các đại hội 15, 16, 17 đảng CSTQ. Tổng giám đốc hiện nay của Hán Ban là bà Xu Lin, cấp thứ trưởng trong chính phủ, thành viên của Hội Đồng Nhà Nước và ủy viên Hội Đồng Tham Vấn Chính Trị. Điều đó cho thấy cả hai lãnh đạo Viện Khổng Tử đều là cán bộ tuyên truyền cao cấp chứ chẳng thuần túy văn hóa, ngôn ngữ gì.

    Về tài chánh, theo Chinadigitaltimes, Viện Khổng Tử được sử dụng một ngân sách rất cao lên đến nhiều tỉ yuan và website của Viện Khổng Tử cũng được xếp vào một trong những website tốn kém nhất tại Trung Cộng. Bà Chen Zhili ra ngoại quốc được quyền sử dụng tiền bạc một cách rộng rãi so với các ngân sách giáo dục khác. Mặc dù rất ngạc nhiên trước thái độ yểm trợ tài chánh dồi dào của Trung Cộng, nhiều đại học quốc tế, kể cả Mỹ, cần tiền bảo trợ cho các chương trình Hoa Ngữ nên cũng không khó khăn lắm trong việc chấp nhận sự thành lập Viện Khổng Tử.

    Các chức năng mặt chìm của Viện Khổng Tử

    - Thực hiện chủ trương tuyên truyền “sức mạnh mềm”: Theo Giáo sư Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm được định nghĩa như là khả năng đạt được mục tiêu bằng ảnh hưởng, hợp tác với đối phương thay vì ép buộc đối phương phải tuân hành. Người viết đã phân tích chi tiết trong bài Từ Hồ Cẩm Đào đến Obama, bài học về chính sách Sức mạnh mềm (Soft power).

    Joseph Nye Jr. tóm tắt quan điểm này trong tác phẩm Sức mạnh Mềm: Phương tiện để Thành công trong Chính trị Thế giới (Soft Power: The Means to Success in World Politics): “Một quốc gia có thể đạt được kết quả mong muốn trong chính trị thế giới bởi vì các quốc gia khác - khâm phục giá trị của nó, tích cực noi gương các thành tựu nó đạt được, khát vọng để đạt đến mức độ thịnh vượng và mở rộng của nó, muốn theo chân nó. Trong ý nghĩa đó, quan trọng là đặt ra một nghị trình và thu hút các quốc gia khác trong chính trị thế giới, và không chỉ buộc họ thay đổi bằng các đe dọa quân sự hay trừng phạt kinh tế.”

    Cũng theo Joseph Nye Jr., sức mạnh mềm của một quốc gia đặt trên ba nguồn: văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại. Áp dụng chính sách sức mạnh mềm trong phạm vi thế giới đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách tuyên truyền quốc tế của Hồ Cẩm Đào và các lãnh đạo Trung Cộng hiện nay.

    Trung Cộng có hai đường lối tuyền truyền tương đối độc lập gồm tuyên truyền đối nội nhằm kiểm soát nhận thức người dân và tuyên truyền đối ngoại tập trung vào việc ảnh hưởng dư luận quốc tế một cách phù hợp với chính sách đối ngoại của đảng CSTQ. Tạp chí Economist giải thích các Viện Khổng Tử được sử dụng nhằm giành được sự đồng thuận của dư luận thế giới.

    Mục đích cụ thể của đường lối tuyên truyền đối ngoại gồm (1) trấn an dư luận thế giới về một Trung Cộng đe dọa, (2) bảo đảm nguồn nguyên vật liệu cung ứng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng lãnh phí, (3) xây dựng các liên minh quốc tế và làm yếu vai trò của Đài Loan trong cộng đồng thế giới, và (4) phát huy một thế giới đa phương và giới hạn sức mạnh của Mỹ.

    Khi Hồ Cẩm Đào công bố chủ trương áp dụng “sức mạnh mềm” trên thế giới đầu năm 2009, Lý Trường Xuân không giấu diếm khi cho rằng các Viện Khổng Tử là “cửa ngõ quan trọng để làm sáng danh văn hóa Trung Quốc, giúp mở rộng văn hóa Trung Quốc, đó là phần của chiến lược tuyên truyền quốc tế”.

    Trả lờiXóa
  7. Mặc dù luôn bào chữa là “khách quan”, “độc lập”, các vấn đề nhạy cảm như biến cố Thiên An Môn, Pháp Luân Công, Tây Tạng v.v. đều bị gạch bỏ khỏi các chương trình giảng dạy tại các Viện Khổng Tử và các học viên không được phép bàn đến các vấn đề này. Do đó, khác với nội dung do Joseph Nye phác họa, chính sách của CSTQ thực chất là một chính sách tuyên truyền và mua chuộc, tương tự như chính sách thực dân trước đây.

    - Hang ổ tình báo: Trung Cộng hiện có 60 triệu Hoa Kiều sinh sống gần như tại hầu hết quốc gia trên thế giới và việc sử dụng nguồn lực của đạo quân thứ năm này để phục vụ một cách hữu hiệu đường lối đảng là một quan tâm lớn của lãnh đạo Trung Cộng.

    Tờ báo có uy tín của Mỹ Forbes, trong tháng 10 2014, tố cáo một trong những trường đại học rất uy tín tại Mỹ, đại học Stanford, đã hợp tác với Trung Cộng qua trung gian Viện Khổng Tử. Ngân sách của viện do Trung Cộng tài trợ. Tác giả bài viết trên Forbes trích lời phát biểu của Arthur Waldron khi nói rằng “Viện Khổng Tử có thể đóng vai trò then chốt trong việc ảnh hưởng chính sách tình báo của Trung Cộng”.

