Chia sẻ

Tre Làng

Tản mạn vụ CSGT Sóc Trăng 'đánh dân'

Cuteo@

Không thể phủ nhận vai trò của báo chí, luật sư, và của người dân trong việc phát hiện, chấn chỉnh những việc làm sai trái của lực lượng CSGT. Đã có nhiều vụ, qua thông tin từ báo chí, người dân và luật sư, các lực lượng chức năng đã vào cuộc và những việc làm sai trái của lực lượng này bị đưa ra ánh sáng. Nhờ đó, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Mới đây, báo Tuổi Trẻ, Pháp luật TP HCM, báo SohaNews và vài báo khác đăng bài phản ánh "CSGT Sóc Trăng đánh dân". Bản chất vụ việc đúng, sai như thế nào còn phải chờ cơ quan công an vào cuộc xác minh. 

http://soha.vn/phap-luat/truong-ca-o-soc-trang-noi-gi-ve-clip-canh-sat-danh-dan--20141226205457777.htm

Chả phải bây giờ, mà từ lâu, khi định lên án một việc gì đó, báo chí thường có xu hướng lôi "dân" vào nhằm tăng sức nặng của thông tin. Về ngôn ngữ, gọi người bị đánh là "dân" không sai, nhưng cách lạm dụng từ này dường như có ý lên án CSGT và đẩy họ đến chỗ đối nghịch với dân. 

Đây là cách viết bài hết sức nguy hiểm, một mặt nó làm cho người dân mất thiện cảm với CSGT, mặt khác nó dường như cổ súy cho những hành động chống đối CSGT nếu họ có vi phạm. 

Hệ lụy là về phía người dân, họ tận dụng triệt để lợi thế là "dân" để cãi cự (cãi cùn) và "thoải mái gây sự", thậm chí là sẵn sàng hành hung lực lượng CSGT (có thể cả các lực lượng khác trong các vụ tương tự) mà không hề sợ. Bởi nếu có sai, họ không mất nghề như CSGT. Ngược lại, CSGT sẽ "chùn tay" với những trường hợp này, dẫn đến trật tự giao thông bị buông lỏng. Đã có quá nhiều bài báo, giật tít, viết bài tỏ ra hả hê khi người vi phạm cãi lý làm CSGT "thua" được đăng tải trên các trang mạng, thậm chí họ còn bày nhau các bước xử lý khi CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra. Người viết bài này cho rằng, đó là cách hành xử lưu manh hạ đẳng và cổ vũ cho những hành vi chống đối, bất tuân luật pháp. 

Từ góc độ khác, trong mọi trường hợp có xung đột, CSGT đều là người "chịu thiệt". Cái chịu thiệt đầu tiên là thiệt với người "dân". Bị "dân" vặn vẹo, hay chửi bới họ chỉ biết đứng im chịu trận, bởi họ không được làm thế. Cái thiệt thòi thứ hai lại đến từ chính cơ quan của họ. Thực tế là, bất kể đúng sai thế nào, nếu có sự ẩu đả, hoặc nói tục với người dân...ngay lập tức CSGT sẽ bị kỷ luật, nặng hơn thì có thể sẽ phải ra khỏi ngành. Cách hành xử lúng túng của các lãnh đạo công an khi bị báo chí chất vấn về các hiện tượng tương tự đã bộc lộ rõ điều này.

Trở lại với vụ việc báo nêu, đọc kỹ các bài báo, xem đi xem lại nhiều lần clip được người dân cung cấp, tôi thấy có vẻ như chúng ta đã vội vàng kết luận rằng, CSGT đánh "dân". Đọc đến từ "đánh dân" nghe nó to tát, nghiêm trọng và rõ ràng (từ nay trở đi), CSGT sẽ là kẻ thù của dân.

Ngoài lề môt chút, nếu là nhà báo có lương tâm, có trách nhiệm, người viết có thể sẽ đặt tên bài báo khác hẳn: "Có hay không việc CSGT Sóc Trăng đánh người vi phạm"? hoặc: "Bản chất vụ ẩu đả giữa CSGT với người vi phạm"...Ở đây, cụm từ "người vi phạm" sẽ được thay thế cho từ "dân". Cách viết như thế sẽ trách nhiệm hơn nhiều và mang ý nghĩa giáo dục.

Theo một người bạn công tác trong ngành công an tại Sóc Trăng (đề nghị dấu tên), việc vật lộn giữa CSGT, tổ dân phòng với một người đàn ông tại quán là có thật, việc 2 bên đấm và chửi nhau cũng có thật. Nhưng sự việc không phải bắt đầu từ trong quán nhậu, mà nó được bắt nguồn từ ngoài đường, khi người đàn ông kia chở bạn nhậu bằng xe máy tham gia giao thông, có dấu hiệu của việc không làm chủ tay lái. Khi bị kiểm tra, họ quay đầu chạy, và chạy thẳng vào quán. Lực lượng CSGT làm nhiệm vụ đuổi theo đến tận quán và câu chuyện cãi vã, rồi ẩu đả đã xảy ra.

Theo các bạn, vụ việc ở ngoài đường, trong phạm vi xử lý của CSGT, nhưng người vi phạm chạy vào trong nhà, nơi có vẻ như luật pháp còn bỏ trống, không quy định rõ lực lượng CSGT có được xử lý hay không (báo Pháp Luật đặt tít: CSGT được vào quan nhậu kiểm tra?) thì các bạn sẽ xử lý thế nào nếu là CSGT?

Chả lẽ, khi "dân" tham gia giao thông, có vi phạm, khi bị phát hiện, họ chỉ cần vào nhà ai đó ven đường thì họ sẽ không bị pháp luật trừng trị? và CSGT bó tay?

Câu hỏi này xin dành cho luật sư Nguyễn Văn Hậu, là Phó Chủ tịch hội Luật gia TP HCM và báo Pháp Luật: 
http://plo.vn/thoi-su/csgt-duoc-vao-quan-nhau-kiem-tra-520019.html

Trở lại vụ ẩu đả được clip ghi lại, sau khi xem, nếu là người công tâm chắc chắn bạn sẽ khẳng định là có chuyện đánh nhau thật, và cả hai bên đều rất đáng trách. Tất nhiên, một ông nông dân thì không bị ai xử lý kỉ luật ngoài việc xử vi phạm hành chính, nhưng CSGT có thể vì việc này mà mất nghề.

Cá nhân người viết bài căn cứ vào những thông tin trên báo và người bạn cung cấp thông tin thì cho rằng, trường hợp này rất có thể (chỉ là có thể, không chắc chắn) là "trấn áp kẻ chống người thi hành công vụ".

Không bao giờ có chuyện tự nhiên, lực lượng CSGT lại đi vào tận quán để đo nồng độ cồn của người nhậu, vì họ có vô khối việc làm ở ngoài đường. Họ cũng không tự nhiên đánh một ai đó, bởi hơn ai hết, họ hiểu rõ pháp luật và ý thức được rằng nếu có hành vi côn đồ đó, họ sẽ bị pháp luật và cả những quy định của ngành công an trừng trị.

Kiến nghị:

Người viết chỉ có một kiến nghị duy nhất, bổ sung vào quy trình làm việc của mọi tổ công tác của CSGT: Phải ghi được hình bằng chụp ảnh hoặc quay phim làm bằng chứng chứng minh ai đó đã vi phạm luật giao thông đường bộ hoặc các vi phạm khác. 

