(CAO) Sau khi kết thúc công tác cứu hộ 12 công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng), Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân, xử lý trách nhiệm các đơn vị để xảy ra vụ việc.
Cơ quan điều tra khám nghiệm hiện trường vụ sập hầm thủy điện
a
Ngày 20-12, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành tổ chức khám nghiệm hiện trường, truy tìm nguyên nhân dẫn đến vụ sập hầm dẫn nước thủy điện Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương). Có mặt tại hiện trường, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, sau khi cứu nạn thành công các nạn nhân, cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố, lỗi từ đâu, do ai để xử lý trách nhiệm. Đối tượng bị điều tra chắc chắn là chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan. Trước đó, ngày 17-12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khi đến kiểm tra, chỉ đạo công tác cứu hộ tại thủy điện này đã lập tức yêu cầu dừng thi công công trình vô thời hạn vì để xảy ra sự cố đặc biệt nghiêm trọng.
Dự án thủy điện Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và thủy điện Đạ Chomo (xã Phi Tô , huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) trước đây do Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 5 làm chủ đầu tư, có tổng công suất lắp máy 23MW. Trong đó nhà máy thủy điện Đạ Dâng có công suất 14MW, nhà máy thủy điện Đa Chomo công suất 9MW, tổng số vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng. Dự án khởi công vào tháng 12-2003, nhưng sau đó chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện do “trục trặc” tài chính. Đến tháng 3-2006, dự án chuyển đổi chủ đầu tư sang cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội (Hà Nội).
Tháng 4-2008 dự án được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh quy mô, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 19-8-2009, với tiến độ thực hiện dự án từ 2009 đến 2011. Tuy nhiên, đến đầu năm 2014, dự án vẫn chưa hoàn thành. Đến tháng 3-2014, UBND tỉnh Lâm Đồng cấp thay đổi giấy chứng nhận đầu tư lần thứ nhất, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án hoàn thành đưa vào phát điện trong quý IV/2014.
Dự án thực hiện theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý. Việc tư vấn thiết kế do Viện thiết kế thủy lợi thủy điện Nam Ninh (Trung Quốc) thực hiện. Công ty Cổ phần tư vấn Nhật Thăng - VNT6 (Hà Nội) là đơn vị giám sát. Công ty Cổ phần Sông Đà 10-6 là đơn vị thi công hạng mục nhà máy. Với hạng mục hầm dẫn nước, trước đây do Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô thực hiện, sau đó chuyển sang Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng ngầm Vinaconex, và nay là do Công ty Cổ phần Sông Đà 505 thi công. Hầm dẫn nước này có chiều dài 700m, đã đào sâu được gần 500m. Ngày 16-12 vừa qua, vào lúc 7 giờ 30, trong khi 32 công nhân của công ty này đang vào ca làm việc, bất ngờ hầm đổ sập trong diện tích gần 30m khiến 12 công nhân không kịp chạy bị mắc kẹt bên trong.
Chiều tối ngày 19-12, nhận tin 12 công nhân bị mắc kẹt trong hầm thủy điện đã được giải cứu thành công, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện hoa và số tiền 100 triệu đồng thưởng cho các lực lượng tham gia cứu hộ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó vừa đặt chân đến sân bay Bangkok (Thái Lan) trong chuyến công tác cũng đã gửi thư khen đến các lực lượng cứu hộ.
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã trao tặng Lữ đoàn Công binh 293, Lữ đoàn Công 27 (Quân khu 7) và Đội cứu hộ Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam mỗi đơn vị 100 triệu đồng.
Ngọc Hà
Trong nước có ít nhất bốn công ty tư vấn thiết kế chuyên nghiệp về thủy điện ,từng thiết kế thành công cả chục thủy điện lớn nhỏ trong nước thì không tin dùng ,đi thuê một công ty thủy lợi địa phương của TQ để rồi phải đối mặt với pháp luật.nếu không vì khoản hoa hồng,hối lộ thì vì cái gì ở đây?CA nên sớm vào cuộc điều tra làm rõ.Các cty mang danh là cổ phần nhưng những chủ tịch và giám đốc vẫn sẵn sàng tư lợi bất chấp lợi ích chung của cổ đông vì cổ phần của họ cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhất định, lợi nhuận họ thu được cũng không thể bằng tiền hối lộ.
Trả lờiXóaKhi có sự cố nghiêm trọng mới tiến hành kiểm tra giám sát? Và sau khi sự cố ấy xảy ra và tiến hành kiểm tra mới thấy: ồ! Lại liên quan đến Trung Quốc! Câu chuyện liệu có đơn giản như thế! Mặc dù mọi nghi ngờ lại đổ dồn về phía Trung Quốc nhưng tôi vẫn mong có một sự điều tra cụ thể và toàn diện để biết chính xác nguyên nhân cuả sự việc nghiêm trọng này: liệu có phải hoàn toàn do tai nạn hay do một khâu, một quá trình sai phạm trước đó? Do sai phạm phía trung quốc hay do ai khác?