    Cũng trên Forbes, tác giả Eamonn Fingleton, chỉ trích các trường đại học Mỹ bán rẻ lương tâm trí thức qua việc im lặng trước sự kiện Thiên An Môn. Lý do, tiền của Bộ Giáo Dục Trung Cộng đổ vào các đại học này một cách ồ ạt qua cửa Viện Khổng Tử. Hiện nay có khoảng 220 ngàn sinh viên Mỹ theo học các Viện Khổng Tử. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên và nguy hiểm là các hợp đồng giữa Bộ Giáo Dục Trung Cộng và các đại học Mỹ đều phải được giữ kín.

    Theo Abrice De Pierrebourg, một cựu chuyên viên ngành tình báo Pháp, nhiều “chuyên viên ngôn ngữ Trung Quốc” lại có lý lịch gốc an ninh tình báo. Chức năng của những người này không phải là giáo dục mà là kiểm soát sinh viên gốc Hoa sinh ra ở nước ngoài và đồng thời tuyển dụng tình báo để làm việc cho Trung Cộng.

    Phóng viên Omid Ghoreishi của báo The Epoch Times, trong điều tra Bắc Kinh Sử Dụng Viện Khổng Tử cho mục đích Gián Điệp (Beijing Uses Confucius Institutes for Espionage) đã trích dẫn lời của Michel Juneau-Katsuya, cựu Trưởng Cơ Quan An Ninh Tình Báo đặc trách Á Châu Thái Bình Dương của chính phủ Canada rằng với kinh nghiệm nhiều chục năm của ông hoạt động trong khu vực, cho thấy Trung Cộng không ngừng nỗ lực để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác.

    Cũng theo lời ông Michel Juneau-Katsuya, đương kim chủ tịch chấp hành công ty an ninh Northgate SSI và một trong những chuyên viên an ninh được trích dẫn nhiều nhất tại Canada, Viện Khổng Tử là một đe dọa đối với chính phủ và nhân dân Canada. Ông khẳng định “Có những thông tin cho thấy rõ ràng các cơ quan tình báo Tây phương đã xác định Viện Khổng Tử như hình thức của cơ quan tình báo do Trung Cộng sử dụng và cũng do Trung Cộng tuyển dụng”.

    Bài báo trên tờ The Epoch Times cũng nhắc lại lời tuyên bố của Hồ Cẩm Đào như một bằng chứng cho thấy các Viện Khổng Tử thực chất là hang ổ gián điệp. Họ Hồ phát biểu “Sau nhiều năm nỗ lực, chúng ta đã tìm ra cách để trồng cấy và chuẩn bị những người ủng hộ đảng chúng ta”. Dĩ nhiên các lãnh đạo Trung Cộng luôn bác bỏ những lời tố cáo của các chuyên viên tình báo quốc tế và uy tín như Michel Juneau-Katsuya.

    Trả lờiXóa
  8. Các lãnh đạo Trung Cộng hãnh diện khi nhắc đến Viện Khổng Tử như một phần của “mặt trận đoàn kết” chống kẻ thù. Nhưng kẻ thù của “mặt trận” này là ai? Không ai khác hơn là “năm nọc độc” gồm Đài Loan, Tây Tạng ly khai, thiểu số Uighurs, Falun Gong, các nhà tranh đấu dân chủ, và “thế lực thù địch Tây Phương” đứng đầu là Mỹ.

    Một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố sớm muộn cũng sẽ sụp đổ

    Mặc dù phát triển kinh tế nhanh trong hai chục năm qua, Trung Cộng đang đương đầu với những khó khăn khách quan về lâu dài không thể vượt qua bao gồm yếu tố dân số thặng dư và mất cân đối, y tế công cộng thiếu hụt trầm trọng, môi sinh độc hại nhưng quan trọng nhất vẫn là cơ chế chính trị độc tài toàn trị, bóp nghẹt hầu hết các quyền căn bản của con người và tham nhũng đã trở thành một đặc tính trong mọi ngành, mọi cấp từ trung ương đến địa phương.

    Lãnh đạo CSTQ đã và đang làm mọi cách để tồn tài bất chấp dư luận và thể diện của một đất nước có nhiều ngàn năm văn hóa.

    Sự lừa dối bỉ ổi thể hiện khi Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế đến kiểm nghiệm điều kiện môi sinh tại Bắc Kinh vào năm 2001 trước khi chấp thuận cho Trung Cộng làm quốc gia tổ chức. Ngày trước đó, lãnh đạo Trung Cộng đã ra lịnh xịt nước xanh lên hai hàng cây dọc đường phố có đoàn xe của Ủy Ban Thế Vận chạy qua để đánh lừa họ rằng Bắc Kinh là thành phố cây xanh. Hành động này giống hệt chuyện xảy ra hơn nửa thế kỷ trước khi các lãnh đạo CS tỉnh Hồ Bắc cho dời các ruộng lúa ra sát đường nơi có xe lửa của Mao chạy qua để gây tượng cho Mao rằng mùa màng dư giả. Bản chất lừa dối của chế độ CS không thay đổi và một chế độ dựa trên lừa dối và khủng bố để tồn tại, chế độ đó sớm nay muộn rồi sẽ sụp đổ.

    Trần Trung Đạo

    Trả lờiXóa
  9. VÌ SAO CẦN CẢNH GIÁC VỚI VIỆN KHỔNG TỬ?