Tôi nghĩ, làm điều này không khó và kinh phí trang bị các loại máy ảnh kỹ thuật số cho lực lượng này không lớn. Ngược lại, nó là phương tiện tác nghiệp rất hiệu quả, có tác dụng chứng minh lỗi của người vi phạm, có tác dụng răn đe, và giáo dục. Mặt khác lại là cơ sở để bảo vệ chính lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ, tránh được các hiện tượng lợi dụng sự việc để vu cáo, nói xấu chế độ.

59 nhận xét:

  1. TẠI SAO KHÓ CÓ THỂ TỰ HÀO LÀ NGƯỜI VIỆT NAM?

    Đề tài này có thể rất tế nhị. Nếu là người Việt mà nói “tôi không tự hào là người Việt” thì chắc chắn sẽ bị “ném đá” như Hồi giáo ném đá những người ngoại tình. Một cuốn sách có tựa đề là “Tôi tự hào là người Việt Nam” mới xuất bản và đã bán hết 10000 cuốn đủ để nói đề tài này làm ấm lòng rất nhiều người như thế nào. Tôi chưa đọc quyển sách đó, nhưng đọc phần nhận xét của báo chí thì thấy hình như hàm lượng tri thức không cao (1).

    Đọc qua bài tường thuật một hội thảo cùng chủ đề cũng chỉ thấy những phát biểu chung chung. Vậy chúng ta có lí do gì để tự hào là người Việt Nam? Tôi nghĩ thành thật mà nói, chúng ta không có nhiều lí do. Khi tôi hỏi về câu này, nhiều người có học và suy nghĩ nói thẳng rằng họ không tự hào là người Việt Nam. Ở đây, tôi thử đóng vai một “devil advocate” về đề tài này.

    Điều gì làm cho người ta tự hào là thành viên của một cộng đồng dân tộc? Nói đến tự hào dân tộc, có lẽ người Nhật có lòng tự hào cao nhất nhì thế giới. Năm 2008, kết quả điều tra xã hội ở Nhật cho thấy 93% người Nhật tự hào là người Nhật (2), và tỉ lệ này cao hơn Mĩ (85%). Con số này ở Nhật năm 1986 là 91%. Khi được hỏi điều gì làm cho họ tự hào là người Nhật thì 72% trả lời là yếu tố lịch sử, truyền thống và văn hoá, 43% trả lời là phong cảnh thiên nhiên. Ngoài ra, 28% chọn sự ổn định xã hội và an toàn, và 28% khác chọn đặc tính dân tộc làm cho họ tự hào. Người Nhật quá tự hào đến nỗi họ không nhận trợ giúp trong cơn bão Fukushima.

    Riêng tôi muốn bổ sung những yếu tố trên và nghĩ đến 6 yếu tố sau đây: truyền thống và văn hoá, kinh tế, giáo dục & khoa học, xã hội ổn định, phong cảnh thiên nhiên, và trách nhiệm với cộng đồng thế giới. Phải nói ngay rằng xét đến 6 yếu tố này thì chúng ta rất khó mà tự hào là người Việt.

    Truyền thống và văn hoá nghèo nàn & thiếu bản sắc tích cực

    Thật khó chỉ ra một nét văn hoá đặc thù nào mang tính Việt Nam. Hỏi một người Việt Nam bình thường chỉ ra một nét văn hoá định hình Việt Nam, chắc chắn người đó sẽ lúng túng. Điều này dễ hiểu vì chúng ta khởi đầu từ một nền văn minh nông nghiệp (lúa nước) nhưng lại chịu ảnh hưởng bởi văn hoá Tàu cả ngàn năm. Hệ quả của sự ảnh hưởng đó để lại cho VN những đặc điểm mà chúng ta đều có thể nhận ra như tính vọng ngoại, chuộng bạo lực, tính vị kỉ, tính khoa trương bề ngoài và thiếu thực chất bên trong, v.v. Một nhà văn hoá xuất sắc là Đào Duy Anh từng nhận xét về người Việt Nam (trong “Việt Nam văn hoá sử cương”) như sau:

    “Về trí tuệ thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít thấy có người trí tuệ lỗi lạc phi thường; sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, thích văn chương phù hoa hơn là thực học; Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm; Sức làm việc khó nhọc, nhất là người ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp; Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn cực khổ và hay nhẫn nhục; Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay thất vọng; Hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài, ưa thích hư danh; Thích chơi bời cờ bạc; Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài; Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế nhạo“.

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  2. Nói tóm lại những đặc tính về người Việt trên đây chẳng làm cho chúng ta tự hào. Những nét văn hoá đó càng lộ ra khi người Việt bắt đầu hội nhập quốc tế hay định cư ở nước ngoài. Chúng ta đã từng đọc và nghe những câu chuyện người Việt ăn cắp trong các siêu thị ở Nhật, Singapore, Úc, v.v. Chúng ta cũng từng nghe biết người Việt hám ăn và phung phí ra sao. Nhiều người biện minh rằng đó chỉ là số ít và chỉ tập trung vào một nhóm người ít học. Nhưng biện minh đó không thuyết phục, khi chúng ta biết rằng những người Việt ăn cắp ở nước ngoài là những người có học, là quan chức đang làm việc trong cơ quan công quyền, thậm chí đang hành nghề giảng dạy về đạo đức sống! Chúng ta cũng biết rằng sự hám ăn của người Việt nổi tiếng đến nỗi nhà hàng Thái Lan và Nhật phải để những tấm biển viết bằng tiếng Việt cảnh cáo. Phải nhìn nhận những thực tế đó, chứ không nên trốn tránh.

    Ngay cả người Việt định cư ở nước ngoài cả vài chục năm vẫn giữ những bản sắc chẳng có gì đáng tự hào. Ở Úc, người Việt là một sắc dân có nhiều thanh thiếu niên ngồi tù. Cộng đồng người Việt ở Mĩ được xem là khá thành công, nhưng thực tế vẫn cho thấy đó là một cộng đồng nghèo và họ thường sống co cụm với nhau và thiếu khả năng hội nhập như cộng đồng người Nhật, Phi Luật Tân hay Hàn Quốc. Vì sống co cụm với nhau nên chúng ta dễ thấy bản sắc văn hoá của người Việt được duy trì như thế nào. Hãy đến những khu thương mại của người Việt ở Sydney, chúng ta dễ dàng thấy đó là những khu tấp nập buôn bán, nhưng nhìn kĩ thì sẽ thấy sự dơ bẩn, ồn ào, mất trật tự, và chen chúc chật hẹp. Nhìn kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy hàng quán người Việt chỉ là ăn uống chứ không có những sinh hoạt mang tính văn hoá nào cả.

    Về chính trị, VN cũng chẳng có gì đáng tự hào. Nền tảng chính trị VN trước đây (ở miền Bắc) và sau này (cả nước) lệ thuộc vào Tàu và Liên Xô. VN vẫn theo một chủ nghĩa lỗi thời và đã hết sức sống, một chủ nghĩa mà nơi khai sinh ra nó đã khai tử nó hơn 20 năm trước đây. Người Việt chẳng phát kiến được một chủ thuyết chính trị nào, mà chỉ rập khuôn theo chủ nghĩa Mao – Stalin. Không thể nào tự hào khi mà chính quyền ra rả mỗi ngày bảo người dân phải làm gì và giảng giải rằng yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội!

    Người Úc tự hào vì họ có nền chính trị dân chủ, mà trong đó người dân có tự do thực hiện hoài bảo của mình, và chính phủ không lên lớp dạy bảo người dân phải làm gì hay làm ra sao. Người Mĩ tự hào vì họ có một nền dân chủ ổn định và hào hiệp giúp đỡ nhiều nước khác trên thế giới. Người Việt chúng ta khó mà tự hào như người Úc hay người Mĩ về tiêu chí chính trị.

    Nhiều người Việt Nam rất tự hào rằng VN đã đánh thắng các đế quốc sừng sỏ nhất như Tàu, Pháp, và Mĩ. Chiến tranh là giải pháp của người thích cơ bắp chứ đâu phải là biện pháp của người thông minh. Vả lại, chiến tranh nhân danh chủ nghĩa và đánh thuê hay đánh dùm cho kẻ khác thì càng chẳng có gì để tự hào. Nhưng để thắng Pháp, thắng Mĩ, thì hàng triệu người Việt phải hi sinh, và đất nước nghèo mạt cho đến ngày hôm nay. Đằng sau những cái vinh quang chiến thắng là biết bao sai lầm và tội các đã bị che dấu. Người Thái Lan tự hào vì họ tránh được chiến tranh và giữ được hoà bình. Người Nhật chấp nhận đầu hàng trong cuộc chiến quân sự nhưng lại thắng trên trận chiến kinh tế, và họ tự hào điều đó. Tôi nghĩ nếu VN tránh được chiến tranh mới là điều đáng tự hào, chứ chiến tranh –- bất kể thắng hay thua –- thì chẳng có gì đáng tự hào. Làm người hùng vài phút để sau này mang tật suốt đời và rách nát thì rất khó xem đó là niềm tự hào.

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  3. Thất bại về kinh tế

    Cho đến nay, dù chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm, VN vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. VN không có bất cứ một tập đoàn kinh tế nào làm ăn thành công; tất cả những “VINA” hoặc là đã thất bại thê thảm, hoặc đang trong tình trạng thoi thóp. Nói đến Hàn Quốc người ta nghĩ đến Samsung, Kia, Hyundai; nói đến Nhật người ta nghĩ đến Toyota, Honda, Mazda, Sony, Panasonic, Toshiba và vô số các thương hiệu khác; còn nói đến VN chúng ta không có bất cứ một thương hiệu nào trên thế giới. Đến một cây kim, vít ốc, VN vẫn chưa sản xuất đạt chất lượng.

    Trước 1975 ở miền Bắc cuộc Cải cách ruộng đất đã để lại nhiều “di sản” tiêu cực cho nền kinh tế nông nghiệp. Trước 1975, có thể nói kinh tế miền Bắc không đáng kể, trong khi kinh tế miền Nam phát triển khá, tuy chưa bằng Hàn Quốc nhưng cũng tương đương hay xấp xỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng sau 1975, với chính sách cải tạo công thương và hợp tác xã nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng suy sụp kinh tế, sản lượng nông nghiệp suy giảm thê thảm, và đời sống người dân vô cùng khốn khó một thời gian dài. Gần đây, một loạt tạp đoàn kinh tế bị sụp đỗ đã gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế nước nhà. Ngay cả hiện nay, mỗi năm có gần 50 ngàn doanh nghiệp đóng cửa. Có thể nói không ngoa rằng trong suốt 70 năm qua, kinh tế VN đi từ thất bại này đến thất bại khác.

    Bất cứ so sánh nào cũng khập khiễng, nhưng cần phải nhắc lại yếu tố thời gian rằng nước Nhật chỉ cần 20 năm là đạt được trình độ phát triển của các nước Âu Mĩ, Hàn Quốc cũng chỉ mất 20 năm để vươn mình thành một quốc gia tiên tiến, và gần nhất là Singapore cũng chỉ mất khoảng thời gian đó đến đưa thu nhập bình quân đầu người lên con số 55182 USD. Còn ở VN, thu nhập đầu người đến nay vẫn chưa đạt con số 2000 USD.

    VN cơ bản vẫn là một nước nghèo. Theo World Bank, tỉ lệ nghèo ở VN tuy có cản tiến, nhưng vẫn ở mức ~21%. Ấy thế mà chính quyền VN thì tuyên bố rằng tỉ lệ nghèo chỉ 7%! Cái nghèo ở VN phải nói thật là thê thảm. Báo chí hôm qua mới đưa tin một em bé học sinh vì quá đói nên đã chết trên đường từ trường về nhà. Trước đó, một bà mẹ và 3 con đã vào rừng treo cổ tự tử vì nghèo đói. Ở miền Tây Nam bộ, một bà mẹ tự tử chết để người đi phúng điếu và lấy tiền đó nuôi con ăn học. Chưa bao giờ trong lịch sử VN có những trường hợp thương tâm như thế. Trong khi đó, có những đại gia bỏ ra hàng tỉ đồng để xây nhà cho chó mèo ở, có những người “đày tớ của nhân dân” sẵn tay vung tiền xây lâu đài, biệt thự cá nhân. Người Việt nào có thể nào tự hào khi đất nước có quá nhiều người nghèo như thế?

    Giáo dục và khoa học làng nhàng

    Những con số thống kê cho thấy người Việt Nam thiếu tính sáng tạo. Số bằng sáng chế đăng kí mỗi năm chỉ đếm đầu ngón tay và cũng chủ yếu do các công ti nước ngoài làm. Có năm VN chẳng có bằng sáng chế nào được đăng kí với nước ngoài. Số bài báo khoa học của VN trên các tập san ISI hiện nay chỉ khoảng 2000, chưa bằng số bài báo của một đại học lớn ở Singapore, Mã Lai, Thái Lan. Phần lớn (~80%) những bài báo khoa học của VN là do các nhà khoa học nước ngoài chủ trì hay giúp đỡ.

    Người VN thường hay tự hào rằng VN có những người thợ khéo tay. Nhưng trong thực tế thì không phải vậy. Sự tinh xảo của người Việt chúng ta rất kém. Một người Pháp tên là Henri Oger (3) từng nhận xét về người Việt vào đầu thế kỉ 20 như sau:

    “Thợ thủ công An Nam cũng bị nhận xét là kĩ thuật sơ sài, không được giảng dạy đầy đủ về nghề nghiệp, thiếu sáng tạo, không có những phẩm chất đã khiến cho người thợ ở châu Âu trở thành nghệ sĩ.”

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  4. Làm ẩu. Kĩ thuật sơ sài. Thiếu huấn luyện. Thiếu sáng tạo. Tất cả những nhận xét đó đều đúng. Không khó khăn gì để có thể đi tìm những bằng chứng thực tế làm cơ sở cho những nhận xét đó. Gần đây khi công ti thời trang Hermes muốn làm một cái cổng cho cửa hàng ở Hà Nội mà hết 5 đợt thợ VN làm đều không đạt, và cuối cùng họ phải nhờ đến một nhóm thợ từ Pháp sang để làm. Tôi đi qua cây cầu Nhơn Hội nhìn từ xa rất hoành tráng ở Qui Nhơn, nhưng đi trên cầu mới thấy họ làm rất ẩu, thô, và có khi nguy hiểm. Ngay cả cây cầu Rạch Miễu mới rầm rộ khánh thành cũng có nhiều vấn đề kĩ thuật, và cũng rất thô. Nhìn gần những tấm hình kí giả chụp trên cầu Rạch Miễu mới thấy cách làm của ta rất … hỡi ôi. Hình như người mình không có thói quen xem xét đến chi tiết, mà chỉ làm chung chung hay làm cho có mà thôi. Nhiều công trình của Việt Nam chỉ làm hình như nhằm mục tiêu khoe là “ta làm được”, rồi dừng ở đó, chứ không đi xa hơn. Thật ra, ngay cả “ta làm được” cũng không hẳn là làm được. Điều này rất tương phản với người Tây phương, những người mà khi làm cái gì họ cũng tính toán cẩn thận, xem xét từng chi tiết nhỏ, đánh giá lợi và hại một cách khách quan, v.v., cho nên khi công trình hoàn tất nó thường có chất lượng cao và lâu bền.