Trả lờiXóaChúng ta chưa điều tra ra nguyên nhân thì chưa nên đổ trách nhiệm cho bên nào hết.
Trả lờiXóaCần xem lại trách nhiệm của các bên liên quan, đơn vị nào sai, sai ở đâu, mức độ thế nào thì cần phải làm rõ và xử lý nghiêm.
Trả lờiXóaKhông thể liên quan đến người Trung Quốc là chúng ta cứ nghi ngờ cho họ, cũng chưa biết nguyên nhân là từ đâu mà, nói chung thì ở đâu cũng có người này người kia, đâu phải ai cũng như ai đâu.
Trả lờiXóaMọi người cứ bình tĩnh chờ cơ quan điều tra đưa ra kết luận đã, chưa thể nói bên nào đúng bên nào sai.
Trả lờiXóaVẫn biết là bọn Trung Quốc thường có những âm mưu thâm hiểm, nhưng đâu phải ai cũng xấu cả đâu, với lại chuyện sập hầm cũng không phải là mới xảy ra với chúng ta, cho nên cái này phải nhờ cư quan chức năng giải quyết, mình không thể ngồi đoán già đoán non.
Trả lờiXóaPhạt chết cha bọn tư vấn đểu đi, chúng phải có trách nhiệm chứ!
Trả lờiXóaNên bình tĩnh, chuyện đâu có đó. Nếu điều tra ra là bên tư vấn làm sai thì giải quyết cương quyết, còn nếu nguyên nhân khác thì sao?
Trả lờiXóaTư vấn thiết kế có phần trách nhiệm là cái chắc. Khi tư vấn có lường được chuyện này không? Có phương án giải quyết không?...
Trả lờiXóaTrung Quốc vốn thâm hiểm lắm, không loại trừ khả năng nó phá ta đâu.
Trả lờiXóaCũng là một khía cạnh chúng ta phải để ý, chỉ có điều là phần giám sát thi công của chúng ta không được tốt. còn nhớ vụ tai nạn thương tậm từ công trình đường sắt trên cao, cũng chỉ vì không giám sát chặt chẽ, để ra nông nỗi như vậy
Trả lờiXóaMình cũng không tin Tàu khựa, nhưng trong vụ này, Tư vấn làm thế cũng có nghĩa là mất uy tín công ty nó à? Chưa chắc nó đã chủ bụng hại người Việt ta.
Trả lờiXóaCũng chưa biết chừng đâu Thành Trần. Đối với Trung Quốc thì không có gì là chúng không làm để hại người khác.
Trả lờiXóaKhông thể tin được bọn khựa!
Trả lờiXóaThật không ngờ, tác hại của việc mất cảnh giác đây.
Trả lờiXóaQuá là ghét Trung Quốc!
Càng ngày càng mất hết cả niềm tin vào Trung Quốc. Trước đây còn hy vọng có người nọ người kia, giờ thấy hoang mang.
Trả lờiXóaTin đéo gì cái bọn này.
Trả lờiXóaChả tin gì hết cả.
Quân dã man.
Để tai nạn sụt hầm trong thi công đương nhiên phải xem xét trước tiên thiết kế tổ chức thi công của tư vấn thiết kế có phù hợp điều kiện địa hình, địa chất,địa thủy văn không .
Trả lờiXóaNếu tư vấn khảo sát sơ sài không tiên lượng ,xác định được đới địa chất mềm yếu để có biện pháp tổ chức thi công phù hợp,khi giám sát tác giả lại không tạm dừng thi công để bổ sung biện pháp khắc phục kịp thời(thiết kế chống sạt lở) nên hầm sập là lỗi kép của tư vấn thiết kế rất rõ ,khỏi bàn cãi nhiều.
Tôi không rõ trách nhiệm cuối cùng thuộc về ai, nhưng hiện tại những công trình có dính dáng đến Tàu đều mang lại nhiều hậu quả mà ta không lường trước được.
Trả lờiXóaMình nghĩ ngoài việc xử lý công ty thiết kế, cơ quan điều tra cần xem xét người cấp thầu cho cty đó. Tại sao ở nước ta có rất nhiều cty có năng lực lại không để họ làm, lại đi thuê tụi TQ chỉ vì giá rẻ hơn chút xíu
Trả lờiXóaLỗi đầu tiên là thuộc về những người cấp thầu.
Trả lờiXóaTóm lại là ko nên tin thằng tàu khựa. Bao nhiêu công trình do chúng tư vấn với chả thiết kế, chả biết là như thế nào mà thấy nhìu tai nạn thương tâm quá
Trả lờiXóaNào thủy điện, nào đường sắt trên không, ôi bao nhiêu công trình do tàu tư vấn thiết kế. hic...hic....Cần xem lại vấn đề mời thầu, cấp thầu
Trả lờiXóa