    Việt Nam cần 'thận trọng, cảnh giác' với các 'ý đồ, mục đích' trong chiến lược kết hợp 'sức mạnh cứng' với 'sức mạnh mềm' của Trung Quốc qua các dự án như 'Học viện Khổng tử', theo ý kiến nhà nghiên cứu văn hóa và chính sách văn hóa từ trong nước.

    Để đạt được những mục tiêu chiến lược của mình, Trung Quốc không ngần ngại kết hợp hai loại sức mạnh này, mà ý đồ cho thấy khá rõ qua mạng lưới các Viện Khổng tử mở ra trên hàng trăm quốc gia, đó là nhận xét của Giáo sư Trần Ngọc Thêm từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

    Bình luận về tính thống nhất trong việc sử dụng các biện pháp này của Trung Quốc tại Việt Nam, nhà nghiên cứu nói với BBC hôm 05/12/2014 từ Sài Gòn:

    "Tôi thấy nó hoàn toàn thống nhất, bởi vì như chính một số nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã nói là Học viện Khổng tử là một trong những phương tiện, những cái cầu để Trung Quốc bước ra thế giới.

    "Một nhà lãnh đạo Trung Quốc từng nói tại một buổi lễ tại châu Âu về Học viện Khổng tử rằng Học viện Khổng tử là một trong những cái cầu nối giấc mơ của Trung Quốc với giấc mơ của thế giới. Giấc mơ của mỗi nước mỗi khác nhau, định hướng khác nhau, do vậy mà cái mà Trung Quốc muốn chưa chắc đã là cái các nước khác muốn.

    "Thế nhưng dù gì, để mà đạt được những ước mơ của mình thì họ sẽ không ngần ngại mà kết hợp cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm, sức mạnh cứng đẹ dọa về quân sự, cũng như áp đặt về kinh tế, hoặc mua chuộc về kinh tế, cộng với sức mạnh mềm thông qua ngoại giao, thông qua văn hóa, bằng con đường là những Học viện Khổng tử.

    "Mà như ta thấy kinh nghiệm ở Mỹ rằng cái đó không bảo đảm tự do học thuật trong môi trường đại học, ở phạm vi của các Viện Khổng tử trong các trường đại học, thì rõ ràng đó là một hệ thống rất thống nhất với nhau và có mục tiêu rất rõ ràng."

    Bình luận của Giáo sư Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng, được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Hoa Kỳ mở phiên điều trần và nêu lên các quan ngại về các 'mối đe dọa' và 'ảnh hưởng' của Trung Quốc thông qua các dự án, trường viện, đặc biệt như Viện Khổng tử ở Hoa Kỳ.

    'Bất thường, gấp rút'

    Cũng hôm 05/12, một nhà nghiên cứu về chính sách văn hóa của Việt Nam từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội nói với BBC rằng có những yếu tố thực tế về "ý đồ" trong các chính sách sử dụng sức mạnh mềm ở nước ngoài của Trung Quốc mà ở Việt Nam cần phải lưu ý.

    Trao đổi với BBC từ Viện Nghiên cứu Văn hóa từ Hà Nội, Giáo sư, Viện trưởng Lê Hồng Lý nói:

    "Chẳng hạn như bây giờ tôi muốn đưa văn hóa của tôi sang nước khác để tuyên truyền cũng như để người nước khác hiểu biết được văn hóa của nước tôi, thế nếu ý đồ là tốt thì cho hai bên hòa bình hữu nghị để hai bên cùng hiểu biết lẫn nhau để cùng không xảy ra những chuyện hiểu lầm.

    "Nhưng nếu ý đồ không tốt, thì có thể tôi dùng văn hóa của tôi, nhưng dần dần, nếu văn hóa của anh không mạnh, thì tôi sẽ biến văn hóa của tôi khống chế văn hóa của anh; hoặc nói như một số thuật ngữ bây giờ gọi là 'xâm lược bằng văn hóa'.

    "Đấy là một cách và tôi nghĩ cái này cũng phổ biến, gần đây người ta nói nhiều đến những chuyện như vậy, thì tôi cho rằng cách tốt hay không tốt ở chỗ đó, hoàn toàn do mục đích của người đưa vào. Nếu mà có ý đồ xấu thì họ cũng có những cách để họ làm những việc đấy."

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  10. Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho BBC hay Trung Quốc đã đầu tư với quy mô 'rất lớn' và thực hiện 'rất gấp rút' các viện Khổng tử trên phạm vi toàn cầu.

    Ông nói: "Việc xúc tiến thành lập Viện Khổng tử của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2004 ở Hàn Quốc, theo những thông tin tôi có được, cho đến nay số lượng của họ thành lập đã được trên 450 học viện ở trên 100 quốc gia ở trên thế giới.

    "Nhà nước đầu tư một khoản tiền rất lớn và họ làm cái này rất gấp rút và điều đó cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước Trung Quốc đối với việc thành lập này. Tình hình có vẻ rất khác với trường hợp Viện Goethe của Đức, hay Hội đồng Anh (British Council) của Anh quốc, công việc phổ biến văn hóa ngôn ngữ tiến triển rất bình thường, ở đây có vẻ như có cái gì đó bất thường."

    Giáo sư Thêm nói thêm về tính 'bất thường này' và cho rằng đây chính là lý do đằng sau việc một số quốc gia phương Tây đã đang xem xét lại chính sách với các Viện Khổng tử.

    Ông nói: "Trung Quốc những năm gần đây đang đang đặt vấn đề rất quyết liệt trong việc triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc, triển khai vị thế của Trung Quốc, rồi cái người ta gọi là giấc mơ của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới. Học viện Khổng Tử chính là nằm trong hệ thống những biện pháp để họ hướng tới, đạt vai trò, vị thế này.

    "Có lẽ đó cũng chính là lý do mà vì sao bên Mỹ và Canada gần đây đều có các nghi ngại và dẫn đến quyết định cắt đứt mối quan hệ một số trường đại học, cắt đứt quan hệ với một số tổ chức triển khai học viện này của Trung Quốc ở Mỹ và ở Canada. Và tôi nghĩ họ có những lý do nhất định để làm việc đó."

    'Thận trọng, cảnh giác'

    Tháng 10/2013, trong một chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường và Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến ký kết một số dự án hợp tác Trung - Việt tại Việt Nam, trong đó có việc thành lập Viện Khổng tử đặt tại Đại học Hà Nội.

    Nhận xét về quy mô được giới hạn hiện nay của Viện này tại Việt Nam, so sánh với trường hợp 90 viện đã được triển khai ở Hoa Kỳ mà Hạ viện Mỹ vừa nêu quan ngại trong phiên điều trần hôm thứ Năm về các mối đe tới 'tính công khai và tự do học thuật', cũng như 'an ninh quốc gia', Giáo sư Lê Hồng Lý nói với BBC:

    "Tôi nghĩ có lẽ vì như thế mà nhà nước Việt Nam không muốn làm to ra nữa mà họ để cho Viện đó ở trong một trường Đại học thôi.

    "Mà tôi nghĩ đến một trường đại học là hợp lý bởi vì khi mà đã có những cảnh báo của các nước, thì mình cũng nên thận trọng, thì tôi nghĩ, chuyện thận trọng là đúng."

    Giáo sư Thêm hôm thứ Sáu nhấn mạnh tới việc Việt Nam đang cảnh giác với các chính sách của Trung Quốc, ông nói:

    "Người Việt Nam đối với những chính sách và những kinh nghiệm của Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại thì có nhiều cái nghi ngờ, nhiều cái không thật tin tưởng và cái cảnh giác.

    "Và có nhiều trường hợp thì cho thấy chúng ta đã từng mất cảnh giác hoặc gần đây nhất là trường hợp một đơn vị của Trung Quốc định lập một khu vực du lịch trên đèo Hải Vân mà đã được báo giới cũng như các nhà quân sự nhanh chóng vạch ra và yêu cầu dừng lại thì cũng là một ví dụ."

    Trở lại với việc thành lập Viện Khổng tử ở Việt Nam, nhà nghiên cứu nói: "Tôi nghĩ rằng trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc này thật khó mà cưỡng lại được bởi vì Trung Quốc đã thành lập ở trên 100 nước trên thế giới.

    "Thế thì không có lý gì mà họ lại không muốn thành lập ở Việt Nam, và từ phía Việt Nam nhu cầu học văn hóa Trung Quốc, tiếng Trung Quốc... là có thực, cũng thật khó để cưỡng lại đề xuất này.

    "Tuy nhiên, như tôi nói, do tất cả những tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc mà bản thân người Việt Nam, trí thức Việt Nam, cũng như người dân Việt Nam sẽ rất cảnh giác với những gì đến từ chính phủ, như một con đường chính thống, bởi vì nếu không có Học viện Khổng tử thì người Việt Nam vẫn bỏ tiền túi ra để mà đi học tiếng Trung Quốc, và bỏ thời gian cũng như tiền bạc ra để tự mình nghiên cứu văn hóa Trung Quốc.

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  11. "Một khi những món hàng gì mà Trung Quốc bỏ tiền ra rất nhiều để đưa cho chúng ta thì người dân sẽ cảnh giác đấy, và tôi không biết đó có phải là lý do hay không, nhưng mà cái thỏa thuận từ tháng 10 năm ngoái cho đến nay thành lập một học viện Khổng tử đặt tại trường đại học Hà Nội vẫn chưa triển khai được một bước nào tiếp theo."
    'Học giả hay tình báo?'

    Còn Giáo sư Lê Hồng Lý bình luận thêm về chính sách và tình hình bang giao văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện nay, nhất là sau diễn biến vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 ở Biển Đông và việc xây dựng, kiên cố hóa các công trình quốc phòng, bán quốc phòng ở những vùng biển đảo mà Việt Nam tuyên bố bị Trung Quốc chiếm từ tay mình vài thập niên qua.

    Nhà nghiên cứu nói: "Hiện nay, tôi nghĩ mọi việc nói chung cũng bình thường, nhưng cũng không lạ gì khi anh với tôi có thể chơi với nhau rất thân, nhưng qua những việc trục trặc, xích mích, hiểu lầm hay không hiểu lầm thì tôi không bàn luận, nhưng rõ ràng qua những chuyện vừa rồi, thì Việt Nam và Trung Quốc rõ ràng có những cái không được tốt cho lắm đối với nhau như là ngày xưa.

    "Tất nhiên chưa có lúc nào giữa Trung Quốc và Việt Nam có những cái tốt hết được trong lịch sử của chúng ta, nhưng dù sao nếu có bình đẳng với nhau hết tất cả mọi thứ thì nó khác, thế nhưng mà tất cả những chuyện vừa rồi sẽ làm cho người Việt Nam suy nghĩ khác chứ không phải là như trước nữa," Giáo sư Lý nói với BBC.

    Hôm 04/12/2014, phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã nghe một số quan ngại từ các nghị sỹ Quốc hội cho rằng Trung Quốc đang đe dọa 'tự do học thuật' và đang gây 'tác động, ảnh hưởng' tới các trường, viện đại học tại Hoa Kỳ, đặc biệt qua các Học viện Khổng tử mà tới nay con số đã tới trên 90 cơ sở trên toàn nước Mỹ.

    "Các viện này đang dấy lên mối quan ngại rằng chúng đang đe dọa tự do học thuật, tiến hành các theo dõi giám sát với các sinh viên Trung Quốc ở hải ngoại và thúc đẩy các mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc," hãng Reuters tóm lược điều trần cho hay.

    Hôm thứ Sáu, 05/12, một trang mạng về giáo dục đại học Mỹ, trang Inside Higher Ed, trích dẫn các số liệu nói khoảng 274.000 sinh viên Trung Quốc đang trả học phí toàn phần để học tại Mỹ, trong khi theo Reuters, người Trung Quốc chiếm 31% lượng sinh viên quốc tế đang học tại Hoa Kỳ.

    Cũng hãng tin Anh hôm thứ Sáu trích dẫn lời một giáo sư kinh tế học và nhà bất đồng nổi tiếng của Trung Quốc, ông Hạ Nghiệp Lương, người bị sai thải khỏi Đại học Bắc Kinh hồi năm ngoái, cảnh báo rằng "nhiều trao đổi học thuật của Trung Quốc chứa đựng các rủi ro bị che dấu, chẳng hạn các học giả thỉnh giảng lại có thể là các nhân viên tình báo được cử đi."

    Quốc Phương BBC Việt ngữ

    Trả lờiXóa
  12. hoắng cái gì mà hoắng, ai hoắng thì đúng là đầu thiếu chữ, tôi hỏi xem mấy ai đàn ông không biết tam quốc, không thuộc lòng toàn phim dã sử trung quốc, đó không có gì là theo trung hay theo cộng gì cả, chúng ta thấy hay thì xem, thấy tuyệt thì nhớ, kiến thức là do tự nguyện con người đi tìm kiếm chứ không thể nào ép buộc cả, chẳng có cái gì đáng xấu hổ khi học điều tốt

    Trả lờiXóa
  13. bản chất đây chỉ là hệ thống học viện công phi lợi nhuận, thành lập với mục tiêu quảng bá tiếng Hoa và văn hoá Trung Hoa, giảng dạy tiếng Hoa cho mọi đối tượng trên toàn thế giới, nó cũng giống như là viện tiếng anh tiếng pháp gì đó, giờ tiếng trung phổ biến rồi nên nhiều học viện chẳng có gì đáng ngại gì cả, đây không thể hiện gì sự bành trướng của trung quốc gì cả

    Trả lờiXóa
  14. https://www.facebook.com/notes/10151244156680256/

    Trả lờiXóa
  15. Vài lời về Khổng Tử và Học viện Khổng Tử

    Hôm 27/12, Học viện Khổng Tử đã chính thức được thành lập tại trường Đại học Hà Nội để “thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Trung Quốc, góp phần củng cố và phát triển quan hệ Việt – Trung”, theo lời vị Hiệu trưởng.

    Cá nhân tôi, tôi không ủng hộ việc này. Bởi như nhiều người đã tìm hiểu, Học viện Khổng Tử không đơn thuần nhằm “quảng bá tiếng Trung Quốc”. Ở Âu Mỹ, các học viện này đã có những hoạt động như đả phá Pháp Luân Công, kỳ thị tín ngưỡng (Đại học McMaster, Canada), cổ động sinh viên ủng hộ Trung Quốc trấn áp Tây Tạng (Đại học Waterloo, Canada), không cho sinh viên bàn luận về vấn đề Tây Tạng, hạn chế ngôn luận (Đại học Chicago, Mỹ)… Đó cũng chính là nguyên nhân chính khiến một loạt các nước Âu Mỹ tẩy chay học viện này.

    Hiện nay, xét riêng số Học viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học trong khu vực, Hàn Quốc có 17 viện, Nhật Bản có 13, Thái Lan có 12, Indonesia có 7, Philippines có 3, Singapore có 2. Đây là lần đầu tiên, Học viện Khổng Tử đặt tại Việt Nam. Mặc cho những phản ứng muôn hình muôn vẻ của người Việt trong ngoài nước, đây là câu chuyện đã rồi, và là câu chuyện trên bàn tròn của những người anh em cộng sản hai nước. Việc thiết thực có thể làm hiện nay là theo dõi sát sao động tĩnh của học viện này, và phản ứng kịp thời khi nó có những hoạt động can thiệp nằm ngoài bổn phận.

    Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý mấy điểm dưới đây, hầu mong những người phản đối Học viện Khổng Tử hiểu rõ hơn mình đang phản đối thứ gì, tư tưởng gì.
    Khổng Tử của đời thật và sau khi bị các chính thể lợi dụng

    Bản thân Khổng Tử là người chính trực, nghiêm túc, kiên trì đến độ đáng thương, “biết đạo không thể thi hành mà vẫn làm”. Ông ta không được trọng dụng ngay khi còn sống. Trong bối cảnh văn hóa suy đồi, chính trị băng hoại thời Xuân Thu, tinh thần chấn hưng lễ nghĩa, quảng bá học thuật của Khổng đã khiến ông nửa đời lang bạt các nước như ‘con chó mất nhà’ theo cách ví của Tư Mã Thiên.

    Vào thời Hán, lần đầu tiên, đạo Khổng được trọng dụng. Nhưng tư tưởng nguyên sơ của Khổng đã bị uốn bẻ theo những cách thức khác nhau, trải qua các triều đại khác nhau. Hán Nho khác Đường Nho, Tống Nho, Minh Nho... Tương tự, tư tưởng Nho giáo trải qua các triều Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn tại Việt Nam cũng không đồng nhất. Có thể đơn cử khái niệm Tam tòng tứ đức, thứ chuẩn mực đạo đức đối với phụ nữ này là do các nhà Nho Trung Quốc thời Tống Minh cổ xúy. Bản thân Khổng Tử chưa một lần nói đến việc đàn bà phụ nữ phải giữ trinh tiết. Vậy nên có thể nói, có một Khổng Tử của đời thật, nhưng có nhiều Khổng Tử của các chính thể lợi dụng. Tư tưởng của Khổng có nhiều điều hay, cũng có nhiều hạn chế.

    Nhưng trước khi hiểu rõ con người, tư tưởng Khổng thì đừng vì phản đối Học viện Khổng Tử mà vội quy chụp tư tưởng đó là thứ “bốc mùi”, gọi Khổng Tử là “thằng”!

    Chính quyền Trung Quốc tiến hành cách mạng văn hóa vào những năm 1966. Trong thời kỳ này, tư tưởng Khổng bị lên án gay gắt. Tượng Khổng trong Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ ‘Thằng khốn nạn hàng đầu’, rồi bị kéo đổ, đập nát. Hồng vệ binh định đào mả Khổng, nhưng nhanh chóng bị can ngăn.

    Và giờ đây, khi nền chính trị, tư tưởng của Trung Cộng không đủ sức hút đối với thế giới, càng không phải giá trị phổ quát. Họ bám víu và giương chiêu bài quảng bá văn hóa; họ dùng Khổng Tử làm công cụ chính trị. Bởi vậy đừng nghĩ đơn giản rằng, Học viện Khổng Tử là nơi truyền bá đạo Khổng. Trung Cộng không có tư cách đó.
    Văn hóa Trung Hoa và chính quyền Trung Quốc

    Trả lờiXóa
  16. Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng lan tỏa của văn hóa Trung Hoa trong quá khứ đối với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tạm không bàn đến vấn đề bản quyền của các thành tố văn hóa tương đồng giữa Trung – Hàn – Việt. Bằng vào những tư liệu hiện có, có thể thấy các chính thể quân chủ Việt Nam đã từng chủ động sử dụng Hán văn làm ngôn ngữ hành chính, thi cử, sáng tác văn học, từng châm chước chế độ lễ nghi, áo mũ, phong tục của các triều đại Trung Hoa; từng tự phụ là ‘cõi văn hiến không kém Trung Quốc’; và khi Trung Quốc bị cai trị bởi những tộc người Mãn, Mông, lại tự nhận là quốc gia gìn giữ văn minh Hoa Hạ chính thống. Bất kỳ thứ văn hóa ngoại lai nào khi được du nhập vào dị vực đều bị bản địa hóa, bởi vậy khi văn hóa Hán đã hòa vào văn hóa Việt, trở thành một phần của văn hóa Việt thì đừng vì ghét Trung Cộng mà quay lại cầm dao tự xẻo thịt mình!

    Sau Cách mạng văn hóa, văn hóa Trung Quốc đã xuống dốc. Trí thức Trung Quốc đương đại lưu truyền câu nói “sau Tống không còn Trung Quốc, sau Minh không còn Hoa Hạ, sau Mãn không còn Hán tộc, sau Cách mạng văn hóa không còn đạo đức”. Và trong mắt tôi, văn hóa Trung Quốc đương đại là một sản phẩm què quặt. Bởi vậy, hãy nhìn nhận cho rõ thứ văn hóa Trung Cộng quảng bá là văn hóa gì, tư tưởng gì, đừng tóm tất cả mọi thứ vào một khái niệm đơn nhất là ‘văn hóa Tàu’!

    Tiếng phổ thông Trung Quốc và ngữ văn Hán Nôm

    Hiển nhiên, nội dung quảng bá của Học viện Khổng Tử là tiếng phổ thông Trung Quốc, tức thứ ngôn ngữ sống, lấy ngữ âm phương Bắc làm chuẩn, sử dụng bộ văn tự đã được giản lược sau năm 1949. Còn ngữ văn Hán Nôm là một thứ ngôn ngữ chết (tử ngữ), được người Việt Nam sử dụng để ghi chép, thi cử v.v. trước thế kỷ 20.

    Chữ Hán được sử dụng tại Việt Nam ngót 2000 năm. Trong quá trình du nhập, truyền bá, cho đến ngày hôm nay, người Việt có một hệ thống cách đọc chữ Hán riêng biệt (thiên địa, nhật nguyệt v.v. thay vì /tian di/, /ri yue/). Nhiều chữ Hán được người Việt viết theo lối riêng, có những kết cấu, hình thể riêng, tương tự như trường hợp chữ Hán của Nhật Bản. Vào khoảng thời Lý Trần, người Việt mượn cách đọc của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, tạo ra một hệ thống chữ mới gọi là chữ Nôm. Về ngữ pháp, người Việt cũng như người Trung, Hàn, Nhật trước đây sử dụng ngữ pháp Hán văn cổ đại (một thứ tử ngữ, gọi là văn ngôn), mà không dùng lối nói khẩu ngữ đương đại. Văn tự Hán Nôm được diên dụng tại miền Bắc đến năm 1956 trước khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách giáo dục, và tại miền Nam đến năm 1975 trước khi Việt Nam Cộng hòa diệt quốc.

    Trả lờiXóa
  17. Học tiếng Trung hiện đại chắc chắn không thể đọc hiểu hoành phi, câu đối, sách vở do người Việt trước thời Nguyễn viết. Còn trong bối cảnh hiện đại, nếu học một lượng chữ Hán Nôm cơ bản, có thể hiểu sâu hơn về tiếng Việt. Bởi vậy, khi phản đối Học viện Khổng Tử thì đừng bài xích văn tự Hán Nôm, đừng coi nó là thứ chữ lạ, và đừng nâng cao quan điểm rằng, một ngàn năm Bắc thuộc mới sắp bắt đầu, Việt Nam sẽ quay trở lại dùng chữ Hán. Cần phải hiểu rõ, chữ Hán là chữ Hán nào. Chữ Hán của người Việt hay chữ Hán của Trung Cộng.

    Việc thoát Trung là thoát ở sự lệ thuộc chính trị, kinh tế, ở những thứ văn hóa thô bỉ, quê mùa tập nhiễm từ Trung Quốc đương đại, chứ không phải tẩy chay bất kỳ nét văn hóa hay đẹp nào chỉ cần biết nó có nguồn gốc Tàu!

    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, người viết cuốn sách khảo cứu Ngàn năm áo mũ (2013).

    Chú thích ảnh Khổng Tử (từ trên xuống dưới, trái qua phải): 1. Hình tượng Khổng Tử của Trung Quốc thời Minh. 2. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam thời Lê. 3. Hình tượng Khổng Tử của Hàn Quốc thời Joseon. 4. Hình tượng Khổng Tử của Nhật Bản thời Edo. 5. Hình tượng Khổng Tử của Việt Nam Cộng hòa đặt tại Miếu Khổng Thánh (chụp năm 1969), nay là đền Hùng trong Thảo cầm viên, Sài Gòn. Pho tượng đã bị di dời. 6. Tượng Khổng Tử tại Khổng Miếu Sơn Đông bị dán lên dòng chữ Thằng khốn nạn hàng đầu, trong thời Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976). 7. Tượng Khổng Tử đặt tại Thiên An môn năm 2011, bị di dời chỉ sau 100 ngày. 8. Biếm họa chân dung Khổng Tử sau khi chính quyền Trung Quốc dựng lên Học viện Khổng Tử.

    Trần Quang Đức
    Viết từ Hà Nội

    Trả lờiXóa
  18. học viện Khổng Tử được so sánh với những tổ chức xúc tiến ngôn ngữ và văn hoá như Viện trao đổi văn hoá Pháp và Học viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh mà thôi, chẳng có lý do gì mà ý kiến việc học viện không tử được thành lập ở việt nam cả, thời đại nào rồi mà còn ngăn cấm gì, nhất là truyền đạo hay truyền văn hóa, cấm xong lại có người bảo vi phạm nhân quyền đó, có khi cùng 1 người nói

    Trả lờiXóa
  19. nếu như cái học viện này chỉ có ở việt nam ừ thì có gì đó không ổn, cần phải xem xét hay cấp giấy phép thế nào, nhưng thực tế Trung Quốc đã thành lập được trên 450 học viện ở trên 100 quốc gia trên thế giới mà còn tăng lên mỗi ngày, ai chẳng biết văn hóa Trung Quốc rất phổ biến, đừng vì một cái lần đầu có ở việt nam là không thèm nghĩ nhiều chiều gì mà đã tẩy chay rồi là không đúng

    Trả lờiXóa
  20. thực tế trên thế giới người ta đã công nhận rằng học viện Khổng Tử là nhân tố của "quyền lực mềm" trong đường lối chính trị Trung Quốc. Qua đó, có thể dùng tầm ảnh hưởng, uy tín và sức thu hút để thực hiện những dụng ý trên thế giới mà không cần áp dụng sức mạnh quân sự hay kinh tế, nhưng biết bản chất rồi còn hơn là không biết, chúng ta có thể học hỏi cách làm của họ cơ mà

    Trả lờiXóa
  21. đến cả các đại biểu quốc hội Thụy Điển bày tỏ sự lo lắng, là học viện này sẽ bị lợi dụng làm nơi tuyên truyền cho đảng Cộng sản Trung Quốc những cũng không làm gì được vì thiếu những lý lẽ để dẹp được cái học viện này cơ mà, sao cấm được một tổ chức giáo dục cơ chứ, biết bản chất là thế, nhưng nó tác động quá lâu dài và từ từ không rõ nét, đánh vào tư tưởng làm người ta khó mà chống lại được

    Trả lờiXóa
  22. phương tây có chiến thuật diễn biến hòa bình, đánh vào tư tưởng lâu dài mà làm sụp đổ từ bên trong, giờ trung quốc cũng tung ra cái học viện này đi tuyên truyền tư tưởng cộng sản hay văn hóa Trung Quốc cũng để cân lại thế cơ thôi, làm sao mà cấm được họ, họ có văn hóa nổi tiếng hơn người thì họ có quyền tuyên truyền, ai thích học thì học thôi, ở việt nam chẳng ảnh hưởng gì luôn

    Trả lờiXóa
  23. Viện Khổng tử không được dạy ở Mỹ?

    Các giới ở Trung Quốc đang phản ứng trước tin rằng Bộ Ngoại giao Mỹ ra quy định về visa khiến các Viện Khổng tử ở Hoa Kỳ ‘gặp khó khăn’.

    Tin đăng trên trang mạng chuyên về giáo dục Hoa Kỳ (Chronicle of Higher Education) nói rằng một văn bản ra ngày 17/5 năm nay nói các giáo viên giảng dạy ở Viện Khổng tử “vi phạm quy định về thị thực” và phải có chứng chỉ do Hoa Kỳ cấp nếu muốn tiếp tục giảng dạy.

    Cho đế́n nay, giáo viên các Viện Khổng tử do Trung Quốc gửi đi và thường chỉ có bằng cấp của Trung Quốc mà thôi.

    Dù văn bản này nói đến các viện nghiên cứu đóng tại các trường đại học nhưng giảng dạy cho cấp tiểu học và trung học nói chung, nhiều trang mạng Trung Quốc cho rằng quy định này nhắm vào các Viện Khổng tử đang trên đà mở rộng.

    Ông Khổng Khánh Đồng, giáo sư Đại học Bắc Kinh và cũng là cháu trực hệ của Đức Khổng tử, viết hôm thứ Năm 24/5 trên mạng Sina Weibo rằng “Hoa Kỳ lấy lý do visa để tạo ra hạn chót buộc các giáo viên Viện Khổng tử phải rời đất Mỹ”.

    Ông phàn nàn rằng trong khi đó, “Ở Trung Quốc, đây cũng thấy phim Hollywood, sản phẩm microchip của Silicon Valley và khoai tây chiên của McDonald’s”.

    Ông cho rằng “từ giải trí đến công nghệ và thực phẩm, văn hóa Mỹ đang xâm lăng một cách đa dạng, sâu rộng và bất chấp cản trở”.

    Trả lời báo chí, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi cho biết hôm thứ Năm rằng phía Trung Quốc đang “trao đổi với đối tác Mỹ về vụ việc”.

    Ông bày tỏ hy vọng chuyện visa này “sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của dự án Viện Khổng tử vốn do Bắc Kinh tài trợ để quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Hoa.

    Báo Mỹ trích hãng tin Bloomberg nói Bắc Kinh đã bỏ ra 500 triệu đôla kể từ năm 2004 để mở các viện này trên thế giới.

    Cho đến cuối 2010, có 300 Viện Khổng tử hoạt động ở 96 nước trên thế giới.

    Không phải ở đâu Viện Khổng tử, vốn dùng giáo trình của Bắc Kinh, cũng được người Hoa gốc Hong Kong, Đài Loan ủng hộ.

    Một phóng viên BBC Tiếng Trung tại London bình luận rằng chuyện Viện Khổng tử ở tại Trường Kinh tế Luân Đôn (LSE) chuyên về quan hệ quốc tế và quản trị kinh doanh là điều "kỳ quặc" vì "Khổng tử vốn trọng Nho học, khinh buôn bán".

    Trả lờiXóa
  24. Chả bít nàm thao mà đồng chí Du mới quay lưng đã gỡ biển "Viện Khổng Tử" dzòi, Hoàng Sơn ơi.
    http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/12/ong-chi-du-moi-quay-lung-go-bien-vien.html

    Trả lờiXóa
  25. Nặc danh20:08 31/12/14

    @ Bác Cạo,
    Em biết điều này sẽ xảy ra.
    Phục bác có cảm nhận chính xác.
    Ta làm việc này cũng không thoải mái lắm, có phần gượng ép. Đó là phản ứng của ta với VKT, và cũng phản ánh việc dư luận không ủng hộ câu chiện này.
    Tay Du cũng biết rõ điều này đấy ạ.
    Theo em, để hoạt động được ở mức "cọc cạch", chắc còn đến Tết Tây..

    Trả lờiXóa
  26. Tránh xa cái lũ Tung Cẩu này đi, moi thứ liên quan đến chúng đều chả mang lại lợi lộc gì, điển hình vụ đường sắt trên cao. Nên cứ gì liên quan đến lũ khựa này là tớ phản đối

    Trả lờiXóa
  27. Các Viện Khổng đều là của nhà nước Trung Quốc, chịu sự kiểm soát, định hướng, chi phối bởi những mục tiêu chính trị của nhà nước Trung Quốc, chứ không đơn thuần chỉ là dạy ngôn ngữ, trao đổi văn hóa…như các tổ chức độc lập khác. Vậy có chắc đây chỉ đơn thuần giao lưu văn hóa ko? Hay là 1 cách bành trướng trá hình của anh Cẩu

    Trả lờiXóa
  28. VN mình có anh hàng xóm quá tốt bụng, anh ấy muốn mang những điều tốt đẹp của anh ấy quảng bá cho chúng ta, để rồi đăng sau đó ko biết mưu đồ chính trị sâu xa của anh ấy là gì? Uh thì giao lưu, uh thì hợp tác. Cơ mà với anh bạn xấu dạ này chắc chúng ta ko thể tây chay mà chúng ta cần đề phòng, đấu tranh dưới mọi hình thức. Cần đoàn kết, tráh dể anh ta lợi dụng bành trướng thôi

    Trả lờiXóa
  29. Thiếu gì cách giao lưu, thiếu gì cách tiếp cận văn hóa của các nước, tự nhiên đi thành lập 1 cái viện của chúng nó vào nước mình làm gì? Tôi chưa biết hiệu quả ra sao nhưng nếu thành lập chả mấy sẽ thấy nhiều hậu quả

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog