Cùng với Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10/12 là ngày Quốc tế nhân quyền, nhằm khẳng định rằng quyền con người có tính phổ quát toàn thế giới, tức là con người khi được sinh ra dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng được hưởng các quyền con người như nhau, không phụ thuộc vào thể chế chính trị, tôn giáo, dân tộc,…
Sau khi trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc vào năm 1977, tính đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người. Từ đó đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về nhân quyền và tôn giáo thể hiện qua việc các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được phát huy; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt nên được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Các quyền tự do cơ bản của người dân Việt Nam đã được thúc đẩy và đảm bảo tốt hơn trên tất cả các lĩnh vực. Quyền tự do ngôn luận, thông tin được phát huy đầy đủ và ngày càng tốt hơn với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet với hơn 30,8 triệu người sử dụng. Hàng năm, Nhà nước chi 8 triệu USD để phát hành 19 tờ báo, tạp chí cho các dân tộc thiểu số; có 2000 câu lạc bộ để phổ biến pháp luật tại các vùng dân tộc ít người. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc nhận định là một trong những nước thực hiện tốt nhất quyền của người thiểu số trên thế giới
Với những nỗ lực của mình, năm 2013 Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với số phiếu cao nhất, đồng thời Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc họp ngày 07/02/2014 tại Geneva, Thụy sĩ cũng đã thông qua bản Báo cáo quốc gia trong khuôn khổ cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát về quyền con người (UPR) của Việt Nam. Đây là những bằng chứng không thể chối cãi về những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong các lĩnh vực về nhân quyền và tôn giáo.
Mặc dù:
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị đã quy định việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (quy định tại khoản 2 Điều 19) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này có thể bị giới hạn pháp luật vì nhu cầu: Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Quyền hội họp bất bạo động cũng có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do của người khác (Điều 21).
Điều 20 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị cũng nghiêm cấm mọi hình thức tuyên truyền, cổ vũ chiến tranh, cũng như mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc, tôn giáo.
Tuyên bố của Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tại Viên, Áo năm 1993 ghi rằng cần phải tính đến các đặc thù quốc gia và khu vực cũng như những nền tảng khác nhau về văn hóa, lịch sử và tôn giáo của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Một hành vi, phát ngôn ở quốc gia này có thể không bị coi là hành vi đe dọa an ninh quốc gia và vi phạm trật tự an toàn xã hội nhưng hoàn toàn có thể bị coi như vậy ở một quốc gia khác.
Tuy nhiên:
Nhiều tổ chức, cá nhân với mục đích chính trị thường xuyên sử dụng nhân quyền như một công cụ nhằm bôi nhọ hình ảnh và tấn công nhà nước Việt Nam bằng những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Nhân kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền 10-12-2014, chúng tôi các blogger tham gia Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc tuyên bố:
1/ Phản đối mọi hành vi truyền bá/phát tán những thông tin sai lệch về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam.
2/ Phản đối mọi hành vi lợi dụng tự do tôn giáo và các cơ sở tôn giáo để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
3/ Phản đối mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do để xâm phạm lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
4/ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” hoặc “đấu tranh dân chủ” chịu trách nhiệm về lời nói hoặc phát ngôn của mình trên mạng xã hội.
5/ Yêu cầu không sử dụng danh nghĩa đấu tranh bảovệ nhân quyền, tự do, dân chủ để thực hiện những hành vi lật đổ chế độ hoặc vì các mục đích chính trị khác.
6/ Yêu cầu các tổ chức quốc tế tôn trọng quyền tự quyết của chính phủ Việt Nam, không lợi dụng các yếu tố Nhân quyền để gây áp lực hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của chính phủ Việt Nam.
Chúng tôi kêu các tổ chức, cá nhân hoạt động dưới danh nghĩa “Nhà đấu tranh” tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân không cùng quan điểm chính trị.
Cuối cùng, xin nhắc lại lời của bà Pratibha Mehta - Ðiều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, tại Lễ công bố Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc: "Nhân Lễ công bố này, tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam vì đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Việc bầu cử này chứng nhận rằng Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền trong những năm qua. Sự ứng cử của Việt Nam đã được ủng hộ bởi chính các cam kết tự nguyện của các bạn. Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền".
Danh sách các hội, nhóm ký tên:
1. Nhóm đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc (54.000 thành viên)
2. Nhóm Tôi yêu Công an nhân dân Việt Nam (trên 181.000 thành viên)
3. Hội Những người phản bác Tuyên bố 258 (3.100 thành viên)
4. Nhóm Việt Nam Quê Hương Tôi (54.000 thành viên)
5.Nhóm Người Yêu Nước Việt (trên 2.300 thành viên)
6. Nhóm Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (trên 2.000 thành viên)
7. Nhóm Cùng troll phản động (trên 3.100 thành viên)
8. Đảng Công Chính Tranh Luận Mở (28.000 thành viên)
9. Hội những người yêu nước chống phản động (trên 26.000 thành viên)
10. Nhóm Dòng máu Lạc Hồng (26.000 thành viên)
Việt Nam hiện nay đã kí kết hầu hết các công ước về quyền con người, và luôn cam kết đảm bảo thực hiện!
Trả lờiXóaấy thế mà, vẫn còn nhiều người mang nhân quyền ra để thực hiện những hành động chống phá Việt Nam, xuyên tạc chính sách và đường loois của nước ta, những hành động đó đã vô tình làm ảnh hưởng tới nhân quyền của những người khác!
Nhân quyền đang là vấn đề mà các thế lực thù địch lợi dụng để xâm phạm an ninh quốc gia. Phải khẳng định lại rằng, Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo quyền con người được thực hiện ở Việt Nam.
Trả lờiXóa