    Việt Nam ta nổi tiếng làm gia công quần áo cho các công ti Tây phương. Quần áo họ gia công đẹp, và khi ra ngoài này, thường bán với giá rất cao. Nhưng còn hàng trong nước cũng do những công ti gia công đó làm với nhãn hiệu “chất lượng cao” thì sao? Nói ngắn gọn là chất lượng thấp thì đúng hơn. Họ cũng bắt chước may những cái cáo sơ mi hiệu Polo, Nautica, Tommy Hilfiger, v.v., nhưng nhìn kĩ thì họ bắt chước rất kém. Chỉ nhìn qua đường chỉ là thấy họ làm ẩu. Nhìn qua cách họ làm logo cũng dễ dàng thấy đây là đồ dỏm, bắt chước. Người Tàu cũng làm hàng nhái, nhưng họ nhái giỏi hơn người Việt. Hàng nhái của Tàu lợi hại đến nổi chúng ta khó nhận ra thật và giả. Còn hàng nhái của Việt Nam thì còn quá kém. Làm hàng nhái mà còn làm không xong thì chúng ta khó mà nói đến chuyện lớn được.

    Do đó, có thể nói rằng người Việt thiếu tính sáng tạo, không tinh xảo và không khéo tay. Chẳng có gì đáng tự hào về giáo dục và khoa học. Có người lấy những tấm huy chương Olympic ra để tự hào rằng người Việt cũng thông minh chẳng kém ai, nhưng họ quên rằng đó chỉ là những con “gà chọi” chứ không hề đại diện cho đám đông dân số VN. Lại có người thấy người Việt thành công ở nước ngoài và nhận bừa đó là minh chứng cho sự thông minh của người Việt, nhưng họ quên rằng những người đó do nước ngoài đào tạo, chứ chẳng dính dáng gì đến VN. Kiểu “thấy người sang bắt quàng làm họ” như thế và kiểu lấy những tấm huy chương đó để tự hào là một sự ấu trĩ.

    Xã hội bất an

    Sẽ không quá đáng nếu nói rằng VN ngày nay là một xã hội bất an. Ở trên, tôi có nói người Việt chuộng bạo lực, và sự “ưa chuộng” đó thể hiện rất rõ trong thời bình. Tôi không rõ thống kê về tội phạm ở VN so với các nước khác ra sao (vì VN không công bố tỉ lệ này), nhưng vài số liệu gần đây cho thấy tình hình tội phạm càng ngày càng gia tăng. Trong thời gian 1992-1994, mỗi năm trung bình có 26344 vụ án hình sự được đưa ra xét xử ở toà; đến năm 2006-2008 thì con số này là 65761 vụ (4), một tỉ lệ tăng gần 2.5 lần!

    Đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm giết người. Mỗi năm số vụ tội phạm giết người là hơn 1000 vụ và đang có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây. Chưa nơi nào có những vụ giết người vô cớ như ở VN: chỉ một cái nhìn cũng có thể dẫn đến cái chết! Vẫn theo thống kê, trong các vụ án giết người, giết người do nguyên nhân xã hội chiếm 90%, phần còn lại là chiếm đoạt tài sản (10%).

    Một trong những tội phạm đang kinh tởm nhất là buôn bán phụ nữ và trẻ em, và VN đứng khá cao trong loại tội phạm này. Số liệu thống kê từ năm 1998 đến 2006 cho thấy lực lượng chức năng đã phát hiện khoảng 5000 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán!

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  5. Chưa hết, tội phạm cưỡng hiếp phụ nữ ở Việt Nam cũng có hạng trên thế giới. Theo một thống kê gần đây, VN ở hạng thứ 9 về tỉ lệ tội phạm và nạn nhân bị cưỡng hiếp thấp (5). Singapore đứng đầu bảng về an toàn cho phụ nữ. Việt Nam là nước tìm kiếm “sex” trên Google nhiều nhất thế giới (6). Thử hỏi, chúng ta có thể tự hào với thứ hạng như thế?

    Đó là chưa kể một loại buôn bán phụ nữ khác được quảng cáo ở các nước như Tàu, Đài Loan, Singapore và Đại Hàn. Chưa bao giờ người Việt Nam chịu nhục khi con gái VN được cho đứng trong lồng kiếng như là những món hàng để người ta qua lại ngắm nghía và trả giá! Thử hỏi, có người Việt Nam nào tự hào được khi đồng hương mình bị đem ra rao bán như thế. Xin đừng nói đó là những trường hợp cá biệt; đó là tín hiệu cho thấy một đất nước đang bị suy đồi về đạo đức xã hội.

    Ở VN, bước ra đường là chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí chết vì sự hỗn loạn của hệ thống giao thông. Thật vậy, tai nạn giao thông ở VN đã và đang trở thành nỗi kinh hoàng của không chỉ người dân địa phương mà còn ở du khách. Năm 2013 cả nước xảy ra 31,266 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9805 người và bị thương 32,266 người (7). Con số này tăng hàng năm. Số tử vong vì tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn số tử vong trong thời chiến!

    Phong cảnh thiên nhiên và môi trường xuống cấp trầm trọng

    Một trong những yếu tố làm cho người Nhật tự hào và người Úc cảm thấy may mắn là đất nước của họ có môi trường sạch sẽ và cảnh quang thiên nhiên xinh đẹp. Còn Việt Nam, khách quan mà nói không có những cảnh quang thiên nhiên hùng vĩ như Mĩ hay Úc, không có một môi trường xanh tươi và vệ sinh như Nhật. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới rất khắc nghiệt, làm cho con người dễ bị mệt và đển buổi trưa thì uể oải, và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

    Việt Nam là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Với sức ép của sự tăng trưởng dân số, môi sinh đang bị đe doạ nghiêm trọng. Nếu chỉ tính những con sông dài hơn 10 km, VN có gần 2400 con sống, và đó là một tài sản quốc gia, một nguồn tài nguyên rất lớn. Nhưng hiện nay, phần lớn những con sông đó đang chết. Hầu hết những con sông chảy qua thành thị đều bị ô nhiễm nặng nề. Còn những con sông nhỏ ở vùng quê đang trở thành những thùng rác khổng lồ. Tất cả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người dân. Tình trạng ô nhiễm này đã tồn tại hơn 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa, nhưng cho đến nay chính quyền vẫn chưa thấy có biện pháp gì để giải quyết.

    Còn ở thành phố lớn (như Sài Gòn và Hà Nội) thì cũng chẳng có gì đáng tự hào. Môi trường sống và sinh hoạt ở thành phố có thể nói là rất xấu. Vi khuẩn, vi trùng, mầm móng bệnh tật gần như ở mọi ngóc ngách. Chỉ cần một trận mưa là thành phố bị ngập nước kinh hoàng. Kiến trúc nhà cửa thì lố nhố, trồi ra, thụt ào, chẳng ra cái thể thống gì. Những con hẻm ngóc ngách và ngoằn ngoèo, nhỏ xíu và dơ bẩn thấy phát ghê. Những con hẻm ở phố cổ Hà Nội phải nói là một nỗi ám ảnh kinh hoàng, giống như địa ngục trần gian. Hẻm ở Sài Gòn thì khá hơn Hà Nội một chút, nhờ thông thoáng hơn, nhưng vẫn thể hiện cái nét hỗn độn, vô trật tự của cái gọi là “thành phố”. Đường xá thì xe gắn máy và xe bốn bánh chạy loạn xa như chẳng có luật lệ gì, cực kì nguy hiểm cho người đi bộ. Còn đường dành cho người đi bộ thì bị chiếm dụng hết. Chẳng có thành phố nào, mới hay cũ, ở VN có thể nói là đáng tự hào cả.

    Việt Nam cũng không có những đền đài lịch sử hoành tráng hay tinh tế như China, Ấn Độ, Nhật Bản, Kampuchea. Nhiều đền đài, chùa chiềng, bia miếu ở ngoài Bắc đã bị tiêu huỷ trong thời “Cải cách ruộng đất”, và sau này là chiến tranh. Ngay cả những đền đài còn “sống sót” cũng không được trùng tu và bảo trì nên càng ngày càng xuống cấp thê thảm. Người Kampuchea qua bao năm chiến tranh vẫn còn đền Angkor Thom, Angkor Wat để lấy đó làm niềm tự hào. Nhưng Việt Nam nói chung không có những công trình kiến trúc tinh tế và càng không có công trình hoành tráng để người dân có thể lấy đó làm tự hào.

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  6. Bủn xỉn với cộng đồng thế quốc tế

    Một nhóm nghiên cứu ở Âu châu gần đây công bố bảng xếp hạng gọi là “Good Country Index” (GCI) đã cho thấy VN đội sổ trong số các nước tử tế trên thế giới. Bảng xếp hạng này cho thấy VN đứng hạng 103 (trong số 124 nước) về đóng góp cho hoà bình và an ninh thế giới. Còn về đóng góp vào các quĩ từ thiện và cung cấp nơi nương tựa cho người tị nạn thì VN đứng hạng 123, tức áp chót! VN không tham gia kí vào các công ước của Liên Hiệp Quốc; tuy nhiên kiểm soát được sự tăng trưởng của dân số. Tính chung, thứ hạng về tử tế của Việt Nam trên thế giới đứng hạng áp chót (124/125). Điều đáng nói hay cũng có thể xem là nhục là thứ hạng tử tế của VN chỉ đứng chung bảng với mấy nước “đầu trâu mặt ngựa” như Lybia, Iraq, Zimbabwe, Yemen (8). Làm sao người Việt Nam có thể tự hào khi đứng chung với những nước đó?

    Sự bủn xỉn của VN thể hiện rõ nhất qua đóng góp vào quĩ dành cho nạn nhân sóng thần ở Nhật vào năm 2011. Trong đợt đó, Chính phủ VN đóng góp 200,000 USD. Chỉ hai trăm ngàn USD! Chúng ta có thể lí giải rằng VN còn nghèo nên đóng góp như thế là hợp lí. Nhưng lí giải đó có lẽ không thuyết phục. Thái Lan đã giúp nạn nhân sóng thần Nhật 65 triệu USD và 15 ngàn tấn gạo (9). So với tỉ trọng GDP, đóng góp của Thái Lan hơn VN 100 lần. Chúng ta có thể nào tự hào với mức độ đóng góp chỉ có thể mô tả bằng hai chữ “bủn xỉn” đó?

    Nói tóm lại, đánh giá trên 6 tiêu chí (truyền thống và văn hoá, kinh tế, khoa học-giáo dục, xã hội, phong cảnh thiên nhiên, và sống tử tế với cộng đồng thế giới), VN đều không có gì để lấy làm tự hào. Truyền thống không có gì nổi bậc, văn hoá không có nét gì nổi trội và đáng chú ý, kinh tế thất bại và người dân sống trong nghèo nàn và lạc hậu, không có thành tích gì đáng kể trong khoa học và công nghệ, xã hội bất an, môi trường bị xuống cấp trầm trọng, và cư xử không đẹp với cộng đồng quốc tế.

    Ngược lại, VN đã và đang là một gánh nặng cho thế giới. Sau 1975, hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi và các nước phương Tây đã cung cấp nơi định cư (nhưng VN thì chẳng nhận người tị nạn từ Duy Ngô Nhĩ). VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói “Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày”. Thật là nhục. Xin người ta thì nhiều mà khi người ta gặp nạn thì VN chẳng đóng góp bao nhiêu.

    Nếu không xin thì cũng đi vay. VN bây giờ là một con nợ quốc tế. Nợ ngân hàng thế giới, nợ ngân hàng ADP, nợ đủ thứ ngân hàng và nợ đủ các nước. Chính phủ thì nói nợ công của VN là 54% (10), nhưng các chuyên gia độc lập thì nói con số cao hơn nhiều và ở mức báo động đỏ (tức là sắp vỡ nợ?) (11). Con số có lẽ quá lớn để cảm nhận, các nhà kinh tế học ước tính dùm cho chúng ta: mỗi một đứa trẻ mới ra đời ở VN hiện nay phải gánh một món nợ công 1000 USD. Có người biện minh rằng nợ như thế vẫn kém Mĩ, nước được xem là mắc nợ nhiều. Nhưng xin thưa rằng người giàu sản xuất ra máy bay (như Mĩ) mắc nợ rất khác với người nghèo không làm nổi cây kim và con ốc (như VN) mắc nợ.

    Đã ăn xin và đi vay mà lại còn tham nhũng và hối lộ. Tham nhũng đã đến mức độ mà những người đứng đầu đảng và Nhà nước xem là “quốc nạn”, là đe doạ đến sự tồn vong của chế độ. Tham nhũng hiện diện ở mọi cấp trong chính quyền. Hầu như đụng đến các cơ quan công quyền, không hối lộ là không làm được việc. Ngay cả quan chức cao cấp (bộ trưởng, thứ trưởng) khi cần làm việc nhà vẫn phải hối lộ. Bổ nhiệm vào các vị trí trong trường học, bệnh viện, cơ quan Nhà nước, v.v. tất cả đều phải hối lộ, phải “chạy”. Nói trắng ra là mua chức quyền. Hối lộ trở thành một văn hoá sống và làm việc ở VN. Tham nhũng đã trở thành một nguồn sống của quan chức và những kẻ có quyền. Không ngạc nhiên khi VN bị Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp hạng tham nhũng hàng 116 trên 177 nước trên thế giới (12).

    (Xin xem tiếp phần dưới)

    Trả lờiXóa
  7. Còn trong quan hệ quốc tế thì nhiều quan chức nước ngoài nhận xét rằng các quan chức VN nói một đường làm một nẻo và có tính lươn lẹo. Điển hình gần đây nhất là vụ đặc phái viên Liên hiệp quốc về tôn giáo đã nói thẳng VN thiếu thành thật.

    Do đó, không ngạc nhiên khi người VN cầm hộ chiếu VN ra nước ngoài không được chào đón thân thiện như người Nhật, Singapore, Hàn, Thái, Mã Lai, v.v. Một bản tin mới đây cho biết VN đứng hạng 81 về hộ chiếu được chấp nhận trên thế giới, tức miễn visa (13), và thứ hạng này còn thấp hơn cả Lào (80) và Campuchea (79). Tất cả những yếu tố đó cho thấy VN đang ở thế bất lợi trên trường quốc tế và không được cộng đồng quốc tế kính trọng.

    Nhìn chung, Việt Nam như là một ông già nông dân nghèo khó nhưng thích trang hoàng bề ngoài, đầy sỉ diện nên thích làm anh hùng rơm, thiếu tính sáng tạo và tinh xảo nhưng lại hay khoa trương, và cư xử bủn xỉn hay quen nói láo với hàng xóm. Nếu phải tự hào là người Việt thì có lẽ đó là chuyện của tương lai.

    Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn (Úc)

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh10:53 27/12/14

    @ Thảo Luận,
    Bần cần bình luận đúng vào chủ đề bài viết. Nếu không ad sẽ xóa mất đấy.
    Xin lỗi vì phải trả lời bạn như vậy.

    Trả lờiXóa
  9. Hồng Hoa13:47 27/12/14

    Nhận xét cua Thao Luận rất đúng mong chu nhà đừng xóa ,đê mọi người được đọc và chiêm nghiệm

    Trả lờiXóa
  10. Nặc danh14:22 27/12/14

    @ Hồng Hoa,
    Bạn phải comment đúng chủ đề. Bạn bình luận chúng tôi tôn trọng, nhưng không phải là bài này. Nó nằm ở bài khác. hãy tìm bài khác để commment.
    Cám ơn.

    Trả lờiXóa
  11. Có lẽ nên đầu tư lắp camera cho các xe của CSGT như các nước tiên tiến trên thế giới. Điều đó giúp mang lại sự trung thực, đảm bảo tính công bằng. Chứ cứ nhập nhoạng thế này ai cũng bị thiệt. CSGT thì bị vu oan, người dân thì bị phạt oan. Không ổn lắm

    Trả lờiXóa
  12. Chúng ta đưa ra một phép so sánh: không đầu tư thiết bị cần thiết để làm việc thì khi có sự cố xảy ra thì bên này bị vu oan, bên kia bị trách móc, rồi cơ quan chức năng phải bỏ thời gian ra điều tra xem xét -> mất thời gian, kinh phí...
    Còn đầu tư thiết bị cần thiết để làm việc vừa có dẫn chứng cụ thể không tranh cãi được, sự việc giải quyết nhanh gọn và không mất thời gian.
    Vậy nên hay không nên đầu tư?

    Trả lờiXóa
  13. Chúng ta đưa ra một phép so sánh: không đầu tư thiết bị cần thiết để làm việc thì khi có sự cố xảy ra thì bên này bị vu oan, bên kia bị trách móc, rồi cơ quan chức năng phải bỏ thời gian ra điều tra xem xét -> mất thời gian, kinh phí...
    Còn đầu tư thiết bị cần thiết để làm việc vừa có dẫn chứng cụ thể không tranh cãi được, sự việc giải quyết nhanh gọn và không mất thời gian.
    Vậy nên hay không nên đầu tư?

    Trả lờiXóa
  14. Nặc danh16:49 27/12/14

    Đúng là không ai hơi đâu tự dưng lại đi đánh người, ở đây các chiến sĩ CSGT lại đang làm nhiệm vụ thì chắc hẳn phải có lý do gì liên quan đến công việc thì mới có ẩu đả giữa hai bên như thế chứ? Mà thường thìnhững người vi phạm là những người rất dễ nỗi nóng.

    Trả lờiXóa
  15. Nặc danh16:52 27/12/14

    Mình cũng nghĩ là nhà nước ta nên đầu tư các máy kỹ thuật, camera ở các chốt giao thông, có như vậy mới có dẫn chứng cụ thể để biết ai đúng sai không thể chối cãi được.

    Trả lờiXóa
  16. Nặc danh16:59 27/12/14

    Tôi cũng thấy thời gian mà bỏ ra để tìm hiểu, điều tra vụ việc, để mà tính ra chi phí thì nó còn tốn kém hơn là đâu tư thiết bị phụ vụ tác nghiệp. Mà các thiết bị đó còn làm về lâu về dài chứ có phải ngày một ngày hai đâu, với lại hiệu quả công việc nó đem lại là rất cao. Vậy sao chúng ta không thực hiện ngay và luôn nhỉ?

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh17:05 27/12/14

    Thực sự thì nghề nào nó cũng có cái khó khăn, vất vả của nghề đó, nhất là phải tiếp xúc với nhiều người càng dễ bị va chạm, CSGT cũng không ngoại lệ. Công việc của họ tưởng chừng đơn giản nhưng lại áp lực vô cùng.

    Trả lờiXóa
  18. Đúng là làm dâu thiên hạ mà. Hiện nay có rất nhiều tờ báo mạng mà người xem mạng lại thích thú với những tin giật tít liên quan đến giết, cướp, hiếp, CA đánh người,... chẳng lẽ 1 nền tự do báo chí lại chỉ đi câu view bằng cách đưa ra những bài viết chỉ ra toàn mặt trái của xã hội như vậy sao? Chẳng lẽ những mặt tốt, tấm gương người tốt việc tốt không phải là chủ đề bàn luận sao? Nhà nước không cấm việc cánh nhà báo, phóng viên đi thu thập thông tin, sự kiện, nhưng những thông tin đó nên là những thông tin thật, được điều tra rõ ràng, không nên chỉ vì mấy đồng bạc mà ảnh hưởng đến uy tín của "cơ quan ngôn luận" của nhân dân như vậy.

    Trả lờiXóa
  19. Thực tế ở đâu cũng vậy, ở chế độ nhất định nào khi đã có giai cấp, từng là có sự bất bình đẳng về tằng lớp người trong xã hội cũng có những việc tốt việc xấu, việc tốt thì được phô ra, việc xấu đều được đậy lại. Nhưng nếu việc xấu bị thiên hạ biết, thì bản chất của việc xấu nó sẽ trở nên "tam sao thất bản". Và cái xấu sẽ trở thành cái vô cùng xấu tùy theo ý thức của người được biết cũng như theo ý muốn của người thông báo. Bao chí cũng chỉ muốn có người đọc cao mà viết. Nhưng vô hình chung lại là cái cớ để những ai chỉ nắm sơ qua, nghe qua tin vào cái chủ quan của báo chí hoặc họ sẽ nghĩ cái gì mà mình thấy hợp lý, chứ họ không cần biết hoặc không thể biết được sự thật của câu chuyện là gì. Đó cũng là tính hai mặt của một tờ báo chỉ lấy số lượng làm tiêu chí trên hết của mình.

    Trả lờiXóa
  20. thật khổ cho lực lượng cảnh sát giao thông của nước nhà khi mà ngành công an với chức năng là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ An Ninh tổ quốc, là cánh tay đắc lực của Đảng và Nhà nước đang là nạn nhân bị các thế lực thù địch chống phá để làm yếu đi cánh tay ấy. Bởi chúng muốn phá hủy sự lãnh đạo của Đảng, phá bỏ chế độ chủ nghĩa cộng sản mà chúng ta đang gây dựng nên chúng không thể nào bỏ qua cánh tay đắc lực ấy được

    Trả lờiXóa
  21. báo thì lá cải, báo thì giật tít, câu like theo nhau đăng mà không rõ nguồn gốc, báo thì do bọn phản động chủ mưu nên nội dung câu chuyện chả có gì là đúng sự thật cả. Đặc biệt là nhắc đến vấn đề nhạy cảm mà những con người thực thi công lý là cảnh sát giao thông nước nhà. Với cái từ ngữ nhấn mạnh, lôi dân chúng ta làm mọi ánh mắt luôn đổ dồn vào những chiến sĩ, nhưng nội dung nào có đúng sự thật mà chỉ làm hại các chiến sĩ mà thôi

    Trả lờiXóa
  22. Tôi tên Thái Nhật Trường....xin trả lời Vũ Hoàng Sơn.... cho tôi xin địa chỉ và số điện thoại để tôi mời nhà báo và luật sư làm rõ sự việc mà bạn đã nói là tôi bỏ chạy khi bị csgt kêu dừng xe.......nếu tôi có bị csgt kiểm tra trên đường và bỏ chạy thì tôi sẽ chịu tội trước pháp luật...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho hoi bạn là ng bị đánh trong clip ah

      Xóa
    2. Chính xác... nếu bạn nói tôi bị csgt thổi lại và kêu kiểm tra mà không chịu rồi bỏ chạy như bạn đã nói ở trên thì xin mời bạn ra pháp luật đối chứng.... hôm nai nhà báo cần thơ xuống tôi sẽ trình bài là bạn đã nói vậy và bạn đã có nhân chứng là thấy tôi bị bắt mà bỏ chạy....

      Xóa
    3. Chính xác thì bị đập là đúng rồi. Thứ trẻ trâu mà còn ngu nữa
      Thách thức, chửi, hâm doạ chém... Đập vậy còn nhẹ đó... Bài đặt lấy luật sư ra hù doạ... Gặp tao có bửa đo cho mầy hết răng...

      Xóa
    4. Sao mày ảo tưởng sức mạnh vs sự ngu dốt của mày quá z trẩu tre :))))

      Xóa
    5. Mày hãy đợi xem pháp luật sẽ xử lý công bằng những người đánh tao.... còn mày là đồng bọn với tụi nó nên mày phải binh tụi nó rồi... tụi mày bài đặt viết đăng lên để binh nhau.... nếu bữa đó mà có mày đánh tao hết răng là mày đi tù ngồi rồi chứ ở đó mà viết nài viết nọ binh đồng bọn mày...mắc cười..

      Xóa
  23. Sau bạn im luôn rồi... bưa nai tôi đã nói với nhà báo rồi.... bạn đợi ra pháp luật chung với tôi nha .. nếu bạn đúng thì tôi ra pháp luật chịu tội.... còn bạn sai thì bạn chịu tội trước pháp luật với tôi nha....

    Trả lờiXóa
  24. Chẳng lẽ người vi phạm tha hồ quát nạt, tha hồ cự cãi, nói bậy bạ thậm chí oánh cả CSGT thì CSGT phải chịu im à? Nói chung phải sao cho hợp tình hợp lý, chứ ko có lửa sao có khói?

    Trả lờiXóa
  25. chúng ta biết là trong quá trình làm việc đôi chút có những cảnh sát giao thông mắc nhưng sai phạm nhưng đó chỉ là một con số rất ít nhưng chúng ta phải có cách nhìn nhận thật đúng đó là cảnh sát giao thông làm việc rất vất vả không kể ngày đêm và chúng ta thử hỏi nếu một ngày mà không có cảnh sát giao thông thì giao thông của chúng ta sẽ như thế nào mà các con rận chủ lại xuyên tạc bôi nhọ làm xấu hính ảnh của những chiến sỹ cảnh sát giao thông làm cho nhân dân mất niềm tin và cảnh sát giao thông những hành vi đó là trái pháp luật và sẽ bị nghiêm trị và chúng ta là những người dân không nên có tin những luận điệu xuyên tạc đó.

    Trả lờiXóa
  26. @ Nhật Trường Thái,
    Với tinh thần khách quan, xin bạn trả lời giúp vài câu nhé.
    1. Bạn là người bị đánh à?
    2. Xin hỏi bạn, bạn có bị CSGT thổi ở ngoài đường không?
    3. Nếu bạn không tham gia giao thông, bạn ngồi trong quán và tự nhiên bị đánh hay bạn tham gia cãi cự với CSGT đòi đo nồng độ cồn người tham gia giao thông chạy vào quan?
    Xin bạn cứ khách quan mà nói nhé.
    Rất cảm ơn bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn là gì mà phải trả lời bạn....những câu hỏi nài tôi đã trả lời với bên phía công an rồi bạn cần biết gấp thì điện thoại hỏi đi.... còn chuyện ai đúng ai sai thì để pháp luật xử lý....

      Xóa
    2. Cái xh này mà còn nhiều người như mầy thì xh này chắc loạn hết rồi. Đã sai còn cải cùng, có lời lẻ, hành động chống người thi hành công vụ rỏ ràng mà còn vừa đánh trống vừa la làng. Nội cái lời đe doạ đó đủ ăn đòn rồi nhé.

      Xóa
    3. Không nói nhiều với mày nữa 1/1/2015 pháp luật xử thì mày sẽ biết ai đúng ai sai liền... hãy đợi đi vài ngày nữa tới rồi.... nói chuyện với thằng ngu như mày chẳng giải quyết được gì.... còn bài đặt viết đăng lên mạng nữa....kkakakeekekkee

      Xóa
  27. @ Nhật Trường Thái,
    Với tinh thần khách quan, xin bạn trả lời giúp vài câu nhé.
    1. Bạn là người bị đánh à?
    2. Xin hỏi bạn, bạn có bị CSGT thổi ở ngoài đường không?
    3. Nếu bạn không tham gia giao thông, bạn ngồi trong quán và tự nhiên bị đánh hay bạn tham gia cãi cự với CSGT đòi đo nồng độ cồn người tham gia giao thông chạy vào quan?
    4. Bạn là người mặc áo trắng hay áo tối màu?
    Xin bạn cứ khách quan mà nói nhé. MÌnh cần sự thật.
    Rất cảm ơn bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hỏi nhiều câu ngu quá.... đợi 1/1/2015 bên công an xử rồi bạn biết liền.....kekekkaka

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  28. @Nhật Trường Thái,
    Mình không liên quan đến ai đó làm bạn bực mình.
    Mình quan tâm đến bạn thôi. Vây mà sao bạn kêu mình ngu?
    Bạn đọc lại các comment đi, mình đâu có nói gì bạn đâu?
    Quan trọng là mình muốn biết sự thật, để lên tiếng.
    Bạn không muốn trả lời thì thôi, đâu cần nặng lời với nhau làm chi.

    Trả lờiXóa
  29. Xem clip là rõ rồi, tay Trường này mồm to nhất, hung hăng gây sự, thách thức và chửi bới lung tung, rồi lại còn bỏ chạy. Đánh cho là phải rồi, cái cái gì.
    Cứ đọc những còm của nó thì biết nó là loại lưu manh xóm, tinh vi, không coi ai ra gì. Loại này chống người thi hành công vụ chứ dân cái gì.
    Ông Hai Cống nói làm éo giề với loại mất dạy này. Nó nghĩ nó là ai? Ai chống lưng cho nó mà vênh váo thách thức?
    Ông Hai Cống kia mất thời gian với nó làm quái gì cho phí, loại thanh niên lêu lổng chỉ biết ăn uống cho no say rồi ra đường gây sự.
    Dẹp mẹ đi.

    Trả lờiXóa
  30. Nặc danh20:01 29/12/14

    XÁC MINH XỬ LÝ ĐÚNG VỤ VIỆC ĐÂY: Xác minh, xử lý nghiêm vụ việc ‘người dân tố bị CSGT đánh’

    Bài trên báo xây dựng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/xac-minh-xu-ly-nghiem-vu-viec-nguoi-dan-to-bi-csgt-danh.html
    Anh Trường chạy vào quán định lấy dao ra chống lại lực lượng làm nhiệm vụ nên đã bị khóa tay. Còn việc anh Trường và Truyện cho rằng khi mời về Công an thị trấn Phú Lộc bị tổ Tuần tra giao thông đánh thì chưa có cơ sở chứng minh.

    Ngày 29/12, làm việc với PV Báo CAND, Đại tá Lư Thanh Dũng, Trưởng Công an huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) cho biết, Công an huyện đang tiến hành xác minh, làm rõ hình ảnh trong clip mà người dân cho rằng bị CSGT đánh vào tối 23/11, để xử lý nghiêm theo pháp luật.

    Đại tá Lư Thanh Dũng cho biết, việc anh Thái Nhật Trường điều khiển xe mô tô trong khi đã sử dụng rượu bia là đúng sự thật. Việc anh Trường bị lực CSGT dừng xe kiểm tra là đúng quy định. Anh Trường cũng chấp hành theo yêu cầu của lực lượng CSGT và đồng ý khi bị lập biên bản (theo nội dung đơn của anh Trường).

    Tuy nhiên, anh Ngô Nhựt Truyện là người không liên quan đến vụ việc lại chạy ra can thiệp, có lời lẽ kích động anh Trường, cho rằng CSGT làm sai, từ đó anh Trường có lời lẽ kháng cự. Đồng thời, anh Truyện cũng là người thách thức, hăm dọa lực lượng CSGT, kích động anh Trường có hành vi chống lại tổ công tác (vì cả hai đã uống rượu, bia).

    Lúc này, anh Trường chạy vào quán định lấy dao ra chống lại lực lượng làm nhiệm vụ nên bị lực lượng làm nhiệm vụ khóa tay. Còn việc anh Trường và Truyện cho rằng khi mời về Công an thị trấn Phú Lộc bị tổ Tuần tra giao thông vào đánh thì chưa có cơ sở chứng minh.

    “Quan điểm của lãnh đạo Công an huyện Thạnh Trị là không bao che cho cán bộ vi phạm. Trước mắt, lãnh đạo Công an huyện đã điều chuyển Trung úy Nguyễn Chí Nguyện (người liên quan đến vụ việc - PV) về Tổ xử lý vi phạm, không bố trí đi tuần tra nữa. Sau khi xác minh, làm rõ vụ việc, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật” - Đại tá Lư Thanh Dũng, nhấn mạnh.

    Theo V.Đức/CAND Online

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hãy vào báo CAND online đọc thật sự nha.....cái bạn gửi cho mình chỉ là theo V. Đức/CAND Online.... chính xác là ở trên báo CAND Online nha...xin mời Vu Hoang Son vào đọc lại cho kỹ nha...

      Xóa
  31. Nặc danh20:03 29/12/14

    Nhật Trường Thái vào đọc bài đi.
    Đương link đây: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/phap-luat/xac-minh-xu-ly-nghiem-vu-viec-nguoi-dan-to-bi-csgt-danh.html

    Trả lờiXóa
  32. Ha ha định lấy dao gây rối trật tự công cộng bị khống chế áp giải về công an thị trấn là hoàn toàn đúng pháp luật rồi
    Hoan hô hoan hô cái bon này phải đập 1 trận để răng đe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bạn vào báo zing xem kết quả xử lý bên phía csgt Huyện Thạnh Trị nha...

      Xóa
  33. @Nhật Trường Thái,
    Báo chí nêu mới chỉ là một góc nhìn. Có thể nó chưa chính xác. Vì thế mình muốn biết sự thật.
    Dù sao cũng mong bạn vô can, bạn chỉ là nạn nhân.
    Những ai làm sai sẽ phải chịu trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ok...xin lỗi đã hiểu nhằm bạn Hai Cống.... bạn hãy vào trang báo CAND Online đọc kỹ lại đi... đừng xem cái trang mà Vu Hoang Son đưa cho mình đọc vì trang đo chi nói Theo V. Đức/CAND Online chứ không phải báo CAND...

      Xóa
    2. Các bạn vào báo zing xem kết quả xử lý bên phía csgt Huyện Thạnh Trị nha...

      Xóa
  34. Nặc danh23:20 29/12/14

    @Nhật Trường Thái,
    Nói thêm để bạn hiểu: Mình không ủng hộ những CSGT đánh người.
    Những hành vi côn đồ ấy cần phải bị lên án.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đồng tình với suy nghĩ của bạn
      Là người có văn hoá, có ý thức thì phải đáng giá đúng vấn đề. Tuy csgt có một số làm sai làm mất hình ảnh nhưng kg vì thế mà đánh giá tất cả csgt đều sai vẫn có rất nhiều người rất tốt.
      Riêng trường hợp này ủng hộ csgt xử lý nghiêm với bon ăn nhậu lợi dụng say xỉn gây rối, chống đối... Rồi lôi Từ Dân ra để bao che cho hành vi sai trái của mình

      Xóa
    2. Cu tèo ơi... vài ngày nữa xử rồi bạn sẽ biết ai đúng ai sai ah.... lúc đó cho bạn ủng hộ bên công an nha...

      Xóa
    3. Các bạn vào báo zing xem kết quả xử lý bên phía csgt Huyện Thạnh Trị nha...

      Xóa
  35. Chẳng ai tự nhiên lại đi đánh người mà không có lý do đâu, thật khổ cho lực lượng cảnh sát giao thông của nước nhà khi mà ngành công an với chức năng là lực lượng vũ trang có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ An Ninh tổ quốc, là cánh tay đắc lực của Đảng và Nhà nước đang là nạn nhân bị các thế lực thù địch chống phá để làm yếu đi cánh tay ấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bạn vào báo zing xem kết quả xử lý bên phía csgt Huyện Thạnh Trị nha...

      Xóa
  36. Những con người thầm lặng luôn cống hiến hết khả năng ,hết sức lực của mình vì công việc và vì cái tâm .tôi luôn khâm phục mà những công việc mà những anh công an làm,chịu nắng mưa,bất kể thời điểm nào cũng luôn có mặt khi có việc xảy ra.Luôn giữ gìn và bảo vệ cuôc sống người dân thêm tốt hơn. Vậy mà cứ hở ra là bị những con rận nói xấu, đặt điều này nọ, đáng buồn lắm.

    Trả lờiXóa
  37. suốt ngày chửi công an thế lọ thế chai thế nhưng họ mới nên phải được ủng hộ, họ hằng ngày điểu phối giao thông đến lúc giao thông ùn tắc thì ai là người đứng ra để điều khiển phân làn cho xe chạy thông suốt, đến lúc những người giao thông gặp nạn thì họ lại là những người cấp cứu cho những nạn nhân chứ còn ai nữa, thế nên mong rằng những hãy coi trọng những người hằng ngày thầm lặng trên các tuyến đường giao thông

    Trả lờiXóa
  38. Họ không biết rằng nếu không có công an thì biết tắc đường như thế nào nữa, thế mà họ còn kêu ca,thế này thế nọ..lực lượng công an luôn làm hết khả năng của mình, dù vất vả ,hinh sinh dưới nắng mưa để có được những hành phố,con đường văn minh ,giao thông thuận lợi ,vì cuộc sống người dân.

    Trả lờiXóa
  39. Có rất nhiều câu chuyện tử tế mà chúng ta không thể nói hết trong vài trang giấy hay kể hết bằng lời . Có những công việc phải vất vả và không ngại vì sự an toàn và cuộc sống của nhân dân, thế mà cứ bị những con người thiếu hiểu biết đặt điều nói xấu, chửi bới này nọ.

    Trả lờiXóa
  40. Lên báo zing xem kết quả xử lý bên csgt Huyện Thạnh Trị nha các bạn....thank...

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog